You are on page 1of 14

Buổi 3 (28/3)

CHƯƠNG 3: ĐẶC TRƯNG LỊCH SỬ THĂNG LONG- HÀ NỘI


1. Thời tiền Thăng Long (trước năm 1010)
1.1. Hà Nội thời tiền sử tr87
- Đầu kỷ Đệ Tam (50 triệu năm), HN là 1 máng trũng: “Vịnh Hà Nội” (Cách đây vào khoảng 50 triệu
năm, vào đầu kỷ Đệ Tam, vùng HN là vùng máng trũng bởi vì đây là thời kì biển tiến, nước đang tràn
ngập cả một vùng đồng bằng. Giới địa chất gọi HN lúc này là vịnh Hà Nội.)
- Kỷ Đệ Tứ (1 triệu- 30 vạn năm), biển rút khỏi đồng bằng. Hệ thống sông Hồng mang phù sa đắp lên trên
trầm tích biển. (Sang kỷ Đệ Tứ, cách ngày nay khoảng .... , xảy ra quá trình nước biển lùi, biển rút khỏi
vùng đồng bằng. Trầm tích lục địa thay thế trầm tích biển. Lúc này hệ thống sông Hồng mang phù sa đắp
lên trên lớp trầm tích biển.)
- 30 vạn năm cách ngày nay, biển vào sâu quá nội thành Hà Nội hiện nay. Sau đó biển lại rút dần.
- Khoảng 4 vạn- 2 vạn năm cách ngày nay, biển lùi lại diễn ra. Khi biển lùi đồng bằng bắt đầu xuất hiện
và bề mặt đồng bằng Bắc Bộ trong đó có HN trải rộng đến tận đảo Bạch Long Vĩ.
 Tìm thấy dấu tích của con người thuộc văn hóa Sơn Vi (2 vạn-1.5 vạn năm)
 Di chỉ: Cổ Loa, gò đồi Sóc Sơn, Vạn Thắng (Ba Vì)
 - Công cụ bằng đá, ghè đèo thô sơ
- Con người sống ở đây đã biết dựng túp lều bằng tre nứa lá, dưới nền lót lá, cây cỏ làm ổ nằm.
- Lấy vỏ cây, da thú, lá khô che thân chống chọi với cái giá lạnh mùa đông.
- Tín ngưỡng: chôn người chết ngay nơi cư trú trong tư thế bó gối, bôi thổ hoàng, trong các ngôi mộ có đồ
tùy táng phản ánh tín ngưỡng: chết không phải là hết mà là bắt đầu một cuộc sống mới.
*Đầu kỷ Toàn Tân (Holosen)
- Biển lại tiến vào đất liền, nước biển phủ suốt từ Phả Lại đến Thường Tín
- Các cư dân quen cư trú trên đồi gò rút về cư trú trong các hang động.
- Di chỉ: dấu tích con người thuộc văn hóa Hòa Bình tại vùng núi quanh chùa Hương (xã Hương Sơn,
huyện Mỹ Đức)
- Công cụ được chế tác từ đá cuội, bazan và một số loại đá trầm tích khác được ghè đẽo công phu.
- Thức ăn: “Những người ăn ốc” cư dân văn hóa Hòa Bình là cư dân ăn ốc vì người ta tìm thấy tầng vỏ ốc
rất dày trong hang Sũng Sàm nơi cư dân này sống. Bởi đây là thời kì nước biển dâng, thực vật bị ngập,
nên cư dân ăn ốc nhiều vì dễ tìm kiếm.
- Tín ngưỡng: người ta tìm thấy dấu tích chôn người chết trong hang, có hiện tượng rải đá quanh mộ,
trong mộ có đồ tùy táng phong phú: công cụ, đồ trang sức, có hiện tượng bôi thổ hoàng, chôn người chết
theo tư thế nằm có bó gối.
Cách ngày nay 7 nghìn- 5 nghìn năm, tiếp tục xảy ra quá trình biển thoái. Địa hình Hà Nội dần đi vào thế
ổn định và cơ bản được duy trì đến ngày nay.
*Hậu kỳ đá mới
- Đến Hậu kì đá mới, nước biển lại rút.
- Đã có một vài nhóm cư dân khác nhau đến khai phá vùng đất mới châu thổ sông Hồng, trong đó có Hà
Nội.
- Họ đến từ những vùng cao hơn, men theo những triền sông lớn xuống thăm dò khai thác.
- Cảnh quan môi trường Hà Nội lúc đó chưa phải là lý tưởng cho việc lao động sản xuất của cư dân vùng
cao. Họ nhận thấy việc sinh sống ở đây còn khó khăn nên họ lại rút lên trên vùng cao.
 Do đó ở Hậu kỳ đá mới họ chưa phát hiện được các di tích có con người sống trên mảnh đất Hà Nội
vào khoảng thời gian này.
Cách ngày nay 4000 năm, kết thúc quá trình biển tiến 
1.2. Hà Nội thời sơ sử
1.2.1 Thời kì tiền Đông Sơn (hậu kì đá mới- sơ kì thời đại kim khí)
- Môi trường cảnh quan dần ổn định từ môi trường biển nông chuyển thành môi trường lục địa.
- Đồng bằng màu mỡ được hình thành và chịu chi phối bởi hệ thống sông dày đặc, đây là điều kiện thuận
lợi để cư trú và phát triển nghề nông trồng lúa nước.
- Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự sống như vậy thì trong thời kì này trên mảnh đất Hà Nội tiếp tục
xuất hiện dấu tích của con người cư trú. Người ta nhận thấy rằng không gian sinh tồn của con người trên
mảnh đất Hà Nội thời sơ sử phân bố rộng, không chỉ ở một, hai điểm như thời kỳ trước đó. Người ta phát
hiện nơi sinh sống của con người thời kì này ở các di tích.... trong đó có mật độ dân số cao như các di
tích...
- Di tích: Ba Vì, Đan Phượng, Đông Anh, Hoài Đức, Gia Lâm, Mê Linh, Quốc Oai, Thanh Trì, Từ
Liêm.
 - Hình thành lớp cư dân nông nghiệp đầu tiên khai phá vùng đồng bằng Hà Nội.
- Nghề: trồng lúa nước, đánh cá, làm gốm, luyện kim
(Di chỉ vườn chuối- Hoài Đức, Di chỉ Thành Dền, Di chỉ Đình Tràng (Đông Anh))
1.2.2. Thời kì Đông Sơn (Vào thười kì Đông Sơn, địa bàn cư trú của cong người trên mảnh đất Hà Nội lại
tiếp tục được mở rộng. Người ta tìm thấy các dấu tích được phân bố ở Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng,
Hoài Đức, Đông Anh, Mỹ Đức, Quốc Oai, Phú Xuyên, Thạch Thất, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín,
Từ Liêm, Ứng Hòa. Trong số những di tích này người ta thấy rằng ở khu vực Cổ Loa của Đông Anh có
11 điểm cư trú của cư dân. Người ta cho rằng có lẽ là vì Cổ Loa- Đông Anh là một trung tâm lớn về kinh
tế, xã hội và có liên quan đến nhân vật An Dương Vương và thành Cổ Loa, nước Âu Lạc.)
- Phân bố: Đa Tốn, Dương Xá (Gia Lâm); Đường Mây, Đình Tràng (Đông Anh); Chùa Thông (Thanh
Trì);
- Hiện vật: trống đồng, lưỡi cày đồng, mũi tên đồng, mộ thuyền sông Tô; mộ thuyền Nguyệt Áng.
1.2.3. Thời kì dựng nước.
- Thời kỳ đồ sắt sớm
- TK VII TCN: nhà nước hình thành: khu vực xã Cổ Loa: 11 điểm cư trú cư dân (có lẽ vì Cổ Loa-Đông
Anh là một trung tâm lớn về kinh tế, xã hội và có liên quan đến An Dương Vương và thành Cổ Loa, nước
Âu Lạc)
- Hà Nội thuộc phạm vi của các bộ Tây Vu, Chu Diên và Mê Linh.
- Cư dân: trồng lúa nước, chài lưới ven sông (thôn Long Đỗ)
- Thành Cổ Loa
1.3. Hà Nội thời kì Bắc thuộc (Năm 179 TCN, Triệu Đà đã chiếm đánh được thành Cổ Loa của nhà nước
Âu Lạc và đây cũng là mốc khởi đầu cho giai đoạn nghìn năm Bắc thuộc. Trong bối cảnh chung của lịch
sử Việt Nam thfi vùng đất Hà Nội cũng là nơi nổ ra rất nhiều cuộc khởi nghĩa. Nguyên nhân do các
vương triều phong kiến phương Bắc sau khi tiến hành xâm lược đô hộ người Việt thì đã thực hiện chính
sách đồng hóa: bắt người Việt phải học chữ Hán, mở trường dạy học truyền bá chữ Hán,.. Mang mô hình
chính trị theo mô hình Nho giáo ửo Trung Hoa áp đặt cai trị người Việt, cho dân Hán di cư ồ ạt vào Việt
Nam sống xen kẽ với người Việt.)
*Đặc điểm
- Phương Bắc xâm lược
+ Thực hiện chính sách đồng hóa người Việt
+ Thiết lập chính quyền cai trị tại Luy Lâu
- Hà Nội là nơi có nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra
+ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
+ Khởi nghĩa Lí Bí
+ Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
+ Khởi nghĩa Phùng Hưng.

