You are on page 1of 64

NHẬP MÔN

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


Introduction to social sciences and
humanities

GS.TS LÃ NHÂM THÌN


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hoàng Chí Bảo (2004), Nghiên cứu cơ bản trong khoa học
xã hội - nhân văn và lý luận ở nước ta hiện nay: Quan niệm
và vấn đề đặt ra, Tạp chí Triết học, số 7 (158), tháng 7 –
2004.

[2] Joachim Matthes, (1994) Một số vấn đề lý luận và phương


pháp nghiên cứu con người và xã hội, Nxb Hà Nội.

[3] A.A.Mavlyudov (2019), Cơ sở triết học khoa học xã hội và


nhân văn (Tài liệu lưu hành nội bộ - Đỗ Hải Phong dịch)

[4] Khoa học xã hội trên thế giới (Nhiều tác giả, Chu Tiến Ánh
và Vương Toàn dịch) (2007), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[5] Nguyễn Xuân Nghĩa (2012), Nghiên cứu định tính trong
khoa học xã hội – Một số vấn đề nhận thức luận, phương
pháp luận và phương pháp, Nxb ĐHQG TpHCM.
[6] Hồ Sỹ Quý (2017), Vai trò của khoa học xã hội và việc
định hướng phát triển văn hóa, Tạp chí Cộng sản, tháng 10 –
2017
[7] Trần Ngọc Thêm (2011), Những vấn đề của khoa học xã
hội trong thế giới đương đại, Báo cáo đề dẫn trình bày tại Hội
thảo quốc tế Khoa học xã hội thời hội nhập, do ĐHQG
TPHCM tổ chức ngày 15/12/2011
MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Nhận thức được những vấn đề cơ bản của khoa học xã


hội và nhân văn: khái niệm, vai trò, vị trí, đặc điểm, phạm trù
của khoa học xã hội và nhân văn, phương pháp nghiên cứu
khoa học xã hội và nhân văn.
2. Vận dụng được những tri thức của khoa học xã hội và
nhân văn để phát hiện và giải quyết các vấn đề của khoa
học và đời sống.
3. Vận dụng các tri thức giáo dục tổng quát về khoa học xã
hội và nhân văn để giải thích các môn khoa học xã hội và
nhân văn trong nhà trường.
4. Nghiên cứu, phổ biến và giảng dạy khoa học xã hội và
nhân văn.
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN


VĂN

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CHƯƠNG 3. KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRONG


ĐỜI SỐNG, TRONG NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN

1.1. Khái niệm khoa học xã hội và nhân văn

1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


của khoa học xã hội và nhân văn

1.3. Vị trí, vai trò của khoa học xã hội và nhân văn
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN
1.1. Khái niệm khoa học xã hội và nhân văn
- Sự cần thiết phải xác định khái niêm
+ Với bất cứ một đối tượng nghiên cứu nào, trước khi nghiên
cứu phải xác định khái niệm về đối tượng đó
+ Để gọi tên đối tượng (định nghĩa đối tượng)
+ Xác định nội hàm của đối tượng (những yếu tố làm nên đối
tượng)
+ Từ nội bàm của đối tượng, xác định Mục tiêu, Nội dung,
Phương pháp nghiên cứu
1.1. Khái niệm Khoa học xã hội và nhân văn

Những quan niệm


Khoa về KHXH và NV
học xã Khoa học
hội nhân văn
Khoa
học Khoa HÌNH 2
HÌNH 1 nhân học xã
văn hội

Nhìn 3 hình vẽ và xác định:


- Ý nghĩa của từng hình vẽ KHXH VÀ NV
- Ba hình vẽ đó nói lên những quan
Khoa
niệm như thế nào về KHXH và NV Khoa học
học xã
hội nhân văn
HÌNH 3
1.1. Khái niệm khoa học xã hội và nhân văn

- Những quan niệm về KHXH và NV


+ Khoa học xã hội hiểu theo nghĩa rộng: đồng nghĩa với KHXH và NV.
Khoa học nhân văn là một bộ phận trong Khoa học xã hội.
- Khối KHXH: Viện Triết
học, Viện nhà nước và
Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN pháp luật, Viện Kinh tế Việt
Nam, Viện Xã hội học, Viện
Địa lí nhân văn, v.v…
- Khối KHNV: Viện Sử học,
Viện Văn học, Viện Ngôn
ngữ, Viện Khảo cổ học,
Viện Dân tộc học, v.v..
1.1. Khái niệm khoa học xã hội và nhân văn

+ Khoa học nhân văn theo nghĩa rộng: đồng nghĩa với KHXH và NV.
Trong Khoa học nhân văn có khoa học xã hội
+ Khoa học xã hội và nhân văn theo nghĩa rộng bao gồm cả Khoa học
xã hội và Khoa học nhân văn (Khoa học xã hội và khoa học nhân văn là
các hợp phần của KHXH và NV)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Các ngành: Văn học, Lịch sử, Ngôn ngữ


học, Việt nam học, Xã hội học, Công
tác xã hội, Tâm lí học, Tôn giáo học,
Chính trị học, nhân học, Quốc tế học,
v.v…
1.1. Khái niệm khoa học xã hội và nhân văn

