You are on page 1of 8

Địa Lí

I. LÍ THUYẾT:
Câu 1:
- Kinh tuyến là nửa đường tròn nối 2 cực trên bề mặt quả Địa Cầu.
- Vĩ tuyến là vòng tròn bao quanh quả Địa Cầu và vuông góc với các kinh tuyến có độ dài
khác nhau.
Câu 2:
- Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất:
+ Thời gian Trái Đất tự quay 1 vòng quanh trục là 24 giờ (1 ngày đêm).
+ Trái Đất tự quay quanh trục tưởng tưởng nối 2 cực và nghiêng 66o 33 trên mặt phẳng quỹ
đạo.
- Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời:
+ Quỹ đạo chuyển động hình elip gần tròn.
+ Hướng chuyển động từ tây sang đông (ngược chiều kim đồng hồ).
+ Thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời hết 1 vòng là 365 ngày 6 giờ (1 năm).
+ Trục Trái Đất nghiêng 66o 33 trên mặt phẳng quỹ đạo và không đổi hướng.
Câu 3:
- Trái Đất gồm 3 lớp: Vỏ Trái Đất, man-ti và nhân Trái Đất.
Câu 4:
- Khoáng sản năng lượng: than đá, than bùn, dầu mỏ, khí đốt ->phát triển công nghiệp
năng lượng, hóa chất,..
- Khoáng sản phi kim: muối mỏ, apatit, thạch anh, kim cương, đá vôi, cát, sỏi,... ->nguyên
liệu để sản xuất phân bón, đồ gốm, sử, vật liệu xây dựng,...
- Khoáng sản kim loại: kim loại đen như sắt, mangan, titan, crôm,...; kim loại màu như
đồng, chì, kẽm,... ->nguyên liệu cho ngành luyện kim đen, luyện kim màu,..
Câu 5:
Động đất:
- Động đất là những rung chuyển đột ngột, mạnh mẽ của vỏ Trái Đất.
- Nguyên nhân: do hoạt động của núi lửa, sự dịch chuyển các mảng kiến tạo hoặc sự đứt
gãy trong vỏ Trái Đất.
- Hậu quả:
+ Đổ nhà cửa, các công trình xây dựng, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
+ Có thể gây nên lở đất, biến dạng đáy biển, làm phát sinh sóng thần khi xảy ra ở biển.
Núi lửa:
- Các bộ phận núi lửa: lò mac-ma, miệng núi lửa, ống phun.
- Nguyên nhân sinh ra núi lủa là do mac-ma từ trong lòng Trái Đất theo các khe nứt của vỏ
Trái Đất phun trào lên bề mặt.
- Hậu quả:
+ Vùi lấp thành thị, làng mạc, ruộng nương,... gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản lẫn tính
mạng con người.
+ Gây biến đổi khí hậu, ô nhiếm không khí, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
- Núi lửa có dấu hiệu phun trào: mặt đất rung nhẹ, có khói bốc lên từ miệng núi.
- Khi có các dấu hiệu đó, người dân phải nhanh chóng sơ tán.
Câu 6:

1
Các tầng khí quyển:
- Tầng đối lưu:
+ Giới hạn từ 8-16km.
+ Nhiệt độ giảm theo độ cao.
+ Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
+ Là nơi sinh ra các hiện tượng thời tiết: mây, mưa, sấm sét,...
- Tầng bình lưu:
+ Giới hạn đến độ cao khoảng 50km.
+ Nhiệt độ tăng theo độ cao.
+ Không khí luôn luôn chuyển động ngang.
+ Lớp ô-dôn giúp hấp thụ thành phần bức xạ cực tím, bảo bệ sự sống trên Trái Đất.
- Các tầng cao của khí quyển, không khí rất loảng.
Thành phần của không khí:
- Gồm:
+ Khí nitơ chiếm 78%
+ Khí oxy chiếm 21%
+ Hơi nước, khí cacbonic và các khí khác chiếm 1%
Câu 7:
- Các khối khí:
+ Khối khí nóng: hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.
+ Khối khí lạnh: hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.
+ Khối khí đại dương: hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.
+ Khối khí lục địa: hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.
- Khí áp:
+ Sức ép của khí quyển lên một đơn vị diện tích trên bề mặt đất gọi là khí áp bề mặt Trái
Đất.
..................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
- Gió:
+ Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi khí áp cao về nơi khí áp thấp.
..................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
II. KĨ NĂNG:
Bài 1:
- A= (30oB; 30oĐ)
- B= (20oB; 0o)
2
- C= (30oN; 20oĐ)
- D= (10oB; 20oT)
- E= (10oN; 30oT)
Bài 2: Bài 3:

