You are on page 1of 4

1. Địa hình của Hà Nội: đặc điểm, lợi thế.

 Đặc điểm
 Hà Nội Nội nằm trong vùng đồng bằng Bắc bộ, có 2 khối núi trung bình là núi Sóc ở phía
Bắc và núi Ba Vì ở phía tây. Hà Nội thuộc hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi
lưu các con sông khác, có dốc thoai thoải từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông.
 Địa hình Hà Nội đa dạng về địa hình, gồm núi đồi và đồng bằng. Trong đó diện tích đồng
bằng lớn nhất (chiếm ¾ diện tích tự nhiên của thành phố)
 Đồng bằng thấp và khá bằng phẳng, được bồi đắp bởi các dòng sông và bãi bồi hiện đại.
Bãi bồi cao và các bậc thềm thuận lợi cho giao thông và sinh hoạt hàng ngày, đóng góp
vào phát triển kinh tế xã hội.
 Xen giữa là vùng trũng của các hồ đầm (dấu vết của các dòng sông cổ). Các ô trũng tự
nhiên và rất dễ bị úng ngập trong mùa mưa lũ và khi có mưa lớn.
 Địa hình đồi núi: Tập trung ở khu vực Ba Vì và lân cận. Khối núi này được hình thành từ
một sản phẩm phun trào của núi lửa với thành phần là bazan phun lên trong 2 pha hình
thành vào đầu kỷ Trias ( khoảng 240 triệu năm trước). Với độ cao trên 1200m, khối núi
Ba Vì trở thành bộ điều hòa cho thời tiết Hà Nội.
 Địa hình đá vôi: được các nhà khoa học gọi là karst, địa hình đá vôi có những đặc điểm
bên ngoài khác với địa hình phát triển trên các loại đá khác, rất dễ nhận ra. Địa hình đá
vôi ở Hà Nội mở rộng được phân bố chủ yếu ở huyện Mỹ Đức, Chương Mĩ và một vài
khối nhỏ ở Quốc Oai. Khối đá vôi Mỹ Đức có dạng địa hình trên mặt là các đỉnh karst
dạng nón và thung lũng karst- suối Yến được phát triển trên một khối đá qua hướng Tây
Bắc- Đông Nam.
 Địa hình sông hồ: Ranh giới vùng Hà Nội được mở rộng bao quanh bởi sông Đà ở phía
Tây và sông Hồng ở phía Bắc. Còn trong phạm vi của nó có các con sông Tích, Đáy,
Nhuệ, Bùi và rất nhiều hồ. Vì thế nhiều nhà nghiên cứu cả trong nước và quốc tế đều cho
ràng Hà Nội là một “thành phố sông Hồ”. Tuy nhiên hầu hết các hồ ao tự nhiên đều bị lấp
hoặc được cải tạo, chỉ còn lại dấu vết và các hồ được cải tạo
Các hồ tự nhiên với các kích thước khác nhau. Về mặt khoa học, các hồ tự nhiên ở Hà
Nội được hình thành theo hai cách khác nhau: hoặc là khúc uốn của sông (còn gọi là hồ
móng ngựa) như Hồ Tây, hồ Linh Đàm, Đầm Viên… hoặc những lòng sông bị bỏ rơi
(hay còn gọi là các dòng sông cổ) như Hồ Hoàn Kiếm, đầm Vân Trì (huyện Đông Anh)...
Thông qua sự phân bố của các hồ này có thể khôi phục lại dòng sông trước đây, đặc biệt
là sông đáy.
Sông ngòi: Có nhiều dòng sông chảy qua: Sông Hồng, sông Đà, sông Đuống, sông
Cà Lồ, sông Cầu, sông Tô Lịch, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tích. Tổng chiều dài
các dòng sông lên đến 600km. Sông Hồng là con sông chính của Hà Nội. Sông
Hồng chảy qua Hà Nội với hướng Tây Bắc, Đông Nam, vòng từ phía Bắc sang phía
Đông Trung tâm thành phố. (bắt đầu chảy vào Hà Nội ở huyện Ba Vì và ra khỏi
thành phố ở khu vực huyện Phú Xuyên) Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163
km, chiếm khoảng một phần ba chiều dài trên địa phận Việt Nam. Hà Nội còn có
sông Đà hợp lưu với sông Hồng ở địa phận huyện Ba Vì, phía Bắc Thành phố. Vai
trò của sông Hồng đối với Hà Nội đã thay đổi mạnh mẽ trong mấy thập kỉ qua.
