You are on page 1of 29

NHÂN MỸ HỌC ĐƯỜNG

ĐÀM THỊ QUỲNH NGA

BÁO CÁO

KẾT QUẢ KHẢO TẢ DI VĂN HÁN NÔM


DI TÍCH NÚI NON NƯỚC – NINH BÌNH

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN ĐỨC BÁ


LỚP: K13, TỔ 4

Hà Nội, ngày 7-10-2019

1|Page
Lời mở đầu

Ninh Bình cách thủ đô Hà Nội hơn 90 km, trên tuyến đường quốc lộ 1A
xuyên Bắc – Nam, cùng hệ thống sông ngòi phong phú, với cảng Ninh Bình, nên
có điều kiện phát triển mạnh về giao thông đường bộ, đường thủy, giao lưu thuận
lợi với các địa phương trong nước và quốc tế.

Với vị trí địa lý nằm ở cực Nam của vùng đồng bằng Bắc bộ, Ninh Bình xen
giữa lưu vực sông Hồng và sông Mã, nơi tiếp giáp và ngăn cách miền Bắc với
miền Trung bởi dãy núi Tam Điệp hùng vĩ. Ninh Bình có diện tích tự nhiên là
1398,7km 2, đứng thứ 52 trong 53 tỉnh, thành phố (chỉ lớn hơn diện tích tự nhiên
của thành phố Hà Nội). Tuy là một tỉnh không lớn nhưng địa hình rất đa dạng: có
núi sông, đồng bằng, vùng biển, mang đầy đủ sắc thái địa hình Việt Nam thu nhỏ.

Cộng đồng các dân tộc đang sinh sống trong tỉnh gồm có 23 dân tộc: đa số là
dân tộc Kinh chiếm trên 98,2%; đứng thứ hai là dân tộc Mường chiếm gần 1,7%;
các dân tộc như Tày, Nùng, Thái, Hoa, H’Mông, Dao… sống phân tán, rải rác ở
các địa phương trong tỉnh, không hình thành cộng đồng dân tộc nhất định, chịu ảnh
hưởng sâu sắc của phong tục, tập quán sinh hoạt, sản xuất, truyền thống văn hóa
của người Kinh.

Vùng đất Ninh Bình thời xa xưa phần lớn là vùng ngập mặn thuộc huyện
Chu Diên, quận Giao Chỉ. Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, Ninh Bình có
nhiều tên gọi khác nhau như: thế kỷ thứ X gọi là châu Trường Yên; thế kỷ XIII gọi
là phủ Trường Yên; thế kỷ XVIII (thời Hậu Lê) gọi là Thanh Hoa ngoại trấn; dưới
triều nhà Nguyễn, thế kỷ XIX năm Gia Long thứ năm (1806), gọi là đạo Thanh

2|Page
Bình; năm Minh Mệnh thứ mười (1829) gọi là trấn Ninh Bình; năm Minh Mệnh
thứ mười hai (1831) gọi là tỉnh Ninh Bình.

Tỉnh Ninh Bình có hai tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo. Nhân
dân Ninh Bình sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp, trồng lúa nước và
chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngoài ra nhiều người còn làm các nghề thủ công truyền
thống như: thêu ren ở Hoa Lư, dệt chiếu và làm hàng cói mỹ nghệ ở Kim Sơn, Yên
Khánh…, đan lát mây tre ở Gia Viễn, Nho Quan, sản xuất đồ đá mỹ nghệ ở Ninh
Vân (Hoa Lư).

Vùng đất Ninh Bình đã sinh thành và cống hiến cho đất nước nhiều người
con ưu tú trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, tiêu biểu là anh hùng dân
tộc Đinh Bộ Lĩnh, các nhà chính trị, quân sự, các danh nhân văn hóa như: Trương
Hán Siêu, Ninh Tốn, Vũ Duy Thanh, Vũ Phạm Khải…Trong hai cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Đảng bộ, quân và dân Ninh Bình đã chiến
đấu kiên cường, dũng cảm lập nên nhiều chiến công xuất sắc được Đảng, Nhà
nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Ninh Bình cũng nổi tiếng cả nước với rất nhiều danh lam thắng cảnh và di
tích lịch sử văn hóa như: Cố đô Hoa Lư (tại xã Trường Yên- Hoa Lư)- là kinh đô
của Nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên ở Việt Nam, hiện nơi đây có đền thờ
Vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành; khu du lịch Tam Cốc- Bích Động (tại xã
Ninh Hải- Hoa Lư) đã được tặng chữ: “Nam thiên đệ nhị động” hay “Vịnh Hạ
Long cạn”; Vườn Quốc gia Cúc Phương (thuộc huyện Nho Quan) với diện tích
rừng nguyên sinh khoảng 22.000 ha, có nhiều động thực vật quý hiếm; khu bảo tồn
thiên nhiên Vân Long, động Vân Trình, nước nóng Kênh Gà, khu hang động Tràng

3|Page
An, Nhà thờ đá Phát Diệm, khu du lịch sinh thái hồ Đồng Chương, khu phòng
tuyến Biện Sơn- Tam Điệp, và khu di tích chùa Non Nước…

Với vị trí địa lý đặc biệt cùng nhiều di tích lịch sử quan trọng như vậy nên
việc chọn nơi đây thành địa chỉ khảo tả điền dã di văn Hán Nôm vào cuối tháng
9/2019 là một sự kiện lớn và ý nghĩa của Nhân Mỹ Học Đường; góp phần thực
hiện mục tiêu giáo dục tương trưởng.

Sau khi tham quan và thực hiện khảo tả di văn Hán Nôm tại khu di tích chùa
Non Nước, núi Non Nước, đền thờ Trương Hán Siêu, đền thờ Vua Đinh Tiên
Hoàng và Lê Đại Hành, tôi xin chọn viết báo cáo về di tích núi Non Nước, để tìm
hiểu rõ hơn giá trị lịch sử, văn hóa của một di tích quốc gia, đồng thời cũng là một
điểm du lịch quan trọng của thành phố Ninh Bình.