Bài 4:
- (1) Thuỷ Tinh; (2) Kim Tinh; (3) Trái Đất; (4) Hoả Tinh; (5) Mộc Tinh; (6) Thổ Tinh; (7)
Thiên Vương Tinh; (8) Hải Vương Tinh.
Bài 5:
- (1) Tầng bình lưu; (2) Tầng đối lưu; (3) Các tầng cao của khí quyển.
Lịch Sử
Câu 1:
- Âm lịch là hệ lịch được tính theo chu kì chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
- Dương lịch là hệ lịch được tính theo chu kì chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
- Công lịch là dương lịch đã được hoàn chỉnh và thống nhất để các dân tộc đều có thể sử
dụng.
Câu 2:
- Đời sống vật chất:
+ Biết mài đá tạo thành các công cụ như rìu, bôn, chày
+ Biết dùng tre, gỗ, xương,... tạo nên các mũi lao, mũi tên.
+ Bước đầu biết trồng trọt, chăn nuôi.
+ Biết là đồ gốm với nhiều kiểu dáng, hoa văn trang trí phong phú.
- Đời sống tinh thần:
+ Biết làm đồ trang sức bằng nhiều vật liệu khác nhau.
+ Đời sống tâm linh: chôn người chết có kèm theo công cụ và đồ trang sức.
+ Biết vẽ tranh trên vách hang đá
Câu 3:
- Sự phát hiện ra kim loại và những chuyển biến và những chuyển biến trong đời sống vật
chất:
+ Vào thiên niên kỉ IV TCN, con người tìm ra kim loại để chế tạo tạo ra công cụ và vũ khí
thay thế cho đồ đá.
+ Việc chế tạo công cụ lao động giúp con người khai hoang, khai mỏ, luyện kim, làm nông
nghiệp.
=> Năng xuất tăng, của cải dư thừa.
Câu 4:
- Do đất đai màu mỡ, dễ canh tác,... kinh tế nông nghiệp phát triển sớm => nền văn minh
hình thành cả khi chưa có đồ sắt.
3
- Do nhu cầu hợp tác là thuỷ lợi,... cư dân đã sớm liên kết các công xã, tạo điều kiện cho
nhà nước ra đời.
- Do nhu cầu chinh phục các dòng sông, phát triển kinh tế,... có nhiều phát minh quan
trọng phục vụ sản xuất.
Câu 5:
- Văn tự, chữ viết:
+ Ai Cập: Chữ tượng hình viết trên giấy pa-py-rút.
+ Lưỡng Hà: Chữ hình nêm
- Toán học:
+ Ai Cập: Hệ đếm thập phân, chữ số 1-9.
+ Lưỡng Hà: Giỏi về số học, hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở.
- Thiên văn học: Làm lịch dương.
- Y thuật: Thuật ướp xác.
- Kiến trúc:
+ Ai Cập: Kim tự tháp, tượng Nhân Sư.
+ Lưỡng Hà: Vườn treo Ba-bi-lon với kĩ thuật xây dựng và chế tác tinh xảo.
Câu 6:
- Nền văn minh Ấn Độ cổ đại có nhiều thành tựu rực rỡ trên nhiều lĩnh vực, đóng góp cho
nền văn minh nhân loại:
+ Chữ viết: Có nhiều loại chữ cổ, trong đó chữ Phạn có ảnh hưởng rất lớn đến Ấn Độ và
Đông Nam Á sau này.
+ Văn học: Hai bộ sử thi có sức ảnh hưởng lớn đó là Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na.
+ Tôn giáo: Ra đời nhiều tôn giáo lớn như đạo Bà La Môn, đạo Phật.
+ Kiến trúc: Tiêu biểu là cột đá A-sô-ca và đại bảo tháp San-chi.
+ Lịch pháp: Làm ra lịch.
+ Toán học: Tạo ra hệ số có 10 chữ số, đặc biệt có giá trị là chữ số 0.
Câu 7:
Triều đại Thời gian
Nhà Hán 206 TCN - 220.
Thời Tam quốc 220 - 280.
Nhà Tấn 280 - 420.
Thời Nam - Bắc triều 420 - 581.
Nhà Tuỳ 581 - 619.
Câu 8:
Lĩnh vực Thành tựu
Chữ viết Chữ tượng hình (chữ giáp cốt).
Văn học Kinh thi của Khổng Tử và Sở Tử của Khuất Nguyên.
Tư tưởng Nho Giáo, Đạo Giáo.
Sử học Sử kí của Tư Mã Thiên, Hán thư của Ban Cố.
Lịch pháp Phát minh ra âm lịch và nông lịch.
Khoa học - Kĩ thuật Trương Hoành phát minh ra địa động nghi; có 4 phát minh
quan trọng (giấy, thuốc nổ, la bàn, kĩ thuật in).
Y học Hoàng đế nội kinh của Hoa Đà.
Kiến trúc Có nhiều công trình kiến trúc đồ sộ (Vạn Lý Trường Thành).
Câu 9:

