You are on page 1of 6

ĐỘNG PHONG NHA

Chào mừng quý khách đã đến với động Phong Nha! Xin tự giới thiệu tôi là Lại Ngọc Ái Linh –

thuyết minh viên tại điểm tham quan. Đầu tiên tôi xin thay mặt ban quản lý, gửi lời chúc sức

khỏe đến quý khách, chúc quý khách có một trải nghiệm tuyệt vời, thu lượm nhiều kiến thức bổ

ích tại nơi được mệnh danh là đệ nhất kỳ quan này. Hôm nay tôi rất vinh dự được đồng hành

cùng quý vị trong chuyến tham quan động Phong Nha Kẻ Bàng – Di sản thiên nhiên thế giới

được UNESCO công nhận lần đầu tiên vào năm 2003. Để buổi tham quan của chúng ta được

diễn ra vui vẻ, an toàn và hiệu quả, thì hy vọng quý khách có thể tuân thủ các quy định của nhà

thuyền. Và bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu cuộc hành trình, xin quý khách đi theo sự hướng dẫn

của tôi!

Kính thưa quý khách! Động phong Nha nằm trong quần thể núi đá vôi Kẻ Bàng, nằm tại xã Sơn

Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây

Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía nam. Có ý kiến giải thích cho rằng nguồn gốc

tên gọi Phong Nha xuất phát từ chữ Hán, Phong Nha có nghĩa là gió thổi qua hàm răng, nhưng

cũng có ý kiến cho rằng đây là tên một ngôi làng gần đấy.

Và ngay bây giờ chúng ta đang đứng trước cửa động Phong Nha, quý khách có thể thấy rất

nhiều dơi và chim én đang đậu trên cửa động, chim én là loài báo hiệu mùa xuân về tuy nhiên ở

Phong Nha thì chim én có mặt quanh năm. Động phong Nha gồm hai bộ phận là động khô và

động nước, trong đó động nước vẫn tương đối được các du khách ưu ái tham quan, bởi cảm

giác thích thú khi vừa ngồi thuyền lênh đênh trên sông nước, vừa được chiêm ngưỡng vẻ đẹp

tuyệt mỹ của tạo hóa trong hang động. Chúng ta sẽ tiến vào động tham quan bằng phương tiện

duy nhất là thuyền, mời quý vị lên thuyền và mặc áo phao theo hướng dẫn của tôi!

Từ vị trí này, chúng ta sẽ đi thuyền được chèo bằng tay để đi sâu vào 1200 mét hang động,

chiêm ngưỡng vẻ đẹp của dòng sông ngầm trong động Phong Nha, mà người ta đánh giá rằng

đây là một trong những con sông ngầm đẹp và tráng lệ nhất thế giới. Có người nhận xét rằng

động Phong Nha giống như một con rồng khổng lồ đang nhả ra dòng nước trong xanh như

ngọc để chào đón du khách khi đến tham quan với động Phong Nha, có chỗ thắt lại như cuống
họng con rồng, bởi vậy du khách đến đây thường có cảm giác như đang đi trong mình một con

rồng khổng lồ, quả thật rất thú vị.

Như quý khách thấy, nơi này là chỗ có trần động thấp nhất trong hang, chỉ khoảng 3,5m, nên

cũng lý giải vì sao các nhà thuyền lại làm phần mái thuyền thấp và không làm cao rộng hơn nữa.

Qua đoạn này, trước mắt là nơi được mệnh danh “giao thoa của hai vùng ánh sáng”, thứ nhất là

nguồn sáng của tự nhiên vào hang động và thứ hai là nguồn sáng của ánh đèn điện vàng mờ ảo

hắt ra từ trong hang, tạo cảm giác ra rời thực tại nhuốm bụi trần bước vào cõi tiên cảnh bồng

lai, quý vị có cảm thấy như vậy không ạ?