Trước đây, Hà Nội được coi là thành phố nằm ở hữu ngạn của sông Hồng. Vốn là
một sông có lũ lên nhanh, một năm có vài trận lũ, đỉnh lũ có thể trên 14 m. Từ ngày
có các công trình thuỷ điện lớn như: Hoà Bình, Sơn La, Tuyên Quang... thì không
còn lũ cao nữa. Đê đã trở thành đường. -> đề xuất quy hoạch các dự án xây dựng
thành phố Hà Nội trở thành thành phố 2 bên sông Hồng với các hướng quy hoạch
mở rộng về phía tả ngạn. Như vậy, sông Hồng đang ngày càng thể hiện là một tài
nguyên quý giá trong quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội. Hà Nội sẽ phát triển là
thành phố có sông Hồng chảy qua nội thành, là thành phố hai bên sông.

Sông Tô Lịch
Sông Tô Lịch là một con sông nhỏ, chảy trong địa phận thủ đô Hà Nội. Dòng chính
sông Tô Lịch khi chảy qua các quận huyện: Đống Đa , Thanh Xuân, Cầu Giấy,
Hoàng Mai và Thanh Trì S.Tô Lịch vốn từng là một phân lưu của sông Hồng, đưa
nước từ thượng lưu ở sông Hồng sang sông Nhuệ. Đến đoạn trung lưu, nó gặp hồ
Tây (là dấu tích của đoạn sông Hồng cũ, nằm cạnh Quán Thánh) là một phần nước
từ hồ Tây được cung cấp cho đoạn sông từ đó đến hạ lưu. Đoạn sông từ Cầu Gỗ
đến Bưởi, nay đã bị lấp, chỉ còn lại một vài dấu tích như ở Thụy Khuê Và do đó, Tô
Lịch không còn thông với sông Hồng nữa. Sông Tô Lịch là một đường bao của kinh
đô Thăng Long xưa, Sông Tô Lịch là một sông cổ của tứ giác nước Thăng Long.
Ngày trước, hai bên bờ sông buôn bán tấp nập. Trước đây, sông Tô Lịch là đường
tiêu thoát nước cho Hà Nội.Từ khi bị lấp, sông chỉ còn là một dòng thoát nước thải
của thành phố, bị ô nhiễm nặng. Từ cuối những năm 1990, Tô Lịch bắt đầu được
nạo vét đáy sông, kè bờ, để làm sạch và chống lấn chiếm.
 Lợi thế về địa hình:
 Hà Nội - Thủ đô ngàn năm tuổi của đất nước, có vị thế “rồng cuộn, hổ ngồi”, nằm ở trung
tâm châu thổ sông Hồng, các mạch núi Tây Bắc và Đông Bắc đã hội tụ về đây (Hoàng
Liên Sơn, Con Voi, Tam Đảo, các cánh cung Đông Bắc), và do đó các dòng sông cũng tụ
Thủy về Hà Nội để rồi phân tỏa về phía Biển Đông (sông Đà, Thao, Lô, Chảy, Cầu)[1].
Hà Nội Nội có diện tích tự nhiên 920,97 km2, kéo dài theo chiều Bắc - Nam 53 km và
thay đổi theo chiều Đông Tây từ gần 10km (phía Bắc huyện Sóc Sơn) đến trên 30km (từ
xã Tây Tựu, Từ Liêm đến xã Lệ Chi, Gia Lâm).
 Hà Nội có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên cho phát triển kinh tế, xã hội và
văn hóa. Hà Nội có vị trí địa lý - chính trị quan trọng, là đầu não chính trị - hành chính
Quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế; là
đầu mối giao thương bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường sông tỏa đi
các vùng khác trong cả nước và đi quốc tế.
