You are on page 1of 7

Tiếng Việt EnglishAA+

Tìm kiếm nhanh...

Home

Science profiles

Biography / Background

Qualifications

Employment History

Science Awards

Education

Projects

Publications / Books

Workshop papers

Science blogs

Teaching subjects

English Tiếng Việt

LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI: Trung Quốc cổ trung đại

I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VĂN MINH TRUNG QUỐC

1. Điều kiện tự nhiên – Dân cư

* Điều kiện tự nhiên

- Trung Quốc nằm ở phía Đông châu Á, diện tích 9,6 triệu km2, đứng thứ ba trên thế giới (sau Nga và
Canađa).
Phía Đông: giáp Thái Bình Dương

Ba mặt còn lại giáp 14 nước láng giềng.

- Lãnh thổ Trung Quốc ngày nay được định hình vào khoảng thế kỷ XVIII - đời nhà Thanh, là kết quả của
một quá trình mở rộng và bành trướng kéo dài hàng nghìn năm.

- Văn minh Trung Quốc bắt nguồn từ trung lưu sông Hoàng Hà, sau đó lan toả ra toàn bộ lưu vực sông
Hoàng Hà và sông Trường Giang. Vùng hạ lưu sông Hoàng Hà lầy lội ẩm ướt, không thích hợp cho đời
sống con người, đó là lý do giải thích vì sao nền văn minh Trung Hoa bắt nguồn ở vùng trung lưu sông
Hoàng Hà chứ không phải vùng hạ lưu.

Sông Hoàng Hà và Trường Giang đã bồi đắp nên những đồng bằng màu mỡ, tuy nhiên cũng thường gây
ra lũ lụt, nên công tác thuỷ lợi rất quan trọng. Hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng đổ ra biển
Đông Trung Hoa mang về phía Nam lượng phù sa rất lớn, tạo nên hai đồng bằng lớn nhất Trung Hoa:
Hoa Bắc và Hoa Nam – là hai vựa lúa lớn nhất cả nước.

Sông Hoàng Hà dài 5464 km ở phía Bắc, sông Trường Giang dài 6300 km ở phía Nam. Sông Hoàng Hà
thường đổi dòng, không theo một cửa cố định đổ ra biển, tạo nên một vùng quét tương đối rộng, gây
nguy hiểm cho cuộc sống con người (hiện tượng “quẫy đuôi” của sông Hoàng Hà).

Sông Trường Giang đóng vai trò quan trọng trong quá trình dựng nước của người Trung Hoa, là một
trong những hướng bành trướng, di tản lớn nhất của người xưa, vượt Trường Giang tiến xuống phía
Nam. Bên cạnh sông, ở Trung Quốc có rất nhiều hồ rộng là nơi trữ nước vào mùa cạn để tưới tiêu, phân
lũ vào mùa mưa.

- Địa hình Trung Quốc đa dạng, có nhiều dãy núi cao: Thiên Sơn (Thái Sơn), Tây Côn Lĩnh; có nhiều hồ
lớn: Động Đình, Thanh Hải, có cao nguyên: Tây Tạng, sa mạc lớn: Gôbi, bờ biển dài ở phía Đông.

- Địa hình phức tạp đó dẫn đến nhiều loại khí hậu khác nhau, nhưng có thể chia thành hai khu vực lớn về
mặt khí hậu:
miền Nam: nóng ẩm, mưa nhiều

miền Bắc: lạnh, khô.

- Tên Hoa Hạ:

Trên vùng thượng lưu sông Hoàng Hà có bộ tộc người Hạ sinh sống, thành lập nhà Hạ (thế kỷ XXI TCN). Ở
vùng hạ lưu sông Hoàng Hà có tộc người Thương sinh sống, lập nên nhà Thương vào thế kỷ XVIII TCN.

Đến thế kỷ XVI TCN, hai bộ tộc này đồng hoá với nhau thành bộ tộc Hoa Hạ. Đất nước gọi là Trung Hoa
(đất nước của những người Hoa sinh sống ở trung tâm, xung quanh là các bộ tộc lạc hậu: Man, Di,
Nhung, Địch).

