You are on page 1of 5

ND Lịch Sử

Cơ sở hình thành:
1.Điều kiện tự nhiên
+ Phía đông giáp biển, lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang đã hình thành nên các bình nguyên
châu thổ (Hoa Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung…) rộng rãi phì nhiêu, thuận lợi cho việc phát triển
nông nghiệp.
+ Phần lớn lãnh thổ mang khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới. Phía Đông thuộc khí hậu gió mùa,
mưa xuất hiện nhiều vào mùa hạ.
=> Điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhiều sông và giáp biển-> Nông nghiệp phát triển -> Dân cư tập
trung đông

2. Dân cư
+ Cái nôi của nền văn minh Trung Hoa được bắt nguồn ở lưu vực sông Hoàng Hà. Người Hoa
cổ đại vốn sống ở khu vực Trung Á, đến khoảng 5000 năm TCN thì họ mới bắt đầu tiến
xuống phía nam ( khu vực lưu vực sông Hoàng Hà ngày nay) và dần hình thành nên tộc Hoa
Hạ.
+ Trải qua khoảng 1500 năm, mãi đến khi Tần Thủy Hoàng xưng đế, lãnh thổ của Hoa tộc mới
được mở rộng đáng kể về phía nam, hình thành nên đế quốc của riêng họ.

3. Điều kiện kinh tế:


+ Nông nghiệp phát triển nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai màu mỡ -> Trồng các loại
cây: lúa mì, kê, dâu, đay,…
+ Công cụ sản xuất chủ yếu làm bằng gỗ, đá, xương.
+ Những tiến bộ về kĩ thuật sản xuất và trị thủy đã thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển.
+ Các nhanh thủ công như làm gốm, đúc đồng, luyện sắt, dệt vải, đóng thuyền, làm giấy,… sớm
phát triển
+ Việc trao đổi, buôn bán các sản phẩm trong và ngoài nước mở rộng
+ Hoạt động ngoại thương phát triển mạnh theo con đường Tơ lụa
=>Thương nghiệp vì thế cũng phát triển, với các hoạt động buôn bán cả trong nước lẫn với các nước
khác

4. Tình hình chính trị - xã hội:


+ Thế kỉ XXI TCN – 221 TCN: Hạ, Thương, Chu: hình thành nhà nước; sáng tạo chữ viết, lịch
pháp, ra đời các học thuyết Nho gia, Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia,…
+ 221 TCN – 960: Tần-Hán, Đường, Ngũ đại Thập quốc: xác lập chế độ quân chủ, củng cố và
hoàn thiện thể chính trị-xã hội; ra đời nhiều phát minh về khoa học, kỹ thuật; đạt nhiều thành
tựu nghệ thuật
+ 960-1840: Tống, Nguyên, Minh ,Thanh: nhà nước phát triển qua nhiều giai đoạn hưng thịnh.
Văn minh Trung Hoa tiếp tục đạt nhiều thành tựu

Thành tựu:
1. Chữ viết
+ Đời nhà Thương, chữ viết của TQ được ra đời, được khắc trên mai rùa và xương thú. Vào thời
Tây Chu, số lượng chữ tăng nhiều và cách viết trở nên đơn giản hơn. (tiêu biểu thời kì này là
“kim văn” hay còn gọi là “chung đỉnh văn”)
+ Đến thời Tần, Lý Tư đã dựa vào chữ nước Tần kết hợp với các chữ của các nước khác, cải
tiến cách viết thành chữ “tiểu triện”
+ Từ cuối thời Tần Thủy Hoàng đến thời Hán Tuyên đế xuất hiện một kiểu chữ mới gọi là “chữ
lệ”. Chữ lệ biến những nét cong, nét tròn từ bộ chữ triện thành nét sổ thẳng, vuông vức và
ngay ngắn, làm nền móng để phát triển chữ Hán ngày nay

