You are on page 1of 21

Đền Thờ Vua Đinh Vua Lê

1, Vài nét về đền thờ vua Đinh Lê.


Đền vua Đinh Lê là một phần trong khu di tích cố đô Hoa
Lư. Cả hai ngôi đền đều được xây dựng từ thời nhà Lý, và được
dựng lại vào thế kỉ thứ XVII dưới thời Hậu Lê. Đến thời Hậu
Lê, nhà vua có ban lệnh sửa chữa lại đền, cho đến nay vẫn giữ
nguyên được những nét đẹp trong kiến trúc ban sơ.
Bên trong đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành
đều là những vị vua có công lớn trong phát triển nước Đại Cồ
Việt xưa.

Cổng vào khu di tích đền thờ vua Đinh vua Lê

2, Kiến trúc đền vua Đinh vua Lê


a, Đền thờ vua Đinh.
Đền thờ Đinh Tiên Hoàng được công nhận là Di tích lịch sử
cấp Quốc gia đặc biệt vào năm 2012. Ngôi đền được nằm trọn
trong khuôn viên rộng tới 5ha.

Bài báo cáo trải nghiệm Ninh Bình – Nhóm “Chín Vong Hồn” 1
Đền vua Đinh còn có tên gọi khác là Đền Thượng được xây
dựng dựa trên kiến trúc cung điện xưa của vua. Thiết kế đền độc
đáo theo phong cách “nội công ngoại quốc”, tức là bên trong
kiến trúc theo dạng chữ Công, bên ngoài theo dạng chữ Quốc,
bao gồm 3 khu vực chính là: bái đường, thiêu hương, rồi đến
chính cung.
Bái đường là khu vực sân rộng lớn. Bái đường thường được
dùng làm nơi thắp hương, tế lễ trước khi vào thăm quan bên
trong đền. Giữa sân bái đường là sập long sàng được trạm trổ
tinh tế trên phiến đá xanh nhìn rất đẹp mắt. Những đường chạm
khắc này đều mang hình rồng phượng, mang nét đẹp kiến trúc
Lý và Hậu Lê.

Bái đường đền vua Đinh.

Thiêu hương là chỗ thờ các vị quan có công với đất nước
trong thời Lê là: Nguyễn Bặc, Lê Cơ, Triệu Tú và Đinh Điền.

Bài báo cáo trải nghiệm Ninh Bình – Nhóm “Chín Vong Hồn” 2
Chính Cung được xây dựng rộng lớn gồm có 5 gian. Cửa
chính cung còn được gọi là Cổng Ngọ Môn bên trên khắc 8 chữ
“Bắc Môn Tỏa Thược”, “Tiền Triều Phượng Khuyết”.
Nổi bật nhất ở chính cung là gian giữa – nơi có bức tượng
đồng vua Đinh Tiên Hoàng được sơn son thiếp vàng, đặt trên
bệ thờ đá xanh nguyên khối. Gian phải thờ Thái tử Đinh Hạng
Lang và Đinh Toàn. Gian trái thờ Đinh Liễn – con trai trưởng
của vua.

Tượng đồng thờ Đinh Tiên Hoàng và hai con thứ của ngài.

Đền vua Đinh Tiên Hoàng còn là nơi lưu giữ nhiều cổ vật
quý như câu đối, cột kinh Phật có chạm khắc chữ Phạn, gạch
xây điện đều khắc chữ Đại Việt quốc, nhiều bài bia, ký….
b, Đền thờ vua Lê
Đền vua Lê còn có tên gọi khác là Đền Hạ, nằm cách đền
vua Đinh chỉ khoảng 300m. Kiến trúc chung của đền cũng giống
với đền vua Đinh. Khu vực cửa ngoài được gọi là nghi môn
ngoại, bên trong đường chính đạo phía bên trái là hòn non bộ

Bài báo cáo trải nghiệm Ninh Bình – Nhóm “Chín Vong Hồn” 3
nổi bật với tượng chim phượng cao tới 3m, bên phải có nhà Tiền
Bái, phía trước có hòn non bộ hổ ngồi và cây duối có tuổi đời
300 năm.
Riêng khu vực bái đường được thiết kế 5 gian, với điểm
nhấn là 3 tấm biển lớn được sơn son thiếp vàng.

Đường chính đạo đền vua Lê Đại Hành.

Bái đường (sân rồng) đền vua Lê Đại Hành..