Từ giã thế giới ban ngày, chúng ta sẽ tiến vào bóng đêm để khám phá vẻ đẹp lung linh huyền ảo

của động Phong Nha. Hướng mắt sang bên phải chúng ta thấy rất nhiều khối đá bị đổ vỡ và

nằm chồng chất lên nhau, đây là do ảnh hưởng của quá trình chấn động địa chất. Và bây giờ

chúng ta sẽ tiếp tục vào sâu thêm 1 ki-lô-mét nữa để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của dòng sông

ngầm và hệ thống thạch nhũ trên trần động. Và ngay trước mắt chúng ta là khối thạch nhũ lớn,

nằm chính giữ mặt nước, người ta thấy nó có hình giống tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, và đây

cũng là khối nhũ đá duy nhất trong động còn đón được ánh sáng mặt trời, khi tắt hết đèn điện

trong động, ánh sáng này được ví như là ánh hào quang của phật bà tỏa ra, huyền diệu vô cùng,

soi sáng cho các sinh linh sống trong động, và các du khách khi tham quan đi qua chân phật bà,

cũng như được phù hộ độ trì cho bình an.

Và bây giờ quý vị đang đi đến nơi có trần động cao nhất, mà theo như nhóm nghiên cứu thuộc

Hoàng gia Anh khảo sát thì người ta đo được nó có độ cao khoảng 30 mét tính từ mặt nước lên

trần động, còn độ sâu của nước ở đây cũng khoảng hơn 30 mét. Đây là nơi cao nhất cũng là nơi

sâu nhất trong động Phong Nha. Du khách khi tham quan đến đây thấy rằng vòm hang động ở

đây có cấu tạo hình chóp và xuôi nhọn hai bên, khiến người ta liên tưởng đến mái nhà rông của

đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên.

Động Phong Nha đã được hình thành cách đây 30 triệu năm, tuy nhiên cho tới tận bây giờ người

ta vẫn chưa biết ai là người đầu tiên khám phá ra quần thể hang động này và khám phá vào khi

nào. Chỉ biết rằng xưa rất là xưa, khi có người dân đến đây định cư thì hang động đã được biết

đến và từng in dấu chân người rồi. Trong quan niệm truyền thống thì hang động là một nơi rất

bí ẩn và liêng thiêng, là nơi đi về của các bậc thần linh, tôn thánh, không được phép mạo phạm,
nên người dân không dám đi quá sâu vào hang động. Đến khoảng thế kỷ thứ 9, người Chăm

đến và chọn nơi đây là nơi thờ tự, và gọi động này với tên là Phờ Nha.

Qúy khách hãy nhìn sang bên phải, chúng ta lại thấy các khối thạch nhũ trông như tháp Chàm

của người Chăm, bên cạnh là hình hai con cá sấu, một con rướn lên trên, một con hướng xuống

phía dưới, tượng trưng cho vị thần giữ lửa mà theo quan niệm ngũ hành lửa là dương, bên dưới

có nước là âm, biểu trưng quan hệ âm dương hòa hợp. Và đến đây, xin mời quý khách hướng

mắt lên trần động để chiêm ngưỡng một khối nhũ đá được đánh giá là độc nhất vô nhị trong

động Phong Nha, người ta ước tính rằng nó nặng khoảng 10 tấn, mọc từ trên trần hang động

mọc xuống, tựa như một cái đèn chùm đầy tính nghệ thuật, bên cạnh đó còn có các khối nhũ đá

nhỏ hơn như những cái đèn lồng, góp phần tô điểm cho trần động. Du khách có cảm giác như

đang lạc vào phố cổ Hội An những đêm rằm thơ mộng. Nhìn sang phía trái quý vị sẽ được chiêm

ngưỡng một cấu trúc độc đáo mà hiếm hang động nước nào có được, đó là những bãi cát tự

nhiên nằm rải rác trong hang, nguồn gốc của những bãi cát này là do vào mùa mưa, lũ nước từ

trên thượng nguồn đổ xuống, mang theo rất nhiều cát và trôi dạt về đây bồi thành từng bãi cát

lớn.

Thưa quý khách! Ta có thể thấy vẻ đẹp của động Phong Nha mang nét rất riêng mà không nơi

nào có được, chính vì thế mà nó có những giá trị đặc sắc như giá trị về khảo cổ, lịch sử, văn hóa

cũng như giá trị về du lịch với nguồn lợi nhuận to lớn từ những lượng khách tứ phương đổ về

vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng để thăm động. Với những giá trị ấy, động cần được bảo

tồn, duy trì và phát triển, nếu không nơi đây sẽ chịu sự tàn phá từ thiên nhiên và từ việc khai

thác không kế hoạch mà bị hủy hoại. Việc giữ gìn vẻ đẹp thiên nhiên hang động nơi đây chính là

giữ lại những nét đẹp đặc trưng của thiên nhiên Việt Nam tới những thế hệ nay và mai sau.