Đến Cách Mạng Tân Hợi (1911), sau khi lật đổ triều Mãn Thanh, Tôn Trung Sơn đặt tên nước là “Trung
Hoa cộng hoà dân quốc” (1912), từ đó xuất hiện tên Trung Quốc.

*Cư dân:

Từ rất xa xưa trên lãnh thổ Trung Quốc đã có người nguyên thủy sinh sống. Bằng chứng là ở khu vực Chu
Khẩu Điếm (phía Tây Nam Bắc Kinh) (năm 1929), các nhà khảo cổ học đã khai quật được những xương
hoá thạch của người vượn có niên đại cách nay chừng 400.000 năm. Đặc biệt, người vượn Nguyên Mưu
(Vân Nam) phát hiện năm 1977 có niên đại đến 1.700.000 năm.

Chủng tộc: cư dân Trung Quốc thuộc chủng da vàng Môngôlôit. Đó là tiền thân của dân tộc Hán sau này.
Hiện nay, Trung Quốc gồm 56 dân tộc, trong đó dân tộc Hán chiếm đa số (dân số Trung Quốc hiện nay
khoảng 1,3 tỉ người, người Hán chiếm 94%), sau đó là Mãn, Mông, Hồi, Tạng…

2. Sơ lược tiến trình lịch sử Trung Quốc cổ trung đại


a. Thời kỳ cổ đại

- Thời kỳ chế độ công xã nguyên thuỷ: Đây là thời kỳ chưa có giai cấp nhà nước nên có chữ viết, do đó
tìm hiểu lịch sử Trung Quốc thời kỳ này chủ yếu qua các di tích khảo cổ học và các câu chuyện truyền
thuyết: thuyết Tam Hoàng – Ngũ Đế có nói tới ba vị “vua” hiền: Nghiêu (Đường Nghiêu), Thuấn (Ngu
Thuấn), Vũ (Hạ Vũ), thực chất là thủ lĩnh của những liên minh bộ lạc. (Tam Hoàng: Toại Nhân (Thiên
Hoàng), Phục Hy (Địa Hoàng), Thần Nông (Nhân Hoàng), Ngũ Đế: Hoàng Đế, Thiếu Hạo, Xuyên Húc, Đế
Cốc, Đế Trí. Cuối Đế Trí xuất hiện ba thánh hiền.

- Thời kỳ xã hội có giai cấp và nhà nước: (thời kỳ Tam Đại): 3 vương triều nối tiếp nhau: Hạ, Thương, Chu

+ Hạ (khoảng thế kỷ XXI TCN đến thế kỷ XVI TCN): là nhà nước cổ đại đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa,
người thành lập nhà Hạ là vua Vũ. Trong thời kỳ này, người Trung Quốc đã biết sử dụng đồng đỏ, chưa
có chữ viết. Về chính trị: quyền lực của nhà vua bắt đầu được tăng cường, ngôi vua được cha truyền con
nối. Bộ máy nhà nước đã được thiết lập tuy còn đơn giản, có quân đội, nhà tù. Cuối nhà Hạ có vua “Kiệt”
được mệnh danh là bạo chúa trong lịch sử Trung Quốc.

+ Thương (còn gọi là Ân, thế kỷ XVI – XII TCN): Người sáng lập là Thành Thang. Trình độ sản xuất: thời kỳ
này người Trung Quốc biết sử dụng đồ đồng thau. Chữ viết đã ra đời, đó là văn tự giáp cốt (ghi trên mai
rùa, xương thú).

Do lũ lụt sông Hoàng Hà, nhà Thương di chuyển về đất Ân Khư (Hà Nam) nên nhà Thương còn có tên gọi
là nhà Ân. Cuối nhà Thương có một ông vua tàn bạo là Trụ Vương. Chu Văn Vương đã lật đổ vua Trụ, lập
nên một nhà nước mới gọi là nhà Chu.

+ Chu (thế kỷ XI – III TCN): chia hai giai đoạn:

Tây Chu (XI – VIII TCN (771 TCN): triều Chu đóng đô ở Cảo Kinh ở phía Tây nên gọi là Tây Chu. Đây là thời
kỳ phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, người Trung Quốc biết sử dụng công cụ bằng sắt.
Nông nghiệp: thực hiện chế độ tỉnh điền (chia ruộng đất cho nông dân công xã cày cấy theo hình chữ
“tỉnh”. Chế độ tỉnh điền đã xuất hiện từ trước nhưng đến Tây Chu nó phát triển hơn và hoàn chỉnh).

