You are on page 1of 17

h chia một năm thành 12 tháng.

- Đời Thương, người Trung Quốc đã biết kết hợp giữa vòng quay của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất với
vòng quay của Trái Đất xung quanh Mặt Trời để đặt ra lịch. Lịch này chia 1 năm thành 12 tháng, tháng đủ
có 30 ngày, tháng thiếu có 29 ngày, lúc đầu cứ 3 năm thêm 1 tháng nhuận hoặc 5 năm thêm 2 tháng
nhuận, sau đến giữa thời Xuân Thu thì cứ 19 năm thêm 7 tháng nhuận.

Lịch đời Thương lấy tháng 12 âm lịch làm tháng đầu năm, lịch đời Chu lấy tháng 11 âm lịch làm tháng
đầu năm.

- Đến thời Hán Vũ Đế, lịch Trung Quốc được cải cách gọi là lịch Thái sơ, lấy tháng giêng âm lịch làm tháng
đầu năm, về cơ bản loại lịch này được dùng cho đến ngày nay.

- Từ thời Xuân Thu người Trung Quốc đã biết chia 1 năm làm 4 mùa, 8 tiết là lập xuân, xuân phân, lập hạ,
hạ chí, lập thu, thu phân, lập đông, đông chí. Trên cơ sở ấy, lịch Thái sơ chia 1 năm thành 24 tiết, trong
đó có 12 trung khí và 12 tiết khí. Thường thì mỗi tháng có 1 trung khí, tháng nào không có trung khí thì
thành tháng nhuận.

- Người Trung Quốc xưa chia 1 đêm thành 12 giờ và dùng 12 địa chi để đặt tên giờ, mỗi giờ chia thành 8
khắc.

Người Trung Quốc dùng cái cọc gọi là “khuê” để đo bóng mặt trời, để xác định ngày hạ chí, đông chí. Để
đo thời gian, người Trung Quốc dùng “nhật quỹ”: là một cái đĩa tròn trên mặt có khắc 12 giờ và 96 khắc,
đặt nghiêng song song với bề mặt của đường xích đạo, ở giữa có một cái kim cắm theo hướng bắc nam,
khi mặt trời di chuyển thì bóng của kim cũng di chuyển trên mặt đĩa có khắc giờ.

Đến đời Chu, Trung Quốc đã phát minh ra “lậu hồ” (bình có lỗ rò) để đo thời gian. Lúc đầu lậu hồ chỉ có
một bình, dưới đáy có lỗ rò. Nước trong bình vơi đến đâu thì biết lúc đó giờ gì, về sau người ta xếp một
hệ thống 4 – 5 bình, nước từ bình trên cùng nhỏ dần xuống các bình dưới. Trong bình dưới cùng có một
cái phao gắn một thanh tre nhỏ trên đó có khắc giờ. Nước trong bình dâng lên thì thanh tre chỉ giờ cũng
dâng lên cao hơn miệng bình, có thể biết được giờ khắc. Cái bình này thường làm bằng đồng nên dụng
cụ đo thời gian này gọi là “đồng hồ trích lậu” (cái bình bằng đồng rò nước). Đến đầu thế kỷ XVII, đồng
hồ của phương Tây truyền vào Trung Quốc, từ đó loại đồng hồ nước mới không dùng nữa.
Năm 1276, một nhà nghiên cứu thiên văn học là Quách Thủ Kính đã chế tạo được một chiếc đồng hồ cơ
giới báo giờ bằng tiếng chuông, đặt ở điện Đại Minh trong Hoàng thành. Đồng hồ báo chuông của Quách
Thủ Kính ra đời sớm hơn đồng hồ báo chuông của châu Âu gần 400 năm.

Tuy nhiên, những dụng cụ đo thời gian nói trên chủ yếu được dùng ở nơi cung phủ, còn phần lớn dân
chúng Trung Quốc xưa tính giờ theo lối cổ truyền như căn cứ vào bóng nắng, độ di chuyển lên cao xuống
thấp của Mặt Trời, Mặt Trăng, tiếng gà gáy…

c. Y dược học

- Từ thời Chiến quốc, đã xuất hiện một tác phẩm y học nhan đề là “Hoàng đế nội kinh” nêu ra những vấn
đề về sinh lý, bệnh lý và nguyên tắc chữa bệnh như “chữa bệnh phải tìm tận gốc”, phải “tìm mầm mống
phát sinh” của bệnh.

- Cuối thời Đông Hán, Trương Trọng Cảnh đã soạn sách “Thương hàn tạp bệnh luận” chủ yếu nói về cách
chữa bệnh thương hàn, đến nay vẫn là một tài liệu tham khảo có giá trị trong ngành đông y của Trung
Quốc.

- Thầy thuốc nổi tiếng sớm nhất của Trung Quốc là Biển Thước, sống vào thời Chiến Quốc. Ông tên thật
là Trần Việt Nhân, biết chữa nhiều loại bệnh, được tôn sùng là người khởi xướng ngành mạch học ở
Trung Quốc.