Vì đây là lần đầu tiên được tham gia chuyến khảo tả điền dã nên kinh
nghiệm khảo sát còn rất nhiều thiếu sót. Rất mong Đốc giáo, các giảng sư tại Nhân
Mỹ Học Đường và các học viên đồng môn góp ý, bổ sung thêm để bản Báo cáo
này được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

4|Page
NỘI DUNG

I. Lịch sử núi Non Nước (Dục Thúy Sơn)

Núi Non Nước tên chữ Hán là Dục Thúy sơn 浴 翠 山 (hình dáng con chim
trả đang tắm) do Trương Hán Siêu đặt. Dưới thời Đinh Bộ Lĩnh núi được đặt tên là
Ngự Trấn Phòng sơn 禦 鎮 防 山, thời Lê Đại Hành lại được đặt tên là Hộ Thành
sơn 護 城 山. Núi cao trên 100m, đỉnh bằng phẳng, phía trước nhô cao hơn phía
sau, mặt Đông bắc nước biển khoét chân núi lõm vào, làm cho thế núi như nhô ra
soi mình trên mặt nước. Dưới thời Trần đây là cửa biển nhiều sóng dữ gọi là cửa
Đại Ác, về sau biển hiền hòa hơn nên đổi lại là Đại An. Nay biển đã lùi xa, núi
nằm trên ngã ba sông Vân Sàng và sông Đáy, kẹp giữa 2 cây cầu Non Nước và cầu
Ninh Bình, thuộc địa phận phường Thanh Bình, thành phố Ninh Bình. Sông Vân
bao bọc ba mặt núi, chỉ còn một mặt nối với đất liền.

Đường lên đỉnh núi có bậc đá, gồm 72 bậc. Sát dưới núi phía đông có chùa
Non Nước thờ Phật và Mẫu được xây dựng bằng đá với kiến trúc cổ vào đời vua
Lý Nhân Tông; động thờ Thủy thần và đền thờ Trương Hán Siêu mới xây dựng.

Nơi tảng đá ở sườn phía Bắc núi có khắc mấy chữ “Khán giao đình” (Đình
xem thuồng luồng). Trên đỉnh núi, tương truyền Trương Hán Siêu từng cho dựng
Nghênh Phong các (Gác đón gió) và Điếu đài (Đài câu). Từ xa xưa, núi có tên là
Sơn Thúy. Tên Dục Thúy là do Trương Hán Siêu đặt với nghĩa là chim trả tắm
(dục: tắm, thúy: chim trả). Không rõ Trương Hán Siêu gọi là Dục Thúy Sơn có
phải vì núi giống hình chim trả ở trên bờ sông nên gọi là Dục Thúy, hay chỉ đơn
thuần là núi tắm trong xanh biếc (thúy: xanh biếc). Nhưng dù thế nào thì tên gọi
Dục Thúy sơn cũng rất đẹp và thơ mộng. Người chưa được đến thăm có thể qua
tên mà hiểu cảnh.

5|Page
Lối lên đỉnh Non Nước qua 72 bậc gạch đá, chia làm 5 cấp. Đỉnh núi tương
đối bằng phẳng, cây cối xanh mát, rất thuận tiện ngắm cảnh, nghỉ ngơi. Đứng trên
núi, du khách có thể nhìn thấy toàn cảnh núi Ngọc Mỹ Nhân (núi Cánh Diều) nằm
cách đó không xa hoặc phóng tầm mắt bao quát toàn bộ thành phố Ninh Bình.

Núi Dục Thúy nằm trên ngã ba sông Vân với sông Đáy, kẹp giữa 2 cây cầu Non Nước và
cầu Ninh Bình. Ảnh: Internet

6|Page
Chùa Non Nước bên chân núi Dục Thúy nhìn từ sông Vân. Ảnh: Wikipedia

Núi Non Nước lắng đọng bề dày trầm tích gắn với lịch sử hình thành vùng
đất Ninh Bình, và là một chứng nhân lịch sử, một minh chứng cho tinh thần quật
cường của quân và dân ta. Nơi đây, vào thời nhà Đinh, Hoàng hậu Dương Vân Nga
đã trao áo Long Bào cho tướng quân Lê Hoàn cầm quân đánh đuổi quân xâm lược
nhà Tống lần thứ nhất, làm nên chiến thắng vang dội trong lịch sử dân tộc.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, quân giặc luôn tìm cách tiếp cận vị
trí này để trấn giữ địa hình hiểm yếu. Dọc đường lên núi vẫn còn lô cốt với vết tích
của bom đạn thời chiến tranh. Trên đỉnh núi có bức tượng của người chiến sỹ cách
mạng trẻ tuổi Lương Văn Tụy khi ấy mới 15 tuổi, đã nhận nhiệm vụ cùng hai đồng
chí cộng sản khác giả người đi câu, bí mật trèo lên đỉnh núi, vượt qua rào vây của
kẻ thù để cắm cờ búa liềm trên núi Thuý vào năm 1929. Cũng trên núi này, thượng
tá quân đội Giáp Văn Khương đã dũng cảm nhảy xuống sông Đáy để trốn thoát

7|Page
khỏi sự truy bắt của quân Pháp sau khi xung phong ở lại chặn địch để đồng đội rút
lui an toàn.

Núi Thúy - sông Vân ngày nay, cùng công viên Thúy Sơn đã trở thành hình
ảnh biểu tượng độc đáo đặc trưng của thành phố Ninh Bình, là một địa chỉ du lịch
lý thú cho du khách mỗi lần có dịp về thăm Ninh Bình.

2. Giá trị văn hóa

Tuy không ghê gớm về tầm cao và tầm đồ sộ, thậm chí có thể nói là nhỏ bé
nữa, nhưng núi Dục Thúy lại là một thắng cảnh ưu mỹ hiếm có của Việt Nam.
Từng được ví là “Cảnh tiên rơi cõi tục”,  từ lâu Dục Thúy sơn đã là đề tài hấp dẫn
của thi ca, và đặc biệt đã lưu giữ một thứ sản vật có thể nói là vô giá, và lưu giữ
với số lượng vượt trội hơn bất kỳ một hòn núi nào khác của nước ta: đó là những
bài thơ bài văn được khắc lên vách đá từ thế kỷ XIII cho đến tận nửa đầu thế kỷ
XX. Nếu khảo sát thêm trong các thư tịch thì từ thế kỷ XI cũng từng có văn bia
khắc ở đây nhưng thời gian đã làm cho mai một.

Hiếm có ngọn núi nào ở Việt Nam có trên 30 bài thơ văn khắc vào núi như
núi Thuý và còn đến hàng trăm bài thơ vịnh cảnh của các nhà thơ, các danh nhân
nổi tiếng qua các triều đại như: Trần Anh Tông, Phạm Sư Mạnh, Trương Hán Siêu,
Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Phan Huy Ích, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến,...

