You are on page 1of 1

Nguyễn Thị Thanh Loan

0.1 Bài tập về nhà


Bài 1. Cho ∆ABC nội tiếp trong đường tròn (O). Các tiếp tuyến với (O) tại B, C cắt nhau ở M , tiếp tuyến với
(O) tại A, C cắt nhau ở N , tiếp tuyến với (O) tại B, A cắt nhau ở P .
CMR: Ba đường tròn (M OA), (N OB), (P OC) cùng đi qua một điểm khác O nằm trên đường thẳng Euler của
∆ABC.
Bài 2. Về phía ngoài ∆ABC dựng các tam giác A1 BC, B1 CA, C1 AB theo thứ tự vuông cân tại A1 , B1 , C1 . Gọi
A2 , B2 , C2 theo thứ tự là điểm đối xứng với A, B, C qua B1 C1 , C1 A1 , A1 B1 .
CMR: đường nối tâm các đường tròn (ABC), (A2 B2 C2 ) đi qua trực tâm ∆A1 B1 C1 .

Bài 3. Cho ∆ABC, D ∈ BC. Các đường tròn (O1 ), (O2 ) qua A, D và theo thứ tự tiếp xúc với AB, AC. (B), (C)
là các đường tròn tâm B, C đi qua A. S là giao điểm thứ hai của (B), (C). Gọi X, Y lần lượt là giao điểm của (B)
và (O1 ), (O2 ), Z, T lần lượt là giáo điểm của (C) và (O2 ), (O1 ). CMR:
a. (SXZ) tiếp xúc BC tại D.

b. X, Y, Z, T đồng viên.
Bài 4. Cho ∆ABC nội tiếp trong đường tròn (O). Đường tròn (O′ ) qua B, C và không qua A. Đường đối trung
của ∆ABC từ A cắt (O′ ) tại L, M . Đường đối trung từ L của tam giác LBC cắt (O′ ) tại K.
CMR: (O) và (AM K) tiếp xúc nhau.
Bài 5. Cho ∆ABC nội tiếp trong đường tròn (O). Đường tròn (K) tiếp xúc với AB, AC và tiếp xúc trong với
(O). X chạy trên đường tròn (O), hai tiếp tuyến từ X tới (K) cắt (O) tại Y, Z.
Tìm quỹ tích tâm đường tròn nội tiếp ∆XY Z
Bài 6. Cho ∆ABC nội tiếp trong đường tròn (O), (I) là đường tròn nội tiếp. Đường trón (A′ ) tiếp xúc với AB, AC
và tiếp xúc trong với (O) tại A1 . Đường tròn (A′′ ) tiếp xúc với BC tại tiếp điểm của (I) với BC và tiếp xúc trong
với (O) tại A2 (A2 thuộc cung BAC). Tương tự ta có B1 , B2 , C1 , C2 .
CMR: A1 A2 , B1 B2 , C1 C2 đồng quy tại một điểm thuộc OI
Bài 7. Cho ∆ABC không vuông, O, H theo thứ tự là tâm đường trong ngoại tiếp và trực tâm tam giác. A0 , B0 , C0
theo thứ tự là giáo điểm của AH, BH, CH với BC, CA, AB. A1 , B1 , C1 theo thứ tự là hình chiếu của A0 , B0 , C0 lên
B0 C0 , C0 A0 , A0 B0 .
CMR: AA1 , BB1 , CC1 đồng quy tại một điểm thuộc OH.

Bài 8. Cho đường tròn (O) đường kính AB. Đường thẳng ∆ tiếp xúc với (O) tại A. Điểm M khác A chạy trên
∆. M T tiếp xúc với (O) tại T . Đường tròn (OM ) đi qua T và tiếp xúc ∆ tại M .
CMR: (OM ) luôn tiếp xúc với 1 đường tròn cố định.
Bài 9. Cho ∆ABC nội tiếp trong đường tròn (O). Các tiếp tuyến với (O) tại B, C cắt nhau ở S. Các điểm M, N
theo thứ tự nằm trên đường thẳng AB, AC sao cho M N ∥ BC. Gọi P là giao điểm của BS và M C, Q là giao điểm
của CS và N B.
CMR:P ABˆ = QAC.ˆ

Bài 10. Cho ∆ABC nội tiếp trong đường tròn (O), (I) là đường tròn nội tiếp. Các tiếp tuyến với (O) tại B, C
cắt nhau ở S. Gọi E, F theo thứ tự là hình chiếu của I lên AC, AB. M, N là các giao điểm của EF và (O), X, Y
theo thứ tự là các giao điểm thứ hai của M I, N I và (O).
CMR: IS ⊥ XY
Bài 11. Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp trong đường tròn (O). H là trực tâm, K là trung điểm AH. Gọi L là
giao điểm của đường thẳng qua H vuông góc với AO và đường thẳng qua K song song với AO. Gọi T là giao điểm
thứ hai của AL và (O), S là giao điểm của AH và OT .
CMR: Đường tròn tâm S bán kính ST tiếp xúc với tiếp tuyến tại A của (O).

You might also like