You are on page 1of 10

A.

THUYẾT MINH VỀ DLTC


I. Vịnh Hạ Long
Trong mắt bạn bè quốc tế, Việt Nam luôn nổi tiếng là đất nước nhận được nhiều
ưu ái của mẹ thiên nhiên vì có rất nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp trải dài ở
khắp các vùng miền. Phong Nha – Kẻ Bàng, đảo ngọc Phú Quốc, vịnh Nha Trang,
…tất cả đều là những điểm đến quen thuộc đối với khách du lịch ở khắp nơi trên
thế giới. Đặc biệt, khi nói đến danh lam thắng cảnh ở Việt Nam, không thể không
kể đến Vịnh Hạ Long – một trong 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới được
UNESCO công nhận
Về vị trí địa lý, Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ có vị trí tại phần bờ Tây vịnh Bắc
Bộ. Đây là một khu vực nằm trong biển Đông Bắc Việt Nam. Về vị trí địa lý hành
chính, Vịnh Hạ Long thuộc sự quản lý của cấp chính quyền tỉnh Quảng Ninh. Theo
các nhà khoa học, lịch sử hình thành của Vịnh Hạ Long bắt đầu từ khoảng 500
triệu năm trước qua những quá trình biến đổi địa chất phức tạp như tạo sơn, biển
thoái, sụt chìm, biển tiến,… Khu vực Vịnh Hạ Long đã từng là biển sâu vào các kỷ
Ordovic – Silua (khoảng 500 – 410 triệu năm trước), là biển nông vào các kỷ
Cacbon – Pecmi (khoảng 340 – 250 triệu năm trước), biển ven bờ vào cuối kỷ
Paleogen, đầu Neogen (khoảng 26 – 20 triệu năm trước) và trải qua một số lần biển
lấn trong kỷ Nhân sinh (khoảng 2 triệu năm trước). Kết quả của quá trình biến đổi
kéo dài đã biến Vịnh Hạ Long trở thành một quần thể các đảo (bao gồm 1900 hòn
đảo, chủ yếu là các đảo đá vôi) và hệ thống hang động trầm tích với tổng diện tích
khoảng hơn 1.553km².
Vịnh Hạ Long luôn được xem là hòn ngọc quý của Đông Nam Á nhờ vẻ đẹp hài
hòa của màu nước xanh ngắt, của quần thể đảo đá vôi và núi đá vôi nổi trên mặt
nước. Không những vậy, mẹ thiên nhiên còn ưu ái Vịnh Hạ Long khi tạo ra hệ
thống các hang động trên các đảo đá vôi. Hệ thống hang động này đã trải qua hàng
ngàn năm biến đổi để có được vẻ đẹp huyền bí, là điểm đến thu hút khách du lịch
của Vịnh Hạ Long.Khi nói đến Vịnh Hạ Long, hầu như ai cũng biết đến hang Sửng
Sốt. Hang Sửng Sốt có vị trí nổi bật ở ngay vùng trung tâm của đảo Bồ Hòn – một
trong những đảo đẹp của Vịnh Hạ Long. Đây được coi là hang động có vẻ đẹp ấn
tượng nhất trong các hang động thuộc Vịnh Hạ Long. Du khách có thể đến hang
Sửng Sốt thông qua một con đường nhỏ được hình thành bởi các bậc thang đá ghép
khá cheo leo. Con đường này nằm dưới các tán lá cây rừng nên trên đường đi, du
khách có thể ngắm nhìn thiên nhiên kỳ thú tồn tại xung quanh hang.
Lòng hang được chia thành hai ngăn. Ngăn thứ nhất có diện tích rất rộng, trên trần
hang xuất hiện các nhũ đá cực kỳ đẹp mắt. Ngoài ra, trong ngăn này còn có rất
nhiều các loại tượng đá hình các loại động vật như voi đá, hải cẩu hoặc các loại
thức ăn của người cổ đại như quả bụi, hoa, cỏ,… Ngăn thứ hai và ngăn thứ nhất
được phân định bằng một lối đi khá hẹp. Bước vào qua lối đi này, chúng ta sẽ nhìn
thấy được lòng ngăn thứ hai. Kết cấu hang động của ngắn thứ hai khác lạ hoàn toàn
so với ngăn thứ nhất. Lòng ngăn thứ hai rộng hơn rất nhiều, có diện tích chứa được
từ hàng trăm đến hàng ngàn người. Bên cạnh đó, lòng ngăn thứ hai của hang Sửng
Sốt cũng có các tượng đá, tuy nhiên chúng có nội dung gợi nhớ đến truyền thuyết
Thánh Gióng của dân tộc, không phải chỉ là những hình tượng chung như ngăn thứ
nhất. Các tượng đá này có hình con ngựa, có hình giống thanh gươm dài, đặc biệt
còn có những vết khắc giống như dấu chân của Thánh Gióng rất sinh động.
