You are on page 1of 46

ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẠI CƯƠNG 1

Thời lượng: 3 tín chỉ


Tính chất học phần: Lý thuyết
Tài liệu bắt buộc:
- Nguyễn Minh Tuệ (Chủ biên), Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông, Địa lý
kinh tế - xã hội đại cương, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
- Nguyễn Tưởng, Địa lí kinh tế - xã hội đại cương 1, Trường Đại học
Sư phạm, Đại học Huế.
Tài liệu tham khảo:
- Nguyễn Viết Thịnh, Phạm Xuân Hậu, Trần Văn Thắng, Địa lí kinh tế
- xã hội đại cương, Trung tâm Đào tạo từ xa Đại học Huế.
- Vũ Tự Lập, Sự phát triển của khoa học Địa lý trong thế kỷ XX, nxb
Giáo dục.
Hình thức đánh giá:
- Thi kết thúc HP (có thể thay bằng tiểu luận)
- 2 bài kiểm tra (có thể thay bằng hoạt động trên lớp)
- Chuyên cần (điểm danh thường xuyên)*
CHƯƠNG 1
ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

I. Khoa học Địa lí kinh tế - xã hội và đối tượng nghiên cứu

A. Veber: Địa lí kinh tế nghiên cứu lí thuyết về sự phân bố các


hoạt động kinh tế trong không gian.
Đại hội lần thứ II Hội Địa lí Liên Xô (02.1955): Địa lí kinh tế -
Đó là khoa học địa lí về sự phân bố nền sản xuất xã hội, về
Biển những điều kiện và đặc điểm phát triển của nó tại các nước
Aral và các vùng khác nhau. *
CHƯƠNG 1
ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

I. Khoa học Địa lí kinh tế - xã hội và đối tượng nghiên cứu

A. Veber: Địa lí kinh tế nghiên cứu lí thuyết về sự phân bố các


hoạt động kinh tế trong không gian.
Đại hội lần thứ II Hội Địa lí Liên Xô (02.1955): Địa lí kinh tế -
Đó là khoa học địa lí về sự phân bố nền sản xuất xã hội, về
Biển những điều kiện và đặc điểm phát triển của nó tại các nước
Aral và các vùng khác nhau.
Biển Aral - ảnh chụp năm 2018
Nhu cầu nước phục vụ nông nghiệp (nhất là
trồng bông) vùng Trung Á khô hạn
 Lấy nguồn nước của biển Aral từ 2 con
sông Amou Darya và Syr Darya
 Chuyển qua 2 kênh đào Karacum và
Kuzucum
 Độ cao mặt nước: 57m => < 30m (Dự đoán
mức tồi tệ nhất là 34m)
 Diện tích: 68.000 km2 (thứ 4 thế giới) =>
17.000 km2 (2004) => Tiếp tục giảm…
 Độ mặn: Tăng trên 2,4 (có nơi đến 4,5 lần)
(Dự đoán mức tồi tệ nhất là 1,6 lần)
 Kết quả KTXH trước mắt
 Một trong những thảm họa môi trường tồi
tệ nhất của nhân loại ***
Iu.G. Xauskin (1975): Địa lí kinh tế là khoa học về các quá
trình hình thành, hoạt động, phát triển của các hệ thống kinh
tế - xã hội lãnh thổ và điều khiển các hệ ấy.

E.V. Alaev (1983): Địa lí kinh tế - xã hội là một khoa học xã hội
nghiên cứu các qui luật phân bố sản xuất xã hội (hiểu là sự
thống nhất giữa sức sản xuất và quan hệ sản xuất) và sự
định cư của dân cư (nói cách khác là tổ chức lãnh thổ đời
sống xã hội) cũng như các đặc điểm của chúng được thể
hiện ở các nước, các vùng khác nhau.