 Nhìn chung, địa hình Hà Nội khá đa dạng với núi thấp, đồi và đồng bằng. Trong đó phần
lớn diện tích của Thành phố là vùng đồng bằng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam
theo hướng dòng chảy của sông Hồng. Điều này cũng ảnh hưởng nhiều đến quy hoạch
xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
 Khu vực nội Thành và phụ cận là vùng trũng thấp trên nền đất yếu, mực nước sông Hồng
về mùa lũ cao hơn mặt bằng Thành phố trung bình 4 - 5m. Hà Nội có nhiều hồ, đầm
thuận lợi cho phát triển Thủy sản và du lịch, nhưng do thấp trũng nên khó khăn trong việc
tiêu thoát nước nhanh, gây úng ngập cục bộ thường xuyên vào mùa mưa. Vùng đồi núi
thấp và trung bình ở phía Bắc Hà Nội thuận lợi cho xây dựng, phát triển công nghiệp, lâm
nghiệp và tổ chức nhiều loại hình du lịch.
Câu 2: Thăng Long thời Bắc thuộc: Bối cảnh, đặc trưng văn hóa.
 Bối cảnh:
 Năm 179 TCN, Triệu Đà chiếm được thành Cổ Loa của An Dương Vương. Đây là mốc
khởi đầu của nghìn năm Bắc thuộc đầy đau thương trong lịch sử Việt Nam.
Các triều đại Trung Quốc từ Triệu, Hán, Lục, Triều đến Tùy, Đường thay nhau cai trị
nước ta, Từ đó, Âu Lạc trở thành vùng đất phía nam của Trung Quốc. Đất Âu Lạc được
chia đi chia lại nhiều lần và vùng đất Hà Nội xưa về mặt hành chính cũng có sự thay đổi.
Năm 106 TCN, Nhà Hán đặt châu Giao Chỉ thống suất 7 quận nội địa, trong đó có quận
Giao Chỉ nằm ở trung tâm, có vai trò quan trọng bậc nhất. Địa bàn của quận Giao chỉ cơ
bản bao trọn khu vực Bắc Bộ gồm cả miền đồng bằng châu thổ rừng núi Đông Bắc. Theo
sách Tiền Hán thư, Địa lí chí thì quân Giao Chỉ gồm 10 huyện: Liên Lâu (Luy Lâu), An
Định, Cầu Lậu, Mê Linh, Khúc DƯơng, Bắc Đái, Kê Từ, Tây Vu, Long Biên, Chu Diên.
Vùng đất Hà Nội thời thuộc Hán nằm trên phạm vi 4 uyện Mê Linh, Tây Vu, Chu Diên
và Liên Lâu (Luy Lâu). Đây là những huyện có vị trí trung tâm và có vị trí quan trọng
nhất của quận Giao Chỉ. Đối chiếu với bản đồ hành chính Hà Nội ngày nay thì toàn bộ
vùng đất Hà Nội mở rộng từ ngày 1-8-2008 nằm trong quận Giao Chỉ dưới thời Tây Hán.
Cho đến trước thế kỉ V, trên vùng đất Hà Nội mở rộng ngày nay, trước đây từng tồn tại
những trụ sở của chính quyền cai trị phương Bắc như Mê Linh, hoặc gần những trụ sở cai
trị như Long Biên, Luy Lâu (thuộc Bắc Ninh). Dù có đặt trụ sở ở vùng đất này hay không
thì đây vẫn là vùng đất có tiềm năng kinh tế lớn, dân cư nơi đây đông đúc, sớm có tinh
thần yêu nước, quật khởi khiến các chính quyền đô hộ rất lo ngại.
 Mở đầu cho thời kỳ chống Bắc thuộc là cuộc khởi nghĩa Tây Vu Vương vào năm
111TCN. Cuộc khởi nghĩa này còn mở đầu toàn bộ trang sử chống Bắc thuộc oai hùng.
 Năm 40, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra, chống lại ách cai trị của nhà Đông Hán.