Ngoài các hang động, các đảo của Vịnh Hạ Long còn có hệ sinh thái rất đa dạng,
phong phú. Có khoảng trên một nghìn loài thực vật sống trên các đảo ở vịnh Hạ
Long. Ngoài ra, Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên Thế giới (IUCN) còn công bố Vịnh
Hạ Long có bảy loại thực vật đặc hữu – đây là những loài chỉ sinh trưởng và phát
triển tại các đảo đá vôi ở Hạ Long. Bên cạnh đó, các loài động vật sinh sống ở Hạ
Long cũng vô cùng phong phú với khoảng hơn 100 loài thú, loài lưỡng cư, bò sát,

Bên cạnh những giá trị về văn hóa, lịch sử, Vịnh Hạ Long còn chứng tỏ được giá
trị kinh tế của mình khi mỗi năm đón hơn 2 triệu khách du lịch đến tham quan. Từ
đó tạo ra việc làm cho người dân bản địa cũng như đưa ngành du lịch trở thành một
trong những ngành mũi nhọn của tỉnh Quảng Ninh, đồng thời đóng góp vào sự
phát triển của nền kinh tế quốc gia.
“Cảnh biếc non xanh đẹp tuyệt vời
Mời anh ghé lại Hạ Long chơi
Chiều tàn sợi nắng ươm vàng nhạt
Sớm dậy hanh hoa đỏ khắp trời
Ngắm cảnh từng đôi đồi đá đẹp
Nhìn trông cặp cánh sải buồm khơi
Bình yên tĩnh mịch hồn thư thái
Dạo gót nơi đây chẳng muốn rời.”
Đúng như những lời thơ của nhà thơ Biển Gọi, đã đến Vịnh Hạ Long là sẽ chẳng
muốn rời. Vịnh Hạ Long không chỉ là hòn ngọc quý của đất Việt mà còn là một
trong di sản đẹp nhất của nhân loại. Chính vì thế, mỗi người chúng ta đều cần phải
có ý thức trong việc bảo tồn di sản Vịnh Hạ Long, từ đó giúp cho hình ảnh Vịnh
Hạ Long trở nên đẹp hơn nữa trong mắt bạn bè quốc tế.
II. Tam Đảo
Trong các khu du lịch nghỉ mát nổi tiếng của Vĩnh Phúc Như Thiền viện Trúc Lâm
Tây Thiên, khu du lịch hồ Đại Lải, khu nghỉ mát Đầm Vạc,......Nhưng ấn tượng với
em nhất vẫn là dãy núi Tam Đảo uy nghi và hùng vĩ.
Dãy núi Tam Đảo nằm ở huyện TĐ. Ở đây có phong cảnh núi non hùng vĩ bao
quát cả 1 vùng đồng bằng Bắc Bộ rộng lớn. Khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ
trung bình là 18oC-25oC. Mùa hè từ tháng 5 đến thắng 9, nhiệt độ từ các tỉnh đồng
bằng thường oi bức từ khoảng 27oC-38oC, thì ở TD lại là nơi nghỉ mát llis tưởng
với sự luân chuyển 4 mùa rõ rệt trong 1 ngày. Buổi sáng ở TD se se gió xuân. Buổi
trưa nóng ẩm mùa hạ, buổi chiều lãng mạn heo may mùa thu, buổi tối và ban đêm
lạnh giá của mùa đông. Chính vì vậy, TD đã trở thành 1 điểm thu hút tất cả các du
khách trong và ngoài nc đến với Vĩnh Phúc.