Nguyễn Viết Thịnh (2002): Địa lí kinh tế - xã hội là khoa học


nghiên cứu sự hình thành, phát triển và điều khiển các hệ
thống kinh tế - xã hội theo lãnh thổ được xây dựng trên bề
mặt đất nước như là sự phản ảnh phân công lao động xã hội.
Định nghĩa của GS. Nguyễn Viết Thịnh đã hoàn chỉnh định nghĩa
của Iu.G. Xauskin trên cơ sở tích hợp những ưu điểm từ định
nghĩa của E.V. Alaev. *
=> Đối tượng:
Các hệ thống KTXH theo lãnh thổ = Các địa hệ KTXH
Gồm các phân hệ:
- Phân hệ nguồn nhân lực
- Phân hệ tài nguyên
- Phân hệ nguồn vật chất của sản xuất
- Phân hệ nguồn thông tin
- Phân hệ quản lí, điều khiển *
II. Nhiệm vụ
1. Nghiên cứu vạch ra tính quy luật về phân bố sản xuất và xác
định sự phân bố trên cơ sở sử dụng hợp lí, có hiệu quả các
nguồn lực.
2. Nghiên cứu phân công lao động xã hội và ảnh hưởng của nó
đến việc phát triển và phân bố sản xuất.
Hai hình thức phân công lao động xã hội: Phân công lao động
theo ngành và phân công lao động theo lãnh thổ.
Phân công lao động theo lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt đối với Địa
lí kinh tế - xã hội => theo N.N. Baranxki “đó là toàn bộ gia tài của
khoa học này”.
=> Dẫn đến nhiệm vụ nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nền sản xuất
xã hội nói chung và từng ngành nói riêng.*
3. Nghiên cứu địa lí dân cư và những vấn
đề có liên quan:
- Lực lượng lao động
- Thị trường tiêu thụ
- Sự đa dạng về quần cư
- Những khía cạnh văn hóa xã hội của
dân cư như chủng tộc, dân tộc, ngôn
ngữ, tôn giáo, chất lượng cuộc sống…
4. Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu về
Địa lí kinh tế - xã hội và giáo dục địa lí.*
III. ĐLKTXH trong hệ thống khoa học Địa lí
1. Quan điểm 1
Địa lí tự nhiên nghiên cứu lớp vỏ địa lí như
một hệ thống vật chất hoàn chỉnh với tất cả
các bộ phận cấu thành, tức là nghiên cứu
tổng hợp thể tự nhiên lãnh thổ thuộc các
bậc khác nhau.
Bản đồ học là khoa học nghiên cứu và phản
ánh sự phân bố không gian, sự phối hợp và
mối liên kết giữa các hiện tượng tự nhiên và
xã hội bằng các mô hình tượng trưng đặc
biệt, đó là biểu hiện bản đồ.
=> So sánh:
- Điểm chung của 3 khoa học bộ phận: Nghiên cứu các địa hệ thống.
- Điểm riêng của Địa lí KTXH: Nghiên cứu các hệ thống KTXH theo lãnh thổ
=> Địa lí kinh tế - xã hội là một khoa học độc lập trong Địa lí học thống nhất.*
2. Quan điểm 2: địa lí thống nhất (nhất thể)

ĐỊA LÍ TỔNG HỢP


CÁC BỘ MÔN TỔ CHỨC LÃNH THỔ
CƠ BẢN
PP NGHIÊN CỨU KHÔNG GIAN
ĐỊA LÝ (bản đồ, viễn thám, GIS)

HỌC CÁC KH ĐỊA LÍ CHUYÊN NGÀNH


CÁC BỘ MÔN
CÁC KHOA HỌC CHÍNH XÁC
HỖ TRỢ
CÁC KHOA HỌC MỞ RỘNG

IV. Mối quan hệ với các khoa học khác


V. Quan điểm và phương pháp nghiên
cứu
1. Quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm tổng hợp
- Quan điểm lãnh thổ
- Quan điểm hệ thống
- Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
- Quan điểm phát triển bền vững *
2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp bản đồ, viễn thám và GIS
- Phương pháp mô hình hóa
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp thực địa
- Phương pháp điều tra xã hội học và nghiên
cứu tham dự *
VI. Quá trình phát triển
1. Thời kỳ Cổ đại
Được tính đến năm 395 - Đế chế La Mã sụp đổ.
Gồm: Kiến thức địa lí trước Địa lí cổ đại + Địa lí cổ đại.