Thế là chúng ta đã kết thúc chuyến tham quan sông ngầm dài 1200 mét. Và bây giờ chủ thuyền

sẽ đưa chúng ta vòng lại để đến với chuyến tham quan tiếp, quý vị có thể chiêm ngưỡng lại một

lần nữa vẻ đẹp trong hang động, trước khi lên bờ. Cuối cùng, xin cảm ơn quý vị du khách đã

lắng nghe trong suốt hành trình, chúc quý vị có một chuyến du lịch tham quan thú vị và đầy ý

nghĩa. Xin chào và hẹn gặp lại vào một ngày không xa.
LĂNG KHẢI ĐỊNH

Chào mừng quý khách đã đến với lăng Khải Định! Xin tự giới thiệu tôi là Lại Ngọc Ái Linh – thuyết

minh viên tại điểm tham quan. Đầu tiên tôi xin thay mặt ban quản lý, gửi lời chúc sức khỏe đến

quý khách, chúc quý khách có chuyến tham quan vui vẻ và ý nghĩa. Hôm nay tôi rất vinh dự

được đồng hành cùng quý vị trong chuyến tham quan lần này. Để buổi tham quan được diễn ra

vui vẻ, an toàn và hiệu quả, quý khách lưu ý khi tham quan cần đi theo đoàn, không sờ vào các

hiện vật trong lăng, lên xuống bậc thang cẩn thận và chú ý đội mũ ngoài trời nắng để đảm bảo

sức khỏe trong suốt chuyến tham quan. Bây giờ xin mời đoàn di chuyển lên khu vực phía trên ạ.

Kính thưa quý khách, thời Nguyễn khi đăng cơ đều xây dựng lăng tẩm cho mình. Triều Nguyễn

với 9 chúa, 13 vua nhưng do biến động của lịch sử nên ở Huế chỉ có 7 khu lăng. So với lăng của

các vua tiền nhiệm, thì lăng Khải Định có 4 cái nhất: Diện tích khiêm tốn nhất, tốn nhiều công

sức tiền của nhất, thời gian hoàn thành lâu nhất, kết hợp nhiều trường phái kiến trúc nhất và

cũng là lăng tẩm cuối cùng của vua triều Nguyễn.

Vua Khải Định (1885-1925) là vị vua thứ 12 của triều Nguyễn, tên thật là Nguyễn Phúc Bửu Đảo.

Ông lên ngôi năm 1916 lấy niên hiệu là Khải Định và trị vì trong 10 năm. Khải Định là một vị vua

có nhiều sở thích kì lạ, tự sáng chế y phục, chuộng trang điểm, ăn mặc lòe loẹt. Điều này ảnh

hưởng rất rõ trong kiến trúc lăng của ông. Lăng bắt đầu được xây dựng vào năm 1920 và kéo

dài trong 11 năm . Vị trí của lăng đảm bảo đầy đủ các yếu tố về phong thủy: Tiền án, tả thanh

long, hữu Bạch Hổ, minh đường, hậu chẩm.

Để nói về kiến trúc lăng, thì Khải Định là ông vua rất sính ngoại, ông thích những nét đẹp hiện

đại của văn hóa phương Tây nên kiến trúc lăng kết hợp giữa Âu và Á, giữa cổ điển và hiện đại.

Trong quần thể lăng tẩm, nếu như các lăng khác được xây dựng bằng gạch vôi vữa thì lăng Khải

Định được xây dựng bằng ximăng, sắt, thép. Sự xâm nhập của nhiều trường phái kiến trúc:

Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique... đã để lại dấu ấn trên những công trình cụ thể của

lăng như những trụ cổng hình tháp ảnh hưởng từ kiến trúc Ấn Độ; trụ biểu dạng stoupa

của nhà Phật; hàng rào như những cây thánh giá khẳng khiu; nhà bia với những hàng cột bát

giác và vòm cửa theo lối Roman biến thể...