- Châu thổ Bắc bộ thời Bắc thuộc


+ Triệu Đà chia Giao Chỉ (= Bắc Bộ) và Cửu Chân (=Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh), đặt sứ thần, cai trị
lỏng lẻo = cống vật
+ 111 TCN: Tây Hán thôn tính Nam Việt, chia 9 quận: Đam Nhĩ, Châu Nhai (thuộc đảo Hải Nam), Nam
Hải, Hợp Phố, Uất Lâm, Thương Ngô (đều thuộc các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Trung Quốc), Giao
Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam (=từ Quảng Bình- Quảng Nam).
- 106 TCN: Giao Chỉ thống suất 7 quận lục địa (trừ Châu Nhai và Đam Nhĩ), Chậu trị tại quận Giao Chỉ.
Đứng đầu là thứ sử, trị sở: Mê Linh.

Mô hình chính trị Việt thời Tây Hán (Đứng đầu là thứ sử, dưới thứ sử là Thái thú quản lý dân sự, quản lý
về quân sự có chức Đô úy. Ở các địa phương, nhà Hán vẫn sử dụng chế độ Lạc tướng, đứng đầu các làng
xã của người Việt thì vẫn do người Việt chúng ta quản lý. Các Lạc tướng giữ chức vụ theo hình thức cha
truyền con nối.  Ở thời kì Tây Hán, văn hóa Hán mới dừng lại ở vùng trung tâm, nơi đặt chính quyền
của người Hán, còn ở các làng xã của người Việt thì văn hóa Hán chưa với đến.)
Thứ sử
Thái thú (cấp Quận) Đô úy: quân sự
Quản lý dân sự
!
Lạc tướng: cha truyền con nối

- Đối chiếu với bản đồ hành chính, toàn bộ vùng đất Hà Nội (ngày nay sau mở rộng năm 2008) nằm trong
quận Giao Chỉ dưới thời Tây Hán.
- Cho đến trước thế kỉ V, trên đất Hà Nội ngày nay, trước đây đã từng tồn tại những trụ sở của chính
quyền cai trị phương Bắc như Mê Linh, hoặc gần những trụ sở của chính quyền cai trị như Luy Lâu, Long
Biên, (thuộc Bắc Ninh).
- Mở đầu cho thời kì đấu tranh chống Bắc thuộc trên địa bàn Hà Nội là cuộc khởi khĩa Tây Vu Vương vào
năm 111 TCN. Cuộc khởi nghĩa này mở đầu lịch sử chống Bắc thuộc.
- Vào năm 40, diễn ra cuộc khởi nghãi thứu hai là khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống lại ách cai trị của nhà
Đông Hán
 Thời gian: 40 -43
 Địa điểm: mở đầu cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Nội), thu hút nhiều quân tụ
nghĩa, 65 thành trị cùng hưởng ứng, lan sang Trung Quốc
 Kết quả: Cuộc khởi nghĩa buổi đầu đã dành được thắng lợi, kết thúc Bắc thuộc lần 1, dựng đô ở
Mê Linh và xưng Vương
 Nhân vật tiêu biểu: Đống Đa (3 anh em họ Đào); Đông Anh (Đào Kì, Phương Dung, Đông Bằng,
Thủy Hải, Đăng Giang, Khổng Chúng, Vĩnh Huy.); Gia Lâm( Thành Công, Ông Đô, Ông Hiền,
Ông Lang, Khóa Ba Sơn, Nàng Quốc, Ông Đống, Ông Hựu); Thanh Trì (Nàng Tía, Triệu Tam
Trinh, Huyện Từ Liêm có Quách Lăng, Tĩnh Lương, BẠch Lương, Vĩnh Gia, Ả Lã, Nàng Đế,..)