a. Những hiểu
biết địa lý có từ
hàng ngàn năm
trước công
nguyên:
- Các tư liệu địa
lý phương Tây
ban đầu là các tư
liệu về các lãnh
thổ ven biển. *
- Các tư liệu thu thập trên đất liền đầu tiên do người
Trung Quốc tích lũy nhờ họ có một lãnh thổ rộng lớn.
- Người Ai cập và người Babilon ở Lưỡng Hà đã có
những hiểu biết địa lý khá tốt.
- Người Hy lạp và La Mã đã sắp xếp, nâng cao để nền
địa lý cổ đại chính thức hình thành. *
b. Địa lý cổ đại (từ thế kỷ V TCN
đến thế kỷ IV SCN khi đế chế La Mã
sụp đổ vào năm 395)
Tượng cẩm thạch Herodotos
- Herodotos (485-425 TCN), Hy Lạp, tại Bảo tàng Athene
lần đầu tiên đã cho ra đời những
thông tin có tổ chức về nhiều mặt
mô tả các vùng đất và biển mà ông
đã đi qua ở biển Đen, Địa Trung
Hải, Ai Cập, Tiểu Á và Lưỡng Hà.
- Alêchxanđrơ (Quốc vương của
Marcedonia, ở phía bắc Hy Lạp) đã
tiến hành chinh phục Trung Cận
Đông, mang lại các thông tin về
các miền đất liền đến sông Ấn.*
- Thế kỷ V TCN, đã hình thành ý niệm Trái
Đất hình tròn (trường phái Pitago) (căn
cứ vào bóng của Trái Đất trên Mặt Trăng
vào lúc nguyệt thực) và tính địa đới (sự
thay đổi khí hậu theo chiều Bắc - Nam do
góc nhập xạ của tia nắng Mặt Trời).
- Chỉ chú trọng đến đới ôn hòa, cho rằng
xích đạo thì quá nóng và vùng cực thì
quá lạnh cho sự sống của con người.*
- Thế kỷ III TCN, Eratôxten:
+ Chú ý đến việc đo đạc Trái Đất, đã xác định chiều dài
kinh tuyến là 39.500 km, không sai nhiều so với số liệu
ngày nay là 40.008 km.
+ Nghiên cứu xác định phương hướng và vị trí địa lý.
+ Mô tả các quyển của Trái Đất như thạch quyển, khí
quyển, khiến cho địa lý đã mang tính định lượng nhờ
sử dụng toán học, thiên văn học.
+ Đã đặt tên và định nghĩa cho khoa học địa lý:
Geographia có nghĩa là sự mô tả Trái Đất, ông định
nghĩa khoa học này là sự nghiên cứu tổng hợp các
vùng có người ở (và phân biệt với nơi đi du ngoạn).*
- Đầu Công nguyên, Strabon (58 TCN - 25 SCN), chuyển sang
nghiên cứu địa lý nhân văn, chú ý đến các dân tộc và đến chiều
lịch sử, tức là các biến động thay đổi theo thời gian.
- Thế kỷ II SCN, Ptolemee (90-168), là nhà địa lý kiêm thiên văn:
+ Đưa ra thuyết địa tâm: Trái Đất là trung tâm của vũ trụ, là vật
thể đứng yên không quay.
+ Về phương pháp, viết theo trí nhớ và thiếu tính hệ thống,
không nghiên cứu và giải thích.
+ Về bản đồ học, ông có những đóng góp to lớn.
- Đế chế La Mã sau khi chinh phục hoàn toàn nước Ý năm 270 TCN
thì bắt đầu bành trướng. Năm 146 TCN, đã biến Hy Lạp thành 1
tỉnh của họ... Tuy nhiên, không có 1 nhà địa lý tiêu biểu nào.*
- Thời Cổ đại đã xuất hiện những hướng
nghiên cứu chính tồn tại cho đến ngày nay:
+ Hướng nghiên cứu toàn cầu và hướng
nghiên cứu địa lý khu vực
+ Hướng phân tích định lượng, đo đạc
chính xác
+ Hướng địa lý chuyên đề và hướng mô
tả tổng hợp định tính
+ Hướng địa lý thống nhất, coi trọng mối
quan hệ giữa tự nhiên và con người
+ Hướng phân biệt địa lý tự nhiên và địa
lý KTXH, địa lý nhân văn.*
2. Thời kỳ Trung Cổ
- Kéo dài từ khi đế chế La Mã sụp đổ
đến khi vua Thổ Nhĩ Kỳ Môhamet II
chiếm được Côngxtăngtinốp (395-
Copecnik
1453) (Côngxtăngtinốp: Istanbul ngày (1473-1543)
nay; nằm trên eo Bosphorus nối liền
Á - Âu; kinh đô của 3 đế quốc nối liền
nhau là La mã, Bizantine, Ottoman).
- Thời kỳ suy thoái của khoa học ở
Châu Âu, trong đó có địa lý học do Giordano Bruno
những ràng buộc khắc nghiệt của tôn (1548 – 1600)