Các nhà nghiên cứu đã ví Dục Thúy Sơn như một tàng thư thiên nhiên độc
đáo. Hay nói một cách hình tượng hơn thì lịch sử đất nước vô tình hay hữu ý đã
dành cho hòn Non Nước cái vị thế một “bộ hợp tuyển thơ văn” lộ thiên xinh xắn,
mà từng “trang sách” cũng là từng vách núi cao thấp khác nhau, “người in sách” là
vô số thợ đá vô danh nhiều thời đại, chia nhau miệt mài khắc chữ lên đá, và “người
soạn sách” là những vị vua hay chữ, những danh sĩ cự phách nối tiếp nhau trong
vòng 700 năm. Về phương diện này, Dục Thúy Sơn ít nhiều có thể làm ta liên

8|Page
tưởng đến núi Thái Sơn của Trung Quốc, nơi khắc rất nhiều thơ văn của văn nhân
danh sĩ Trung Hoa.

Thơ văn khắc trên một góc núi Non Nước - Ảnh Trần Kim Chi

Như trên đã nói, Trương Hán Siêu là người đã khai sinh ra cái tên Dục Thúy
Sơn và cũng chính là người đã “đặt bút” viết lên “bộ hợp tuyển bằng đá” những
“trang viết” đầu tiên: Bài Dục Thúy sơn Linh Tế tháp ký của ông không những
được nhiều sĩ phu các thế hệ đã đọc đến thuộc lòng, mà còn được chiêm ngưỡng
tận mắt trong những dịp ghé thăm Non Nước.
Trong Hoàng Việt văn tuyển, Q 2; tờ 1a chú dẫn dưới bài Dục Thúy sơn
Linh Tế tháp ký như sau: 山 在 安 康 縣。 大 登 社 。 原 名 水 山 。 張 漢 超 始
稱 浴 翠 。Phiên âm: Sơn tại An Khang huyện, Đại Đăng xã, nguyên danh Thủy
Sơn, Trương Hán Siêu thủy xưng Dục Thúy. Dịch nghĩa: Núi thuộc xã Đại Đăng,
huyện An Khang, vốn tên là Thủy Sơn, Trương Hán Siêu là người đầu tiên đặt tên
Dục Thúy.

9|Page
Theo các sách Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí, Việt
âm thi tập, Toàn Việt thi lục, Quần hiền phú tập, Hoàng Việt thi văn tuyển, Đại
Nam nhất thống chí, Thơ văn Lý - Trần… thì Trương Hán Siêu tự là Thăng Phủ,
hiệu Độn Tẩu, người làng Phúc Thành, huyện Yên Ninh, lộ Trường Yên, nay là
tỉnh Ninh Bình. Ông xuất thân là một môn khách trong phủ đệ của Trần Quốc
Tuấn, giúp việc văn thư cho Trần Quốc Tuấn nhiều năm, về sau được Quốc Tuấn
tiến cử với Triều đình Trần và được tín nhiệm, lần lượt giữ nhiều chức trong triều,
cũng lần lượt đi trấn nhậm các vùng Lạng Giang, Hóa Châu, hoặc có lúc được cử
làm một công việc mang chức năng tôn giáo, như chức Giám tự chùa Quỳnh Lâm -
Giám đốc một ngôi chùa vào hàng “quốc tự”/chùa quốc gia hạng nhất. Là một văn
thần cột trụ của Triều đình, trong hoạt động chính sự của Trương Hán Siêu, ông đã
sử dụng học vấn một cách đắc lực ở mọi chức trách. Trong tư cách Học sĩ Viện
Hàn lâm, ông là người thay mặt vua soạn thảo văn chương chiếu cáo ban bố cho
toàn dân, và văn từ trao đổi ngoại giao giữa Đại Việt và các nước. Với tư cách là
người chế định bộ Hình thư, ông là người đặt nền tảng cho một Triều đình vận
hành theo luật pháp. Với tư cách là người biên soạn bộ Hoàng triều đại điển cùng
Nguyễn Trung Ngạn, ông là người góp phần xây dựng những nghi thức, điển chế
nhằm đưa các hình thức hoạt động của Triều đình vào nề nếp quy củ, phản ánh tư
thế của một triều đại văn minh...

10 | P a g e
Bài  Dục Thúy sơn Linh Tế tháp ký khắc trên sườn núi Non Nước. Dòng chữ to khắc rất xa bên
trái (mờ) là lệnh chỉ cấm xâm phạm cây cối hoa quả thuộc vườn đất chùa Non Nước (Thủy Sơn
tự) của Thái Thượng hoàng Trần Minh Tông đề năm Thiệu Phong Kỷ sửu (1349).
Ảnh Trần Kim Chi

Trong chuyến điền dã khảo tả tại núi Non Nước vào tháng 10 năm 1990,
đoàn cán bộ Ban văn học Cổ cận đại - Viện Văn học, đã phát hiện ra trong bài văn
đặc sắc Dục Thúy sơn Linh Tế tháp ký, Trương Hán Siêu có viết một câu rằng
trước khi làm quan mình từng có thời gian ở ẩn. Câu đó nguyên văn như sau: 余後
客四方。任宦于朝。備位台。天崖舊隱。時復夢中遊耳。“Dư hậu khách tứ
phương, nhậm hoạn vu triều, bị vị đài sảnh, thiên nhai cựu ẩn thời phục mộng
trung du nhĩ”. Tạm dịch như sau: “Về sau ta làm khách bốn phương, giữ việc quan
tại triều, lạm dự chức nơi đài sảnh thì chốn ẩn dật xưa ở bên trời chỉ còn đôi lúc
dạo chơi trong giấc mộng mà thôi”.