Hiện tại, đoàn chúng ta đang đứng tại khu vực sân chầu. Qúy khách đang quan sát ở đây là 4

dãy tượng gồm quan văn, quan võ, voi, ngựa cùng chầu nhà vua. Điều đáng chú ý là các bức

tượng quan văn quan võ ở đây đều thấp hơn rất nhiều so với chiều cao người bình thường phải

không ạ? Bởi vì vua Khải Định của chúng ta là người cũng rất thấp bé nên tượng quan không thể

cho xây cao hơn chiều cao của vua được. Bia Thánh Đức Thần Công thường được người con viết

về công đức của cha mình. Nhưng bài văn bia mà các quý vị đang thấy ở đây lại do một quan

cận thần viết vì Vua Bảo Đại không giỏi chữ Hán do ông sang Pháp du học từ bé. Bài văn bia kể

lại tất cả các công trình kiến trúc được xây dựng dưới quần thể lăng này, cũng như tính cách và

cuộc đời của vua cha. Hai bên của quý khách là 2 trụ biểu - dấu hiệu để nhận biết lăng tẩm, khi

người dân thấy các trụ biểu như thế này thì không được phép xâm phạm.

Mời cả đoàn chúng ta di chuyển lên tham quan công trình kiến trúc chính của lăng chính là

Cung Thiên Định. Thưa các quý vị, Cung Thiên Định là kiến trúc chính của lăng Khải Định, và

nằm ở vị trí cao nhất, nơi mà tài hoa của những người thợ được phô diễn. Công trình này gồm 5

phần liền nhau: 2 bên là Tả, Hữu Trực Phòng dành cho lính hộ lăng, giữa là điện Khải Thành, nơi

có án thờ và chân dung vua Khải Định; Bên trong của Điện Khải Thành là bửu tán, pho tượng

nhà vua và mộ phần phía dưới; Trong cùng là khám thờ bài vị của ông vua quá cố. Nét thu hút

nhất của ở đây là nghệ thuật trang trí & khảm sành sứ. Toàn bộ nội thất của 3 gian giữa đều

được trang trí những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh nhập từ Nhật Bản, Trung Hoa:

Đó là những bộ tranh tứ quý, bát bửu, vương miện... ; kể cả những vật dụng rất hiện đại như

đồng hồ báo thức, vợt tennis,.... Đây là mô tip trang trí đông tây kết hợp. Những vật liệu cứng,

biệt lập, qua bàn tay vàng khéo léo của các nghệ nhân đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật

mềm mại, sống động và vô cùng rực rỡ. Đây là một trong số những điều đặc biệt của lăng về

nghệ thuật khảm sành sứ. Toàn bộ trang trí bên trong cung Thiên Định không chỉ phản ánh

những giá trị văn hóa, nghệ thuật mà còn đề cập đến vấn đề nhận thức, chủ đề tư tưởng

của công trình và ý muốn của nhà vua.

Sau đây, mời cả đoàn của chúng ta di chuyển vào khu mộ vua. Đặc biệt chúng ta thấy ở đây, bên

dưới bửu tán là pho tượng đồng của vua Khải Định được đúc tại Pháp năm 1920 theo yêu cầu

của nhà vua. Qúy khách hãy quan sát bức bửu táng phía trên, trông rất mềm mại, nhưng thực

chất được làm bằng xi măng cốt thép với trọng lượng trên 1 tấn. Phía sau tượng vua có hình
ảnh vầng mặt trời đang lặn như biểu thị vua băng hà. Một điều rất đặc biệt là trong hệ thống

các lăng tẩm, vị trí chôn cất thi hài của nhà vua thường không biết rõ chính xác; điều này ngược

lại ở lăng KĐ, dưới chỗ đặt bức tượng sâu 9m là nơi chôn cất thi hài của nhà vua.

Đoàn chúng ta vừa tham quan các công trình kiến trúc trong lăng để cảm nhận về lâu đài vĩnh

hằng của vua Khải Định với giá trị lớn lao về kiến trúc và văn hóa. Đó là công lao xây dựng của

vương triều nhà nguyễn và sự bảo tồn của ban quản lý di tích. Vì thế chúng ta cần trân trọng gìn

giữ tài sản vô giá này. Cảm ơn các cô chú đã lắng nghe và bây giờ là thời gian tham quan tự do

của đoàn; đúng 10h30 cô chú vui lòng di chuyển xuống khu vực bãi đậu xe để trở lại khách sạn

ạ.

You might also like