Bài báo cáo trải nghiệm Ninh Bình – Nhóm “Chín Vong Hồn” 4
Khu vực thiêu hương ở đây thờ quan Phạm Cự Lượng – vị
quan liêm chính có công dưới thời vua Lê. Bên trong chính cung
đề thờ vua Lê Hoàn ở giữa, vua Lê Long Đĩnh bên gian phải và
thái hậu Dương Vân Nga ở gian trái.

Tượng thờ vua Lê Đại Hành.

Bạn có thể đến đây vào dịp lễ hội ngày 8 đến ngày 10/3 Âm
lịch hàng năm. Lễ hội tổ chức các nghi lễ có giá trị văn hóa tâm
linh cao được chia làm các mục: lễ mở cửa đền, lễ rước nước,
lễ mộc dục, lễ dâng hương, lễ tế, cờ lau tập trận, kéo chữ Thái
Bình… rất hấp dẫn. Ngoài ra, lễ hội còn tổ chức nhiều trò chơi

Bài báo cáo trải nghiệm Ninh Bình – Nhóm “Chín Vong Hồn” 5
dân gian thú vị như đấu vật, thi bơi…. để tưởng nhớ, tái hiện và
bày tỏ niềm biết ơn với các vị vua và quân thần đã có công dẹp
loạn 12 sứ quân, thống nhất thiên hạ. Lễ hội mang giá trị văn
hóa phi vật thể sâu sắc được rất nhiều du khách trong và ngoài
nước quan tâm.

Bài báo cáo trải nghiệm Ninh Bình – Nhóm “Chín Vong Hồn” 6
Khu Du Lịch Sinh Thái Thung Nham

1, Hang Bụt.
Hang Bụt thuộc khu du lịch Thung Nham (tỉnh Ninh Bình),
với chiều dài 500 mét, trấn động có nơi cao nhất 40 mét, nơi
rộng nhất 30 mét.

Cửa hang Bụt.

Để khám phá hang Bụt, du khách được ngồi trên thuyền,


mặc áo phao…Trong quá trình tham quan không bỏ tay ra phía
ngoài mạn thuyền, tránh các thuyền khác cũng đi vào hang dễ
va chạm, gây mất an toàn.
Đặc biệt, du khách khi tham quan hang Bụt sẽ được người
lái đò cung cấp đèn pin quan sát trong động tối. Và hơn hết là
trực tiếp quan sát hình tượng ông Bụt, dải lụa mình rồng, nàng
tiên đang nằm, nụ hoa đào đang bung cánh mỏng…

Bài báo cáo trải nghiệm Ninh Bình – Nhóm “Chín Vong Hồn” 7
Hang Bụt hoàn toàn là một hang động tự nhiên, hệ thống
măng nhũ đá phát triển với muôn hình vạn trạng khác nhau.

Bên trong hang, và ông Bụt.

Nhũ đá trong hang Bụt.

Trong hang phát triển đa dạng hình thái măng, nhũ đá


(măng nhũ, nhũ đá, măng đá sống, măng đá chết).

Bài báo cáo trải nghiệm Ninh Bình – Nhóm “Chín Vong Hồn” 8
Chuyện kể rằng, khi xưa cuộc sống của người dân làng
Nham gặp rất nhiều khó khăn, mất mùa đói kém xảy ra triền
miên…Để có nguồn thức ăn, dân làng phải lần tìm đường qua
các dãy núi.
Cũng vào năm đó, mưa lớn ngập úng các đầm lầy lau sậy
trong Thung, người dân đi dọc theo đường núi thì thấy dòng
nước rút mạnh về phía trong chân núi. Khi phát quang từ chân
núi, hiện cửa hang, chính là hang Bụt.
Du khách có dịp tới hang Bụt tham quan sẽ nhận thấy, nằm
chính giữa hang động là khối nhũ đá cao 1,5m, rộng 2m, mang
dáng vóc giống như một cụ ông phúc hậu đang ngồi hướng quay
ra phía cuối hang, mà người dân gọi ông với cái tên ông Bụt.
Người dân nơi đây quan niệm, ông Bụt luôn hiện hữu bên
cạnh dòng sông ngầm để ban tặng những điều may mắn, tốt lành
cho những con người sinh sống quanh hang.
2, Động Tiên Cá.
Từ hang Bụt chúng em đã đi tiếp đến với Động Tiên Cá-
một thủy động được ví như “khu vườn cổ tích". Trước khi tiếp
vào cửa động phải đi qua khoảng 200 bậc đá được phủ dưới
những tán tre già. Đi sâu vào thêm vào trong là 40 bậc thang sắt
sâu hun hút tựa như không đáy. Qua đây chúng em đã chính
thức đến động.

Cửa vào động Tiên Cá.