Định nghĩa
Khoa học xã hội và nhân văn là khoa học về con
người trong các mối quan hệ nhân tạo với thế giới,
với xã hội, với chính mình, bao gồm các bộ môn khoa
học xã hội và các bộ môn khoa học nhân văn

- ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT

Khoa học xã hôi Khoa học nhân văn


XÃ HỘI CON NGƯỜI
VUI TỪ ĐỊNH NGHĨA

Những hiện tượng dưới đây, đâu là và đâu không phải là KHXH -
NV
1. Sức hút mặt trăng tạo nên hiện tượng thủy triều của biển
2. “Người đẹp vì lụa / Lúa tốt vì phân” (Tục ngữ)
3. “Hỏi đâu thác nhảy cho điện xoay chiều” (Thơ Tố Hữu)
4. Gió được tạo ra bởi sự khác biệt trong áp suất khí quyển
5. “Hà Nội có chong chóng / Cứ tự quay trong nhà/Không cần trời nổi
gió / Không cần bạn chạy xa” (Thơ Trần Đăng Khoa)
6. “Nước mưa là cưa trời” (Tục ngữ)
7. “Cây đến ngày xuân lá tươi” (Thơ Nguyễn Trãi)
8. “Như kim địa bàn kiên trinh quay về hướng Bắc / Mà ba tiếng Hồ
Chí Minh là khối lớn nam châm cho cả cuộc đời này”
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN
1.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của KHXH và NV
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu
- G.Hegel (1770 - 1831), nhà triết học người Đức: Đối tượng của
KHXH và nhân văn là “Những hoạt động có chủ đích của loài người”

- M.M. Bakhtin (1895 - 1975), nhà nghiên cứu KHXH – NV, người
Nga: Đối tượng của KHXH và NV là xã hội, lịch sử, văn hóa, nhân
cách

Kết luận chung: Đối tượng của KHXH và NV là con người - con
người trong hệ thống quan hệ “con người và thế giới”, “con người
và xã hội”, “con người và chính mình”
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu

Quan niệm của Khổng Tử


Tự (551 - 479 TCN) về chữ
nhiên “nhân”, của Mạnh Tử (372
- 289 TCN) về chữ “nghĩa”

CON Bản
Văn
thân
hóa NGƯỜI
Quan niệm của Các Mác
(1818 - 1883) về “Con
người là tổng hòa các Xã
mối quan hệ xã hội” hội
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu

Quan điểm của A.A. Mavlyudov (Cơ sở triết học Khoa học xã hội và
nhân văn - Tài liệu tham khảo số 3)

KHOA HỌC XÃ HỘI


- Những ngành khoa học áp dụng khuynh hướng nghiên cứu
duy tự nhiên với mô hình giải thích của nó, tách biệt quan hệ
chủ thể - khách thể.
- Tri thức khoa học xã hội là loại hình tri thức khách quan về
xã hội, nghiên cứu các quy luật vận hành, phát triển của các
lĩnh vực xã hội riêng biệt và cả toàn thể xã hội, các quy luật
khách quan của vận động xã hội.
- Các ngành khoa học xã hội: Kinh tế học, Xã hội học, Nhà nước và
pháp luật, v.v…
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu

Quan điểm của A.A. Mavlyudov (Cơ sở triết học Khoa học xã hội và
nhân văn)

KHOA HỌC NHÂN VĂN


- Áp dụng chương trình nghiên cứu phi tự nhiên, văn hóa trung
tâm luận với khuynh hướng đặc thù của nó là loại bỏ sự đối
lập chủ thể - khách thể thông qua việc khám phá những đặc
tính chủ quan của khách thể
- Khoa học nhân văn là khoa học về con người, lịch sử và văn
hóa.
- Các ngành khoa học nhân văn: Khoa học lịch sử, Văn hóa học, Nhân
loại học, v.v…
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Một số cách phân chia khác (Theo Trần Ngọc Thêm - TLTK số 7)
Quốc gia Tên nhóm 1 Tên nhóm 2 Khác Nguồn
Mỹ Khoa học xã hội và Khoa học nhân văn
hành vi
[UNESCO
Đức Khoa học xã hội Khoa học tinh thần
1999/2007
: 21]
Pháp Khoa học xã hội Khoa học về con
người
Nga Khoa học xã hội Khoa học nhân văn [Наука
211]
VN - Bộ Khoa Khoa Khoa học giáo dục và đào tạo giáo Thông tư
GD và học xã học viên; Nghệ thuật; Báo chí và thông tin; 14/2010/
ĐT hội và nhân Kinh doanh và quản lý; Pháp luật; TT
hành vi văn Dịch vụ xã hội; Khách sạn, du lịch, thể BGDĐT
thao và dịch vụ cá nhân 27/4/2010
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Một số cách phân chia khác (Theo Trần Ngọc Thêm - TLTK số 7)