giáo.
- Các thành tựu khoa học của thời kỳ
Cổ đại bị phủ định.
- Các nhà khoa học bị trừng trị nếu
nói những điều không phù hợp với Galileo Galilei
(1564 – 1642)
kinh thánh.*
- Trong địa lý:
+ Phủ nhận dạng cầu của Trái Đất, xem Trái
Đất có dạng đĩa phẳng.
+ Bản đồ thế giới là sự đơn giản hóa bản đồ
của La Mã (vốn đã bộc lộ những hạn chế từ
thời Cổ đại), đặt đất thánh Jerusalem vào trung
tâm thế giới và định vị lãnh thổ theo chiều
Đông - Tây thay cho chiều Bắc - Nam của các
bản đồ từ xưa đến nay.
+ Hạn chế những hiểu biết về thế giới, nhất là
hiểu biết về không gian lãnh thổ do sự phổ
biến của nền kinh tế từ cung tự cấp.*
- Châu Á: Người Arập đã giữ
được và phát huy những
thành tựu khoa học của Hy
Lạp nhờ giao lưu buôn bán và
mở rộng đất đai:
+ VIII, đến bán đảo Iberia
(Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha)
+ IX, đến Madagascar, Trung
Á, Trung Quốc
+ XI, Đo đạc kích thước Trái
Đất, xác định độ dài kinh
tuyến là 40.680km, biết Mặt
Trời là trung tâm vũ trụ. *
- Những đợt Thập tự chinh để giành lại Jerusalem của Pháp, Đức, Ý (XI-
XIII) làm tiền đề cho thời kì phục hưng châu Âu:
+ Mang về những tri thức được lưu giữ và phát triển ở Trung Cận Đông.
+ Các cuộc Thập tự chinh thất bại, không chiếm được Jerusalem lâu dài
=> không đi đường bộ đến Trung Cận Đông và Châu Á được vì bị Thổ
Nhĩ Kì chặn => Thúc đẩy phát triển hàng hải.
- Người Normans: chiếm Băng đảo (Iceland) và Greenland, bán đảo
Labrador, đi dọc bờ biển châu Mĩ trước cả Cristopher Columbus.*
- Xuất hiện nhiều quan điểm địa lý tích cực:
+ Bác bỏ ý kiến cho rằng không có người ở xích đạo và vùng cực.
+ Liên hệ tính địa đới với đời sống sinh vật và con người.

- Marco Polo (1254-1323),


thương gia, nhà thám
hiểm người Ý: đi qua
nhiều vùng đất của đế chế
Mông Cổ, đến Trung Quốc;
về bằng đường biển từ
Hàn Châu => Sumatra
(Indonesia) vòng qua Nam
Á, Tiểu Á => khơi nguồn
việc chinh phục Ấn Độ và
Trung Quốc.*
3. Thời kỳ Phục Hưng (XV-XVI)
a. Những sự kiện nổi bật nhất là các phát kiến địa lí vĩ đại:
- Cristopher Columbus, 1451-1506, người Ý, 4 lần vượt Đại Tây Dương
do Tây Ban Nha bảo trợ (lần đầu đến 19.11.1493), đến các đảo vùng
Caribê, đổ bộ lên Châu Mỹ, đi dọc bờ biển Trung và Nam Mĩ đến
Caracas (thủ đô Venezuela).*
- Vasco Da Gama (1469-1524), đi
vòng quanh Châu Phi qua mũi
Hảo Vọng đến Ấn Độ (1498) =>
lập thương điếm ở Môdămbích,
Bồ Đào Nha độc quyền buôn bán
ở Nam Á và Đông Nam Á. *
- Magellan (1470-1521), người Bồ Đào Nha làm việc cho Tây
Ban Nha, đi vòng quanh thế giới trong 3 năm (1519-1522).*
NGƯỜI ĐẦU TIÊN VÒNG QUANH THẾ GIỚI
Ferdinand Magellan (1470-1521)
Người đầu tiên đi
- Người Bồ Đào Nha làm việc cho Tây Ban Nha vòng quanh thế giới?

- Đi vòng quanh thế giới trong 3 năm: 20.9.1519 - 08.9.1522.