Hoa Đà (? – 208) là thầy thuốc giỏi các khoa nội, ngoại, phụ, nhi và châm cứu, trong đó ngoại khoa là sở
trường. Hoa Đà đã phát minh ra phương pháp dùng rượu để gây mê trước khi mổ cho bệnh nhân, mổ
xong khâu lại, dùng cao dán lên chỗ mổ, gọi chung là trị bệnh bằng phẫu thuật. Về sau ông bị Tào Tháo
giết chết.

- Thời Minh, nhà y dược học nổi tiếng là Lý Thời Trân (1518 – 1593) với tác phẩm “Bản thảo cương mục”
trong đó ghi chép 1892 loại cây thuốc, phân loại, đặt tên, giới thiệu tính chất, công dụng và vẽ hình cây
thuốc đó. Đây không chỉ là một tác phẩm dược học có giá trị mà còn là một tác phẩm thực vật học quan
trọng.
5. Bốn phát minh lớn về kỹ thuật

GV giới thiệu, kết hợp phát vấn với SV.

Trung Quốc là quê hương của bốn phát minh lớn: kim chỉ nam, thuốc súng, giấy và kỹ thuật ấn loát (in
ấn).

a. Kỹ thuật làm giấy

- Từ thời Xuân Thu - Chiến Quốc, người Trung Quốc vẫn dùng thẻ tre, lụa để ghi chép, sớm hơn là dùng
xương thú, mai rùa, kim loại, đá.

- Đến thời Tây Hán, nhờ sự phát triển của nghề tơ tằm, người Trung Quốc đã chế tạo ra một loại giấy thô
sơ bằng vỏ kén con tằm, loại giấy này sần sùi, không phẳng, gai, chủ yếu dùng để gói hàng.

- Thời Đông Hán, năm 105, có một viên hoạn quan là Thái Luân đã phát minh ra việc chế tạo giấy có chất
lượng tốt bằng nguyên liệu như vỏ cây, lưới cũ, giẻ rách,…

Thái Luân dùng một thứ dung dịch (nước tro thảo mộc hoặc nước vôi) vị chua, làm cho nguyên liệu bớt
keo, trong hơn, dùng chổi đánh cho các thứ xơ tơi ra, tăng nhiệt độ chế hồ giấy cao hơn, do đó chất
lượng hồ giấy tốt hơn, mặt giấy làm ra đều, trơn, phẳng. Nguyên liệu chủ yếu là vỏ cây “chử” (cây dó)
sẵn có, sản phẩm làm ra tốt, nhiều, rẻ nên được sử dụng phổ biến.

Thái Luân được vua Hán phong tước “Long Đình hầu” và nhân dân gọi giấy của ông làm ra là “giấy Thái
hầu”, phong ông là ông tổ của nghề làm giấy.

Từ đó, kỹ thuật làm giấy của người Trung Quốc được cải tiến thành dây chuyền:
+ bước 1: làm tơi nguyên liệu bằng cách ngâm, dầm, hay nấu, làm cho hồ giấy tách khỏi chất keo, phân
tán thành xơ

+ bước 2: khuấy đảo làm cho xơ vụn ra thành hồ

+ bước 3: cho nước vào hồ thành dung dịch rồi bỏ lên sàng, sàng qua sàng lại cho hồ kết thành những
tấm mỏng ươn ướt nước

+ bước 4: sấy, phơi, nén, ép thành từng trang.

Cho đến ngày nay công nghệ chế tạo giấy không khác phương pháp của người Trung Quốc thời cổ bao
nhiêu.

- Từ thời Tây Tấn, kỹ thuật chế tạo giấy được truyền bá sang các nước láng giềng: Việt Nam, Triều Tiên,
Nhật Bản, Ấn Độ, Ả rập, rồi từ Ả Rậptruyền sang châu Â. Sau khi nghề làm giấy được truyền bá rộng rãi,
các chất liệu dùng để viết trước kia như lá cây ở Ấn Độ, giấy papyrút ở Ai Cập, da cừu ở châu Âu…đều bị
giấy thay thế. Kỹ thuật làm giấy được coi là cuộc cách mạng trong việc truyền bá chữ viết của nhân loại.

b. Kỹ thuật in

- Kỹ thuật in bắt nguồn từ việc khắc chữ trái trên các con dấu đã có từ đời Tần.