2. Văn học
a) Thể loại văn học TQ tiêu biểu nhất là Kinh Thi, thơ Đường và tiểu thuyết Minh – Thanh:
+ Kinh Thi: Được sáng tác trong khoảng 500 năm từ đầu thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu.
Gồm 305 bài chia làm 3 phần là Phong, Nhã, Tụng:
● Phong là dân ca các nước tên gọi là Quốc Phong
● Nhã gồm 2 phần là Tiểu Nhã và Đại Nhã, nhiều người cho rằng Tiểu Nhã là những bài thơ do
tầng lớp quý tộc nhỏ sáng tác, Đại Nhã thì do tầng lớp quý tộc lớn
● Tụng gồm 3 phần là Chu Tụng, Lỗ Tụng và Thuông Tụng, chúng do các quan phụ trách tế lễ
và bói toán sáng tác để hát khi cúng tế ở miếu đường
● Được các nhà Nho đánh giá cao về tác dụng giáo dục tư tưởng của nó
- Thơ Đường: có số lượng rất lớn và có giá trị rất cao về tư tưởng và nghệ thuật
+ Thường sáng tác theo 3 thể: Từ, Cổ phong, Đường luật
● Từ là 1 loại thơ đặc biệt, kết hợp chặt chẽ với âm nhạc. Cổ phong là thể thơ tưởng đối tự do.
● Đường luật gồm 3 dạng chính:
● Bát cú (8 câu, có thể là “thất ngôn” hay “ngũ ngôn”)
● Tuyệt cú (4 câu)
● Một số nhà thơ tiêu biểu thời kì này: Lý Bạch (701-762), Đỗ Phủ (712-770), Bạch Cư Dị
(772-846),…
- Tiểu thuyết Minh – Thanh
- Những tác phẩm nổi tiếng trong giai đoạn này là: “Truyện Thủy hử” của Thi Nại Am, “Tam quốc
chí diễn nghĩa” của La Quán Trung, “Tây du ký” của Ngô Thừa Ân,…

b) Sử học:
+ Thường xuyên có những viên quan chuyên phụ trách việc chép sử; một số những nước chư
hầu có nền văn hóa phát triển tương đối cao như Tấn, Sở, Lỗ... cũng đặt chức quan chép sử.
+ Đến thời Tây Hán, sử học Trung Quốc bắt đầu trở thành một lĩnh vực độc lập mà người đặt
nền móng đầu tiên là Tư Mã Thiên.
+ Sử ký (Tư Mã Thiên):
▪ toàn bộ gồm 12 bản kỷ, 10 biểu, 8 thư, 30 thế gia, 70 liệt truyện.
• Bản Kỷ là sự tích các vua;
• Biểu là bảng tổng kết về niên đại;
• Thư là lịch sử các chế độ, các ngành riêng biệt như lễ, nhạc, kinh tế;
• Thế gia là lịch sử các chư hầu và những người có danh vọng;
• Liệt truyện chủ yếu truyện các nhân vật lịch sử khác.
▪ ghi lại mọi mặt trong xã hội như chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, ngoại giao... của Trung Quốc
trong giai đoạn lịch sử đó.
▪ Do vậy, Sử ký là một tác phẩm lớn rất có giá trị về mặt sử liệu cũng như về tư tưởng.
▪ Một số bộ sử nổi bật khác: Hán thư, Tam quốc chí và Hậu Hán thư.
▪ Bốn tác phẩm Sử ký, Hán thư, Tam quốc chí, Hậu Hán thư đều là do tư nhân soạn và được gọi
chung là “tiền tứ sử” (4 bộ sử trước).