11 | P a g e
Ở Trương Hán Siêu, hành vi ứng xử nổi bật nhất, in đậm vào sử sách, là thái
độ gần gũi thiên nhiên, cách ông nhìn ngắm thiên nhiên tạo vật. Với ông, trong tình
yêu thiên nhiên hình như còn có một khao khát thường trực muốn chiếm lĩnh thế
giới tự nhiên, nhận biết cho hết mọi tri thức lịch sử - xã hội ẩn ngầm trong ngoại
giới.
Trong bài Dục Thúy sơn Linh Tế tháp ký, Trương Hán Siêu đã đưa tầm nhìn
vượt lên rất xa khỏi con mắt thế tục, tìm thấy mối tương quan giữa tạo tác của
thiên nhiên và điểm tô của con người như là một sự bổ sung, tiếp nối, qua lại giữa
cái hữu hạn và cái vô hạn, cái chốc lát và cái trường tồn:
Nguyên văn: 念 其 躇 雲 根 。 累 卷 石 。 由 寸 而 尺 。 尺 而 仞 。 一
步進一步。一重高一重。以至屼然特立。勢倚穹蒼。增關河
之壯觀。與造物之論功。豈滔滔閒衲可同日而語也。
Niệm kỳ trước vân căn, lũy quyển thạch, do thốn nhi xích, xích nhi nhận;
nhất bộ tiến nhất bộ, nhất trùng cao nhất trùng. Dĩ chí ngột nhiên đặc lập, thế ỷ
khung thương, tăng quan hà chi tráng quan, dữ tạo vật chi luận công. Khởi thao
thao nhàn nạp khả đồng nhật nhi ngữ dã.
Tạm dịch: “Nghĩ đến việc nhà sư lấn chân mây, xếp từng hòn đá, từ một tấc
đến một thước, từ một thước đến một nhận, một bước tiến thêm một bước, một tầng
cao thêm một tầng. Tới lúc tháp cao sừng sững, thế chạm trời xanh, tô thêm vẻ đẹp
của non sông, tranh công xây dựng cùng tạo hóa, thì bọn sư sãi tầm thường đâu có
thể sánh được”.
Ông tin tưởng rằng mọi sự biến diệt cứ diễn ra nhưng con người sẽ không
bao giờ chịu để cho hóa công đào thải theo quy luật tang thương dâu bể:
Nguyên văn: 噫。後 此 者 又 幾 百 年。俯 仰 變 滅。重 有 發 余 長
慨。寧 無 柔 等輩 數 人。何 可 必 也。Y! Hậu thử giả hựu kỷ bách niên, phủ
ngưỡng biến Diệt. Trùng hữu phát dư trường khái, ninh vô Nhu đẳng bối sổ nhân?
Hà khả tất dã.“Than ôi! Mai sau mấy trăm năm nữa, chốc lát cảnh tượng biến đổi;

12 | P a g e
nếu lại có kẻ buông lời than thở như ta lẽ nào không có vài người như sư Nhu xây
dựng lại? Việc ấy không đoán trước được”.
Ông đã có tầm đứng của một tư cách kép: một triết nhân và một thi nhân, có
tư duy triết lý quyện lẫn với cảm xúc trữ tình:
Nguyên văn: 若 夫 翠 巘 滄 波。江 空 塔 影。日 暮 扁 周。飄 然 其
下。推 蓬 傲 睨。船 舷 而 歌 滄 浪。遡 子 陵 一 絲 之 清 風。訪 陶 朱 五 湖
之 舊 約。此 景 此 懷。惟 余 與 此 江 山 知 之。
Nhược phù thúy nghiễn thương ba, giang không tháp ảnh. Nhật mộ biển
chu, phiêu nhiên kỳ hạ. Thôi bồng ngạo nghễ, dát thuyền huyền nhi ca Thương
Lang. Tố Tử Lăng nhất ti chi thanh phong, phỏng Đào Chu Ngũ Hồ chi cựu ước.
Thử cảnh thử hoài, duy dư dữ thử giang sơn tri chi.
“Còn như non xanh nước biếc, bóng tháp in dòng, lúc chiều tà buông chiếc
thuyền con lênh đênh dưới núi, nâng mái bồng nhìn quanh ngạo nghễ, gõ mạn
thuyền ca khúc Thương Lan, thử sợi dây câu tìm phong cách thanh cao của Tử
Lăng, dạo chơi Ngũ Hồ hỏi ước cũ của Đào Chu... thì cảnh này tình này duy có ta
với non sông này biết nhau mà thôi”.

Phù thế như kim biệt,


Nhàn danh ngộ tạc phi.
(Từ khi cách xa cõi đời trôi nổi,
Được tiếng nhàn mới biết trước đây mình đã sai)
(Dục Thúy sơn)

13 | P a g e
Một mảng văn khắc dưới chân núi Non
Nước bị đập phá đã lâu - Ảnh Trần Kim
Chi

Trương Hán Siêu là một danh nhân nổi tiếng của mảnh đất Trường Yên - Ninh
Bình, một chứng nhân rõ rệt cho truyền thống văn hóa lâu đời của vùng đất văn vật
này. Nhưng ông lại cũng là một nhân vật có tầm thước cả nước, một người con ưu
tú của văn hóa Thăng Long dưới triều đại Trần. Ông xứng đáng được xếp vào hàng
danh nhân tôn vinh ở Văn miếu Quốc tử giám như nhà Trần đã từng “liệt hạng”
xưa kia, mặc dù ông không hề có mảnh bằng nào thông qua thi cử. Điều đó cũng
nói lên rằng triều đại Trần có sức năng động lớn vì nó biết chuộng thực học, biết
lựa chọn tài năng theo những tiêu chí thực tiễn. Bỏ qua mọi thứ phù danh, với
những người như Trương Hán Siêu, nhà Trần đã biết cách làm cho mình trở thành
bất tử [33] .

© 2008 talawas

14 | P a g e
[1]
Hiện còn lưu hơn 42 bài thơ văn khắc vào vách núi (theo Danh thắng Ninh Bình;
Sở Văn hóa Thông tin và Thể thao Ninh Bình xuất bản, 1994).
[2]
Núi Thái Sơn 泰 山 là ngọn đứng đầu trong Ngũ Nhạc của Trung Quốc, ở
khoảng giữa tỉnh Sơn Đông, cao 1532,7 m so với mặt biển; trên núi có hơn 2200
nơi khắc thơ đề văn của danh sĩ các đời. Từ năm 1983 được Quốc vụ viện Trung
Quốc xếp là danh thắng bậc nhất, và từ 1987 được UNESCO công nhận là di sản
văn hóa thế giới.
[3]
Hoàng Việt văn tuyển, Q 2; tờ 1a chú dẫn dưới bài Dục Thúy sơn Linh Tế tháp
ký như sau: 山 在 安 康 縣。 大 登 社 。 原 名 水 山 。 張 漢 超 始 稱 浴 翠
。 Phiên âm: Sơn tại An Khang huyện, Đại Đăng xã, nguyên danh Thủy Sơn,
Trương Hán Siêu thủy xưng Dục Thúy. Dịch nghĩa: Núi thuộc xã Đại Đăng, huyện
An Khang, vốn tên là Thủy Sơn, Trương Hán Siêu là người đầu tiên đặt tên Dục
Thúy.
[4]
Thật ra, Đại Việt sử ký toàn thư chỉ chép rằng Trương Hán Siêu khi đến trấn
nhậm ở Lạng Giang thì gả con gái cho Tù trưởng Nùng Ích Vấn, khi đến trông coi
chùa Quỳnh Lâm thì gả con gái cho Tam bảo nô là Nguyễn Chế, đều là vì “tham
giàu”, nhưng từ đây suy ra, có thể khảo sát điền dã để xem dòng họ Trương có còn
chi phái nào ở các địa điểm trên, như nhiều vị quan trong lịch sử đã để lại dòng tộc
mình trên các nẻo đường nhậm chức.
[5]
Chúng tôi phục chế nguyên văn theo phiên âm của các thầy giáo như sau: 陳 朝
太 保 太 傅 張 升 甫 嘉 封 卓 偉 上 等 神 。
[6]
Theo tài liệu của thầy giáo Nguyễn Văn Cử, Phó hiệu trưởng Trường trung học
phổ thông Lương Văn Tụy tại Hội thảo khoa học kỷ niệm 640 năm năm mất
Trương Hán Siêu năm 1994 ở Ninh Bình. Tạm phục chế dựa trên phiên âm: 正 忌