- Hiện nay chưa rõ kỹ thuật in chính xác ra đời từ bao giờ, chỉ biết rằng đến giữa thế kỷ VII (thời Đường)
đã có kỹ thuật in. Sử sách chép lúc bấy giờ nhà sư Huyền Trang đã cho in một số lượng lớn phổ hiền
tượng để phân phát bốn phương, như thế là chậm nhất lúc này Trung Quốc đã phát minh và ứng dụng
thuật in ấn. Năm 1966, ở Hàn Quốc phát hiện được kinh Đàlani in vào khoảng năm 704 – 751, đây là ấn
phẩm cổ nhất trên thế giới đã phát hiện được. Theo nghiên cứu thì kinh này khắc in ở Tây An, vì thuật in
ấn đã được phát minh từ thế kỷ VII ở Trung Quốc.
- Kỹ thuật in lúc đầu là bằng ván khắc, quá trình in đại thể như sau: chọn thứ gỗ chắc, thớ nhỏ, cưa
thành những tấm ván theo quy cách nhất định, trên đó khắc nổi chữ trái, hoặc hình vẽ trái, sau đó xoa
mực, đặt tờ giấy lên in. Kỹ thuật in ván khắc mất công, mất thời gian, nhưng công nghệ giản đơn, ít tốn,
lại có thể in đi in lại nhiều lần nên được dùng rất phổ biến.

- Đến thế kỷ XI, một người dân thường là Tất Thăng đã phát minh ra cách in chữ rời bằng đất sét nung.
Các con chữ được xếp lên một tấm sắt có phủ sáp, nhựa thông và tro giấy, xung quanh có khung sắt giữ
lại, xếp xong đem hơ nóng cho sáp chảy ra, dùng một tấm ván ép cho bằng mặt rồi để nguội. Như vậy
sáp đã giữ chặt lấy chữ và có thể đem in. In xong, lại hơ lửa cho tan chất hồ, gỡ chữ bỏ vào ô gỗ lúc đầu.
Công nghệ in chữ rời tương đối giản đơn, hiệu suất cao, sử dụng và bảo tồn chữ rời tiện lợi, không mất
công, mất thì giờ như in bản khắc, tốn gỗ, hiệu suất thấp, giữ gìn bản khắc phức tạp.

- Sau đó, Thẩm Quát đã thử dùng chữ gỗ thay thế chữ đất sét nung nhưng chưa có kết quả, đến thời
Nguyên, Vương Trinh mới cải tiến thành công việc dùng con chữ rời bằng gỗ.

- Từ thời Đường, kỹ thuật in ván khắc của Trung Quốc đã truyền sang Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam,
Philippin, Ả Rậprồi truyền sang châu Phi, châu Âu. Năm 1448, Guttenbéc (người Đức) đã dùng chữ rời
bằng hợp kim và dùng mực dầu để in kinh thánh, đặt cơ sở cho việc in chữ rời bằng kim loại ngày nay.

c. La bàn (kim chỉ nam)

- Từ thế kỷ III TCN, Trung Quốc đã biết được từ tính của đá nam châm, phát minh ra một dụng cụ chỉ
hướng gọi là “tư nam”: làm bằng sắt có từ thiên nhiên, mài thành hình cái thìa để trên một cái đĩa có
khắc các phương hướng, cán thìa sẽ chỉ hướng nam. Nhược điểm: sắt có từ thiên nhiên khó mài, gia
công phức tạp, dễ mất từ, lại nặng nề, lực ma sát lớn, chuyển động không nhạy, chỉ hướng không được
chính xác nên không được dùng phổ biến. Mặc dù vậy, tư nam vẫn được xem là tổ tiên của kim chỉ nam.

- Đến đời Tống, thế kỷ XI, người Trung Quốc đã phát minh ra kim nam châm nhân tạo. Họ dùng kim sắt,
mài mũi kim vào đá nam châm để thu từ tính rồi dùng kim đó để làm “la bàn”. Lúc đầu la bàn còn thô
sơ: xâu kim nam châm qua cọng rơm, sợi bấc đèn rồi thả trên bát nước gọi là “thuỷ la bàn”, hoặc treo
kim nam châm bằng một sợi tơ ở chỗ kín gió.
- La bàn chủ yếu được các thầy phong thuỷ sử dụng để xem hướng đất, đến cuối thời Bắc Tống thì được
sử dụng trong việc đi biển. Trước kia, người đi biển nhìn vào mặt trời, mặt trăng và các vì sao mà định
phương hướng. Gặp ngày mưa gió âm u, không thấy mặt trời, mặt trăng và các vì sao thì thường hay bị
lạc đường, va vào đá ngầm hoặc mắc cạn vào bãi cát nổi. Lúc đầu, kim chỉ nam được dùng để bổ trợ
cùng với việc xem thiên văn cho người đi biển (đêm xem sao, ngày xem mặt trời, lúc âm u xem kim chỉ
nam”. Từ Nam Tống trở về sau, kim chỉ nam trở thành nghi khí chỉ hướng chủ yếu của ngành hàng hải,
việc xem thiên văn trở thành bổ trợ.

Nhờ có kim chỉ nam, người đi biển vẽ được bản đồ hàng hải và làm sổ tay hàng hải. Ứng dụng kim chỉ
nam vào hàng hải làm cho kỹ thuật hàng hải cải tiến nhanh, mở một kỷ nguyên mới cho hàng hải nhân
loại. Đời Nam Tống và đời Nguyên, ngành hàng hải Trung Quốc phát triển rất cao, đầu đời Minh, Trịnh
Hoà đi thuyền xuống Tây Dương đều gắn liền với việc ứng dụng kim chỉ nam.