Theo truyền thuyết thì trên vùng đất nay là Hà Nội có nhiều người theo hai Bà Trưng
đánh giặc, trở thành những tướng lĩnh xuất sắc như: Ở Gia Lâm có ông Đô, ông Hiển; Ở
Thanh Trì có nàng Tía, Triệu Tam Trinh; Từ Liêm có Quách Lãng, Nàng đế… Khởi
nghĩa thắng lợi, chính quyền Trưng Vương được thành lập ở Mê Linh.
 Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa. Đây là sự kiện đánh dấu mốc son quan
trọng trong lịch sử ngàn năm chống Bắc thuộc. Nhà Tiền Lý không chỉ đánh bại quân
Lương ở phía Bắc và cuộc xâm lấn của quân Chăm Pa ở phía Nam mà còn xây dựng một
triều đình riêng có quy mô đế vương.
 Đầu thế kỷ thứ VII, nhà nước Vạn Xuân sụp đổ. Các nhà Tùy Đường đô hộ nước ta.
 Nửa sau thế kỉ VIII, nhân lúc chính quyền trung ương nhà Đường ngày càng suy yếu, bọn
quan lại đô hộ nước ta ra sức bóc lột nhân dân, đánh thuế nặng, lòng dân oán hận. Lợi
dụng quân lính ở thành Tống Bình nổi dậy chống quan lại đô hộ, Phùng Hưng đã phát
động một cuộc khởi nghĩa lớn chống ách đô hộ nhà Trần.
 Tiếp sau khởi nghĩa Phùng Hưng, vào năm 819, khi Dương Thanh cùng con là Chí Liệt
khởi nghĩa đánh chiếm thành Tống Bình, nhân dân vùng đất Hà Nội xưa đã tích cực
hưởng ứng.

 Đặc trưng văn hóa


 Trong thời kỳ Bắc thuộc, nhân dân ta chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc và có
sự tiếp thu, tiêu hóa nền văn hóa đó.
 Chủ thể mang truyền thống văn hoá ngàn xưa và sáng tạo nền văn hoá mới trong khi
không ngừng hấp thu và hội nhập những yếu tố văn hoá ngoại sinh là người Việt cổ. Đấu
tranh văn hoá; trước tiên là sự đấu tranh thường xuyên chống âm mưu đồng hoá của kẻ
thù để bảo tồn nòi giống Việt.
 Tiếng Hán- và chữ Hán- được du nhập vào nước ta. Song nó không thể tiêu diệt được
tiếng Việt bởi chỉ một lớp người thuộc tầng lớp trên học. Nhân dân lao động trong các
xóm làng Việt cổ vẫn sống theo cách sống riêng của mình; cho nên họ duy trì tiếng nói
của tổ tiên; tiếng nói biểu hiện cuộc sống và tâm hồn người Việt.
 Chúng bắt nhân dân Âu Lạc phải làm ruộng theo lối Hán, ăn mặc kiểu người Hán, nói
tiếng Hán, học chữ Hán, ứng xử theo phong tục Hán.
 Trên lĩnh vực tư tưởng và tôn giáo, chúng cho du nhập Nho giáo và Đạo giáo sang để
khống chế về tinh thần và nhất thể hóa tư tưởng của nhân dân ta, nhằm tạo thành cái lõi
trung tâm để đi đến nhất thể hóa cấu trúc văn hóa giữa chính quốc và thuộc địa.
 Để thúc đẩy quá trình đồng hóa văn hóa, giai cấp thống trị Hán đã cho di cư ồ ạt người
Hán sang đất Việt, gồm quan lại và người nghèo Hán. Chúng khuyến khích nhóm người
này lấy vợ Việt, sinh con trên đất Việt và hình thành một bộ phận “dân Mã lưu” ở nước ta
nhằm thực hiện chủ trương thực dân theo nghĩa bóng lẫn nghĩa đen” (Huỳnh Công Bá,
Cơ sở văn hóa Việt Nam).
=> Có thể nói, dưới ách Bắc thuộc, nhân dân Âu Lạc đã phải chấp nhận một cuộc giao lưu cưỡng
bức vô cùng nghiệt ngã.

You might also like