- 5 thuyền (nhỏ dần): Trinidad, San Antonio, Concepción, Victoria, Santiago.
- 239 sĩ quan và thủy thủ! (260, 270!) => chỉ còn 18 người sống sót.
+ Nhật kí hải hành ngày về là 07.9.1522? *
+ Magellan là người đầu
tiên đi vòng quanh thế giới?
- Magellan chết năm 1521
- Juan Sebastian Elcano?
- Enrique?
+ DO và VÌ Tây Ban Nha?
+ Cơ sở khoa học để thực
hiện cuộc viễn chinh?
- Trái Đất hình cầu
- Kích thước Trái Đất theo
tính toán của Ptolemee
- Phán đoán sự tồn tại eo
biển thông ĐTD-TBD
Một số chuyến đi khác:
b. Những thành tựu trong Địa lý học:
- Khẳng định những tri thức đã hình thành từ thời Cổ đại: Trái
Đất hình cầu, tính địa đới của khí hậu và nguyên nhân của nó,
quan hệ của khí hậu với sinh vật và con người.
- Hiểu biết đầy đủ và chi tiết hơn về các vùng lãnh thổ.
- Bước đầu phát hiện các qui luật địa lý (nhưng chưa được
chứng minh vững chắc) nhờ phương pháp địa lý so sánh thực
hiện trên cơ sở mở rộng hiểu biết về mặt không gian.
- Phát hiện các đới gió giúp đi lại trên biển bằng thuyền buồm
một cách dễ dàng.
- Phát hiện sự lệch hướng giữa la bàn và hướng Bắc thực.
- Đã biết về xích đạo, chí tuyến và vòng cực.
- Đã xác định được các đại dương đều thông với nhau và tỉ lệ
giữa đại dương và lục địa cũng chính xác hơn.
=> Khẳng định vị thế và nâng cao uy tín của Địa lý học, đặc biệt
là địa lý đã hỗ trợ đắc lực cho một số quốc gia trong việc bành
trướng và quản lý lãnh thổ.*
4. Thời kỳ tiền Tư bản Chủ nghĩa (thế kỷ XVII-XVIII)
a. Tiền đề:
Những thành tựu của thời kì Phục hưng =>
+ Giai cấp tư sản tích lũy tài chính và cải tiến công cụ sản xuất .
+ Các nhà khoa học có những biến chuyển trong phương pháp luận khoa
học và bắt đầu có những phát minh công nghệ:
- Các công cụ nghiên cứu, đo lường ra đời như vũ kế, thiết bị đo gió,
nhiệt kế, đồng hồ chính xác, kính viễn vọng, các máy trắc địa và phương
pháp tam giác đạc…
- Tàu chạy bằng hơi nước nói riêng và máy hơi nước nói chung được
mệnh danh là một cuộc cách mạng năng lượng vĩ đại.*
b. Địa lí học:
- Kăng (nhà triết học, địa lý học người Đức 1724-1804)
với quan điểm “Lịch sử là mô tả theo thời gian” “địa lý
là mô tả theo không gian”, đã góp phần khẳng định vị
trí của địa lý học, đưa khoa học địa lí trở thành một
khoa học độc lập.
- Lômônôsôv (nhà tự nhiên học người Nga, 1711-1765,
người lãnh đạo ngành Địa lí của Viện hàn lâm):
+ Nghiên cứu dự án khai thác Bắc cực.
+ Dự án nghiên cứu toàn diện các tiềm lực lượng tự
nhiên của nước Nga.
+ Vẽ bản đồ nước Nga.
- James Cook (nhà hàng hải kiêm địa lí người Anh,
1728-1779): Mở đầu cho thời kì du hành khoa học (có
mục đích, có phương pháp khoa học): đi tìm lục địa giả
định Nam cực với 3 lần thám hiểm Châu Đại Dương (đã
đến vùng biển New Zealand và Úc).
- Nước Pháp đã sang nghiên cứu kĩ lãnh thổ Canada.*
- Người Hà Lan: Có những cống hiến
lớn cho Địa lý:
+ Đã đến Tasmania và New Zealand.
+ Cho ra đời công trình địa lí tự nhiên
(Varenius 1622-1650):
• Xác định đối tượng địa lí là lớp
vỏ Trái Đất và bao gồm các lớp
vỏ bộ phận.
• Xác định bản chất của khoa học
Địa lí.
• Thể hiện địa lý học có 2 bộ phận
là địa lí đại cương và địa lí khu
vực.
• Đề xuất sự phân chia thành Địa lí
tự nhiên và Địa lí kinh tế - xã hội.
=> đây là những quan điểm được
đánh giá là vượt quá tầm thời đại,
sau đó đã được phổ biến ở nhiều
quốc gia.*
5. Thời kỳ Tư bản Chủ nghĩa (cuối XVIII đến cuối XIX)
a. Hai đặc điểm cơ bản của Địa lí học
- Địa lí có tính chuyên nghiệp, có đào tạo và tổ chức nghiên cứu và