4
- Sáng tạo ra hệ chữ cái La Tinh (a, b, c) và chữ số La Mã ngày nay.
- Sáng tạo ra dương lịch.
- Văn học: Phong phú về thể loại (thần thoại, nhạc kịch và thơ).
- Là quê hương của các nhà khoa học nổi tiếng: Pi-ta-go, Ta-lét, Ác-si-mét,...
- Kiến trúc, điêu khắc: Đấu trường Cô-li-dê, lực sĩ ném đĩa, đền Pác-tê-nông,...
Công nghệ
CHƯƠNG I: NHÀ Ở
Câu 1:
Cấu tạo:
- Các phần chính của ngôi nhà gồm:
+ Móng nhà.
+ Sàn nhà.
+ Mái nhà.
+ Khung nhà.
+ Cửa sổ.
+ Cửa ra vào
+ Tường nhà
Sự phân chia các khu vực:
- Nhà ở được phân chia thành các khu vực: khu vực thờ cúng, khu vực nghỉ ngơi, khu vực
sinh hoạt chung, khu vực vệ sinh, khu vực nấu ăn.
Câu 2:
Thiết kế:
- Thiết kế là bước chuẩn bị quan trọng trước khi nhà ở được thi công.
* Vai trò:
- Giúp chủ nhà hình dung ngôi nhà sau khi thi công.
- Giúp cung cấp thông tin để chuẩn bị vật liệu, kinh phí tương ứng.
Thi công thô:
- Các bước thi công thô gồm: Làm móng nhà, làm khung nhà, xây tường, cán nền, làm mái,
lắp đặt hệ thống ống nước, hệ thống đường điện.
Hoàn thiện:
- Hoàn thiện gồm các bước:
+ Trát và sơn tường.
+ Lát nền gạch.
+ Lắp đặt các thiết bị điện nước.
* Hoàn thiện là công đoạn góp phần tạo nên không gian sống với đầy đủ công năng sử
dụng và tính thẩm mỹ ngôi nhà.
Câu 3:
- Ngôi nhà thông minh là ngôi nhà được trang bị hệ thống điều khiển tự động hay bán tự
động cho các thiết bị trong gia đình.
Câu 4:
Vật liệu làm nhà được chia thành 2 loại:
- Vật liệu tự nhiên: cát, đá, gỗ, tre, nứa,...
- Vật liệu nhân tạo: xi măng, sắt, thép,...
- Vật liệu xây dựng có vai trò rất quan trọng và cần thiết trong các công trình xây dựng,
nó quyết định chất lượng, tuổi thọ, mỹ thuật và giá thành của công trình.

5
Câu 5:

Câu 6:
Tiện ích:
- Các thiết bị hoạt động dựa trên thói quen của người sử dụng.
- Các thiết bị trong ngôi nhà được điều khiển thông qua các ứng dụng được cài đặt trên các
thiết bị: điện thoại thông minh, máy tính bản có kết nối internet.
An ninh, an toàn:
- Cài đặt hệ thống an ninh, an toàn giúp cảnh báo:
+ Có người đột nhập.
+ Nguy cơ cháy nổ.
+ Quên đóng cửa...
- Các hình thức cảnh báo có thể là đèn báo, chuông báo, tin nhắn hay các cuộc gọi tự động
tới chủ nhà.
Tiết kiệm năng lượng:
- Sử dụng thiết bị điều khiển, giám sát hợp lí sẽ giúp ngôi nhà tiết kiệm năng lượng.
- Việc tận dụng ánh sáng mặt trời, gió vừa tiết kiệm năng lượng vừa bảo vệ môi trường.
CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT VỀ ĐỒ DÙNG ĐIỆN
Câu 7:
- Đồ dùng điện trong gia đình là các sản phẩm công nghệ, hoạt động bằng năng lượng điện,
phục vụ sinh hoạt trong gia đình.
- Một số đồ dùng điện trong gia đình: đèn điện, tủ lạnh, lò vi sóng, bàn ủi,...
Câu 9:
- Một số loại đèn điện:
+ Đèn sợi đốt.
+ Đèn huỳnh quang.
+ Đèn natri.
+ Đèn cao áp thuỷ ngân.
- Công dụng của đèn điện: Đèn điện là đồ dùng điện dùng để chiếu sáng, ngoài ra còn dùng
để trang trí, sưởi ấm, dùng trong giao thông.
Câu 10:
- Cấu tạo của đèn sợi đốt gồm:
+ Bóng thuỷ tinh
+ Sợi đốt
+ Đuôi đèn
- Nguyên lí làm việc: Khi hoạt động, dòng điện chạy trong sợi đốt của bóng đèn làm cho
sợi đốt nóng lên đến nhiệt độ rất cao và phát sáng.
- Ưu điểm: Bóng đèn duy trì liên tục, ánh sáng tự nhiên, không bị ngắt như các loại bóng
huỳnh quang do đó bảo vệ mắt khi sử dụng lâu dài.
- Cấu tạo của đèn huỳnh quang gồm:
+ Ống thuỷ tinh
+ Hai điện cực
- Nguyên lí làm việc: Sự phóng điện giữa hai cực của đèn tác dụng lên lớp bột huỳnh
quang phủ bên trong ống làm phát ra ánh sáng.