Mô hình chính trị thời Đông Hán (sau năm 43) (Sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 43, nhà Hán
đã thay đổi chính sách cai trị đối với với người Việt, đó là xóa bỏ chức Đô úy và Lạc tướng. Thay thế vào
đó là chức Lệnh trưởng. Như vậy, bàn tay cai trị của triều đình phương Bắc đã với tới các làng xã của
người Việt.)
Thứ sử

Thái thú Đô
Quan chuyên trách úy

Lệnh trưởng Lạc tướng

- Đến TK V, huyện Tống Bình thuộc quận Giao Chỉ được thành lập, đây là một huyện lị được thành lập ở
bờ Bắc dòng sông Tô, Tống Bình tức vùng đất Hà Nội ngày nay.
- Sau đó huyện Tống Bình trở thành quận Tống Bình: 3 huyện:
+ huyện Xương Quốc (tương ứng với bờ bắc sông Hồng, đến tận Cổ Loa – Đông Anh ngày nay)
+ huyện Nghĩa Hoài, Tuy Ninh (nằm ở khu vực phía Nam sông Hồng thuộc nội thành Hà Nội)
 Bắt đầu từ đây, trụ sở của chính quyền cai trị phương Bắc đã dần dần dịch chuyển vào vùng đất nội
thành Hà Nội ngày nay.
 Như vậy, Hà Nội bắt đầu dần khẳng định là một vùng đất được lựa chọn qua nhiều các vương triều
phong kiến phương Bắc.

- Khởi nghĩa Lý Bí: (Mùa xuân năm 542, Lý Bí đã phất cờ khởi nghĩa, tiếp tục công cuộc chiến đấu
chống phương Bắc.)
+ Thời gian: 10/3 năm Nhâm Tuất (542 – 544-548)
+ Địa điểm: Hoài Đức
+ Kết quả: Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, dựng nước Vạn Xuân (1/544), Lý Bí lên ngôi có niên hiệu
Thiên Đức/ Xưng Lý Nam Đế. Cho dựng kinh đô tại cửa sông Tô Lịch. Lý Bí chính là người đầu tiên
trong lịch sử Việt Nam nhận ra được vị trí trung tâm của nước Việt là ở vùng đất ngã ba sông NHị Hà Tô
lịch nên đã chọn khu vực cửa sông Tô Lịch thông với dòng sông Hồng làm vùng đất để đóng đô. Và thười
kì này là thời kì Phật giáo được truyền từ Ấn Độ vào Việt Nam. Dưới ảnh hưởng của Phật giáo đồng thời
cũng là phản ánh ước vọng về một thời kì mới nhằm phát triển đất nước nên Lý Bí đã cho xây dựng một
ngôi chùa Phật giáo trên đất kinh đô, đó là chùa Khai Quốc.
+ Nhân vật tiêu biểu: Lý Phục Man, Phạm Tu, Triệu Túc...

- Đầu TK VII, nhà nước Vạn Xuân sụp đổ, miền đất ngã ba sông Tô Lịch và sông Hồng không còn là
kinh đô của nước Việt nữa, nhưng vị trí trung tâm của vùng đất này vẫn còn
Thời Tùy- Đường (TK VII- TK X) (lựa chọn đóng trụ sở ở nơi đây thay cho đóng ở Luy Lâu- Long Biên
trước đó.)
- Đặt Giao Châu đại tổng quản phủ để quản lý 10 châu Giao Châu, Phong Châu, Ái Châu, Tiên Châu,
Tống Châu, Từ Châu, Hiểm Châu, Đạo Châu và Long Châu (toàn bộ 10 châu này thuộc về không gian
lãnh thổ người Việt chúng ta từ Bắc Bộ tới Đèo Ngang)
- Năm 607, nhà Tùy chuyển trụ sở quận Giao Chỉ về Tống Bình (nội thành Hà Nội).
- Năm 622: nhà Đường đổi Giao Châu đại tổng quản thành Giao Châu đô hộ phủ
- Năm 679: lại đổi tên là An Nam đô hộ phủ. Đứng đầu là Độ hộ sứ (kinh lược) dưới là các Thứ sử
 Vào thời Tùy – Đường, chính quyền cai trị phương Bắc đã chuyển trụ sở của quận Giao Chỉ về Tống
Bình – nội thành Hà Nội, từ đây vùng đất trung tâm nội thành Hà Nội ngày nay đã trở thành thủ phủ của
chính quyền đo hộ phương Bắc. Đây cũng là sự kiện mở đầu cho quá trình hình thành nên một đô thị với
hệ thống các thành lũy và thị dân sinh sống trong khu vực đất Hà Nội mà lúc bấy giờ người ta gọi đó là
thành Đại La. Thời kì nhà Đường, trong suốt 3 thế kỉ thống trị nước ta đã không ngừng cho xây dựng, gia
cố, xây đắp thành lũy. Dưới sự cai trị của nhà Đường, người Việt vẫn tiếp tục tiến hành các cuộc khởi
nghĩa.
- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
+ Thời gian: 713? – 722?
+ Địa điểm: Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ vùng đất Nghệ An, Hà Tĩnh đánh ra thành Tống Bình
+ Kết quả: cuộc khởi nghĩa bước đầu giành thắng lợi, lấy được 32 châu huyện. Căn cứ theo sử liệu, cuộc
khởi nghĩa của Mai Thúc Loan có thể liên kết với nhân dân các nước láng giềng Lâm Ấp, Chân Lạp, Kim
Lân và đưa số lượng quân chủng lên tới 40 vạn. Lên ngôi xưng Mai Hắc Đế.
Sau đó cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan thất bại, người Việt vẫn không chịu khuất phục, tiếp tục tiến
hành các cuộc khởi nghĩa. Nổi bật nhất là..
- Khởi nghĩa Phùng Hưng:
+ Thời gian: diễn ra năm 776, kết thúc năm 791
+ Địa điểm: bắt đầu từ vùng đất Đường Lâm. (Phùng Hưng cùng em trai của mình là em trai Phùng Hải
lãnh đạo nghĩa quân nổi dậy làm chủ vùng đất Đường Lâm. Và trên đà thắng lợi thì từ Đường Lâm đã kéo
về thành Tống Bình. Ở đây Phùng Hưng tổ chức bao vây thành Tống Bình, làm cho viên quan đô hộ giữ
thành lúc đó bị vây hãm lâu ngày lo lắng phát bệnh mà chết. Phùng Hưng tiến đánh vào trong phủ thành,
tổ chức chiếm thành và cai trị.)
+ Kết quả: Dành quyền tự chủ.

 Tổng kết: Hà Nội thời tiền Thăng Long


- trong bối cảnh lịch sử, Hà Nội là một trong những cái nôi của văn minh sông Hồng nơi có con người cư
trú từ rất sớm
- là kinh đô thời dựng nước
- vừa là trung tâm cai trị của chính quyền phương Bắc
- vừa là nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc.

2. Thăng Long- Hà Nội thời tự chủ 2:29:20


2.1. Thời kỳ độc lập đầu tiên (Khúc- Dương- Ngô- Đinh- Tiền Lê) tr95
- Họ Khúc: Cuối TK IX, nhà Đường suy yếu. 905, Khúc Thừa Dụ khởi nghĩa đánh vào Tống Bình. 930,
thành Đại La lại bị rơi vào tay quân Nam Hán.
- Họ Dương: 931 từ Ái Châu chiếm Đại La. 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết hại.
- Họ Ngô: 938 khởi nghĩa. 939 xưng vương, kinh đô Cổ Loa. 944 Ngô Quyền mất, loạn 12 sứ quân.
- Nhà Đinh- Tiền Lê: Kinh đô Hoa Lư

Vì sao Đại La được lựa chọn làm kinh đô??