Ngành khoa học Nhân Đông


Kinh tế Chính Xã hội Lịch sử
loại phươ
học trị học học học
Tiêu chí khu biệt học ng học

1. THỜI GIAN:
(1a) Hiện tại - (1b) Quá khứ 1a 1a 1a 1b↑ 1b 1b↑

2. KHÔNG GIAN:
(2a) Ph.Tây - (2b) T.giới khác 2a 2a 2a 2b 2a 2b

3. PHƯƠNG PHÁP:
(3a) Định lượng / Thực 3a 3a 3a 3a 3b 3b
nghiệm - (3b) Định nh

4. ĐỐI TƯỢNG:
(3a) Xã hội - (3b) Con người 4a 4a 4a 4b 4b 4b
BÀI TẬP CHUẨN BỊ Ở NHÀ
THUYẾT TRÌNH TRÊN LỚP

NHÓM 1: Vị trí, vai trò của KHXH và NV đối với xây dựng nhân
cách con người. Phân tích ví dụ để làm sáng tỏ.

NHÓM 2: Vị trí, vai trò của KHXH và NV trong phát triển xã hội
hài hòa, bền vững. Phân tích ví dụ để làm sáng tỏ.

NHÓM 3: Vị trí, vai trò của KHXH và NV trong bối cảnh hội
nhập, trong thời đại công nghệ thông tin và kĩ thuật số. Phân
tích ví dụ để làm sáng tỏ.
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN
1.3. Vai trò, vị trí của khoa học xã hội và nhân văn
1.3.1. KHXH và NV đối với xây dựng nhân cách con người
Câu hỏi thảo luận: Với trí tuệ nhân tạo, con người có thể chế
tạo người máy như người. Vậy người máy có nhân cách không ?
(Có ? Không ? Vì sao ?)

- Nhân cách là hệ thống những phẩm giá của một


người được đánh giá từ mối quan hệ qua lại của
người đó với những người khác, với tập thể, với xã
hội và cả với thế giới tự nhiên xung quanh
NHÂN - Nhân cách chính là con người xét về mặt bản chất xã
CÁCH hội, hoạt động xã hội và giá trị xã hội của người đó
- Nhân cách được hình thành và phát triển theo
tiến trình sống của con người.
- Cấu trúc của nhân cách: Đức và Tài
- Xây dựng nhân cách con người vừa thể hiện đặc điểm, vừa là thế
mạnh của KHXH và NV
+ Con người tồn tại với con người tự nhiên và con người xã hội,
nhân cách thuộc phạm trù con người xã hội.
+ Nhân cách không tự nhiên sinh ra. Nhân cách là cả một quá trình
được hình thành, phát triển theo tiến trình sống của con người.
Nhân cách được hình thành dần dần trong quá trình con người
tham gia vào các mối quan hệ xã hội.
+ Nhân cách là một phần kết quả của quá trình học vấn. Kiến
thức, kinh nghiệm là phương tiện để con người đạt đến
nhân cách cao. Tuy nhiên, vai trò quan trọng vẫn là vai trò của đời
sống ảnh hưởng tới nhận thức, hành vi của con người (có trường
hợp con người có học thức uyên thâm, hiểu biết sâu rộng nhưng
nhân cách không cao, ngược lại có người kiến thức không cao
nhưng nhân cách đẹp)
+ Nhân cách là kết quả của tác động xã hội (khách thể) và tính tích
cực của mỗi cá nhân (chủ thể)
- KHXH và NV với những phương diện nhân cách của con người

Chân, thiện, mĩ

Hoàn thiện Văn


nhân cách NHÂN hóa
CÁCH

Dân tộc Lịch sử

Các phương diện trên không biệt lập nhau


một cách tuyệt đối mà có liên quan với nhau
- KHXH và NV với những phương diện nhân cách của con người
+ Nhân cách từ phương diện văn hóa
~ Nhận thức và hành vi văn hóa
~ Vai trò, vị trí của các ngành/môn văn hóa học
+ Nhân cách từ phương diện chân, thiện, mĩ
~ Chân: thẳng thắn, trung thực
~ Thiện: lòng tốt, tình thương yêu
~ Mĩ: cái đẹp
~ Vị trí, vai trò của của các ngành/môn Triết học, Văn học,
Nghệ thuật học
+ Nhân cách từ phương diện lịch sử
~ Nhân cách là một phạm trù lịch sử: yếu tố lịch sử trong nhân
cách, sự vận động mang tính lịch sử của nhân cách.
~ Ý thức về lịch sử, niềm tự hào trước lịch sử
~ Vai trò, vị trí của các ngành/môn Sử học, Khảo cổ học
+ Nhân cách từ phương diện dân tộc
~ Yếu tố dân tộc, truyền thống là yếu tố chung cho con người
thuộc một cộng đồng dân tộc.
~ Ý thức dân tộc và niềm tự hào trước truyền thống dân tộc
~ Vai trò, vị trí của các ngành/môn Dân tộc học
+ Nhân cách và sự tự hoàn thiện nhân cách
~ Trong tiến trình sống, con người cải tạo xã hội đồng thời cải
tạo chính mình.
~ Vai trò của giáo dục và tự giáo dục (hoạt động tự giác của
con người)
1.3.2. KHXH và NV đối với sự phát triển xã hội hài hòa, bền
vững
- Khái niệm “hài hòa”
+ Nghĩa thông thường:
~ Sự kết hợp cân đối, đồng bộ giữa các yếu tố, các bộ phận
~ Gây ấn tượng về cái đẹp, cái hoàn hảo
+ Nghĩa triết học:
~ Khổng Tử: “Hòa nhi bất đồng” (Hòa mà không giống
nhau)
~ G.Hegel: hài hoà là sự đồng nhất bao hàm sự khác biệt, là
sự thống nhất về bản chất của những khác biệt.
~ Hài hoà là sự thống nhất của những mặt khác biệt, là sự
đồng nhất của các mặt đối lập. Nguyên nhân tạo lên sự hài
hoà là những mặt đối lập, những khác biệt trong tương quan
với nhau trong cùng bản thân sự vật.
- Quan niệm về “xã hội hài hòa”