- Nửa sau thế kỷ XII, la bàn được truyền sang Ả Rậprồi sang châu Âu, người châu Âu cải tiến thành “la
bàn khô” tức là la bàn có khắc các vị trí cố định. Nửa sau thế kỷ XVI, la bàn khô lại truyền trở lại Trung
Quốc, dần dần thay thế la bàn nước.

d. Phát minh ra thuốc súng (thuốc nổ)

Thuốc nổ Trung Quốc gọi là “hoả dược” (thuốc lửa, hay thuốc phát ra lửa), thành phần cơ bản là lưu
huỳnh, diêm tiêu và than, ba thứ trộn lại thành thuốc nổ đen xưa nhất.

- Đây là phát minh hết sức ngẫu nhiên của các đạo sĩ thuộc phái Đạo gia. Khi luyện đan (tạo ra thuốc
trường sinh bất lão), nguyên liệu được sử dụng là lưu huỳnh, diêm tiêu và than gỗ, nhưng quá trình
luyện thường hay gây ra những vụ nổ, cháy nhà, bỏng tay, bỏng mặt…nên các thầy thuốc thường dùng
hoả dược để “trị ghẻ lở, sát trùng, chống phong thấp, ôn dịch”, các nhà luyện đan đã ghi lại kinh nghiệm
đó để người pha chế chú ý đề phòng.

- Cuối đời Đường, hoả dược được dùng làm vũ khí chiến tranh, nhưng lúc đầu chủ yếu người ta chỉ lợi
dụng tính năng dễ bén lửa của hoả dược để tăng hiệu lực hoả công trong chiến tranh để đốt doanh trại
của địch như hoả tiễn, hoả pháo (hoả tiễn là đầu mũi tên có buộc một bọc hoả dược, châm ngòi, dùng
cung nỏ bắn, còn hoả pháo là lấy hoả dược gói thành bao, châm ngòi, lấy máy ném đá bắn).
- Việc chế tạo thuốc súng phát triển mạnh vào thời Tống. Trong chiến tranh Tống – Kim thời Nam Tống,
quân Tống có dùng loại “chấn thiên lôi”, khi hoả dược nổ, tiếng to như sấm, sức nóng toả ra hơn nửa
mẫu đất, người và da bò nát vụn, không còn dấu vết, giáp sắt cũng thủng, tính năng bộc phá của hoả
dược đã tương đối lớn. Trần Quy đời Tống phát minh ra hoả khí hình ống (hoả thương) năm 1132: hoả
thương làm bằng ống tre to, hai người vác, lúc dùng, nạp hoả dược vào, lâm chiến thì đốt ngòi, ngọn lửa
phun ra thiêu cháy địch.

- Đầu thế kỷ XIV, đời Nguyên đã có “đồng hoả súng” (súng bằng đồng): bắn đạn đá, nạp hoả dược vào
thân súng, cuối súng có ngòi, châm ngòi thì bắn đạn đá ra.

- Đến thế kỷ XIII, thuốc súng được truyền sang châu Âu thông qua người Ả Rập(người Mông Cổ trong
quá trình tấn công Trung Quốc đã học tập được cách làm thuốc súng của người Trung Quốc, sau đó họ
chinh phục Tây Á, truyền kỹ thuật làm thuốc súng cho người Ả rập, người Ả Rậplại truyền thuốc súng và
súng vào châu Âu qua Tây Ban Nha).

→ Những phát minh trên đã làm thay đổi toàn bộ bộ mặt thế giới. Nghề in, nghề làm giấy đã góp phần
thay đổi trên bình diện văn học, thuốc súng thay đổi trên bình diện kỹ thuật quân sự, la bàn thay đổi
trên bình diện hàng hải. Từ đó dẫn đến sự thay đổi trên các lĩnh vực khác. Đây là những phát minh có ý
nghĩa toàn nhân loại.

Các Mác đã từng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát minh và ứng dụng các kỹ thuật chế tạo thuốc
súng, làm kim chỉ nam và kỹ thuật ấn loát đối với sự ra đời của xã hội tư bản: “ba đại phát minh dự báo
xã hội tư bản đến gần, thuốc nổ phá tan giai tầng kỵ sĩ, còn thuật in ấn thì trở thành công cụ của Tân
giáo, tóm lại biến thành phương tiện phục hưng khoa học, biến thành đòn bẩy mạnh mẽ vô cùng, tiền đề
tất yếu để phát triển tinh thần” (dẫn theo) [7]. Nhưng ở Trung Quốc, những phát minh này đã không
được sử dụng vào những mục đích khoa học. Lỗ Tấn đã phê phán: “Người nước ngoài sử dụng kỹ thuật
làm giấy và ấn loát để phát triển văn hoá khoa học, còn người Trung Quốc thì dùng giấy và kỹ thuật in ấn
để sản xuất kinh sách; người nước ngoài dùng chất cháy nổ làm đạn dược để chống quân thù, còn người
Trung Quốc thì chủ yếu lại dùng nó để cúng lễ thần linh, trừ tà ma; người nước ngoài dùng kim chỉ nam
để phát triển ngành hàng hải, còn người Trung Quốc thì chủ yếu lại dùng nó vào việc xem đất cát đặt mồ
mả theo thuật phong thuỷ”[8]