6
- Ưu điểm: Ít tỏa nhiệt ra môi trường nên cho hiệu suất phát sáng cao hơn rất nhiều so với
các loại bóng đèn khác như: đèn sợi đốt và có tuổi thọ cao hơn. 
Câu 11:
- Cấu tạo của bếp hồng ngoại gồm:
+ Mặt bếp: Là nơi đặt nồi nấu, có chức năng dẫn nhiệt, thường được làm bằng kính chịu
nhiệt, có độ bền cao.
 + Bảng điều khiển: là nơi để điều chỉnh nhiệt độ, chế độ nấu của bếp. Trên bảng điều
khiển có các nút tăng- giảm nhiệt độ, chọn chế độ nấu, các đèn báo.
+ Thân bếp: Là toàn bộ phần còn lại bên dưới mặt bếp và bảng điều khiển, có chức năng
bao kín và bảo vệ các bộ phận bên trong của bếp.
+ Mâm nhiệt hồng ngoại: Là phần nằm phía trong thân bếp và sát với mặt bếp có chức
năng cung cấp nhiệt độ cho bếp.

- Nguyên lí làm việc:


+ Khi được cấp điện, mâm nhiệt hồng ngoại nóng lên, truyền nhiệt tới nồi nấu và là chín
thức ăn.
Giáo Dục Công Dân
Câu 1:
- Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc
thường xuyên, đều đặn.
- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng, dù gặp khó khăn, gian khổ.
Câu 2:
- Siêng năng thể hiện sự cần cù, tự giác, miệt mài trong công việc, làm việc một cách
thường xuyên, đều dặn, không tiếc công sức.
Câu 3:
- Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người thành công trong công việc và cuộc sống. 
- Người siêng năng, kiên trì sẽ được mọi người tin tưởng và yêu quý.
- Mỗi khi làm việc gì, em cần có mục đích và cách thực hiện rõ ràng. Hãy chăm chỉ kiên trì
thực hiện, nếu gặp khó khăn hãy thử thách bằng nhiều cách để thực hiện thành công, không
bỏ cuộc giữa chừng.
Câu 4:
- Biểu hiện của siêng năng, kiên trì:
+ Trong học tập: Chăm chỉ học tập; làm bài tập về nhà; chủ động học kiến thức mới; xây
dựng mục tiêu học tập; tự giác học tập; nỗ lực giải bài tập khó; không bỏ cuộc,...
+ Trong lao động: Chăm chỉ làm việc nhà; tìm tòi và sáng tạo; không bỏ dở công việc; kiên
trì làm đến cùng,...
Câu 5:

7
Câu 6:
- Tự lập là tự làm lấy các công việc của mình trong cuộc sống.
Câu 7:
- Biểu hiện của tính tự lập là sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đương đầu với những khó
khăn, thử thách, có ý chí nỗ lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, không trông chờ dựa
dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác.
Câu 8:
- Phải tự lập vì tự lập giúp chúng ta làm chủ được suy nghĩ và xây dựng được tính tự chịu
trách nhiệm trước những việc mình làm.
Câu 9:
- Tự mình làm bài tập, tự mình làm bài kiểm tra không trao đổi, không quay cóp, không sử
dụng tài liệu.
- Tự mình chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở trước khi đến lớp, không để cha mẹ nhắc nhở
hoặc chuẩn bị giúp cho.
- Ở nhà tự giác học tập, ôn bài, làm bài tập không cần ai nhắc nhở.
- Tự giặt quần áo.

You might also like