CÁ NHÂN CỘNG ĐỒNG

CON NGƯỜI MÔI TRƯỜNG


HÀI
TINH THẦN HÒA VẬT CHẤT

VĂN HÓA KINH TẾ


- Mối quan hệ giữa xã hội hài hòa và xã hội bền vững
+ Xã hội hài hòa là nền tảng của xã hội bền vững và xã hội
phát triển
+ Tính hài hoà được thể hiện chủ yếu ở hài hoà trong phát
triển kinh tế - xã hội – sinh thái. Đây cũng chính là nội dung
chủ yếu của phát triển bền vững. Sự phát triển của loài người
hài hoà với môi trường sinh thái, sự phát triển kinh tế hài hoà
với sự phát triển xã hội.

“Không đánh đổi môi trường, văn hóa, văn


minh xã hội để lấy kinh tế”
(Lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc )
Câu hỏi
Một số biểu hiện thực trạng chưa hài hòa trong đời
sống xã hôi ? Phân tích ví dụ để làm sáng tỏ

- Thực trạng chưa hài hòa trong đời sống xã hội


+ Con người chú ý nhiều tới cá nhân mà chưa chú ý nhiều tới
cộng đồng
+ Tăng trưởng kinh tế:
~ Văn hóa xã hội chưa tương xứng
~ Tổn hại môi trường sinh thái
+ Chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa tiêu dùng lấn át những giá
trị tinh thần
- KHXH và NV đóng góp vào việc xây dựng xã hội hài hòa,
phát triển bền vững
+ Hoạch định đường lối xây dựng xã hội hài hòa, phát triển
bền vững - Quan điểm, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam
~ Giải quyết tốt mối quan hệ giữa ổn định và phát triển. Ổn
định (đặc biệt là ổn định chính trị - xã hội) là điều kiện quan
trọng để phát triển, còn phát triển là cơ sở, tiền đề thúc đẩy
sự ổn định xã hội.
~ Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với sự
phát triển bền vững. Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với
tiến bộ xã hội và đảm bảo môi trường sinh thái.
~ Giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát
triển văn hóa.
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM:
“PHÁT TRIỂN TRÊN CỞ KẾT HỢP HÀI HÒA KINH TẾ VÀ VĂN HÓA LÀ SỰ
PHÁT TRIỂN NĂNG ĐỘNG, CÓ HIỆU QUẢ VÀ BỀN VỮNG NHẤT”.
Vì thế , KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN CÓ VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ TRUNG
TÂM TRONG VIỆC XÂY DỰNG CHO MỖI CON NGƯỜI NỀN TẢNG VĂN
HÓA VỮNG CHẮC, GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HÀI HÒA, BỀN VỮNG

PHÁT TR
PHẢI CÓ SỰ
DUNGIỂN
HÒA
GIỮA KINH TẾ
VÀ VĂN HÓA

Bài chuẩn bị của Lê Quang Đại, K69, khoa Lịch sử


CÁ HAY THÉP ?
Bài chuẩn bị của Lê Quang Đại, K69, khoa Lịch sử
+ Góp phần tạo nên sự hài hòa, phát triển bền vững của xã hội
~ Sự hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng: ý thức và đề cao
lòng vị tha, tinh thần trách nhiệm với cộng đồng (lập nghiệp,
làm giàu cho bản thân kết hợp với làm giàu cho xã hội, cho
đất nước …)
~ Phát huy những giá trị truyền thống, nhân văn tạo nên sự
hài hòa giữa giá trị vật chất và giá trị tinh thần: thương yêu
đoàn kết, coi trọng nghĩa tình v.v…
~ Xây dựng hành vi văn hóa, ứng xử văn hóa
Với môi trường thiên nhiên
Với môi trường kinh tế (đạo đức trong nghệ nghiệp,
đạo đức trong kinh doanh…)
1.3.3. KHXH và NV trong bối cảnh hội nhập, trong thời đại
công nghệ thông tin và kĩ thuật số
Những tác động tích cực và tiêu cực của thời đại hội nhập,
thời đại công nghệ thông tin và kĩ thuật số
Tích cực Tiêu cực
Con người Thể chất (tăng tuổi thọ, sức khỏe, thể Thất nghiệp
lực, trí tuệ,…) Các chứng bệnh tâm lý do áp lực công
Trí tuệ (nâng cao năng lực trí tuệ, cải việc cũng như việc tiếp xúc quá nhiều
thiện khả năng giao tiếp,…) với các thiết bị điện tử