15 | P a g e
九 月 十 五 日 。
[7]
Đại Nam nhất thống chí, Tập III. Phạm Trọng Điềm dịch. Đào Duy Anh hiệu
đính. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971; tr. 258. Nguyễn Bá Thản người Kinh
Bắc, đỗ Cử nhân năm 1825.
[8]
Vũ Phạm Khải người huyện Yên Mô, Ninh Bình, đỗ Cử nhân năm 1831.
[9]
Nguyên văn: 余後客四方。任宦于朝。備位台。天崖舊隱。時復夢中遊耳。
[10]
 Đại Việt sử ký toàn thư, Tập II. Cao Huy Giu dịch. Nxb. Khoa học xã hội, Hà
Nội, in lần thứ hai, 1971; tr. 90.
[11]
 “Mậu thân năm thứ 16 [1308]… Mùa xuân tháng Giêng, lấy Trương Hán Siêu
làm Hàn lâm học sĩ”. Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch đã dẫn; tr. 104.
[12]
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, sau khi nhận chức Hàn lâm học sĩ năm Mậu thân
(1308), đến năm Bính dần (1326), Trương Hán Siêu đã là Hành khiển, tiếp đấy lần
lượt được phong các chức: tháng Bảy Nhâm ngọ (1342) Tả ty lang trung kiêm
Kinh lược sứ Lạng Giang; tháng Mười một Ất dậu (1345) Tả gián nghị đại phu;
tháng Bảy Tân mão (1351) Tham tri chính sự; tháng Chín Quý tị (1353). Với danh
nghĩa Tả tham tri chính sự ông được cử chỉ huy quân Thần sách vào châu Hóa trấn
giữ, đề phòng quân Chiêm Thành quấy rối, tháng Mười một năm sau châu Hóa yên
ổn ông xin trở về triều, được chuẩn y nhưng chưa về đến nơi đã mất, được tặng
Thái bảo. Dưới đời Dụ Tông, tháng Ba năm Quý mão (1363), ông lại được truy
phong là Thái phó. Dưới đời Nghệ Tông, tháng Mười một Nhâm tí (1372), được
thờ ở Văn miếu. Từ năm 1326 đến năm 1342, ta có thể bổ sung bằng chức tước
được ghi trong văn bia Khai Nghiêm đặt tại chùa Khai Nghiêm ở xã Vọng Nguyệt,
huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh hiện nay: vào năm Kỷ mão tức 1339, Trương
Hán Siêu đã giữ các chức Chính nghị đại phu, Học sĩ Viện Hàn lâm, Tri chế cáo
kiêm Thiêm tri nội mật viện sự, Chưởng bảo tứ kim ngư đại ô nha thủy.
[13]
Xem Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ, Quyển VII, tờ 17b-18a, và bản dịch đã
dẫn; tr. 156-157.

16 | P a g e
[14]
) Xem Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ, Quyển VII, tờ 39b, và bản dịch đã dẫn;
tr. 181.
[15]
) Xem Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ, Quyển VII, tờ 17b.
[16]
) Xem Đại việt sử ký toàn thư, Bản kỷ, Quyển VI, tờ 41b. Sự việc này được ghi
vào năm Quý hợi (1323).
[17]
Cũng chính Ngô Sĩ Liên khi đánh giá cách khu xử công việc của nhà Trần, nhận
định: “nhà Trần về khoan hậu thì có thừa mà về nghiêm trọng thì không đủ”
(nguyên văn: 陳 家 寬 厚 有 餘 而 嚴 重 不 足 ). Xem Đại Việt sử ký toàn thư,
Bản kỷ, Quyển VI, tờ 27a và bản dịch đã dẫn; tr. 109.
[18]
Nguyên văn: 乃 其 徒 之 狡 猾 者 。 殊 失 苦 空 本 意 。 務 占 名 園 佳 境
。 以 金 碧 其 居 。 龍 象 其 眾 。 Phiên âm: Nãi kỳ đồ chi giảo hoạt giả, thù
thất khổ không bản ý, vụ chiếm danh viên giai cảnh, dĩ kim bích kỳ cư, long tượng
kỳ chúng.
[19]
Chúng tôi tạm dịch.
[20][21]
 Đều là những địa danh Trung Quốc, chỉ những cảnh đẹp, gắn bó với lịch sử
và văn hóa.
[22]
 Bắt nguồn từ một câu nói của Tư Mã Tương Như, tượng trưng cho chí khí lớn
lao.
[23]
Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến dịch. Bùi Văn Nguyên nhuận sắc. Các đoạn trích
ở sau đều cùng một người dịch.
[24]
Nguyên văn: 念 其 躇 雲 根 。 累 卷 石 。 由 寸 而 尺 。 尺 而 仞 。 一 步
進一步。一重高一重。以至屼然特立。勢倚穹蒼。增關河之
壯 觀 。 與 造 物 之 論 功 。 豈 滔 滔 閒 衲 可 同 日 而 語 也 。Niệm kỳ trước
vân căn, lũy quyển thạch, do thốn nhi xích, xích nhi nhận; nhất bộ tiến nhất bộ,
nhất trùng cao nhất trùng. Dĩ chí ngột nhiên đặc lập, thế ỷ khung thương, tăng
quan hà chi tráng quan, dữ tạo vật chi luận công. Khởi thao thao nhàn nạp khả
đồng nhật nhi ngữ dã.