Bài báo cáo trải nghiệm Ninh Bình – Nhóm “Chín Vong Hồn” 9
Từ cảm giác sợ hãi khi còn ở những nấc thang đầu tiên để
rồi bước đến nấc thang cuối cùng chúng em vô cùng thích thú
và cảm thấy kì lạ bởi phương tiện di chuyển ở đây. Khác với
những nội thủy khác ở Ninh Bình phải di chuyển bằng thuyền
thì đến với Động Tiên Cá chúng em đi bộ trên con đường được
ghép bằng bè tre trải dài uốn cong theo địa hình động. Nơi đây
khá thấp chúng em phải cúi người rất nhiều mới có thể di
chuyển được, ước tính chỉ khoảng 1m không gian di chuyển mà
thôi.

Đường đi trong động.


Chiều rộng của động chỉ vỏn vẹn 30m nhưng đi lại không
hề mang cảm giác trật trội, ngột ngạt. Động Tiên Cá có chiều
dài khoảng 1200m nằm uốn lượn dọc trong lòng núi đá vôi tạo
nên một hang động kín gió và đầy vẻ hoang sơ, hấp dẫn. Nhìn
lên trên là những khối thạch nhũ muôn hình dạng, màu sắc khác
nhau. Nơi đây còn được trang bị hệ thống đèn màu càng làm

Bài báo cáo trải nghiệm Ninh Bình – Nhóm “Chín Vong Hồn” 10
tăng vẻ huyền bí, xinh đẹp cho động. Những khối thạch nhũ như
phát quang tỏa ra nguồn sáng thu hút sự chú ý của chúng em.

Đường đi trong động.

Sau một đoạn đường dài trong động chúng em bước ra


ngoài ở một lối khác với một cảm giác thật khác. Đó không còn
là không gian mờ ảo, huyền bí nữa mà là thiên nhiên với một
màu xanh ngát còn vương vấn đâu đó là hương nước mát lành
của Động Tiên Cá và cảm giác đau lưng khi phải gập người liên
tục. Tóm lại Động Tiên Cá đã để lại cho em ấn tượng vô cùng
sâu nặng.
3, Vườn chim Thung Nham (Thung Chim).
Đây chắc chắn là điểm đến thú vị và quan trọng nhất của
khu du lịch vườn chim Thung Nham Ninh Bình. Khu vườn
chim là không gian sinh sống của rất nhiều loài chim như cò,
vạc, le le, chích chòe,… đặc biệt là hai loài quý hiếm trong sách
đỏ là Hằng hạc và Phượng Hoàng. Dãy núi đá vôi sừng sững in
bóng trên làn nước xanh cùng những đàn chim chuyền cành tạo
nên khung cảnh bình yên thơ mộng hiếm nơi nào có được.

Bài báo cáo trải nghiệm Ninh Bình – Nhóm “Chín Vong Hồn” 11
Thời gian tốt nhất để tham quan khu vườn chim là mùa thu,
tiết trời se lạnh, khoảng 17h khi chim đi kiếm ăn về. Vào khoảng
thời gian đó, tất cả các loài chim đều tập trung trên những ngọn
cây cao.

Hoàng hôn là lúc những loài chim về tổ Cảnh sông nước thơ mộng trong Thung
ở nơi đây. khi chiều về.

Bài báo cáo trải nghiệm Ninh Bình – Nhóm “Chín Vong Hồn” 12
Tuyệt Tịnh Cốc
Tuyệt Tình Cốc là một trong những địa điểm du lịch nổi
tiếng và hấp dẫn ở Ninh Bình.

Thiên nhiên hùng vĩ trong động Am Tiên.

Tuyệt Tình Cốc Ninh Bình còn có cái tên khác là động Am
Tiên - Nơi mà Thái hậu Dương Vân Nga tu hành vào những
năm tháng cuối đời.

Bài báo cáo trải nghiệm Ninh Bình – Nhóm “Chín Vong Hồn” 13
Cảnh nhìn từ phía trên của chùa Am Tiên.

Cổng chùa Am Tiên.


Địa điểm tham quan này tọa lạc tại xã Trường Yên, huyện
Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình thuộc quần thể di tích cố đô Hoa Lư,
giáp với thành phía Đông của kinh thành Hoa Lư thuở xưa, chỉ
cách đền vua Đinh 400m về hướng Tràng An.Với độ cao 500m
so với mực nước biển nhờ đó mà khí hậu nơi đây quanh năm ôn
hòa, mát mẻ. Hoàn toàn tách biệt khỏi không khí ồn ào, xô bồ
của những điểm tham quan

Bài báo cáo trải nghiệm Ninh Bình – Nhóm “Chín Vong Hồn” 14
Hồ Ao Giai chính là trái tim và linh hồn của Tuyết Tinh
Cốc. Hồ quanh năm trong xanh, vào mùa hè, mặt hồ được bao
phủ bởi vẻ đẹp lôi cuốn của những bông sen. Nhắc đến Tuyết
Tình Cốc ở Ninh Bình, du khách sẽ hình dung ngay đến một hồ
nước được ví như tấm gương phản chiếu cảnh sắc.

