You are on page 1of 2

BÀI TẬP THÊM- HÓA VÔ CƠ

Câu 16 Cho luồng khí CO dư đi qua m g hỗn hợp X gồm CuO, Fe2O3 nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn giảm 3,2 g. Thể tích dung dịch H 2SO4 2M tối thiểu để hoà tan hết m g
hỗn hợp X là
A. 150ml. B. 200ml. C. 250ml. D. 100ml.
Câu 17 Hòa tan hết 22,1 g hỗn hợp X gồm Mg, Al, MgO, Al 2O3 cần vừa đủ 700 ml dung dịch Y gồm
H2SO4 0,5M và HCl 1,0M, thu được 4,48 lít H2 (đktc) và dung dịch chứa m g muối trung hòa. Giá trị của
m là
A. 72,55. B. 81,55. C. 81,95. D. 72,95.
Câu 18 Cho m g Fe vào 200 ml dung dịch gồm Cu(NO 3) 2 1M và H 2SO 4 1M, khuấy kĩ cho phản ứng
xảy ra hoàn toàn thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và 0,75m g chất rắn Y. Giá trị của m là
A. 38,4. B. 27,2. C. 28,6. D. 16.
Câu 19 Cho hỗn hợp bột X gồm 0,81 g Al và 0,65 g Zn vào 500ml dung dịch Y chứa Cu(NO 3)2 0,1M và
AgNO3 aM, thu được hỗn hợp kim loại Y. Hoà tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được
V lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A. 2,688. B. 2,464. C. 2,24. D. 2,016.
Câu 20 Trộn 0,81 g bột nhôm với bột Fe2O3 và CuO rồi đốt nóng để tiến hành phản ứng nhiệt nhôm một
thời gian, thu được hỗn hợp X. Hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO 3 đặc, nóng thu được V lít khí
NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A. 0,224. B. 0,672. C. 2,24. D. 2,016.
Câu 21 Cho m g hỗn hợp X gồm Al, Zn vào dung dịch chứa lượng dư NaOH và KOH thấy thoát ra 6,72
lít H2(đktc). Mặt khác, cho m g hỗn hợp X tác dụng với oxi dư thu được 1,6m g oxit. Giá trị của m là
A. 10. B. 6. C. 8. D. 12.
Câu 22 Hấp thụ hoàn toàn 8,96 lít CO2 (đktc) vào V ml dung dịch chứa NaOH 2,75M và K 2CO31M thu
được dung dịch chứa 64,5 g hỗn hợp 4 muối. Giá trị của V là
A. 140. B. 200. C. 180. D. 160.
Câu 23 Cho hỗn hợp gồm Al, Al2O3 vào dung dịch chứa 0,2 mol NaNO 3 và 0,4 mol H2SO4 (loãng) thấy
thoát ra 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Thể tích dung dịch NaOH 1,0M
cần cho vào dung dịch X để thu được lượng kết tủa lớn nhất là
A. 0,8 lít B. 0,7 lít C. 0,6 lít D. 0,5 lít
Câu 24 Cho 35,48 g hỗn hợp X gồm Cu và FeCO 3 vào dung dịch HNO 3 loãng, đun nóng và khuấy đều.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí NO; 0,03 mol khí CO 2; dung dịch Y và 21,44 g kim
loại. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng chất rắn khan là
A. 36,42 g B. 38,28 g C. 36,24 g D. 38,82 g
Câu 25 Cho m g hỗn hợp gồm Cu và Fe vào 200 ml dung dịch HNO 3 2,0M và H2SO4 1,0M thấy có khí
NO duy nhất thoát ra và còn lại 0,2m g chất rắn chưa tan. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 50 g
hỗn hợp muối khan. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của NO 3. Giá trị của m là
A. 23. B. 24. C. 28. D. 20.
Câu 26 Cho 8,63 g hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 19,47% về khối lượng) tan
hết vào nước thu được dung dịch Y và 1,344 lít H 2 (đktc). Cho 320 ml dung dịch HCl 0,75M vào dung
dịch Y, thu được m g kết tủa. Giá trị của m là
A. 5,46. B. 1,04. C. 2,34. D. 2,73.
Câu 27 Hỗn hợp X gồm CuSO 4, FeSO4 và Fe2(SO4)3 có % khối lượng của S là 22%. Từ 50 g hỗn hợp X
có thể điều chế tối đa m g kim loại. Giá trị của m là
A. 19. B. 18. C. 17. D. 20.
Câu 28 Hoà tan hoàn toàn m g Fe bằng dung dịch HNO 3 thu được dung dịch X và 1,12 lít NO (đktc).
Thêm dung dịch chứa 0,1 mol HCl vào X thì thấy khí NO tiếp tục thoát ra và thu được dung dịch Y. Để
phản ứng hết với các chất trong Y cần 115 ml dung dịch NaOH 2M. Giá trị gần đúng nhất của m là
A. 3,90. B. 3,35. C. 2,85. D. 3,10.
Câu 29 Tiến hành hai thí nghiệm sau:
 Thí nghiệm 1: Cho m g bột Fe (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M;
 Thí nghiệm 2: Cho m g bột Fe (dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,1M.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều bằng nhau. Giá
trị của V1 so với V2 là
A. V1 = V2. B. V1 = 10V2. C. V1 = 5V2. D. V1 = 2V2.
Câu 30 Cho 5,528 g hỗn hợp X gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch chứa 0,352 mol HNO 3, thu được
dung dịch Y và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Tiến hành điện phân dung dịch Y với điện cực trơ,
cường độ dòng điện I = 3,86A trong thời gian t giây thấy khối lượng catot tăng 0,16 g. Điện phân tiếp tục
thêm 625 giây nữa thì khối lượng catot tăng tổng cộng là 0,88 g (giả thiết kim loại sinh ra bám hết vào
catot). Giá trị của t là
A. 1250. B. 750. C. 1825. D. 2450.

You might also like