3. phát minh lớn về kỹ thuật: Thời Trung đại, Trung Quốc có bốn phát minh rất quan trọng, đó là giấy,
kỹ thuật in, thuốc súng và kim chỉ nam.
- Kỹ thuật làm giấy. (khoảng thế kỷ II TCN), nhưng còn xấu, mặt không phẳng, khó viết, nên chủ yếu
là dùng để gói
- Kỹ thuật in: (đã có trước từ đời Tần). Nhiều đời đã in bùa chú để trừ ma.
- Thuốc súng: là một phát minh ngẫu nhiên của những người luyện đan thuộc phái Đạo gia.
▪ Vốn là, đến đời Đường, Đạo giáo rất thịnh hành. Phái đạo gia tin rằng, người ta có thể luyện được
thuốc trường sinh bất lão hoặc luyện được vàng, do đó, thuật luyện đan rất phát triển. Đến đầu thế kỷ
X, thuốc súng bắt đầu được dùng để làm vũ khí. Những vũ khí đầu tiên này được gọi là tên lửa, cầu
lửa, quạ lửa, pháo, đạn bay v.v…
- Kim chỉ nam: (La bàn), người Trung Quốc đã biết được từ tính và tính chỉ hướng của đá nam châm
từ thế kỷ III TCN

4. Tín ngưỡng:
- Quan trọng nhất là Nho gia, Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia
a) Nho gia:
+ trường phái tư tưởng quan trọng nhất ở Trung Quốc.
+ người đặt cơ sở: Khổng Tử
+ các sách Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch, Xuân Thu, trong đó sách Nhạc bị thất truyền, 5 quyển còn
lại về sau trở thành 5 tác phẩm kinh điển của Nho gia được gọi chung là Ngũ kinh.
+ Nho gia tin vào việc thờ cúng tổ tiên
b) Đạo gia
+ Người đề xướng: Lão Tử
+ Đạo gia cho rằng con người và động vật nên sống cân bằng với Đạo, hay vũ trụ.
+ tin vào sự bất tử tâm linh, nơi linh hồn của cơ thể tham gia vào vũ trụ sau khi chết.
c) Mặc gia
+ Người sáng lập: Mặc Tử
+ Về chủ trương chính trị, hạt nhân của tư tưởng Mặc Tử là thuyết “kiêm ái” (thương yêu mọi
người).
d) Pháp gia
+ Pháp gia là trường phái chủ trương dùng pháp luật để trị nước.
+ người khởi xướng: Quản Trọng.

5. Một vài info thêm:


- Con tằm được nuôi để sản xuất tơ tằm (Dâu tằm tơ).
- Trồng lúa và kê
- Phát minh ra nông nghiệp lúa nước
- Thuần hóa lợn
- Đồ gốm
- Ngọc trang trí
- Đồng và công cụ bằng đồng
- Mực Ấn Độ
- Sự khởi đầu của tổ chức đô thị
Công trình còn sót lại đến ngày hôm nay: ( chèn thêm ảnh )
1. Vạn Lí Trường Thành:
+ Theo quan niệm của người xưa. Sự tồn vong của công trình kiến trúc vĩ đại này đồng
nghĩa với sự tồn vong của họ. Đây được xem như một niềm tự hào của mỗi người dân
Trung Hoa. Để ngày nay và mãi về sau, Trường Thành này vẫn gắn liền với hình ảnh
đất nước Trung Quốc rộng lớn.
2. Tượng phật 1000 mắt 1000 tay: biểu trưng cho lòng nhẫn nhục nhu nhuyễn.
3. Cố cung:
+ được ví như một kiệt tác kiến trúc của nhân loại, thể hiện qua quy mô, kết cấu đồ sộ,
kiến trúc hài hòa tuyệt đẹp và sự bền vững của công trình qua thời gian và các thảm
họa thiên tai.

Mở rộng, liên hệ:


Nền văn minh Trung Quốc:
+ Tồn tại:
- lâu dài theo thời gian (hơn 4500 năm tính từ thời kỳ văn minh sông Hoàng Hà), đến hiện đại
vẫn còn phát triển thịnh vượng hơn so với các nền văn minh cổ đại khác về mặt KT.