Hồ Ao Giai.

Bài báo cáo trải nghiệm Ninh Bình – Nhóm “Chín Vong Hồn” 15
Di Tích Đềm Trầm Nam Định

Khu di tích Đền Trần Nam Định thờ 14 vị vua nhà Trần
cùng gia quyến và các quan lại có công phù tá. Nơi đây còn nổi
tiếng với Lễ khai ấn Đền Trần đầu xuân và Hội Đền Trần tháng
tám, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương về
dự, tri ân công đức các vua Trần và cầu mong những điều tốt
đẹp.
1, Vài nét về lịch sử đền Trần.
Phủ Thiên Trường xưa (nay thuộc tỉnh Nam Định) là nơi
phát tích của Vương triều nhà Trần và được coi là kinh đô thứ
hai của nước Đại Việt sau kinh thành Thăng Long. Năm 1258,
khi quân Nguyên Mông xâm lược nước ta lần thứ nhất, vua Trần
Thái Tông ra lệnh thực hiện chiến lược “vườn không nhà trống”
tại kinh thành Thăng Long và rút lui về phủ Thiên Trường để
huy động sức mạnh toàn dân.
Về sau đã đánh bại quân Nguyên Mông. Năm đó, vào ngày
14 tháng Giêng, tại phủ Thiên Trường, vua Trần Thái Tông đã
mở tiệc chiêu đãi và phong tước cho các quan, quân có công
đánh giặc. Kể từ đó, cứ vào ngày này, các vua Trần lại tổ chức
nghi thức “khai ấn” cúng tế tổ tiên trời đất, khen thưởng ban lộc
những người có công, đồng thời mở đầu cho một năm làm việc
mới của chính quyền nhà Trần.
Đến thế kỷ 15, Phủ Thiên Trường đã bị quân Minh phá hủy.
Sau này, tại nền phủ xưa đã được xây dựng lại Khu di tích Đền

Bài báo cáo trải nghiệm Ninh Bình – Nhóm “Chín Vong Hồn” 16
Trần Nam Định, đồng thời duy trì nghi thức khai ấn để tưởng
nhớ các vua Trần có công bảo vệ đất nước.
2, Kiến trúc khu di tích đền Trần.
Khu di tích Đền Trần Nam Định bao gồm 3 công trình kiến
trúc chính là: đền Thiên Trường, đền Cố Trạch và đền Trùng
Hoa, có kiểu dáng chung và quy mô ngang nhau. Phía trước có
cổng ngũ môn. Qua cổng là một hồ nước hình chữ nhật. Chính
giữa phía sau hồ là đền Thiên Trường.

Cổng tam quan dẫn vào đền.

a, Đền Thiên Trường.


Đền Thiên Trường thường gọi Đền Thượng , tọa lạc ở vị trí
trung tâm của khu di tích Đền Trần Nam Định . Đền được xây
trên nền Thái Miếu và cung Trùng Quang của nhà Trần mà
trước nữa là nhà thờ tộc của họ Trần . Cung Trùng quang là nơi
các thái thượng hoàng nhà Trần sống và làm việc.
Kiến trúc đền Thiên Trường hiện nay gồm có tiền đường ,
trung đường, chình tẩm, thiêu hương, 2 dãy tatr hữu vu, 2 dãy
tả hữu ống muống, 2 dãy giải vũ Đông Tây. Tổng cộng có 9 tòa,

Bài báo cáo trải nghiệm Ninh Bình – Nhóm “Chín Vong Hồn” 17
31 gian. Khung đền được dựng bằng gỗ lim, mái lợp ngói, nền
lát gạch.

Bái đường đền Thiên Trường.

Tiền đường gồm 5 gian, dài 13m, có 12 cột cái cùng 12 cột
quân, tất cả được đặt trên bệ bằng đá hình cánh sen vốn là chân
cột cung Trùng Quang cũ. Bên trong là ban thờ và bài vị của
các quan có công lớn phù tá nhà Trần.

