You are on page 1of 2

Lại Ngọc Ái Linh – 2011201076

1. Theo em, hiện nay, ở Việt Nam vẫn còn giá trị thặng dư và sản xuất thặng dư.
Bởi vì Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nên học
thuyết giá trị thặng dư có ý nghĩa hiện thực to lớn cho quá trình phát triển kinh tế
hướng đến nền kinh tế tri thức. Cần vận dụng học thuyết một cách thông minh,
sáng tạo nhưng đảm bảo tính khoa học phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt
Nam. Muốn tối ưu hóa lợi nhuận, Việt Nam cần thực hiện phương pháp sản xuất
giá trị thặng dư siêu ngạch. Hiện nay, trong xu thế chung của thế giới là chuyển
dịch kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, cần nhận thức rõ phương pháp đem
lại giá trị thặng dư và lợi nhuận cao là tìm kiếm giá trị thặng dư nhờ áp dụng khoa
học kỹ thuật, hiện đại hóa sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Muốn làm được điều
đó, Việt Nam cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa khoa học, công nghệ và tri thức.
Xác định rõ sự phát triển của khoa học, công nghệ là điều kiện cơ bản để hình
thành và phát triển kinh tế tri thức. Xuất phát điểm của Việt Nam thấp hơn so với
các nước khác trong khu vực và trên thế giới, do đó Việt Nam cần thực hiện chiến
dịch “đi tắt, đón đầu”, học tập những thành tựu khoa học công nghệ và kinh
nghiệm quản lý tiên tiến của các nước trên thế giới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất - kinh doanh.

2. Thời gian lao động cần thiết là thời gian lao động sản xuất của cải vật chất cần
thiết để duy trì đời sống của bản thân người lao động và gia đình họ. Lao động hao
phí trong thời gian đó là lao động cần thiết. Bộ phận thời gian đó bằng thời gian
người lao động tái sản xuất ra giá trị sức lao động của mình. Ngoài TGLĐCT, số
còn lại là thời gian lao động thặng dư tạo ra sản phẩm thặng dư cho nhà tư bản
(dưới chế độ tư bản chủ nghĩa) hoặc cho toàn xã hội (dưới chế độ xã hội chủ
nghĩa). TGLĐCT có xu hướng rút ngắn lại do năng suất lao động xã hội không
ngừng tăng lên.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là khoảng thời giờ lao động cần phải tiêu tốn
để sản xuất ra một hàng hóa nào đó trong những điều kiện sản xuất bình thường
của xã hội với một trình độ trang thiết bị trung bình, với một trình độ thành thạo
trung bình và một cường độ lao động trung bình trong xã hội ở thời điểm đó. Thời
gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa sẽ quyết định đại lượng
giá trị của hàng hóa đó.
- Giống nhau: đều là thời gian lao động để sản xuất
- Khác nhau: TGLĐCT được sử dụng cho cá nhân, người lao động để sản xuất
của, vật chất để duy trì đời sống. Còn TGLĐXHCT được sử dụng cho doanh
nghiệp, xí nghiệp để sản xuất ra hàng hóa cho xã hội

3. Mối quan hệ tích tụ tư bản và tập trung tư bản


- Giống nhau:
Tích tụ và tập trung tư bản đều làm tăng quy mô của tư bản cá biệt
- Khác nhau:
Nguồn để tích tụ tư bản là giá trị thặng dư, do đó tích tụ tư bản làm tăng quy
mô của tư bản cá biệt, đồng thời kìm tăng quy mô của tư bản xã hội. Còn
nguồn để tập trung tư bản là những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội, do đó tập
trung tư bản chỉ làm tăng quy mô của tư bản cá biệt, mà không làm tăng quy
mô của tư bản xã hội.
Nguồn để tích tụ tư bản là giá trị thặng dư xét về mặt đó, nó phản ánh trực tiếp
mối quan hệ giữa tư bản và lao động: nhà tư bản tăng cường bóc lột lao động
làm thuê để tăng quy mô của tích tụ tư bản. Còn nguồn để tập trung tư bản là
những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội do cạnh tranh mà dẫn đến sự liên kết
hay sáp nhập, xét về mặt đó, nó phản ánh trực tiếp quan hệ cạnh tranh trong nội
bộ giai cấp các nhà tư bản; đồng thời nó cũng tác động đến mối quan hệ giữa
tư bản và lao động.
- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn rút ra từ việc nghiên cứu trên
Tích tụ và tập trung tư bản quan hệ mật thiết với nhau. Tích tụ tư bản làm tăng
thêm quy mô và sức mạnh của tư bản cá biệt, do đó cạnh tranh sẽ gay gắt hơn,
dẫn đến tập trung nhanh hơn. Ngược lại, tập trung tư bản tạo điều kiện thuận
lợi để tăng cường bóc lột giá trị thặng dư, nên đẩy nhanh tích tụ tư bản. Ảnh
hưởng qua lại nói trên của tích tụ và tập trung tư bản làm cho tích lũy tư bản
ngày càng mạnh. Tập trung tư bản có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của
sản xuất tu bản chủ nghĩa Nhờ tập trung tư bản mà xây dựng được những xí
nghiệp lớn, sử dụng được kỹ thuật và công nghệ hiện đại.
Như vậy, quá trình tích lũy tư bản gẳn với quá trình tích tụ và tập trung tư bản
ngày càng tăng, do đó nền sản xuất tư bản chủ nghĩa trở thành nền sản xuất xã
hội hóa cao độ, làm cho mâu thuẫn kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản càng
sâu sắc thêm.

You might also like