17 | P a g e
[25]
Nguyên văn: 噫。後 此 者 又 幾 百 年。俯 仰 變 滅。重 有 發 余 長 慨。寧
無 柔 等輩 數 人。何 可 必 也。Y! Hậu thử giả hựu kỷ bách niên, phủ ngưỡng
biến Diệt. Trùng hữu phát dư trường khái, ninh vô Nhu đẳng bối sổ nhân? Hà khả
tất dã.
[26]
Thương Lang: một tên khác của sông Hán Thủy ở Trung Quốc, về sau, xuất phát
từ sách Mạnh Tử, hai chữ Thương Lang có thêm một nghĩa tượng trưng: khúc hát
của làng chài.
[27]
Tử Lăng: Tên tự của Nghiêm Quang, bạn thuở nhỏ của Hán Quang Vũ. Khi Hán
Quang Vũ lên ngôi lập ra nhà Đông Hán , có mời ông ra làm quan nhưng ông từ
chối, bỏ về đi câu ở sông Đồng.
[28]
) Đào Chu: Tức Phạm Lãi, người nước Sở thời Xuân thu, có công lớn giúp Việt
vương Câu Tiễn khôi phục cơ đồ, sau đó từ quan, chèo thuyền đi chơi Ngũ Hồ là
cảnh đẹp, rồi đến ở đất Đào, lấy hiệu là Đào Chu.
[29]
) Nguyên văn: 若 夫 翠 巘 滄 波。江 空 塔 影。日 暮 扁 周。飄 然 其 下。
推 蓬 傲 睨。船 舷 而 歌 滄 浪。遡 子 陵 一 絲 之 清 風。訪 陶 朱 五 湖 之 舊
約。此 景 此 懷。惟 余 與 此 江 山 知 之。Nhược phù thúy nghiễn thương ba,
giang không tháp ảnh. Nhật mộ biển chu, phiêu nhiên kỳ hạ. Thôi bồng ngạo nghễ,
dát thuyền huyền nhi ca Thương Lang. Tố Tử Lăng nhất ti chi thanh phong, phỏng
Đào Chu Ngũ Hồ chi cựu ước. Thử cảnh thử hoài, duy dư dữ thử giang sơn tri chi.
[30]
Xin dẫn ra đây một đoạn trong Nguyên sử, Q 53, Liệt truyện, “Truyện Phàn
Tiếp” nói về trận chiến Bạch Đằng: 楫 与 乌 馬 兒 将 舟 師 還。為 賊 邀 遮 白
藤 江。潮 下。楫 舟 胶。贼 舟 大 集。矢 下 如 雨,力 戰。自 卯 至 酉。楫
被 创。 投 水 中。 贼 钩 執 。毒 剎 之。Phiên âm: Tiếp dữ Ô Mã Nhi tương
chu sư hoàn, vi tặc yêu già Bạch Đằng giang. Triều hạ, Tiếp chu giao. Tặc chu đại
tập, thỉ hạ như vũ, lực chiến. Tự Mão chí Dậu, Tiếp bị sang, đầu thủy trung. Tặc
câu chấp, độc sát chi. Dịch nghĩa: [Phàn] Tiếp và Ô Mã Nhi đem đoàn binh thuyền
trở về, bị giặc đánh úp ở sông Bạch Đằng. Nước triều rút, thuyền của Tiếp mắc

18 | P a g e
cạn, thuyền giặc kéo đến ùn ùn, tên bắn xuống như mưa. Ra sức giao chiến, từ giờ
Mão đến giờ Dậu, Tiếp bị trọng thương, nhảy xuống nước. Giặc dùng móc bắt
được hạ độc thủ giết đi.
[31]
Hải Thạch dịch.
[32]
Chúng tôi tạm dịch.
[33]
Hiện nay, tại Trung tâm Văn miếu chỉ thấy Chu An được xếp là người Việt Nam
khởi đầu cho Nho học và giáo dục. Xem ra, tiêu chuẩn của hôm nay còn chật hẹp
và cứng nhắc rất nhiều so với thời đại Trần cường thịnh.

19 | P a g e
Bài thơ "Dục Thúy Sơn khắc thạch" nói về núi Dục Thúy ở Ninh Bình được khắc
bên sườn núi, hãy còn bút tích. Dục Thúy Sơn nghĩa là "núi có hình con chim trả
đang tắm gội" - tên này do chính ông đặt cho ngọn núi Non Nước ở quê hương
ông.

Dịch nghĩa Dịch thơ (Trần

Sắc núi vẫn xanh mượt mà, Văn Giáp)

Người đi chơi sao không Non xanh xanh vẫn như xưa,
về? Du nhân đi mãi vẫn chưa thấy về!
Giữa dòng sáng ngời bóng Sóng in bóng tháp bồ đề,
tháp, Mở toang cửa động liền kề chân
Thượng giới mở cánh cửa mây.
hang. Đời lênh đênh trước khác nay,
Có cách biệt với cuộc đời Thân nhàn mới biết trước ngày lầm
trôi nổi như ngày nay, to.
Mới biết rõ cái danh hờ Mênh mông trời đất Năm hồ,
trước kia là không đúng, Vòm câu cũ, kíp thăm dò nơi đâu.
Trời đất ở Ngũ-hồ rộng
thênh thang,
Hãy tìm lại tảng đá ngồi
câu khi trước.

Nhóm bài thơ "Vịnh Hoa Cúc" do Nguyễn Tấn Hưng dịch:

Vịnh hoa cúc (IV) Vịnh hoa cúc (II)

Hoa tươi, năm ngoái ngày này, Thu nay mưa gió loạn cuồng
Ngồi suông với bạn, rượu bày Mà sao cúc vẫn đầy vườn trổ

20 | P a g e
có đâu! bông
Việc đời thường trái ngược Phải chăng trời cũng chiều
nhau lòng
Bữa nay sẵn rượu, lại sầu Cho loài hoa rét bạn cùng già
không hoa. nua.

Trương Hán Siêu trồng hoa cúc bên núi Dục Thúy Sơn, là hoa Sơn kim cúc
(Hoàng Hoa). Ngày ngày ông chăm chút cho từng khóm cúc, nhành hoa:

Vũ dư khai phố di căn Mưa tạnh ra vườn tỉa gốc trồng


chủng Sương gieo quanh giậu lượm từng bông
Sương hậu tuần ly Chớ rằng nhàn ẩn nên lười nhác
trích nhị thu Bận rộn khi ngày sắp cuối đông- (Đào
Mạc đạo u nhân hồn Phương Bình dịch thơ).
lãn tán
Nhất niên mang sử thị
thâm thu.