2.2. Thăng Long- Hà Nội thời kỳ từ 1010- 1400 (thời Lý- Trần) 3:13:18
- Thời gian: 1010-1400
- Là kinh đô, trung tâm kinh tế-văn hóa-giáo dục của hai triều đại Lý-Trần
- Là nơi diễn ra nhiều cuộc kháng chiến quan trọng: Chống Tống, chống Nguyên Mông. Các chiến thắng:
Đông Bộ Đầu, A Lỗ, Tây Kết- Hàm Tử. Là nơi hội tụ rất nhiều các anh hùng, danh nhân: Lý Thường
Kiệt, nguyên phi Ỷ Lan, Hoằng Chân, Chiêu Văn, Trần Nhật Duật, Trần Quốc Toản,..

Thăng Long- Hà Nội thời Lý- Trần


- Đổi tên từ Đại La thành Thăng Long.
- Thăng Long là điển hình cho kiểu thành thị phong kiến: mô hình Tam trùng thành quách
+ thành là nơi định đô, có 4 cửa: Đại Hưng, Tường Phù, Quảng Phúc và Diệu Đức.
+ Ngoài thành là “thị” với bến sông, chợ búa- nơi sinh sống và buôn bán của thị dân (chợ Cửa Nam, chợ
Cửa Bắc (nay là chợ Châu Long), chợ Cửa Tây (nay là chợ Ngọc Hà), chợ Cửa Đông (gần chợ Đồng
Xuân).)
+ 61 phường tập hợp của các thợ thủ công.
+ Phía tây kinh thành, cho người đến khai phá, lập khu “Thập tam trại”
Tam trùng thành quách
- Vòng thành trong cùng bao bọc nơi ở của vua, gọi là Cẩm thành.
- Vòng thành giữa bao bọc nơi nhà vua và triều đình làm việc, bao trọn cả Cấm thành, gọi là Hoàng thành
hay Long thành.
- Vòng thành ngoài cùng bao bọc nơi ở của quan lại, thái tử (cung Long Đức), hoàng tử, anh em họ hành
nhà vua và dân chúng, gọi là Đại La thành.
- Vùng đất nằm giữa Hoàng thành và Đại La thành gọi là Kinh thành.

Thăng Long- Hà Nội thời 1010- 1400


- Là trung tâm Phật giáo:
+ Chùa Một Cột (1049), chùa Láng, chùa Kim Liên...
+ Tháp Báo Thiên (1057); chuông Quy Điền

Thăng Long- Hà Nội từ 1010-1400


- Là trung tâm giáo dục:
+ Văn Miếu (1070)
+ Quốc Tử Giám (1076)
+ Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên (1075)
+ Nhà Trần đặt danh hiệu Tam khôi (1246)

“Sau thế kỷ 10, thời kỳ phục hồi dân tộc và phục hưng văn hóa dân tộc.. Những ảnh hưởng cũ của văn
hóa Ấn Độ (Phật giáo và cả Bà La môn) qua việc thờ Đế Thính và Nhị Thiên Vương (hai thần Nhật
Nguyệt đời Lý) cũng như ảnh hưởng mới từ văn hóa Chiêm Thành, Chân Lạp – những nền văn hóa cao
và không Trung Hoa, trở thành “đối trọng” (contre- poids) của văn hóa Việt Nam có tác dụng trung hòa
ảnh hưởng của văn minh Trung Quốc, tăng cường cái căn cước riêng biệt của Việt Nam..”
(Trần Quốc Vượng(2000). Trên mảnh đất ngàn năm văn vật. NXB Hà Nội. Tr142)

2.3. Thăng Long từ 1400-1802


- Nhà Hồ thay nhà Trần xây kinh đô Tây Đô, Thăng Long đổi tên thành Đông Đô (1397)
- 1407-1427: Giặc Minh xâm lược Thành Đông Đô bị đổi tên thành Đông Quan
- 1418: Lê Lợi khởi nghĩa giành thắng lợi. Quân Minh phải đầu hàng qua hội thề Đông Quan
(10/12/1427)
- 1428: Lẻ Lợi lên ngôi, Thăng Long lại thành kinh đô. Ngoài kinh thành Thăng Long, nhà Lê còn xây
dựng thêm cho mình một tổng hành dinh nữa là Nam Kinh trên quê hương Thanh Hóa. Vì vậy Thăng
Long ở thời kì Hậu Lê còn có tên gọi khác là Đông Kinh.
2.3.1. Thăng Long thời Hậu Lê (Đến thời kì nhà Lê, Thăng Long bắt đầu bước vào thời kì khôi phục và
xây dựng lại)
- Trung tu và xây dựng thành Thăng Long theo cấu trúc “tam trùng thành quách” nhưng đã 2 lần mở rộng
về phía Đông (thời Lê Thánh Tông và Lê Tương Dực). So với thời Ký, Trần thì Cung thành, Hoàng thành
và Thị thành thời Lê đều rộng hơn:
“ Đắp thành to rộng mấy nghìn trượng, bao vây cả điện Tường Quang, quán Trấn Vũ, chùa Thiên Hoa ở
phường Kim Cổ, từ phía Đông đến phía Tây Bắc chắn ngang sông Tô Lịch, trên đắp Hoàng Thành, dưới
làm cửa cổng..” (Đại Việt sử ký toàn thư)
+ Năm 1428, dựng Điện Kính Thiên, năm 1467 làm thêm hai lan can bằng đá chạm rồng. Trước điện
Kính Thiên có điện Thị Triều – nơi các quan vào chầu vua.
(Điện Kính Thiên (khoảng năm 1884-1885), thực dân Pháp mới chiếm Hà Nội và dùng điện làm nơi đóng
quân)
- Thời kì Lê Thánh Tông (1460-1497): cải cách bộ máy nhà nước; định bản đồ cả nước gồm các phủ,
châu, huyện, xã cảu 12 đạo thừa tuyên (đến năm 1471 thêm đạo thừa tuyên thứ 13 tại Quảng Nam). Khu
vực kinh thành đầu thời Lê gọi là phủ Trung Đô, đến thời Lê Thánh Tông đổi làm phủ Phụng Thiên gồm
2 huyện Quảng Đức và Vĩnh Xương (về sau huyện Quảng Đức đổi thành huyện Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh
Xương đổi thành huyện Thọ Xương). Đứng đầu phủ Phụng Thiên là chức Phú Doãn.
- Ngoài việc xây dựng lại kinh thành thì nhà lê cũng cho quy hoạch 36 phố phường thuộc 2 huyện Vĩnh
Xương và Quảng Đức (Phủ Phụng Thiên):
1. Vào tháng 12 năm Mậu Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ 9 (1748) triều đình “hạ lệnh chia bên trong kinh
thành làm 36 khu, mỗi khu đặt một quan coi giữ việc tuần phòng, khám xét. Lại định pháo ty tộc đoàn
(liên kết các gia tộc ở gần nhau cùng giữ an ninh). Tiếp đó lại chia làm 9 điệu, mỗi điệu có 4 khu, mỗi
khu đặt một viên chánh khu” (“Đại Việt sử ký tục biên”)
2. “Kinh thành Thăng Long chia ra 36 phường, mỗi phường đặt một người phường trưởng. Lại đặt ra phủ
Phụng Thiên có quan Phủ doãn, quan Thiếu doãn kiêm coi cả việc tuần phủ và việc liêm sát, đốc suất hai
huyện Thọ Xương và Quảng Đức, mỗi huyện có quan Huyện úy cai trị. Toàn thành thì cứ một quan trọng
thần sung chức Đề lĩnh tứ thành quân vụ, phân ra chánh phó hai dinh, chuyên coi việc cấm phòng, xét
hỏi...” ( Vũ Trung Tùy bút- Phạm Đình Hổ)