6. Triết học, tư tưởng, tôn giáo


Ở Trung Quốc, triết học, tư tưởng, tôn giáo nhiều khi lồng vào nhau. GV chọn vấn đề Nho giáo để giảng
dạy, những vấn đề khác giới thiệu nét tiêu biểu.

a. Âm dương – Bát quái – Ngũ hành – Âm dương gia

Âm dương, bát quái, ngũ hành là những thuyết mà người Trung Quốc nêu ra từ thời cổ đại nhằm giải
thích nguồn gốc của vạn vật.

- Âm dương: người Trung Quốc cho rằng trong vũ trụ có 2 yếu tố cơ bản tồn tại dưới dạng khí là âm và
dương. Dương có các tính chất: giống đực, ánh sáng, nóng, hoạt động, rắn rỏi…Âm có các tính chất
ngược lại: giống cái, bóng tối, lạnh, đứng yên, mềm mỏng. Âm và dương luôn tác động và chuyển hoá
cho nhau. Âm dương tương phản nhưng không tương khắc, trong âm có dương, trong dương có âm. Âm
dương được gọi là lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh ra tứ tượng (bốn mùa), tứ tượng sinh ra bát quái.

Trong vũ trụ: Mặt trời là dương, mặt trăng là âm, ban ngày Mặt Trời mọc, ban đêm mặt trăng thay thế,
tạo nên ngày và đêm. (Nhật vãn tắc Nguyệt lai, Nguyệt vãn tắc Nhật lai).

Bốn mùa (tứ tượng): cũng là do sự vận hành của âm dương mà ra.

Trong cơ thể con người, máu từ tim chảy ra là máu đỏ (dương), máu về tim: máu đen (âm).

Trong toán học: âm (chẵn), dương: lẻ

Trong quan niệm sống chết: âm: cõi chết, dương: dương thế → người sống thường kiêng số chẵn.

Âm dương bổ trợ cho nhau để cùng tồn tại: tất cả vạn vật biến hoá trong vũ trụ do âm dương không diệt
nhau mà bổ trợ cho nhau tạo nên sự vận hành vận động của thế giới vật chất (nắng – dương, mưa – âm,
kết hợp làm cho cây cối tốt tươi, vạn vật sinh sôi nảy nở). Âm dương gặp nhau sinh ra vạn vật: “Nhị khí
giao cảm hoá sinh vạn vật” (Lão Tử), “vạn vật đều cõng âm và dương”
- Bát quái: là 8 quẻ: Càn, Khôn, Chấn, Tốn, Khảm, Ly, Cấn, Đoài tượng trưng cho 8 yếu tố vật chất tạo
thành thế giới.

Càn: Trời, Khôn: đất, Chấn: sấm, Tốn: gió, Khảm: nước, Ly: lửa, Cấn: núi, Đoài: hồ. Trong bát quái, hai
quẻ Càn, Khôn là quan trọng nhất.

Trong quan hệ gia đình: Càn: cha, Khôn: mẹ, Chấn: con trai cả, Tốn: con trai giữa, Khảm: con trai út, Ly:
con gái cả, Cấn: con gái giữa, Đoàn: con gái út.

Thuyết bát quái chứa đựng tính chất duy vật và biện chứng (coi 8 yếu tố vật chất cấu tạo nên vũ trụ, cho
rằng sự vật luôn phát triển), tuy nhiên vẫn có nhiều yếu tố duy tâm, thiếu cơ sở khoa học, thường được
dùng trong việc bói toán.

- Ngũ hành: 5 yếu tố vận động (mang tính biện chứng) cấu thành thế giới vật chất. Năm yếu tố này cũng
tương sinh, tương thành nhưng lại đối lập nhau: Mộc (gỗ), Hoả (lửa), Thổ (đất), Kim (không khí), Thuỷ
(nước).

Ngũ hành là bản thể của âm và dương, là sự tồn tại của các dạng vật chất trên thế giới.

- Âm dương gia: là trường phái tư tưởng ra đời vào thời Chiến quốc dựa vào thuyết “Âm dương ngũ
hành” để giải thích sự biến hoá trong giới tự nhiên và sự phát triển của xã hội.

+ Nêu ra quy luật về mối tương sinh, tương khắc của Ngũ hành để giải thích sự biến đổi của vạn vật.