mang tính quốc tế:
+ Địa lí được giảng dạy tại các trường đại học nhằm đào tạo cán
bộ nghiên cứu và đào tạo giáo viên phổ thông => thể hiện nhận
thức của xã hội: kiến thức địa lí cần thiết cho mọi công dân
(Đức, Pháp, Anh, Mỹ…)
+ Ngành địa lí Đại học tổng hợp Berlin rất nổi tiếng (Humbol đã
từng dạy ở đây).
+ Các hội địa lí quốc gia được thành lập (Đức, Pháp, Nga, Anh).
+ Các tạp chí địa lí được xuất bản.
+ Hội nghị địa lí quốc tế đầu tiên được tổ chức tại Bỉ năm 1871.*
- Phù hợp với qui luật phát triển của khoa học, địa lí học xuất
hiện nhu cầu phân hóa và tích hợp:
+ Nền công nghiệp TBCN phát triển => đòi hỏi những nghiên cứu
sâu và chính xác => các chuyên ngành mới ra đời:
• Nhu cầu tìm khoáng sản và chất đốt => Địa chất học.
• Nông nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hóa và
phục vụ thị trường => Khí hậu học, Thổ nhưỡng học, Địa lý
động vật, Địa lý thực vật.
• Xây dựng và giao thông liên lạc phát triển => Thủy văn học,
Địa hình học, Trắc địa - Bản đồ.
• Đi lại trên biển và nghề cá, đặt dây cáp xuyên đại dương
(1867 đặt dây cáp xuyên Đại Tây Dương) => Hải dương học.*
+ XIX các khoa học thuộc địa lí tự nhiên phát triển mạnh => Địa lí
được xếp vào khoa học tự nhiên.
+ Cuối thế kỉ XIX, phân công lao động theo lãnh thổ trong sản xuất
hàng hóa TBCN => Địa lí kinh tế ra đời, với xu hướng chính: nghiên
cứu phân bố không gian và mô tả thống kê.
+ Khi nghiên cứu cứu kinh tế - xã hội hoặc cải tạo tự nhiên ở qui mô
lớn, việc nghiên cứu theo các ngành hẹp đã dẫn đến một số thất bại
=> xu thế nghiên cứu địa lí tự nhiên tổng hợp (trước tiên là nghiên
cứu các thành phần chịu tác động trực tiếp của các thành phần
khác như thực vật, thổ nhưỡng)
=> bắt đầu hình thành học thuyết về các hệ sinh thái (ecosystem) và
các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên, hay địa hệ (geosystem).*
b. Các xu hướng chính
- Xu hướng nghiên cứu vùng:
+ Xuất phát từ nhu cầu cần nắm được đặc điểm các địa
phương, sự phân hóa không gian để khai thác có hiệu quả.
=> Lựa chọn những cái có ích của tự nhiên để tổ chức lãnh
thổ tốt nhất.
+ Chú ý đến các thể tổng hợp cấp cao (lãnh thổ rộng lớn),
thiên về nghiên cứu trên bản đồ với các bản đồ địa hình tỉ lệ
trung bình (1:100.000 – 1:1.000.000) => có ý nghĩa đối với các
chiến lược phát triển vĩ mô, các vùng phân chia ra thường chỉ
có đặc điểm khái quát, không chi tiết.*
- Xu hướng nghiên cứu cảnh quan:
+ Khuynh hướng nghiên cứu vùng => các vùng rộng
lớn thì trừu tượng, quan hệ con người - môi trường quá
phức tạp => chọn 1 đối tượng cụ thể, dễ xác định,
nghiên cứu được trên thực địa => Khuynh hướng
nghiên cứu cảnh quan: nghiên cứu sự phân hóa lãnh
thổ của lớp vỏ địa lí.
+ Cách tiếp cận: xuất phát từ những mô tả sinh động,
sau đó là tìm hiểu cấu trúc của các dạng quan sát được
và hình dung ra các nguồn lực đã tạo ra chúng.
+ Phải nghiên cứu thực địa và dựa vào bản đồ tỉ lệ lớn.*
- Xu hướng nghiên cứu quan hệ con người - môi trường
địa lí:
+ Không dựa vào duy vật địa lí.
+ Coi tự nhiên là những điều kiện cơ bản tiền đề để phát
triển kinh tế - xã hội, còn vai trò của con người (thông
qua kĩ thuật) chính là biết khai thác tốt các điều kiện đó
=> nghiên cứu cách sử dụng tự nhiên của con người và
hiệu quả cách sử dụng ấy.
+ Phương pháp chìa khóa (chọn 1 điểm điển hình cho 1
kiểu quan hệ).
Ba khuynh hướng trên đã bổ sung cho nhau, phát huy
tác dụng đến đầu thế kỉ 20.*
6. Địa lí nửa đầu thế kỉ XX