Trung đường đặt bài vị của 14 hoàng đế nhà Trần, trước cửa
có ba cỗ ngai là nơi thờ bái vọng các vị hoàng đế.
Chính tẩm có 3 gian, thờ tự 4 vị thủy tổ họ Trần, và các phu
nhân chính thất ở gian giữa, hoàng phi ở 2 gian trái, phải.
Tòa thiêu hương (kinh đàn) đặt ban thờ và bài vị của các
công thần nhà Trần. Có ban thờ riêng cho các quan văn, võ.
b, Đền Cổ Trạch.
Đền Cố Trạch thường gọi là Đền Hạ, nằm ở mặt Đông của
khu di tích Đền Trần Nam Định tức bên phải Đền Thiên
Trường. Văn bia ghi lại, năm 21 đời Tự Đức (1868), người ta
đào thấy ở phía Đông một mảnh bia vỡ có ghi chữ Hưng Đạo

Bài báo cáo trải nghiệm Ninh Bình – Nhóm “Chín Vong Hồn” 18
thân vương cố trạch. Do đó khi xây dựng vào năm 1894 và hoàn
thành năm 1895, đền được đặt tên là Cố Trạch Từ tức là đền
nhà cũ, làm nơi thờ tự Trần Hưng Đạo, gia đình và gia tướng.

Bái đường đền Cổ Trạch.

Tiền đường đặt bài vị 3 gia tướng thân tín của Trần Hưng
Đạo là Phạm Ngộ, Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Chế Nghĩa.
Trung đường thờ bài vị và tượng của Trần Hưng Đạo, 4
người con trai, Phạm Ngũ Lão và các tả hữu tướng quân.
Chính tẩm đặt bài vị cha mẹ, Trần Hưng Đạo và vợ (công
chúa Thiên Thành), 4 con trai và 4 con dâu, con gái và con rể.
Thiêu hương (kinh đàn) đặt long đình, trong có tượng Trần
Hưng Đạo cùng 9 pho tượng Phật. Gian tả vu đặt bài vị Trương
Hán Siêu, Phạm Thiện Nhân và các văn thần triều Trần. Gian
hữu vu đặt bài vị các võ thần triều Trần, bài vị Trần Công và
các thân nhân họ Trần.
c, Đền Trùng Hoa.
Đền Trùng Hoa nằm ở mặt Tây của khu di tích Đền Trần
Nam Định, tức bên trái Đền Thiên Trường. Đền được xây dựng
mới từ năm 2000, trên nền cung Trùng Hoa xưa – nơi các hoàng

Bài báo cáo trải nghiệm Ninh Bình – Nhóm “Chín Vong Hồn” 19
đế nhà Trần về tham vấn các vị thái thượng hoàng. Trong đền
Trùng Hoa có 14 pho tượng bằng đồng của 14 hoàng đế nhà
Trần đặt tại tòa trung đường và tòa chính tẩm. Tòa thiêu hương
đặt ngai và bài vị thờ hội đồng các quan. Gian tả vu thờ các
quan văn. Gian hữu vu thờ các quan võ.

Tiền đường đền Trùng Hoa.

3, Lễ hội đền Trần.


Hàng năm, tại khu di tích Đền Trần Nam Định sẽ diễn ra 2
lễ hội lớn, đó là Lễ khai ấn Đền Trần đầu xuân và Hội Đền Trần
tháng tám, thu hút đông đảo người dân địa phương cùng du
khách thập phương về dự, tri ân công đức của 14 vị vua Trần
và cầu mong những điều tốt đẹp.
Lễ khai ấn Đền Trần Nam Định:
Diễn ra từ ngày 14 – 15 tháng Giêng âm lịch. Tối ngày 14,
bắt đầu nghi thức rước hòm ấn từ nội cung đền Cố Trạch sang
đền Thiên Trường, rồi làm lễ khai ấn vào đúng giờ Tý, sau đó

Bài báo cáo trải nghiệm Ninh Bình – Nhóm “Chín Vong Hồn” 20
khách thập phương vào đền tế lễ, xin lá ấn với mong muốn năm
mới thành đạt và phát tài.
Hội Đền Trần Nam Định:
Diễn ra từ ngày 15 – 20 tháng 8 âm lịch. Phần lễ bắt đầu với
các lễ rước từ đình, đền xung quanh về dâng hương ở đền Thiên
Trường. Phần hội sẽ có các hoạt động văn hóa dân gian hấp dẫn
như: diễn võ 5 thế hệ, đấu vật, múa lân, chơi cờ thẻ, đi cầu kiều,
hát văn, múa Bài Bôn…

Lễ khai ấn đền Trần.

Bài báo cáo trải nghiệm Ninh Bình – Nhóm “Chín Vong Hồn” 21

You might also like