You are on page 1of 2

3 Sử dụng định lý Thales

19/4/2020
Bài 3.1 Cho hình thang ABCD (AB//CD) . Hai đường chéo cắt nhau tại M, kéo dài hai cạnh bên cắt nhau tại
N. Chứng minh rằng đường thẳng M N đi qua trung điểm của hai cạnh đáy.

Bài 3.2 ∆ABC nhọn, các đường cao AD, BE, CF đồng quy tại H. Gọi M, N, P, Q lần lượt là hình chiếu của D
trên AB, BE, CF, CA. Chứng minh rằng M, N, P, Q thẳng hàng.

Bài 3.3 Đường tròn (I) nội tiếp tam giác ABC tiếp xúc với cạnh BC tại D, đường tròn tâm (J) bàng tiếp góc A
của tam giác tiếp xúc với cạnh BC tại H. Vẽ đường kính DD0 của đường tròn (I). Chứng minh ba điểm A, D0, H
thẳng hàng.

Bài 3.4 Cho đường tròn (I) nội tiếp tam giác ABC. (I) tiếp xúc với BC, AB, AC lần lượt tại D, E, F. Vẽ AM là
đường trung tuyến của tam giác ABC.Gọi K là giao điểm của EF và DI. Chứng minh rằng A, K, M thẳng hàng.

Bài 3.5 Cho tam giác ABC ngoại tiếp đường tròn (I). D là tiếp điểm của (I) với BC. Gọi E, F là trung điểm
BC, AD. Chứng minh rằng E, I, F thẳng hàng.

Bài 3.6 Cho tứ giác ABCD. Trên cạnh AD, AB lần lượt lấy hai điểm E, G. Đường thẳng EG, BD cắt nhau tại
I. Hai đường thẳng song song tương ứng đi qua E, G cắt cạnh CD, CB tại F, H. Chứng minh rằng I, F, H thẳng
hàng.

Bài 3.7 Cho hình thang ABCD (AB//CD) . Gọi O là giao điểm hai đường chéo và O1 , O2 là tâm đường tròn
ngoại tiếp của các tam giác ∆OAB, ∆OCD. Chứng minh rằng O, O1 , O2 thẳng hàng.

Luyện tập
Bài 3.8 Cho đường tròn (O) và điểm A nằm ngoài đường tròn. Kẻ tiếp tuyến AB, AC của đường tròn tại B, C.
Kẻ cát tuyến ADE.

a. Gọi I là trung điểm DE. Chứng minh rằng năm điểm A, B, C, O, I cùng thuộc một đường tròn.
b. Tiếp tuyến của đường tròn tại D, E cắt nhau tại F. Chứng minh rằng B, C, F thẳng hàng.

Bài 3.9 Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AC, BD. Từ D kẻ đường
thẳng song song với AC cắt đường tròn tại D0 . Giả sử AC là đường thẳng phân giác của góc ∠BM D.

a. Chứng minh ba điểm B, M, D0 thẳng hàng.


b. Chứng minh BD là đường phân giác của góc ∠AN C.

Bài 3.10 (dự bị 2010) Cho hai đường tròn (O) , (O0 ) cắt nhau tại hai điểm A, B. CD là một tiếp tuyến chung của
hai đường tròn (C là tiếp điểm thuộc (O) và D là tiếp điểm thuộc (O0 )). Giả sử A là điểm gần CD hơn B. Gọi A0
là điểm đối xứng với A qua đường thẳng CD. Đường thẳng A0 C cắt (O) lần thứ hai tại E, đường thẳng A0 D cắt
(O0 ) lần thứ hai tại F.

a. Chứng minh rằng A, E, F thẳng hàng.


b. Chứng minh rằng ∠EBF = 2∠CBD.

Bài 3.11 (thi thử đợt 1, vòng 1, 2010) Giả sử ABCD là tứ giác nội tiếp, đường chéo AC cắt BD tại P. Gọi O là
tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác AP B và H là trực tâm của tam giác CP D. Chứng minh rằng O, P, H thẳng
hàng.

Bài 3.12 (thi thử đợt 4, vòng 1, 2015-tương tự v1 2014)Cho tam giác nhọn ABC. Trên cạnh AB lấy điểm D, trên
cạnh AC lấy điểm E sao co DE song song với BC. Trên đoạn DE lấy hai điểm M, N sao co M nằm giữa D và
N. BN và CM cắt nhau tại P. Đường tròn ngoại tiếp tam giác DM P cắt AB tại K và cắt đường tròn ngoại tiếp
tam giác EN P tại Q (Q khác P ).

a. Chứng minh rằng bốn điểm B, C, P, K nằm trên một đường tròn.
b. Chứng minh rằng A, P, Q thẳng hàng.

3
Bài 3.13 (vòng 1, 2012) Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn tâm O. Gọi M là một điểm trên cung nhỏ
(M khác B, C và AM không đi qua O). Giả sử P là một điểm thuộc đoạn thẳng AM sao cho đường tròn đường
kính M P cắt cung nhỏ tại điểm N khác M.

a. Gọi D là điểm đối xứng với M qua O. Chứng minh rằng ba điểm N, D, P thẳng hàng.
b. Đường tròn đường kính M P cắt M D tại Q khác M. Chứng minh rằng P là tâm đường tròn nội tiếp tam giác
AQN.

Bài 3.14 Từ điểm A nằm ngoài đường tròn (O) , vẽ hai tiếp tuyến AB, AC (B, C là hai tiếp điểm) và một cát
tuyến ADE đ (O) sao cho ADE nằm giữa hai tia AO và AB. Đường thẳng qua D song song với BE cắt BC, AB
tại P, Q. Gọi K là điểm đối xứng của B qua E.

a. Gọi H là giao điểm của BC và AO. Chứng minh rằng tứ giác DHOE nội tiếp.

b. Cmr A, P, K thẳng hàng.

Bài 3.15 Cho hình vuông ABCD có cạnh bằng a. N là điểm tùy ý thuộc cạnh AB. Gọi E là giao điểm của CN
và DA. Vẽ tia Cx vuông góc với CE và cắt AB tại F . Lấy M là trung điểm của EF .

a. Chứng minh CM vuông góc với EF .

b. Chứng minh: N B · DE = a2 và B, D, M thẳng hàng.


c. Tìm vị trí của N trên AB sao cho diện tích của tứ giác AEF C gấp 3 lần diện tích của hình vuông ABCD.

You might also like