Thăng Long thời Hậu Lê


- Là trung tâm kinh tế của Đại Việt: hoạt động sản xuất và buôn bán của các phường thợ diễn ra tấp nập,
kinh tế thủ công bước đầu được chuyên nghiệp hóa, tạo nên các làng nghề chuyên sâu vào một sản phẩm
cụ thể, tiêu biểu như: Bát Tràng làm gốm; Nghi Tàm, Thụy Chương với nghề dệt vải; Yên Thái làm giấy,
Ngũ Xã với nghề đúc đồng; phố Hàng Trống với nghề làm tranh...

- Về văn hóa- giáo dục:


+ Năm 1484: Lê Thánh Tông cho lập bia tiến sĩ trong Văn miếu để ghi tên người đỗ trong các cuộc thi đại
khoa
+ Ban hành bộ luật Hồng Đức có hơn 700 điều về cách cư xử, thừa kế, hôn nhân, các chế độ về ruộng đất
+ Ban bố sắc lệnh trùng tu Văn Miếu – Quốc Tử Giám
+ Tổ chức khoa thi Hội đầu tiên vào năm 1442
+ Dựng bia tiến sĩ (năm 1484)
+ Thăng Long lúc này là nơi ghi dấu ấn tên tuổi của nhiều danh nhân như: Trạng Bùng – Phùng Khắc
Khoan, Trạng Lường- Lương Thế Vinh, học giả Lê Quý Đôn

- Đầu TK XVI: nhà Lê suy yếu, Mạc Đăng Dung cướp ngôi của nhà Lê, lên nắm quyền (1527-1592)
- 1592: Nhà Lê được khôi phục nhờ công 2 chúa Nguyễn- Trịnh, trở lại kinh thành Thăng Long.
- Thế kỉ XVII -XVIII, là thời kì tồn tại của triều Lê Trung Hưng, xét về mặt chính trị, thời kì Lê Trung
Hưng là thời kì suy yếu hơn so với thời kì Lê Sơ bởi vì lúc này VN ta rơi vào tình trạng bị phân liệt về
mặt chính trị. Ở Đàng Ngoài là sự tranh giành quyền lực giữa hai thế lực vua Lê chúa Trịnh. Ở Đàng
Trong là sự tranh giành đất đai giữa vua Lê chúa Trịnh và các chúa Nguyễn. Xét về mặt kinh tế, mặc dù
đây là thời kì suy yếu của nhà Hậu Lê nhưng Thăng Long từ TK XVII đến TK XVIII vẫn tiếp tục phát
triển và trở thành đô thị rất sầm uất. Các thương nhân nước ngoài đã bắt đầu xuất hiện ở đây, họ đến để
định cư và buôn bán trong các khu đô thị. Thăng Long lúc này có tên gọi là Kẻ Chợ.

Thăng Long thời Lê Trung Hưng


- Thế kỉ XVII: là đo thị sầm uất (tên gọi Kẻ Chợ)
- Sang thế kỉ XVIII: Thăng Long có sự biến động. Đó là thời kì suy thoái. Lúc này chế độ phong kiến nhà
Lê đã trở nên suy yếu, các chúa Trịnh lộng hành. Thuế cao, nạn trộm cướp, nạn kiêu binh.
- Năm 1771, Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ, lật đổ nhà Nguyễn ở Đàng Trong. Đến năm 1786, nghĩa quân
kéo quân ra ngoài Bắc với khẩu hiệu “phù Lê diệt Trịnh”. Từ năm 1771 đến năm 1786, Thăng Long đã
chứng kiến những chiến công lẫy lừng của quân Tây Sơn. Nổi tiếng nhất là chiến thắng Ngọc Hồi- Đống
Đa, đã đánh tan 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh. Sau khi dẹp được quân xâm lược, vương triều vua
Quang Trung chọn đóng đô ở Huế tức kinh thành Phú Xuân xưa. Thăng Long ko còn là kinh đô của cả
nước nữa. Lúc này, Thăng Long chỉ còn lại là lị sở của Bắc thành. Bắt đầu từ thời nhà Tây Sơn, Thăng
Long tiếp tục một lần nữa bị mất đi vai trò kinh đô thủ đô của người Việt. Mặc dù bị mất đi vai trò là kinh
đô, thủ đô của người Việt nhưng Thăng Long vẫn là một trung tâm kinh tế lớn của cả nước, là nơi sầm
uất, phồn hoa.