Tương sinh (vòng tròn): Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc

Tương khắc (ngôi sao): Mộc Khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim, Kim khắc Mộc.
Mộc: mùa xuân, phương Đông, màu xanh, vị chua…
Hoả: mùa hạ, phương Nam, màu đỏ, vị đắng…

Thổ: giữa hạ và thu, trung ương, màu vàng, vị ngọt

Kim: màu thu, phương Tây, màu trắng, vị cay…

Thuỷ: mùa đông, phương Bắc, màu đen, vị mặn…

Sự biến chuyển của 4 mùa là tuân theo quy luật Ngũ hành tương sinh.

b. Nho gia – Nho giáo

- Là trường phái tư tưởng quan trọng nhất ở Trung Quốc. Người đặt cơ sở đầu tiên là Khổng Tử (thời
Xuân Thu), sau được Mạnh Tử (thời Chiến quốc) và Đổng Trọng Thư (thời Tây Hán) phát triển và hoàn
chỉnh.

* Khổng Tử (551 – 479 TCN)

Tên là Khâu, hiệu là Trọng Ni, người nước Lỗ (nay thuộc tỉnh Sơn Đông). Ông là nhà tư tưởng lớn và nhà
giáo dục lớn đầu tiên của Trung Quốc cổ đại. Tương truyền ông có đến 3000 học trò, trong đó có 72
người hiền (thất thập nhị hiền)

- Bên cạnh việc dạy học, Khổng Tử còn chỉnh lý các sách Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch, Xuân Thu, trong đó
sách Nhạc bị thất truyền, 5 quyển còn lại sau trở thành tác phẩm kinh điển của Nho gia (gọi là Ngũ kinh)

- Những lời nói của Khổng Tử và những câu hỏi của học trò được chép thành sách Luận ngữ, chứa đựng
những tư tưởng cơ bản của Khổng Tử.
- Tư tưởng cơ bản của Khổng Tử

+ về mặt triết học: Khổng Tử ít quan tâm đến việc giải thích nguồn gốc của vũ trụ. Về trời đất quỷ thần,
ông có quan niệm không rõ ràng, một mặt cho rằng trời là giới tự nhiên, mặt khác lại cho rằng trời có thể
chi phối số phận của con người, một mặt thì hoài nghi “chưa rõ được việc thờ người, làm sao biết được
việc thờ thần”, mặt khác lại rất coi trọng cúng tế, “tế thần xem như có thần”

+ về mặt đạo đức: bao gồm nhiều mặt như “nhân”, “lễ”, “nghĩa”, “trí”, “tín”, “dũng”,…trong đó Khổng
Tử đặc biệt đề cao chữ “nhân”

“Nhân” có nghĩa là lòng thương người, “điều mà mình không muốn thì đường làm cho người khác”,
“mình muốn lập thân thì giúp người khác lập thân, mình muốn thành đạt thì cũng giúp người khác thành
đạt”. Đối với bản thân, nhân có nghĩa là phải “kiềm chế mình làm theo đúng lễ”, “không hợp với lễ thì
không nhìn, không hợp với lễ thì không nghe, không hợp với lễ thì không nói, không hợp với lễ thì không
làm” → “Nhân” là phạm trù rất rộng, gần với đạo đức.

Đề cao “nhân”, Khổng Tử còn chú trọng đến “lễ”, coi “nhân” là gốc, là nội dung, còn “lễ” là biểu hiện của
“nhân”, “người không có lòng nhân thì thực hành lễ sao được”

“Lễ” còn có thể điều chỉnh “nhân” cho đúng mực. Khổng Tử nói “cung kính mà không biết lễ thì mệt
nhọc, cẩn thận mà không biết lễ thì nhút nhát, dũng cảm mà không biết lễ thì làm loạn, thẳng thắn mà
không biết lễ thì làm phật ý người khác”.

+ Về đường lối trị nước: Khổng Tử chủ trương “đức trị”, “cai trị dân mà dùng mệnh lệnh, đưa dân vào
khuôn phép mà dùng hình phạt thì dân có thể tránh được tội lỗi nhưng không biết liêm sỉ. Cai trị dân mà
dùng đạo đức, đưa dân vào khuôn phép mà dùng lễ thì dân sẽ biết liêm sỉ và thực lòng quy phục”.

Nội dung “đức trị” gồm: làm cho dân cư đông đúc, kinh tế phát triển và dân được học hành.
Biện pháp để thi hành đường lối đức trị là “phải thận trọng trong công việc, phải giữ được chữ tín, tiết
kiệm trong công việc chi dùng, thương người, sử dụng sức dân vào thời gian hợp lý”

Tính bảo thủ: chủ trương những quy chế, lễ nghi được đặt ra từ thời Tây Chu là không được thay đổi.

+ về giáo dục: Khổng Tử là người đầu tiên sáng lập chế độ giáo dục tư thục ở Trung Quốc. Mục đích giáo
dục theo Khổng Tử là uốn nắn nhân cách và bồi dưỡng nhân tài, phương châm là tiên học lễ hậu học
văn, học phải đi đôi với hành.