Có lúc ông nhìn trời gió mưa thêm buồn mà than thở:

Nhất thu đa vũ hựu đa Trời thu lắm gió lại nhiều mưa
phong Khóm trĩu hoa thu thật chẳng ngờ
Khởi ý thu hoa Tạo hoá phải chăng thương quạnh vắng
thượng mãn tùng Dành bông hoa lạnh tặng già nua - (Đào
Ưng thị thiên công Phương Bình dịch thơ).
linh lãnh lạc
Cổ lưu hàn nhị bạn
suy ông.

Khi ở xa, cụ vẫn luôn canh cánh một nỗi nhớ về hoa cúc trên đỉnh núi:

21 | P a g e
Trùng dương thời tiết Sớm nay vừa tiết trùng dương
kim triêu thị Chẳng hay quê cũ hoa vàng nở chưa
Cố quốc hoàng hoa khai Rượu đàn chạnh nhớ thú xưa
vị khai? Vò đầu mấy bận làm thơ "đi, về" -
Khước ức cầm tôn tiền (Huệ Chi dịch thơ).
nhật nhã
Kỷ hồi tao thủ phú quy
lai.

Có lúc lại thiếu thốn làm ông càng buồn thêm nỗi cô đơn. Khi có hoa lại thiếu
rượu. Khi có rượu lại không hoa. Cụ ngắm nhìn hoa cúc mà lại càng thêm sầu:

Khứ niên kim nhật Ngày này, năm ấy hoa đương độ


hữu hoa đa Không rượu ngồi suông khách với ta
Đối khách sầu vô tửu Trái ngược việc đời thường vẫn thế
khả xa Hôm nay có rượu lại không hoa -
Thế sự tương vi mỗi (Nhóm Lê Quý Đôn dịch thơ).
như thử
Kim triêu hữu tửu
khước vô hoa.

22 | P a g e
Nội dung

1. DỤC THÚY SƠN Xuất xứ 1. Tên cũ là Băng Sơn, đầu thế kỷ thứ 14,
Trương Hán Siêu đổi tên thành Dục Thuý Sơn. Ngày nay gọi là núi Non
Nước. Dục Thuý Sơn - 600 năm về trước nằm trên cửa biển, nay biển đã lùi
xa. Núi Non Nước nằm bên bờ sông Đáy giữa thị xã Ninh Bình, là một danh
lam thắng cảnh được nhiều thi sĩ vịnh cảnh đề thơ. 2. Bài "Dục Thuý Sơn"
được Nguyễn Trãi viết bằng thơ ngũ ngôn bát cú, rút trong "Ức Trai thi tập".
Trong bản dịch thơ, Khương Hữu Dụng vì để hiệp vần nên đã giao hoán hai
câu 3, 4. Đó là điều cần biết trước khi cảm nhận bài thơ. Chủ đề

2. Bài thơ miêu tả núi Dục Thuý đẹp như cảnh tiên trên cửa biển, nhà thơ tới
thăm núi mà nhớ tới danh sĩ Trương Hán Siêu đời Trần. Qua đó, tác giả nói
lên lòng tự hào về núi sông mỹ lệ, tưởng nhớ đến công đức của tiền nhân. 1.
Hai câu "đề", Nguyễn Trãi giới thiệu Dục Thuý Sơn đẹp như non tiên nổi lên
giữa cửa biển. Cảnh đẹp quyến rũ nên nhà thơ đã mấy phen tới thăm thú. 2.
Bốn câu tiếp theo trong phần "thực" và "luận" đối nhau từng cặp một. Nhà
thơ tạo nên 4 hình ảnh so sánh ẩn dụ để miêu tả Dục Thuý Sơn là non tiên:
Như đoá sen nổi trên mặt nước. Như cảnh tiên rơi xuống cõi trần. Bóng tháp
như chiếc trâm bằng ngọc xanh. Ánh sáng trên sông nước như chiếc gương
soi mái tóc xanh biếc. Trên núi có chùa, có tháp nên mới tả, mới so sánh với
trâm ngọc, với gương soi mái tóc xanh biếc. Trâm và gương ấy là của tiên
nữ nơi non tiên. Cảnh đẹp thơ mộng, thần tiên. Bút tháp tài hoa lãng mạn.
Thơ hàm súc, giàu hình tượng: "Liên hoan phù thủy thượng Tiên cảnh trụy
trần gian Tháp ảnh trâm thanh ngọc,

23 | P a g e
3. Ba quang kính thuý hoàn". Câu 8 có "phù" (nổi) câu 4 đối lại "trụy" (rơi
xuống); câu 5 là "trâm thanh ngọc", câu 6 lại có "kính thuý hoàn" thật là
tương ứng, hoà hợp. Yếu tố tưởng tượng tạo nên chất thơ tuyệt đẹp. 3. Hai
câu kết thể hiện một tấm lòng đầy tình nghĩa. "Hữu hoài" là nhớ mãi. Chỉ
nhắc lại họ "Trương", tước hiệu "Thái bảo" - một cách nói đầy kính trọng
với Trương Hán Siêu, một danh sĩ thời Trần, người đã đổi tên núi từ Băng
Sơn thành Dục Thuý Sơn, đã làm bài "Dục Thuý Sơn khắc thạch" và "Dục
Thuý Sơn Linh Tế tháp kí". Nhìn bia đá phủ rêu, Nguyễn Trãi nhớ đến công
đức tiền nhân. Hai câu thơ 10 từ chứa chan cảm xúc và tình nghĩa: "Hữu
hoài Trương Thiếu bảo, Bi khắc tiển hoa ban" Tổng kết "Dục Thuý Sơn" là
một trong những bài thơ chữ Hán tuyệt bút của Ức Trai, thuộc đề tài vịnh
phong cảnh núi sông cẩm tú. Yêu thiên nhiên, yêu đất nước, nhớ công đức
người xưa là cảm hứng chủ đạo của Ức Trai. Bốn câu

4. trong phần thực và luận là đẹp nhất, hay nhất, thể hiện cốt cách tài hoa của
thi sĩ - chất tiên phong đạo cốt của Ức Trai.