Xã hội Đời sống con người trở nên hiện đại Ranh giới giữa chiến tranh và hòa
hơn về cả đời sống vật chất và tinh bình, giữa bạo lực và phi bạo lực
thần (chiến tranh mạng) trở nên mong
Cơ sở hạ tầng phát triển manh
Năng suất lao động được nâng cao Kéo khoảng cách giàu nghèo rộng hơn
nữa

Tự nhiên Đẩy mạnh phát triển công nghệ sinh Gia tăng ô nhiễm không khí và nước
học trong khôi phục, bảo tồn và phát
triển hệ sinh thái tự nhiên

Văn hóa Đa dạng văn hóa Nguy cơ hòa tan


Xã hội văn minh hơn Phai nhạt văn hóa truyền thống
- Khoa học xã hội và nhân văn trong bối cảnh hội nhập
+ Phát triển, phát huy con người “công dân toàn cầu” (Global
Citizens)
~ Công dân toàn cầu là những người sống và làm việc ở
nhiều quốc gia khác nhau, có thể có một hoặc nhiều quốc tịch
~ Công dân toàn cầu có thể mang lại nhiều lợi ích cho xã hội
nhờ lượng kiến thức và kinh nghiệm tích luỹ được khi sinh
sống và làm việc tại nhiều quốc gia và nhiều nền văn hoá
khác nhau
~ Gắn kết các cộng đồng dân tộc trong ngôi nhà chung thế
giới, tạo nên sức mạnh, sự đa dạng, sự hòa hợp giữa các dân
tộc
+ Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc của con người
~ Con người với bản sắc dân tộc về tâm lí, hành vi v.v…
KHXH&NV trong xu thế hội nhập
KHXH&NV giúp mỗi dân tộc giữ gìn, bảo vệ và phát triển
bản sắc văn hoá

(Trích từ bài chuẩn bị của sinh viên)


(Trích từ bài chuẩn bị của
sinh viên)
- Khoa học xã hội và nhân văn trong bối cảnh thời đại công
nghệ thông tin và kĩ thuật số
Khái niệm về thời đại 4.0
- Thời đại cách mạng công nghiệp lần thức tư
"Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng
lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất.
Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện
năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3
sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động
hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công
nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần
ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ
ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học“ (Klaus
Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn
đàn Kinh tế Thế Giới)
CÔNG NGHỆ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
SINH HỌC Những bước nhảy vọt trong
Nông nghiệp, Thủy sản, Y
dược, chế biến thực phẩm, bảo
vệ môi trường, năng lượng tái
CÁCH MẠNG tạo, hóa học và vật liệu.
CÔNG NGHIỆP
4.0
VẬT LÍ
robot thế hệ mới, máy in
KĨ THUẬT VẬT LÍ 3D, xe tự lái, các vật liệu
SỐ mới, v.v...

KĨ THUẬT SỐ
Trí tuệ nhân tạo - Artificial Intelligence (AI), Vạn vật kết nối -
Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).
Mặt trái của thời đại 4.0
- Sự bất bình đẳng
- Có thể phá vỡ thị trường lao động
- Những bất ổn về kinh tế (có thể dẫn đến những bất ổn về chính
trị)
- Cách thức giao tiếp trên internet có thể dẫn đến những hệ lụy
về tài chính, sức khỏe, thông tin cá nhân, v.v…
Về sau người Mỹ nhận ra mặt tiêu cực của sự phát triển khoa
học kĩ thuật như làm xấu môi trường sống, giảm cơ hội con
người tiếp xúc với thiên nhiên, hạ thấp phẩm chất con người,
làm phai nhạt mối quan hệ người-người; phát triển lệch về giáo
dục KHKT ngày càng bất lợi cho việc giải quyết mâu thuẫn người
với thiên nhiên, người với người, thậm chí còn làm tăng các
mâu thuẫn đó. Vì vậy trong khi phát triển kinh tế, xã hội Mỹ
càng nhấn mạnh tính quan trọng của tinh thần nhân văn (theo
Nguyễn Hải Hoành, Nghiencuuquocte.net)
PHÁT TRIỂN KHÔNG PHÁT TRIỂN KHÔNG BỀN
ĐỀU VỮNG

(Trích từ bài chuẩn bị của sinh viên)