Ông nói “các trò vào phải hiếu với cha mẹ, ra phải kính mến các anh, nói năng phải thận trọng và thành
thực, yêu thương mọi người và gần gũi người có lòng nhân. Sau khi thực hành đầy đủ các điều nói trên
thì dành sức lực để học văn hoá”

Khổng Tử rất coi trọng phương pháp giảng dạy, chú ý dẫn dắt học trò để họ có thể suy nghĩ rút ra kết
luận, tuỳ theo trình độ, tính cách từng học trò mà dùng những phương pháp dạy khác nhau. Đối với học
trò, ông yêu cầu họ phải khiêm tốn, cầu thị “biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, thế mới
thực là biết”.

Trong thời đại của ông, chủ trương chính trị của ông chưa được trọng dụng.

* Mạnh Tử (371 – 289 TCN)

- Mạnh Tử người nước Trâu (cũng thuộc Sơn Đông ngày nay), là học trò của Tử Tư (tức Khổng Cấp –
cháu nội của Khổng Tử). Ông là người kế thừa và phát triển học thuyết Nho gia thêm một bước

+ Về mặt triết học:

Mạnh Tử tin ở mệnh trời, cho rằng mọi việc đều do trời quyết định, tuy vậy những bậc quân tử tu dưỡng
đến mức cực thiện cực mĩ có thể cảm hoá được ngoại giới.
+ Về đạo đức: Mạnh Tử có hai đóng góp mới

Cho rằng đạo đức của con người là một yếu tố bẩm sinh, có sẵn gọi là tính thiện, “nhân chi sơ tính bản
thiện”, được biểu hiện ở nhân, nghĩa, lễ, trí. Nếu được giáo dục tốt thì tính thiện bẩm sinh ấy sẽ đạt đến
cực thiện, ngược lại, nếu không được giáo dục tốt thì bản tính tốt ấy sẽ mất đi.

Trong nhân, nghĩa, lễ, trí thì Mạnh Tử coi trọng nhất là nhân nghĩa

+ Về chính trị: Mạnh Tử nhấn mạnh nhân chính và thống nhất.

Nhân chính tức là dùng đạo đức để trị nước (giống quan điểm của Khổng Tử), “dùng sức mạnh để bắt
người ta phục thì không phải là người ta phục từ trong lòng mà vì sức không đủ. Lấy đức để làm cho
người ta phục thì trong lòng người ta vui và thực sự là phục vậy”.

Điểm cốt lõi trong đường lối nhân chính là tư tưởng quý dân. “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”
(dân là quý nhất, đất nước thứ hai, vua thì coi nhẹ)

Thống nhất: chủ trương muốn chấm dứt chiến tranh giữa các nước thời Chiến Quốc để toàn Trung Quốc
được thái bình. Biện pháp thực hiện thống nhất là nhân chính

+ Về giáo dục: chủ trương mở rộng giáo dục đến mọi tầng lớp để dạy cho học sinh cái nghĩa hiếu, đễ.

Thời Chiến Quốc, những tư tưởng của Mạnh Tử cũng bị coi là viển vông, không phù hợp với hoàn cảnh
nên không được các nước chư hầu chấp nhận.

* Đổng Trọng Thư (179 – 104 TCN)

Đến Đổng Trọng Thư, học thuyết Nho gia được phát triển và hoàn chỉnh. Năm 136 TCN, Hán Vũ Đế đã ra
lệnh “bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật” (bỏ các phái khác, đề cao phái Nho gia). Từ đó, Nho gia bắt
đầu trở thành hệ tư tưởng chính thống của xã hội Trung Quốc.
+ Về triết học: Đổng Trọng Thư có hai điểm mới là thuyết “thiên nhân cảm ứng” và dùng âm dương ngũ
hành để giải thích mọi việc.

“Thiên nhân cảm ứng” là nói về mối quan hệ tác động qua lại giữa trời và người. Đổng Trọng Thư khẳng
định: “Trời là thuỷ tổ của muôn vật cho nên bao trùm tất cả không có ngoại lệ”. Giữa trời và người có
mối quan hệ qua lại, trời có thể chi phối hoạt động của con người, ngược lại sự cố gắng hết sức của con
người cũng có thể tác động đến trời.

Đổng Trọng Thư dùng thuyết âm dương ngũ hành để kết hợp với thuyết trời sinh vạn vật của ông, do đó
cũng góp phần phát triển thuyết âm dương ngũ hành thêm một bước.

“Giữa trời đất, có hai khí âm dương bao trùm lấy con người giống như nước thường ngập con cá, chỗ
khác với nước là có thể thấy và không thể thấy mà thôi”. Đổng Trọng Thư cho rằng trời trọng dương,
không trọng âm.

Đối với ngũ hành, Đổng Trọng Thư nêu ra quy luật: liền nhau thì sinh nhau, cách nhau thì khắc nhau.
(thứ tự của ngũ hành là Mộc - Hoả - Thổ - Kim - Thuỷ → Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim
sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc; và Mộc khắc Thổ, Hoả khắc Kim, Thổ khắc Thuỷ, Kim khắc Mộc, Thuỷ khắc
Hoả)

+ Về đạo đức: Đổng Trọng Thư nêu ra thuyết “tam cương”, “ngũ thường”, “lục kỉ”.

