You are on page 1of 2

Chuyên đề: VĂN HÓA CỔ ĐẠI

I. VĂN HÓA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG


1. Sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn học.
* Nguyên nhân:
- Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
- Là những tri thức KH ra đời sớm.
* Cách tính Lịch:
+ Cơ sở: Dựa vào sự chuyển động của Mặt trời và Mặt trăng để tính ra nông lịch.
+ Một năm có 365 ngày, chia thành 12 tháng, và phân ra thành tuần, ngày, giờ.
+ Dựa vào mực nước sông: Mùa mưa và mùa khô.
* Tác dụng:
Giúp cho việc gieo trồng đúng thời vụ.
2. Chữ viết
* Nguyên nhân:
- Do nhu cầu ghi chép và lưu giữ
- Chữ viết ra đời khoảng từ thiên niên kỷ IV TCN.
* Các dạng chữ viết:
- Chữ tượng hình.
- Chữ tượng ý, tượng thanh.
* Phương tiện ghi chép:
Giấy papirút, đất sét, xương thú, mai rùa, thẻ tre, lụa.
* Ý nghĩa:
Chữ viết là một phát minh lớn, nhờ nó mà chúng ta hiểu được phần nào lịch sử.
3.Toán học.
* Nguyên nhân:
Do nhu cầu tính lại ruộng đất ,xây dựng công trình và tính toán -> Toán học ra đời.
* Thành tựu:
- Chữ số ban đầu là những vạch đơn giản và những ký hiệu tượng trưng cho số lớn
- Người Ai Cập tính được số Pi bằng 3,16, diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích
hình cầu…=> họ giỏi về hình học.
- Người Lưỡng Hà làm các phép cộng, trừ, nhân, chia đến 1 triệu.→Họ giỏi số học
- Người Ấn Độ phát minh ra chữ số 0 – 9 (chữ số Ả rập).
* Ý nghĩa:
Toán học phục vụ cuộc sống và để lại kinh nghiệm quý báu cho giai đoạn sau.
4.Kiến trúc.
-Thành tựu:
Cư dân Phương Đông đã xây dựng được những công trình đồ sộ như: Kim tự tháp (Ai
Cập), đền tháp (Ấn Độ), thành Babilon (Lưỡng Hà), Vạn lý trường thành (TQ)….
- Ý nghĩa:
Là những kỳ tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.

You might also like