You are on page 1of 4

CHƯƠNG 3 PHẦN 2

1. Vấn đề giai cấp


- Định nghĩa giai cấp của Lênin? Được nêu trong tác phẩm nào?
- Giai cấp là những tập đoàn người khác nhau về những gì?
- Nguồn gốc sâu xa và nguồn gốc trực tiếp dẫn đến ra đời của giai cấp?
- Tổng thể các giai cấp và mối quan hệ giữa các giai cấp, tồn tại trong một giai đoạn
lịch sử nhất định được gọi là gì?
- Các giai cấp cơ bản trong xã hội: TBCN; PK; CHNL; XHCN
- Đỉnh cao của đấu tranh giai cấp thường dẫn đến điều gì?
- Khi chưa giành được chính quyền, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai
cấp tư sản được diễn ra ở hình thức cơ bản nào?
- Giai cấp là phạm trù có tính lịch sử hay vĩnh viễn?
- Thực chất của quan hệ giai cấp?
- Trí thức thuộc yếu tố nào trong kết cấu xã hội – giai cấp của xã hội xã hội chủ
nghĩa?
- Mục tiêu của đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội là gì?
- Nhiệm vụ của đấu tranh giai cấp về kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam hiện nay là gì?
- Theo các nhà kinh điển của triết học Mác – Lênin, để giành chính quyền từ tay giai
cấp tư sản, phương pháp cách mạng phổ biến nào buộc phải thực hiện?
- Đâu là thực chất của đấu tranh giai cấp?
2. Vấn đề dân tộc
- Hình thức cộng đồng người nào gắn liền với xã hội có giai cấp và nhà nước?
- Kể tên các cộng đồng người trước khi hình thành dân tộc? Hình thức nào xuất hiện
đầu tiên?
- Dân tộc hiểu theo mấy nghĩa? Cụ thể là gì?
- Các đặc trưng cơ bản của dân tộc?
- Quyền lực của tù trưởng, tộc trưởng, thủ lĩnh quân sự trong thị tộc được hình thành
dựa trên những cơ sở nào?
- Hình thức cộng đồng người phát triển cao nhất trong lịch sử nhân loại là gì
- Hình thức cộng đồng người được hình thành bởi sự liên kết các thị tộc lại với nhau
trên cơ sở quan hệ hôn nhân, huyết thống được gọi là gì?
- Xét đến cùng đâu là nguyên nhân quyết định sự hình thành, phát triển của các hình
thức cộng đồng người trong lịch sử?
- Đặc trưng nào đã tạo nên nét độc đáo trong sự cố kết cộng đồng của dân tộc Việt
Nam?
- Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc với giai cấp?
- Mối quan hệ giữa vấn đề giai cấp, dân tộc và nhân loại?
3. Vấn đề nhà nước
- Nguồn gốc sâu xa và trực tiếp hình thành nhà nước?
- Bản chất của nhà nước?
- Đặc trưng của nhà nước?
- Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, đến giai đoạn phát triển nào của xã hội thì nhà nước
sẽ tự tiêu vong?
- Các kiểu nhà nước trong lịch sử?
- Nhà nước là phạm trù lịch sử hay vĩnh viễn?
- Các chức năng của nhà nước?
- MQH giữa chức năng thống trị chính trị của giai cấp với chức năng xã hội của nhà
nước?
- MQH giữa chức năng đối nội với chức năng đối ngoại của nhà nước?
- Hình thức quân chủ lập hiến tồn tại trong kiểu nhà nước nào?
- Kiểu nhà nước trong lịch sử được gọi là “một nửa nhà nước”, “nhà nước không còn
nguyên nghĩa”?
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tồn tại dựa trên nguyên tắc nào?
4. Vấn đề CMXH
- Nguồn gốc sâu xa và trực tiếp của CMXH?
- CMXH theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng?
- Phân biệt CMXH với đảo chính?
- Điều kiện khách quan và chủ quan của CMXH?
- Khái niệm nào dùng để chỉ phương thức giành chính quyền của một nhóm người
nhưng không làm thay đổi bản chất chế độ?
- Tình thế và thời cơ cách mạng là gì?
- Động lực của CMXH?
- Khái niệm nào dùng để chỉ thời điểm thuận lợi nhất có thể bùng nổ cách mạng, khi
điều kiện khách quan và nhân tố khách quan của cách mạng đã chín muồi, có ý nghĩa
quyết định đối với thành công của cách mạng?
- Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định muốn cứu nước, giải phóng dân tộc thì chỉ
có một con đường duy nhất, không có con đường nào khác. Đó là con đường gì?
5. Mối quan hệ biện chứng giữa TTXH và YTXH
- Phạm trù nào dùng để chỉ toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt
vật chất của xã hội?
- Các yếu tố của TTXH? Yếu tố cơ bản nhất của tồn tại xã hội là gì?
- Khái niệm YTXH?
- YTXH do yếu tố nào sinh ra? YTXH phản ánh yếu tố nào?
- Giữa TTXH và YTXH yếu tố nào quyết định?
- Hệ tư tưởng định hướng cho mọi hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?
- Tại sao nói YTXH mang tính độc lập tương đối?
- YTXH tác động trở lại TTXH ntn
- “Con vua thì lại làm vua/ Con sãi ở chùa ra quét lá đa/ Bao giờ dân nổi can qua/
Con vua thất thế lại ra quét chùa”. Câu ca dao vừa nêu phản ánh tính chất gì và thể hiện
cấp độ nào của ý thức xã hội?
6. Vấn đề con người
- Quan niệm của chủ nghĩa mác lênin về con người?
- Theo triết học Mác – Lênin, ai là chủ thể chân chính sáng tạo ra lịch sử?
- Theo Hồ Chí Minh, con người theo nghĩa hẹp là gì?
- Bản tính tự nhiên và bản tính xã hội của con người là gì?
- “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội” là
câu nói của ai? viết trong tác phẩm nào?
- Theo triết học Mác – Lênin, thực chất của hiện tượng tha hóa con người là gì?
- Khái niệm quần chúng nhân dân? Lực lượng nào được xem là hạt nhân cơ bản của
quần chúng nhân dân?
- Khái niệm vĩ nhân? Lãnh tụ?
- Vai trò của quần chúng nhân dân? Vĩ nhân? Lãnh tụ?
- Tìm từ còn thiếu trong nhận định sau đây của V.I. Lênin “Trong lịch sử chưa hệ có
một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo được trong hàng ngũ
của mình những...”?
- Tình trạng lao động từ chỗ phục vụ con người bị biến thành lực lượng đối lập, nô
dịch con người, khiến con người đánh mất bản thân mình được gọi là gì?
- Tìm từ còn thiếu trong nhận định sau đây: “Sự phát triển tự do của mỗi người là
điều kiện cho sự phát triển tự do của...”?
- Mối quan hệ giữa lãnh tụ với quần chúng nhân dân?
- Quan niệm của HCM về những phẩm chất cơ bản của con người VN trong thời
đại mới là gì?

You might also like