- Không phát triển nhanh và sôi nổi như ở cuối XIX:

+ Chỉ áp dụng các quan điểm, thành tựu của 30 năm


cuối XIX thể hiện ở 3 khuynh hướng chính: vùng,
cảnh quan, quan hệ môi trường - con người.

+ Lúng túng trước sự thiếu thống nhất trong cơ sở


lí luận cho khoa học Địa lí. Địa lí vẫn thiên về tự
nhiên trong khi các khoa học xã hội ngoài Địa lí
đang phát triển mạnh để đáp ứng thực tiễn ngày
càng đa dạng và thay đổi nhanh. *
- Hình thành các trường phái địa lí quốc gia:
+ Pháp là sự phân hóa không gian, sự phân hóa theo vùng.
+ Đức là trường phái địa lí cảnh quan.
+ Nga mạnh nhất với khuynh hướng cảnh quan nhưng phân biệt rõ
Địa lí tự nhiên, Địa lí kinh tế và thiên về địa lí tổng hợp.
+ Mỹ cơ bản là địa lí vùng và cảnh quan trên quan điểm địa lí thống
nhất tự nhiên - con người; chú ý đến bảo vệ môi trường sinh thái;
Có 2 nhánh:
* Nhánh Trung Tây chú ý đến: nguyên tắc phân vùng và mô tả
vùng, sử dụng đất đai, địa lý kinh tế và địa lí chính trị;
* Nhánh Berkeley chú trọng địa lí văn hóa (như quan hệ giữa
cảnh quan tự nhiên và lối sống của dân cư Da Đỏ bản địa).
+ Những nước khác: không nổi bật do chịu ảnh hưởng của các
trường phái trên.*
7. Địa lí nửa cuối thế kỉ XX đến nay
- Nghiên cứu tổng hợp được khẳng định => đối tượng của Địa lí học
là tổng hợp thể lãnh thổ thống nhất tự nhiên - kinh tế - xã hội - nhân
văn. Hình thành:
Hệ thống không gian địa lí hoàn chỉnh gồm 4 phân hệ:
+ Phân hệ tự nhiên: là cơ sở vật chất, năng lượng của mọi hoạt
động kinh tế - xã hội.
+ Phân hệ kinh tế: Là hoạt động sản xuất và phân phối của cải.
Phân hệ này thể hiện sức sống, tiềm năng, hiện trạng và tương lai
phát triển của hệ thống không gian địa lí hoàn chỉnh.
+ Phân hệ xã hội: Khi khai thác tự nhiên để sinh hoạt và sản xuất,
con người hoạt động trong một cộng đồng, một xã hội có tổ chức.
+ Phân hệ nhân văn: Là văn hóa của loài người, là những nét đặc
trưng thuộc bản chất của con người gồm tri thức văn hóa, văn
minh, và được thể hiện qua cách suy nghĩ, giao tiếp, lịch sử, truyền
thống, tôn giáo, tâm linh... Những yếu tố này đều có ảnh hưởng
nhất định đến 3 phân hệ trên. *
- Đang có xu
hướng nghiêng về
khoa học xã hội vì
con người không
những được coi
như là một hợp
phần nội tại của
tổng hợp thể lãnh
thổ thống nhất, mà
còn là một hợp
phần năng động và
chủ động nhất.
- Không chỉ dừng
lại ở những vấn đề
địa phương, quốc
gia, khu vực, Địa lí
học tiếp cận
những vấn đề toàn
cầu và dự báo.*

CHƯƠNG 2

You might also like