3. Hà Nội thời Nguyễn và thuộc pháp (1802-1945)


3.1. Hà Nội thời Nguyễn (TK 19- đầu TK 20)
3.1.1. Bối cảnh chung:
- Năm 1802: đổi thành tổng trấn Bắc Thành với 11 trấn trực thuộc (5 nội trấn: Sơn Nam Thượng, Sơn
Nam Hạ, Kinh Bắc, Tây Sơn và Hải Dương) và 6 ngoại trấn (Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Cao
Bằng, Quảng Yên và Hưng Hóa). Thủ phủ Bắc thành đặt tại Thăng Long. Đặt các Tào- cơ quan đại diện
của các Bộ tại Thăng Long.
- Năm 1802, kinh đô chuyển vào Huế
- Năm 1831, lập tỉnh HN
- P xl Hn lần thứ 2, đến 1888 triều Nguyễn nhượng Hn cho Pháp
- Thời vua Gia Long:
+ Đổi tên phủ Phụng Thiên = Hoài Đức, Thăng Long = Thịnh vượng
+ Phá dỡ Cấm thành. Xây dựng lại một tòa thành mới hình vuông, mô phỏng theo kiểu Vauban của Pháp.
+ xây thêm tòa điện phía sau điện Kính Thiên làm hành cung, xây các cửa thành Đông Nam, Tây Nam,
Đông, Tây và Bắc.
+ Phía trước Hoàng thành cũ, cho xây cột cờ, gọi là Điền Đài, cao 100 thước.
- Thời vua Minh Mạng
+ Năm 1820, cho dựng thêm các điện, đường hành cung và làm các quán dịch để tiếp sứ thần Trung Quốc
từ Kinh Bắc lên tới Lạng Sơn.
+ Dựng điện Thị Triều và điện Cần Chán ở phái trước điện KÍnh Thiên
+ Ở bờ Nam sông Nhĩ đặt nhà tiếp sứ lợp ngói, bờ Bắc sông Nhĩ đặt các trạm sứ quán, từ trại giam Gia
Quất đến Lạng Sơn: 7 trạm.
+ Năm 1831, bãi bỏ tổn trấn Bắc Thành và Gia Định Thành, Thăng Long đổi tên thành tỉnh Hà Nội, gồm
4 phủ: Hoài Đức, Thường Tín, Ứng Hòa và Lý Nhân; 15 huyện: Thọ Xương, Vĩnh Thuận, Từ Liêm,
Thượng Phúc, Thanh Trì, Thanh Oai, Chương Đức, Sơn Minh, Hoài An, Nam Xang, Duy Tiên, Bình Lục,
Phú Xuyên, Kim Bảng và Thanh Liêm.
3.1.2. Đặc điểm văn hóa
Tuy vị trí hành chính giảm nhưng vẫn là một trung tâm kinh tế- văn hóa lớn và tiêu biểu của cả nước.
+ Phần “thị” – kinh tế vẫn có những mặt phát triển độc lập, vẫn giữ được bộ mặt thành thị. Các làng nghề
truyền thống vẫn được phát huy, buôn bán với nước ngoài vẫn diễn ra ở Thăng Long.
+ Về giáo dục: đạt được nhiều thành tựu, cá “ làng khoa bảng” như Đông Ngạc, Hạ Đình, Kim Lũ,.. vẫn
liên tực có nhiều người đỗ đại khoa.
+ Vẫn xuất hiện đội ngũ tri thức sinh ra tại Thăng Long hoặc có nhiều thời gian sinh sống, làm việc ở
mảnh đất này: Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quan, Nguyễn Văn Siêu,..
3.2. Hà Nội thời thuộc Pháp
3.2.1. Bối cảnh chung
- 1873: Pháp tấn công Hà Nội
- Năm 1882, quân Pháp đánh thành HN lần 2. Tướng Hoàng Diệu tuẫn tiết, nhân dân cùng quân cờ đen
giành thắng lợi
- 1883: Pháp buộc nhà Nguyễn kí hòa ước Harmand, 1884: Pháp kí Hiệp ước Patơnốt: chấp nhận sự bảo
hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước.
- 19/7/1888, Tổng thống Pháp đã kí sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội trước khi có sự công nhận của
Triều đình Huế
- Ngày 01/10/1888, Triều đình Đồng Khánh ký chỉ dụ cắt Hà Nội dâng cho thực dân Pháp làm nhượng
địa.
- Từ năm 1887, Pháp lập Liên bang Đông Dương, HÀ Nội được chọn làm thủ phủ. Bộ phận lãnh đạo cao
nhất là Dinh thống sứ, cơ quan cao nhất của thành phố là: Tòa đốc lý.
- Năm 1889, Hà Nội thành lập ngoại thành Hà Nội, gồm một số xã của các huyện Vĩnh Thuận, Thọ
Xương, Từ Liêm, Thanh Trì.
- Năm 1914: nội thành Hà Nội được chia thành 8 quận (Nghị định số 791 ngày 17/7/1914 của Đốc lý Hà
Nội về việc chia thành phố Hà Nội thành 8 khu).
- Năm 1915: ngoại thành Hà Nội đổi thành huyện Hoàn Long (trực thuộc tỉnh Hà Đông).
- Năm 1942: Pháp sáp nhập một phần huyện Thanh Trì của tỉnh Hà Đông vào Hà Nội, thành lập “Đại lý
đặc biệt Hà Nội” gồm huyện Hoàn Long và 22 xã thuộc phủ Hoài Đức, được chia thành 8 tổng, 60 xã.
3.2.2 Đặc điểm văn hóa
- Hà Nội trải qua bước quá độ chuyển biến từ một đô thị truyền thống sang một đo thị cận đại mang tính
thuộc địa, có nhiều chuyển biến về địa giới hành chính, về luật pháp, chính quyền,..
- Nền giáo dục Hán học truyền thống dần dần bị loại bỏ, thay vào đó là các trường mới do người Pháp lập
ra nhằm đào tạo một lực lượng trí thức phục vụ cho công cuộc cai trị Đông Dương.
- Lực lượng thanh niên trí thức Hà Nội đã trở thành bộ phận đầu tiên tiếp cận với luồng tư tưởng tiến bộ,
cách mạng và tiên phong trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp đầu thế kỉ XX: phong trào Đông Du,
Trường Đông kinh nghĩa thục, Hà Thành đầu độc 1908, các hoạt động của Việt Nam Quang phục hội
(1913)..
- Về kiến trúc: sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai,
Hà Nội thời kì này:
+ Được mở rộng không gian đô thị, có sự quy hoạch rõ ràng các chức năng của từng khu vực với hệ thống
đường phố hình bàn cờ: khu phố Tây và khu phố cổ. Khu vực 36 phố phường vẫn bảo lưu được những giá
trị truyền thống của Thăng Long xưa. Khu phố Tây với các cơ sở hạ tầng và công trình kiến trúc kiểu
Pháp đã khiến cho Hà Nội mang một dáng vẻ hiện đại.
- Về giáo dục, thời kì cầm quyền của Toàn quyền Đông Dương (Albert Sẩut) đã bước đầu định hình một
nền giáo dục hiện đại ở Hà Nội: tăng trường lớp các bậc học,
- Về văn hóa, có chính sách bảo tồn các di sản văn hóa (Việc Viễn Đông Bác cổ); Năm 1927, ra Nghị
định 351 về việc quản lý các đình chùa thuộc công sản của thành phố.
Các luồng văn hóa truyền thống và hiện đại đan xen và thể hiện rõ ở Hà Nội, nơi dễ dàng tiếp nhận và ảnh
hưởng bởi các yếu tố văn hóa ngoại lai.