Chính trị: nhà nước thực hiện chế độ “tông pháp” (chế độ cai trị theo tông tộc, dòng máu): tất cả các
nước chư hầu đều là con cháu nhà Chu

Đông Chu (VIII – III TCN): năm 770 TCN, vua Chu dời đô sang Lạc Ấp ở phía Đông, gọi là Đông Chu.

Gồm 2 thời kỳ: Xuân Thu (722 – 481 TCN) và Chiến Quốc (403 – 221 TCN)

Đây là thời kỳ nhà Chu suy yếu, các nước chư hầu nội chiến triền miên để giành quyền bá chủ, tiến tới
thống nhất Trung Quốc. Đầu thời Xuân Thu có hàng nghìn nước nhỏ, đến cuối thời Chiến Quốc xuất hiện
cục diện Ngũ bá Thất hùng. Trong số 7 nước lớn, Tần là nước mạnh hơn cả, đã tiêu diệt 6 nước đối địch,
thống nhất Trung Quốc cả về lãnh thổ, chính trị, kinh tế.

b. Thời kỳ trung đại (221 TCN đến 1840)

(Năm 221 TCN là năm Tần Thuỷ Hoàng thành lập triều Tần, năm 1840 là năm xảy ra cuộc chiến tranh
thuốc phiện giữa Trung Quốc và Anh, Trung Quốc từ một nước phong kiến trở thành một nước nửa
phong kiến nửa thuộc địa)

Trong hơn 2000 năm đó, Trung Quốc trải qua các triều đại sau đây:

- Tần (221 – 206 TCN)

4 năm Hán Sở tranh hùng

- Tây Hán (206 TCN – 8)


- Tân (9 – 23)

- Đông Hán (25 – 220)

- Thời kỳ Tam quốc: Nguỵ - Thục – Ngô (220 – 280)

- Tấn (265 – 420)

Năm 265, một thừa tướng nhà Nguỵ cướp ngôi nhà Nguỵ lập ra nhà Tấn

Thời kỳ Nam - Bắc triều (420 – 581). Năm 581, Tuỳ cướp ngôi Bắc Chu, đến năm 589, thống nhất Trung
Quốc.

- Tuỳ (581 – 618)

- Đường (618 – 907)

Ngũ Đại thập quốc (907 – 960)

- Tống (960 – 1279): Bắc Tống (960 – 1127) và Nam Tống (1127 – 1279)

- Nguyên (1271 – 1368). Năm 1271, Hốt Tất Liệt lên ngôi Hoàng đế, đến năm 1279, thống nhất hoàn
toàn Trung Quốc.

- Minh (1368 – 1644)


- Thanh (1644 – 1911)

Trong đó, thời kỳ Tần – Hán là thời kỳ xác lập và củng cố chế độ phong kiến, thời Tuỳ - Đường - Tống là
thời kỳ phát triển chế độ phong kiến Trung Quốc, thời kỳ Nguyên – Minh – Thanh là giai đoạn suy tàn,
khủng hoảng chế độ phong kiến.

II. NHỮNG THÀNH TỰU CHÍNH CỦA VĂN MINH TRUNG QUỐC

1. Chữ viết

- Đến đời Thương, chữ viết Trung Quốc mới ra đời: văn tự giáp cốt (được khắc trên mai rùa, xương thú -
chủ yếu là xương quạt của bò). Lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1899 tại di chỉ Ân Khư. Đây là loại
chữ tượng hình

Trên cơ sở chữ tượng hình đã phát triển thành các loại chữ biểu ý và mượn âm thanh (gắn liền với hình
vẽ có một âm tiết để biểu đạt hình vẽ)

Ở di chỉ Ân Khư người ta phát hiện 10 vạn mảnh mai rùa và xương thú có khắc chữ giáp cốt (khoảng
4500 chữ, trong đó đã đọc được 1700 chữ).

You might also like