- Vai trò, vị trí của KHXH và NV trong thời đại công nghệ thông
tin và kĩ thuật số
+ Xây dựng nhân cách con người

+ Làm phong phú đời sống tinh thần của mỗi cá nhân và của toàn
xã hội
+ Khả năng nhận thức, điều chỉnh của con người về chính bản
thân mình (thích nghi - chuẩn bị - đối phó, định hướng tương
lai)
+ Đối với khoa học công nghệ:
~ Nguồn cảm hứng và động lực cho sự phát triển khoa
học công nghệ
~ Điều chỉnh và định hướng đúng đắn khuynh hướng phát
triển của khoa học công nghệ trong thời đại 4.0
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ KĨ THUẬT SỐ

NHỮNG
VẤN ĐỀ
THÀNH KHÔNG
TỰU GIẢI
QUYẾT
ĐƯỢC

Đào sâu, tìm tòi


Lí giải vướng mắc
ĐỊA HẠT NGHIÊN
CỨU CỦA Mở ra hướng đi
KHXH VÀ NV

(Trích từ bài chuẩn bị của sinh viên)


(Trích từ bài chuẩn bị của sinh viên)
Khoa học xã hội và nhân văn điều chỉnh và định hướng
đúng đắn khuynh hướng phát triển của Khoa học công nghệ

• Nghiên cứu KHXH và NV điều


chỉnh, định hướng và dẫn dắt
công nghệ thông tin (hay bất
cứ ngành khoa học nào khác):
giúp cho việc phát triển công
nghệ, khoa học được hài hoà,
cân bằng với những lợi ích
khác của nhân loại, không
dẫm đạp lên những quy
chuẩn đạo đức của con người

(Trích từ bài chuẩn bị của sinh viên)


-Vai trò, vị trí của KHXH và NV

- Khoa học xã hội và nhân văn có khả năng hóa giải nguy cơ số
hóa trái tim, mã hóa tâm hồn, hóa giải sự cực đoan của hiện
trạng “con người ngón tay”.

- Khoa học xã hội và nhân văn giúp con người giàu có về tâm
hồn (sự giàu có về tâm hồn thì ở thời đại công nghệ thông
tin và kĩ thuật số là rất quý). Sự giàu có và tiện ích vật chất
càng lên ngôi thì con người càng cần sự giàu có về tâm hồn,
nhân cách.
HỌC TRỰC TUYẾN
BÀI TẬP TUẦN TỪ 17/2 ĐẾN 23/2/2020
1, Chọn đúng – sai (Đáp án phần in đậm)
Câu 1: Ở Mỹ KHXH&NV có có vai trò rất quan trọng
Đúng
Sai
Câu 2: Quy mô thư viện không được coi là một tiêu chí đánh giá chất
lượng các trường ĐH
Đúng
Sai
Câu 3: Chính phủ Mỹ rất coi trọng các think-tank.
Đúng:
Sai:
Câu 4: Theo Cơ quan điều tra xã hội của chính phủ Anh nhận xét:
Trong Thế chiến thứ II, các nhà KHXHNV Mỹ trong mọi lĩnh vực đều
tham gia chiến tranh?
Đúng:
Sai:
2, Chọn đáp án đúng trong các đáp án sau (Đáp án là phần in đậm):
Câu 5: Tại Mỹ KHXH&NV được coi là:
A, Phục vụ trực tiếp cho việc chính quyền hoạch định đường lối chính sách
đối nội đối ngoại.
B, Đẩy mạnh phát triển KHXHNV là yếu tố quan trọng để nước Mỹ giữ vai
trò lãnh đạo thế giới.
C, So với các khoa học khác, KHXHNV có mối quan hệ khăng khít hơn với
nhiều chính sách đối nội bức thiết nhất.
D, Tất cả các đáp án trên
Câu 6: Hiện nay các trường ĐH Mỹ:
A, Rất chú trọng nghiên cứu và giảng dạy KHXHNV vì nó giúp sinh viên nhận
thức được bản thân mình, nhận thức được người khác và nhận thức xã hội.
B, Không chú trọng nghiên cứu và giảng dạy KHXHNV vì nó không giúp sinh
viên nhận thức được bản thân mình, nhận thức được người khác và nhận thức
xã hội.
C, Rất chú trọng nghiên cứu và giảng dạy KHXHNV vì nó giúp SV hình thành
nhân sinh quan, giá trị quan, đạo đức nghề nghiệp và cảm giác trách nhiệm
với xã hội, trau dồi nhân cách lành mạnh, giúp họ hiểu biết về văn hóa và văn
minh của loài người và trở thành người tích cực tham gia nền văn hóa đó.
Câu 7: Trước chiến dịch giải phóng các đảo quốc Nam Thái Bình
Dương, ngành KHXHNV Mỹ đã nghiên cứu văn hóa, phong tục
dân gian các xứ này để
A. Có hiểu những hiểu biết về dân địa phương
B. Tìm cách để thu gom các di sản vật thể, các hiện vật có
giá trị kinh tế và lịch sử
C. Quân đội Mỹ dựa vào đó đưa ra các điều lệ quy định
cách ứng xử khi chiếm đóng các đảo quốc nhằm giữ được quan
hệ thân thiện với dân địa phương
D. Có tri thức về văn hóa của các đảo quốc này
Câu 8: Thuyết Vùng biên (Rimland theory) là của ai?
A. R. Keohane
B. Paul Kennedy
C. S. Huntington
D. N. J. Spykman
3, Điền thêm từ vào chỗ trống:
Câu 9: KHXH&NV chủ yếu được nghiên cứu tại các ……….. ….thuộc
nhà nước hoặc tư nhân; đặc biệt hệ thống think-tank và trường
đại học góp phần rất quan trọng.
Đáp án: các Viện và Trung tâm nghiên cứu