-. Con người: chăm chỉ, sáng tạo, nằm trong top 5 những nước thông minh nhất thế giới

- Sử học:
+ Người Trung Quốc thời cổ rất có ý thức về biên soạn sử. Từ thời Xuân Thu (770 – 475 TCN) nhiều
nước đã đặt quan chép sử

So sánh thành tựu:


+ Chữ viết:
+ Từ thời nhà Thương (TK XIX – TK X TCN), đã xuất hiện chữ viết trên mai rùa
Đối với các nền VM khác: Ấn Độ: Thế kỉ VII TCN, chữ Brahmi
Ai cập: chữ tượng hình

- Triết học, tư tưởng:


+ Có nhiều tôn giáo ảnh hưởng đến tư duy con người châu Á (Nho giáo, Đạo giáo, Pháp gia, Mặc gia)
+ Ai Cập thờ rất nhiều thứ: các thần tự nhiên, linh hồn người chết, động vật, thần cây, thần đá, thần
lửa

- Khoa học tự nhiên và kỹ thuật


+ Có nhiều phát minh vĩ đại (tứ đại phát minh: la bàn, giấy, nghề in, thuốc súng)

+ Nhiều khái niệm toán học đã được sử dụng từ sớm, số pi đã được xác định chính xác nhất so với thế
giới vào thế kỉ V sau Công Nguyên
(SS: Người Ai Cập cổ ngay từ đầu đã biết dùng phép đếm lấy 10 làm cơ sở. diện tích hình tam giác,
diện tích hình cầu, biết được số phi (φ) là 3,16. Họ cũng biết tính thể tích hình tháp đáy vuông)

+ Thiên văn học: Bản đồ sao từ thời nhà Thương


(SS: Người Ai Cập cổ đại đã biết đến 12 cung hoàng đạo, biết về các hành tinh như sao Thuỷ, sao
Kim, sao Hoả, sao Mộc, sao Thổ. Để đo thời gian, họ đã phát minh ra cái nhật khuê.)
+ Y dược học: Thời Chiến Quốc đã có sách Hoàng đế nội kinh được coi là bộ sách kinh điển của y
học cổ truyền Trung Hoa
(SS: Họ đã đề cập đến nguyên nhân của bệnh tật, mối quan hệ giữa tim và mạch máu, các loại bệnh,
khả năng chữa trị, phương pháp khám bệnh…)

- Văn học:
+ Nền văn học phát triển, có nhiều tác phẩm nổi tiếng thế giới (tứ đại danh tác, tứ đại kỳ thư)
+ Thơ Đường là thời kỳ đỉnh cao của nền thơ ca của TQ với ba nhà thơ lớn nổi bật là Lý Bạch, Đỗ
Phủ, Bạch Cư Dị
- So sánh: Ai cập: gồm có thơ ca trữ tình, tục ngữ, truyện thần thoại… Những tác phẩm tiêu
biểu là : “Nói Thật và Nói Láo”, “Sống sót sau vụ đắm thuyền”, “Lời kể của Ipuxe”

- Hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc:


+ Hội hoạ Trung Quốc có lịch sử từ rất sớm, 5000 – 6000 năm
+ Điêu khắc: nhiều tác phẩm nổi tiếng như tượng Lạc sơn đại Phật, tượng Phật nghìn mắt nghìn tay
+ Kiến trúc: Công trình Vạn Lí Trường Thành, Thành Trường An, Cố cung, Tử cấm thành ở Bắc
Kinh
(SS: - Hội hoạ:
+ Trung Quốc có lịch sử từ rất sớm, 5000 – 6000 năm
+ Sớm hơn Ai Cập, được sinh sản trong thời kỳ Ai Cập cổ đại từ thế kỷ thứ 6 TCN - thế kỷ thứ 4 SCN
- Điêu khắc:
+ Trung Quốc: có nhiều tác phẩm nổi tiếng như tượng Lạc sơn đại Phật, tượng Phật nghìn mắt nghìn
tay
+ Ai Cập: đã sáng tạo ra những tác phẩm điêu khắc, những tấm phù điêu rất tinh tế như: Phù điêu
Fanaon, phù điêu Cleopart
- Kiến trúc:
+ Trung Quốc: Công trình Vạn Lí Trường Thành, Thành Trường An, Cố cung, Tử cấm thành ở Bắc
Kinh
+ Ai Cập: Kim Tự Tháp, Công trình Đền Mortuary, Tượng Great Sphinx)

You might also like