“Tam cương” là ba mối quan hệ: vua tôi, cha con, chồng vợ, trong đó, bề tôi, con và vợ phải phục tùng
vua, cha, chồng. Vua, cha, chồng là dương, bề tôi, con, vợ là âm, mà trời trọng dương chứ không trọng
âm nên bề tôi, con, vợ phải ở địa vị phục tùng.

“Ngũ thường” là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Những nội dung này đã có trong tư tưởng Khổng, Mạnh nhưng
đến Đổng Trọng Thư mới ghép thành một hệ thống và coi đó là 5 tiêu chuẩn đạo đức thông thường nhất
của người quân tử.
“Lục kỉ” là 6 mối quan hệ với những người ngang hàng với cha, mẹ, anh em, họ hàng, thầy giáo và bạn
bè.

“Tam cương”, “ngũ thường” đã trở thành những tiêu chuẩn đạo đức chủ yếu của Nho giáo và đã đóng
vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ trật tự của xã hội phong kiến ở Trung Quốc.

+ Về chính trị: Đổng Trọng Thư chỉ cụ thể hoá tư tưởng của Khổng - Mạnh như: hạn chế sự chênh lệch
giàu nghèo, hạn chế sự chiếm đoạt ruộng đất, bỏ nô tì, trừ các tệ chuyên quyền giết người, giảm nhẹ
thuế khoá, bỏ bớt lao dịch, chú trọng việc giáo dục.

Đến Đổng Trọng Thư, Nho gia đã trở thành Nho giáo. Khổng Tử được tôn làm giáo chủ của đạo Học.

* Sự phát triển của Nho học đời Tống

Nho học đời Tống giải thích nguồn gốc của vũ trụ và giải thích mối quan hệ giữa tinh thần và vật chất mà
họ gọi là lý và khí, lý có trước khí. Do đó, những người theo quan điểm này được gọi là phái lý học.

- Người đầu tiên khởi xướng lý học là Chu Đôn Di (1017 – 1073), ông cho rằng nguồn gốc của vũ trụ là
thái cực, hay vô cực, thái cực có hai thể động và tĩnh, động sinh ra dương, động cực lại đến tĩnh. Tĩnh
sinh ra âm, tĩnh cực lại đến động.

- Đồng thời với Chu Đôn Di có Thiệu Ung (1011 – 1077): cho rằng thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi
sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái.

- Trình Hạo (1032 – 1085), Trình Di (1033 – 1107), Chu Hy (1130 – 1200)…cũng là những nhà lý học nổi
tiếng. Trình Di và Chu Hy nêu ra phương pháp nhận thức “cách vật trí tri” nghĩa là phải thông qua việc
nghiên cứu các sự vật cụ thể để hiểu được cái lý của sự vật, tức là các khái niệm trừu tượng. Hai ông
cũng tách Đại học và Trung dung trong sách lễ ký thành hai sách riêng, từ đó Đại học và Trung dung
được gộp với Luận ngữ, Mạnh Tử thành bộ kinh điển thứ hai của Nho gia, gọi là Tứ thư.
→ Có thể nói, Nho giáo được xem là quốc giáo, là chỗ dựa, cơ sở của chế độ phong kiến Trung Quốc. Với
tư cách là hệ tư tưởng chỉ đạo đường lối trị nước ở Trung Quốc hơn 2.000 năm, Nho giáo đã đóng góp
quan trọng về các mặt tổ chức xã hội, bồi dưỡng đạo đức, phát triển văn hoá giáo dục. Nhưng đến cuối
thời kỳ phong kiến, do tính bảo thủ của nó, Nho giáo đã trở thành vật cản tạo nên sự trì trệ của xã hội
Trung Quốc.

c. Đạo gia và Đạo giáo

* Đạo gia

Lão Tử là người đề xướng, Trang Tử là người phát triển học thuyết Đạo gia → còn được gọi là học thuyết
Lão – Trang.

- Lão Tử: tức Lão Đam, tên Lý Nhĩ, người nước Sở, sống vào thời Xuân Thu. Ông có soạn một quyển sách
gồm hai thiên nói về “đạo” và “đức”, là nội dung cốt lõi của quyển Lão Tử (sau còn gọi là cuốn “Đạo đức
kinh”)

Tư tưởng của Lão Tử:

+ Về triết học: tư tưởng của Lão Tử chứa đựng yếu tố duy vật biện chứng thô sơ. Ông cho rằng “đạo” là
nguồn gốc của vũ trụ. Đạo là một khối hỗn độn, đạo có sớm hơn cả trời đất, quỷ thần. Đạo sinh ra một,
một sinh ra hai, hai sinh ra ba, ba sinh ra vạn vật. Sự vật vận động theo một quy luật gọi là “đức” (khác
với khái niệm đức t

You might also like