Câu 10: Chính trị học, ……… lý luận chính trị là 4 ngành hợp thành
ngành khoa học chính trị trong các trường đại học.
Đáp án: Chính trị học so sánh (Comparative Politics), quan hệ
quốc tế
HỌC TRỰC TUYẾN
BÀI TẬP TUẦN TỪ 24/2 ĐẾN 1/3/2020
1, Chọn đúng – sai: Đáp án đúng mặc định là phần in đậm
Câu 1: Trong đời sống khoa học nước ta hiện nay càng phải coi trọng nghiên
cứu cơ bản.
Đúng
Sai
Câu 2: Cơ cấu kinh tế - Cơ cấu xã hội và hệ thống chính trị của Việt Nam
trong nền kinh tế chuyển đổi và xã hội quá độ không phải là một trong
những vấn đề cần nghiên cứu trong khoa học xã hội nhân văn và lý luận ở
nước ta hiện nay
Đúng
Sai
Câu 3: Điểm xuất phát, chỗ đứng của nghiên cứu cơ bản những vấn đề trong
khoa học xã hội nhân văn và lý luận ở nước ta hiện nay là thực tiễn Việt Nam
trong mối quan hệ lịch sử và hiện đại, trong sự tác động, ảnh hưởng, chi
phối của thời đại và thế giới.
Đúng:
Sai:
2, Chọn đáp án đúng trong các đáp án sau: Đáp án đúng mặc
định là phần in đậm
Câu 4: Từ góc độ nghiên cứu cơ bản, GS Hoàng Chí Bảo nêu lên
mấy vấn đề cần nghiên cứu trong khoa học xã hội nhân văn và lý
luận ở nước ta hiện nay?
A, 5 vấn đề
B, 8 vấn đề
C, 9 vấn đề
D, 10 vấn đề
Câu 5: Đặc điểm nổi bật của khoa học xã hội – nhân văn và lý
luận là:
A, Phải đạt tính chính xác;
B, Có quan hệ trực tiếp với chính trị.
C, Nghiên cứu cơ bản càng sâu sắc sẽ càng làm chín muồi
những nghiên cứu ứng dụng.
D, Tất cả các đáp án trên
Câu 6: Cái quan trọng để thay đổi triển vọng và làm tăng giá
trị của nghiên cứu cơ bản, của lý luận và của hiệu ứng lý luận
trong đời sống thực tiễn là:
A, Sự đổi mới hướng tiếp cận nghiên cứu, tìm tòi những
hướng tiếp cận mới, có tính cách tân và sáng tạo, là chú
trọng kết hợp phương pháp nghiên cứu cấu trúc - hệ thống,
tổng hợp - liên ngành với chuyên ngành và đa ngành.
B, Chỉ cần đổi mới hướng tiếp cận nghiên cứu, không cần
tìm tòi những hướng tiếp cận mới, không cần kết hợp phương
pháp nghiên cứu cấu trúc - hệ thống, tổng hợp - liên ngành
với chuyên ngành và đa ngành.
C, Chú trọng kết hợp phương pháp nghiên cứu cấu trúc - hệ
thống, tổng hợp - liên ngành với chuyên ngành và đa ngành,
không cần đổi mới hướng tiếp cận nghiên cứu.
3, Điền thêm từ vào chỗ trống:
Câu 7: Khoa học xã hội - nhân văn cần thiết cho con người và sự
phát triển của xã hội đến mức ............ và như thế nào nữa.
Đáp án: mà nếu thiếu nó, sẽ không sao hình dung nổi con
người và xã hội tồn tại ra sao
Câu 8: Khoa học xã hội - nhân văn và lý luận với tư cách là khoa
học, lẽ dĩ nhiên phải đạt tới………………, nhưng nó không phải và
không thể là khoa học chính xác theo kiểu tự nhiên học, theo kiểu
thực chứng của khoa học tự nhiên.
Đáp án: tính chính xác, khoa học, phát hiện quy luật và chân lí
Câu 9: Tựu trung lại, nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu lý luận trong
lĩnh vực khoa học xã hội - nhân văn ở nước ta, có thể bao hàm
rất nhiều vấn đề khác nhau nhưng đều có chung điểm đồng quy
xét về mặt mục tiêu và ý nghĩa, đó là làm sáng tỏ …………… trong
khung cảnh và những điều kiện hiện nay.
Đáp án: triết lý phát triển của Việt Nam
Câu 10: Trước yêu cầu của phát triển và từ sự hối thúc khẩn trương
của cuộc sống thực tiễn, cần phải ………………, coi chiến lược này là
then chốt trong chiến lược tổng thể phát triển khoa học xã hội -
nhân văn và khoa học nói chung ở nước ta.
Đáp án: xây dựng một chiến lược nghiên cứu cơ bản
Câu 11: Kinh tế học và khoa học kinh tế cũng như ............luôn có một
vị trí xứng đáng trong hệ thống các khoa học xã hội - nhân văn, bởi
nếu không thường xuyên khoa học hoá những lĩnh vực hoạt động
này và làm tăng hiểu biết của con người về những lĩnh vực đó thì
con người với tư cách là những công dân và xã hội đã được tổ chức
thành nhà nước với những thể chế và thiết chế của nó sẽ khó có thể
đứng vững được.
Đáp án: chính trị học và khoa học chính trị
Câu 12: Đây là một trong những luận điểm tiêu biểu nhất cho thấy,
khoa học xã hội - nhân văn, trong đó có ............ cần thiết cho sự tồn
tại và phát triển của con người và xã hội như thế nào.
Đáp án: lý luận, lý luận triết học - kinh tế và chính trị
Câu 13: Khi còn sống, Hồ Chí Minh đã từng kỳ vọng, ............., văn
hoá ở trong kinh tế và chính trị, văn hoá soi đường cho quốc dân
đi, đi tới độc lập - tự do và hạnh phúc.
Đáp án: dân tộc ta sẽ trở thành một dân tộc thông thái,
xây dựng xã hội ta thành một xã hội văn hoá cao
Câu 14: khoa học xã hội - nhân văn và lý luận có .............. dường
như tất cả những vấn đề về con người, cuộc sống của con người
và xã hội.
Đáp án: khách thể và đối tượng nghiên cứu hết sức rộng
lớn, đa dạng, phức tạp, bao quát
Câu 15: Trước yêu cầu của phát triển và từ sự hối thúc khẩn
trương của cuộc sống thực tiễn, ....................... và khoa học nói
chung ở nước ta.
Đáp án: cần phải xây dựng một chiến lược nghiên cứu
cơ bản, coi chiến lược này là then chốt trong chiến lược tổng
thể phát triển khoa học xã hội - nhân văn
BÀI TẬP CHUẨN BỊ Ở NHÀ
THUYẾT TRÌNH TRÊN LỚP