2. Thời Thăng Long – Đông Đô – Đông Kinh (1010-1802)


3. Thời Nguyễn – thuộc Pháp (1802-1945)
4. Hà Nội từ 1945 đến nay
3 sự kiện quan trọng
- 1945: HCM đọc bản TNĐL, tuyên bố HN là thủ đô, chấm dứt chế độ quân chủ
- 10/10/1954: ngày giải phóng Thủ đô
- 12 ngày đêm bầu trời HN, 34 máy bay rơi, HN Điện Biên Phủ trên không

BÀI 5: VH THĂNG LONG – HN


DI SẢN VẬT THỂ VÀ PHI VẬT THỂ
DI SẢN VẬT THỂ: Di tích, kiến trúc, ẩm thực
1. Di tích, kiến trúc
- Di tích:
+ Phân loại: di tích lịch sử, kiến trúc – nghệ thuật, khảo cổ học, danh lm thắng cảnh
+ Phân hạng: thành phố, quốc gia, quốc gia đặc biệt, thế giới
+ Đặc điểm:
o Phong phú, đa dạng về loại hình
o Gắn chặt với lịch sử, văn hóa hàng nghìn năm của TL - HN
o Rất có giá trị
o Nhiêu di tích mang tính đại diện cho lịch sử, văn hóa VN
+ Di sản thế giới:
o Khu di tích Trung tâm Hoàng thành TL – HN, 2010
o 82 bia đá trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám, 2011
+ Di tích quốc gia đặc biệt: đã hơn 14 nhưng dạy 14 thuii
1. Khu di tích Chủ tịch HCM tại Phủ Chủ Tịch
2. Hoàng thành TL
3. Văn Miếu – Quốc Tử Gíam
4. Hồ Hoàn Kiếm – Đền Ngọc Sơn
5. Đền Cổ Loa (Đông Anh)
6. Đền Phủ Đổng (Gia Lâm)
7. Đền Sóc Sơn
8. Đền Hai Bầ Trưng (Mê Linh)
9. Đền Hát Môn (Phúc Thọ)
10. Chùa Thầy (Quốc Oai)
11. Chùa Tây Phương ( Thạch thất)
12. Đình Tây Đằng (Ba Vì)
13. Đình Chèm (Bắc Từ Liêm)
14. Danh thắng Hương Sơn (Mỹ Đức)
- Bảo vật quốc gia
1. Bản thảo “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”
2. Bản gốc Di chúc của Chủ tịch HCM
3. Bức tranh “Em Thúy” – Trần Văn Cẩn
4. Trống đồng Cổ Loa
5. Tượng Đồng đen Huyền Thiên Trấn Vũ (đền Quán Thánh)
6. Tượng La Hán chùa Tây Phương
7. Tượng Thiền sư chùa Đậu (Thường Tín)
8. Hai máy bay Mig 21: số hiệu 5121 và 4324
- Kiến trúc
1. Kiến trúc nhà trong phố cổ
2. Kiến trúc Pháp
3.
2. Ẩm thực
- Đặc điểm: đa dạng, phong phú, tinh tế, đặc sắc
- Sản vật nổi tiếng:
+ Thủy sản: Cá ốc Hồ Tây, cá rô Đầm Sét, cá chép Đầm Đại, cá chép sông Đơ
+ Rau quả: cam Ranh, bưởi Diễn, ổi Quảng Bá, húng Láng, ớt Đình Công, nhãn làng Quang
- Ẩm thực truyền thống:
+ Bánh: bánh cuốn Thanh Trì, bánh giầy Quán Gánh, bánh tẻ - Sơn Tây
+ Bún: Cố Đô, Phú Đô, Tứ Kỳ
+ Cốm: làng Vòng, Mễ Trì, Lủ
+ Rượu: kẻ Mơ, làng Thụy
+ Nem: Phùng, Đông Ngạc
- Ẩm thực khác: thịt chó, thịt chuột, rươi,…

DI SẢN PHI VẬT THỂ


1. Nghệ thuật
- Hội họa:
+ Tranh dân gian Hàng Trống
+ Tranh dân gian Kim Hoàng
- Trình diễn:
+ Múa rối nước Đào Thục
+Ca trù Lỗ Khê
-
2. Tín ngưỡng, tôn giáo
2.1: Tín ngưỡng dân gian
- Thành hoàng làng
- Đô
3.

1. Đặc điểm địa hình và khí hậu, thời tiết Hà Nội


2. Quá trình tụ cư và hình thành cộng đồng cư dân trên đất Hà Nội
3. Đặc trưng lịch sử - văn hóa Thăng Long – Hà Nội từ 1010-1082
4. Đặc trưng tín ngưỡng, tín ngưỡng thờ Thành hoàng và thờ tổ nghề của Hà Nội. 2:04:08
- Tín ngưỡng là sự thiêng hóa của con người vào một sự vật, hiện tượng, một nhân vật siêu nhiên nào đó.
Tín ngưỡng ra đời khi con người chưa hoặc không thể giải thích được những gì xảy ra trong đời sống của
mình. Tín ngưỡng là sản phẩm văn hóa thể hiện mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên –
môi trường xã hội- và với chính bản thân con người. Sự ra đời của tín ngưỡng thể hiện ước vọng về sự
binh an, một cuộc sống ấm no cho bản thân, cho cộng đồng, cho xã hội.
* Đặc trưng tín ngưỡng- tôn giáo tại Hà Nội
- Mang đặc trưng chung của tôn giáo – tín ngưỡng Việt Nam nhưng có tính hội tụ và tập trung cao hơn vì
đây chính là sứ thủ đô:
+ Đa dạng (phong phú, có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Trên mảnh đất HN cũng có
mặt đầy đủ những tín ngưỡng, tôn giáo có mặt ở VN.)
+ Đề cao tính nữ, yếu tố Mẹ. (do cư dân Việt là cư dân nông nghiệp nên luôn có một ước vọng về sự sinh
sôi, nảy nở. Vai trò to lớn của người phụ nữ trong lịch sử người Việt chúng ta cũng khiến cho yếu tố nữ
trở nên nổi trội trong đời sống tinh thần của người Việt và được biểu hiện thông qua tín ngưỡng, nhân vật
được phụng thờ trong tín ngưỡng tôn giáo. Số lượng các nữ thần rất nhiều, có thể áp đảo số lượng các
nam thần.)
+ Mang tính tổng hợp cao (Trong một tôn giáo có thể có sự xuất hiện của nhân vật hoặc yếu tố của một
tôn giáo, tín ngưỡng khác. Chùa vốn là nơi thờ Phật, nhưng chùa của người Việt ngoài ban thờ Phật còn
có ban thờ Thánh, như thờ Đức Thánh Trần, có Ban Thờ Mẫu, thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế có nguồn gốc
ngoại lai, du nhập từ Đạo giáo.)
+ Coi trọng sự cân bằng hài hòa (Coi trọng mối quan hệ hai chiều giữa đối tượng thờ phụng và đối tượng
được thờ phụng. Con người phải có nhiệm vụ tôn kính thần, thờ phụng thần, nhưng thần đồng thời cũng
phải có trách nhiệm bảo vệ đời sống của con người. Còn được biểu hiện trong việc cầu xin bằng hình thức
gieo đồng âm dương, tục coi trọng sự cân bằng hài hòa âm dương.)
+ Tín ngưỡng: Thờ Thành Hoàng, Thờ Tổ nghề, Thờ tổ tiên,...
+ Tôn giáo: Phật giáo, Đạo giáo, Tin Lành, Công giáo, Đạo Cao Đài
“Dưới con mắt của người HN, không có sự phân biệt thứ bậc, chủng loại, mà mọi thần linh đều linh
thiêng, đều có phẩm chất, là lực lượng có quyền năng vô lượng khiến mọi người phải nể sợ và sùng kính.
Họ đến với thần để cầu mong được người an vật thịnh, sau đó, dù lời cầu khẩn có thấu tới các thần linh
hay không và họ có nhận được hay không ơn mưa móc của các vị thần thì họ vẫn có một thái độ rất văn
hóa và trần tục là đều có những việc làm trả ơn thần linh” (Văn Quảng(2009). Văn hóa tâm linh Thăng
Long – HN. NXB Lao động)