24 | P a g e
Kết luận

Trương Hán Siêu được lập đền thờ tại chân núi Non Nước thuộc công viên Dục
Thúy Sơn nằm bên sông Đáy ở thành phố Ninh Bình.
Đền thờ Trương Hán Siêu kiến trúc theo kiểu chữ đinh, gồm 3 gian Bái Đường và
2 gian Hậu cung, hai tầng mái lợp bằng ngói, các góc có các đầu đao cong vút lên.
Nhìn bán diện rìa mái cuộn lên ở hai đầu như hình ảnh một chiếc thuyền rồng
ngoại mục. Trên nóc đền là hai con rồng chầu mặt nguyệt.
Mặt tiền của đền có tấm đại tự bằng chữ Hán Trương Thăng Phủ Tư. Bái đường có
cửa võng, hương án và hai giá ở hai bên cắm bát bửu. Gian cuối của hậu cung có
hương án và tượng Trương Hán Siêu được đúc bằng đồng. Gần đền Trương Hán
Siêu là di tích lịch sử văn hoá chùa Non Nước, nằm ở phía đối diện qua núi Non
Nước. Tất cả hợp lại thành một khu văn hóa, tâm linh giữa thành phố Ninh Bình.

25 | P a g e
Chùa Non Nước ở Ninh Bình là một ngôi chùa cổ tọa lạc dưới chân núi
Non Nước, bên bờ sông Đáy và cửa sông Vân. Chùa . Từ thời nhà Lý, dưới đời
vua Lý Nhân Tông, quốc sư Nguyễn Minh Không xây dựng một ngôi chùa thờ
Phật dưới chân núi Dục Thúy Sơn về phía Đông. Chùa được xây bằng đá, mái
cong rồng lượn và đã xuất hiện tháp là nơi thờ Phật. Trong tháp đặt một tượng Phật
chính và một số tượng phụ.

Sang thế kỷ XIII, tháp được tách ra, thành hai kiến trúc riêng: chùa và tháp.
Tháp không còn là chùa mà trở thành mộ sư. Chính vì vậy, đến đời Trần, tháp Linh
Tế đổ vỡ. Đến năm 1337 thời vua Trần Hiến Tông, tháp Linh Tế được khởi công
xây dựng lại. Người đứng lên chủ trì việc xây dựng tháp là nhà sư Trí Nhu (người
phủ Tràng An, châu Đại Hoàng - tức là người Ninh Bình). Khi đang giữ chức Tả ty
Lang trung, Tả giám Nghị đại phu, Trương Hán Siêu đã viết bài "Dục Thúy sơn
Linh Tế tháp ký" (Bài ký tháp Linh Tế ở núi Dục Thúy), nhân việc tháp Linh Tế
xây dựng lại xong. Trong bài ký đó, Trương Hán Siêu đã cho biết tháp Linh Tế xây
dựng lại cao 4 tầng: "Tháp xây 4 tầng, đêm tỏa hào quang, kẻ xa người gần đều
trông thấy rõ".

Cuối thời Hậu Lê tháp Linh Tế bị đổ vỡ. Điều này đã được Phạm Đình Hồ
viết trong sách "Tam thương ngẫu lục": "Sau khi vạc đổi, Cung bỏ làm trường
lương Tràng An, tháp Linh Tế cũng đổ nát".

Chùa có hai cổng, một cổng ra vào ở phía bắc, một cổng ở phía đông nam
nhìn ra sông Đáy và đây cũng là cổng để nhiều người ra thả cá chép vào ngày ông
táo chầu trời.

Từ sân chùa Non Nước bên sông Đáy, có thể hướng ra cầu Ninh Bình, cầu
Non Nước và cuộc sống của cư dân trên sông Đáy.[1]

26 | P a g e
Năm 2006, chùa đã được trùng tu lại và khánh thành mới nhung vẫn giữ
được vẻ thiêng liêng, trầm mặc.[2]

Mỗi năm chùa Non Nước đón hàng nghìn lượt khách du lịch trong nước và
quốc tế về tham quan, chiêm bái. Từ chùa phóng tầm mắt ra xa, sẽ được chiêm
ngưỡng cảnh sắc thanh bình, yên ả của làng quê Việt Nam.

27 | P a g e
Vấn đề gìn giữ, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích văn hóa Non Nước sao cho
tương xứng với ý nghĩa lịch sử của nó, là việc cần đánh động các giới quan chức
văn hóa và chính quyền trung ương cũng như địa phương để sớm có một sự quan
tâm đúng đắn, một kế hoạch tôn tạo hòn núi, biến nó thành một điểm sáng trong
văn hóa du lịch của tỉnh Ninh Bình. Nhưng điều khó lòng bỏ qua không nói đến
khi gợi lên cái ưu thế có một không hai của di tích văn hóa này là một hình ảnh
khác - một nhân vật lịch sử như tấm phông nổi bật đằng sau di chỉ ấy, một con
người mà tầm vóc làm cho di chỉ như càng cổ kính thêm. Thử nghĩ, trong 60 năm
qua chúng ta đã từng hăm hở đập phá đi biết bao di tích quý giá của cha ông để lại,
chỉ vì chúng ta muốn xác nhận rằng chỉ có chúng ta, đang tiến hành cuộc cách
mạng “long trời lở đất” hôm nay, mới là người đặt nền móng cho một thời đại
“bước ngoặt” mà loài người chưa từng có. Thái độ phàm tục của chúng ta rõ ràng
phản ánh một tầm nhìn thiển cận. Giá thử cứ tỉnh táo lùi xa một chút, tự nâng mình
lên tâm thế một con người sống với nhiều thời khắc lịch sử, biết gắn cái chủ thể
với cái khách thể, gắn xưa với nay và với cả viễn ảnh sau này, gắn vô cùng với hữu
hạn, ta sẽ thấy ngay chính cái ta đang làm, tưởng là to tát kỳ thực cũng chỉ là rất
tương đối, thậm chí đôi khi còn phải trả giá đắt, bởi bao nhiêu bất cập do vọng
tưởng muốn vĩnh cửu hóa cái khoảnh khắc ngắn ngủi hiện tồn quy định. Và ta sẽ
biết quý trọng nhiều hơn những gì vốn là sản phẩm của tự nhiên, của tiền nhân, của
lịch sử để lại. Cách ứng xử văn hóa của Trương Hán siêu chính là ở tầm thước viễn
kiến cao nhân ấy.

28 | P a g e
Bia công đức bị chôn một nửa - Ảnh
Trần Kim Chi

29 | P a g e

You might also like