1. Đặc điểm của KHXH và NV trong so sánh với khoa học


tự nhiên về Mục đích, Đối tượng, Phạm vi nghiên cứu.

2. Đặc điểm của KHXH và NV trong so sánh với khoa


học tự nhiên về sản phẩm nghiên cứu
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

2.1. Những đặc điểm cơ bản của khoa học xã hội


và nhân văn

2.2. Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội


và nhân văn
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
2.1. Những đặc điểm cơ bản của khoa học xã hội
và nhân văn
2.1.1. Đặc điểm của khoa học xã hội và nhân văn trong so
sánh với khoa học tự nhiên

Câu hỏi
Những đặc điểm chung của khoa học xã hội - nhân
văn và khoa học tự nhiên. Phân tích ví dụ để làm sáng
tỏ.
THAM KHẢO BÀI CHUẨN BỊ
NHÓM NGHIÊN CỨU
Nguyễn Nhật Lệ (lớp 69A, GD tiểu học),
Đặng Thu Thảo (lớp 69K, GD tiểu học tiếng Anh)
ĐẶC ĐIỂM CHUNG

Theo A.A. Mavlyudov (Tài liệu tham khảo số 3)


- Dựa trên luận chứng khoa học
- Mục đích: tìm hiểu nguyên nhân và quy luật của các hiện
tượng nghiên cứu
- Đưa ra những giả thuyết khẳng định lí thuyết hoặc bác bỏ
- Sử dụng các cấu trúc logic phổ biến
- Hoạt động theo nguyên tắc giải thích nhân quả
SO SÁNH

KHXH VÀ NV KHOA HỌC TỰ NHIÊN


Mục đích
Nhận thức, mô tả, giải thích và Mục đích
tiên đoán về các hiện tượng, quy Nhận thức, mô tả, giải thích và
luật xã hội tiên đoán về các hiện tượng, quy
- Giúp con người nhận thức được luật tự nhiên, dựa trên những
thế giới xung quanh và chính bản dấu hiệu được kiểm chứng chắc
thân mình một cách khách quan chắn; bảo vệ con người, nâng
hơn. cao chất lượng cuộc sống
- Định hướng hành động cho con
người.
- Trau dồi cho con người những
kiến thức về lịch sử, văn hóa,…
để từ đó áp dụng hiệu quả trong
việc xây dựng nền kinh tế, chính
trị, xã hội ổn định.

You might also like