Có mặt trên đất của HN, có một số loại hình tín ngưỡng rất nổi bật, thứ nhất là
*Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng.
- Thành Hoàng có nguồn gốc từ TQ
- Thành Hoàng là từ gốc Hán, Thành = bức tường, thành quách, Hoàng = hào sâu bao quanh thành
- Thần Thành Hoàng: vị thần bảo vệ, coi giữ cho thành quách, đô thị.
- Xuất hiện từ thời Chu (TK VI-V TCN), phát triển mạnh vào thời Đường, phổ biến về các địa phương.
Từ thời nhà Đường, tín ngưỡng thờ Thành Hoàng được truyền bá sang VN. Vị Thành Hoàng đầu tiên
được thờ ở VN là vị thần sông Tô Lịch, là vị thần cai quản bảo vệ, bảo trợ cho thần Đại La của Cao Biền
một viên quan của thời kì nhà ĐƯờng.
- Khi vào đến VN, tín ngưỡng thờ Thành Hoàng có sự biến đổi. Vừa có tín ngưỡng thờ Thành Hoàng là vị
thần bảo vệ cho thành quách, đô thị như nguyên bản bên TQ, vừa có vị thần Thành Hoàng là bảo vệ, bảo
trợ ở các làng xã. Hệ thống các vị thần Thành Hoàng bảo trợ ở các làng xã có số lượng đông đảo hơn.
Người ta gọi những vị thần này là Thành Hoàng làng. Trước khi tín ngưỡng thờ Thành Hoàng du nhập từ
TQ vào VN thì vốn dĩ ở các làng xã của người Việt đã có tín ngưỡng thờ thần, thờ các vị thần làng. Khi
tín ngưỡng thờ Thành Hoàng được du nhập vào, len lỏi vào các làng xã của người Việt thì người Việt đã
kết hợp giữa tín ngưỡng thờ Thành Hoàng của TQ với tín ngưỡng thừo thần làng ở các làng xã thuần V có
trước này để tạo ra hệ thống vị thần Thành Hoàng làng. Trong số các vị thần làng, người ta sẽ chọn ra một
vị thần có công trạng nhất, được coi là vị thần có khả năng bảo vệ, bảo trợ cho làng đó rước vào thờ ở
trong đình. Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng phát triển nhất là ở thời Hậu Lê.
- Trên đất Thăng Long- HN tồn tại hai hệ thống Thành Hoàng, đó là Thành Hoàng là vị thần bảo vệ, bảo
trợ cho đô thị, cho thành quách, và vì Thăng Long là thủ đô của người V chúng ta nên người ta gọi vị
Thành Hoàng này là Đô Thành Hoàng. Hệ thống Thành Hoàng là ở các làng xã của Thăng Long HN thì
duy trì tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng. Các vị thần Thành Hoàng làng ở đất Thăng Long rất đa dạng
về nguồn gốc xuất thân, có thể là các vị thần có xuất thân là các nhân vật trong truyền thuyết, huyền thoại
như Thánh Tản Viên, Cao Sơn Đại Vương,...; có thể là các vị thần thuộc bộ tướng của thời kì Hùng
Vương; những nhân vật trong các câu truyện huyền thoại: Thánh Gióng, Bà Chúa Liễu Hạnh, Chử Đồng
Tử, Thần Đồng Cổ,..; những nhân vật được huyền thoại hóa; danh nhân văn hóa,...

* Tín ngưỡng thờ Tổ nghề (Tổ nghề chính là người phát minh, sáng lập, gây dựng nên một nghề hoặc là
người thứ nhất đem nghề ở nơi khác truyền lại cho dân chúng trong một làng hay miền nào đó, được
người đời sau tôn thờ như bậc Thánh.)
- Là loại hình tín ngưỡng có ở nhiều nơi nhưng trên mảnh đất Thăng Long HN, đặc biệt là khu kinh
thành Thăng Long xưa thì tín ngưỡng thờ tổ nghề rất tập trung ở đây. Những khu phố phường bán một
mặt hàng nào đó của Thăng Long xưa thường có đền để thờ vị tổ nghề của nghề đó. Vùng đất Thăng
Long là nơi hội tụ của dân tứ xứ từ khắp mọi nơi về nên nguồn gốc của tổ nghề cũng rất đa dạng phong
phú, từ nhiều nguồn nhiều nghề.
- Ý nghĩa của thờ tổ nghề:
+ Tín ngưỡng thờ tổ nghề hỗ trợ, giúp đỡ cho việc liên kết, tạo tinh thần đoàn kết giữa những người trong
nghề với nhau, nơi có sự cạnh tranh khốc liệt.
+ Thứ hai, tín ngưỡng thờ tổ nghề sẽ giúp cho những người dân ở trong nghề duy trì được nghề của mình,
có ý thức bảo vệ, gìn giữ uy tín của nghề.
+ Tín ngưỡng thờ tổ nghề thể hiện đạo lí “uống nước nhớ nguồn” của những người trong cùng một nghề,
họ tưởng nhớ, ghi nhận công lao của những người đã khai sinh sáng lập và truyền cho mình nghề đó để có
kế sinh nhai.
- Tín ngưỡng thờ Tổ nghề ở đất HN có nhiều nguồn gốc xuất thân và được thể hiện cụ thể như ở làng Ngũ
Xã thì có tục thờ Tổ nghề đúc đồng, tổ nghề sơn, Tổ nghề dệt vải (???). Tổ nghề gốm sứ, Tổ nghề kim
hoàn Định Công,..
Thờ Tổ nghề là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, thể hiện sự biết ơn những vị sáng lập, mở mang
tri thức ngành nghề cho nhân dân, di dưỡng đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”…

You might also like