Khu du lịch TD nhỏ bé, xinh xắn với những con đường lên xuống ngoằn ngoèo,
quanh co, những dòng suối như vệt nc cắt ngang chảy suốt 4 mùa. Nguồn gốc cái
tên TD có đc là do 3 ngọn núi cao: Thạch Bàn, Thiên Thị và Phù Nghĩa nhô lên
trên mây trời tạo nên.
Ko chỉ có phong cảnh đẹp và hấp dẫn mà TD còn có rất nhiều những địa điểm vuii
chơi giải trí và tham quan rất thu hút khách du lịch. Nhắc đến TD thì ta phải nhắc
đến đầu tiên là: Tháp truyền hình. Tháp truyền hình nằm trên đỉnh núi Thiên Thị:
Đường đi lên tháp tuy hơi vất vả 1 chút nhưng rất lãng mạn, nên thơ. Dọc 2 bên
đường lên là những hàng cây phong lan, cúc trắng độc đáo và nhiều loại hoa dại ko
tên khác. Ở đây cx có rất nhiều các loài bướm khác nhau, đủ màu sắc bay rập rờn
trên hoa lá. Sau khi leo bộ theo những bậc thang lên trên đỉnh Thiên Thị và đứng
dưới chân ngọn tháp truyền hình, ta sẽ cảm thấy rất thoải máu và sảng khoái.
Nổi tiếng của TD còn có Thác Bạc dưới thung lũng sau, lí do vì sao mn lại gọi là
Thác Bạc là vì: Thác Bạc giấu mk trong núi, bí ẩn đổ xuống vùng nc trắng bạc,
lóng lánh ánh mặt trời phản chiếu sắc cầu vồng 1 dòng suối nhỏ từ trên cao ào ào
tuôn nc, thả vào trong gió tiếng suối, tiếng rừng, tiếng lá dội vào vách đá nghe
thâm u như tiếng ngàn xưa. Nc ở Thác Bạc rất trong và mát lạ thường. Con đg lên
xuống thác ko quá dài nhưng cheo leo với những bậc đá dựng đứng. Các du khách
mặc dù mệt nhoài nhưng vẫn tươi cười đắc ý vì vừa chinh phục đc đoạn đường
này.
Tam Đảo không chỉ có thể phát truyền hình và thác bạc mà còn có rất nhiều các
khu vui chơi giải trí và tham quan khác như Đền Bà Chúa Thượng Ngàn, đỉnh
Rùng Rình, nhà thờ cổ TD, sân golf,....Tuy mỗi khu vui chơi giải trí và tham quan
này lại có một sắc thái và vẻ đẹp riêng nhưng được toát lên được vẻ thiêng liêng và
hùng vĩ.
Mỗi nơi nổi tiếng mỗi khu du lịch hoặc Danh lam thắng cảnh đều có những đặc sắc
riêng của mình. Tam Đảo cũng vậy đặc sắc của Tam Đảo được chính là món rau su
su đến với tam bảo là có thể nhìn thấy loại rau này có mặt ở khắp nơi. Su su mọc
thành giàn chênh vênh trên rừng núi mơ em ở trước cửa nhà hay bình thường dẫn
vào thị trấn cũng bạt ngàn màu xanh rau susu. và đặc biệt nhất đó là chất lượng của
rau rau su su của Tam Đảo đã được cấp thương hiệu là rau sạch, an toàn vì thế cta
sẽ ko phải lo bị ngộ độc thực phẩm khi thưởng thức.
Thiên nhiên đã ban tặng cho Tam Ðảo một khung cảnh tuyệt vời: vừa thơ mộng, u
tịch, vừa hùng vĩ, huyền ảo trong cảnh mây gió, sương khói vờn trên đỉnh núi rồi
sà xuống những thảm cỏ, những ngôi nhà ven sườn núi. Thế nên Tam Đảo là nơi lý
tưởng cho chúng ta nghỉ dưỡng cuối tuần sau một tuần làm việc. Cái cảm nhận đầu
tiên khi ta bước chân xuống Tam Đảo là nơi đây dường như có 1 cái điều hòa thiên
nhiên khổng lồ, đang lặng lẽ phun khí lạnh cho toàn khu vực. Không khí trong
lành, mát lạnh đến mê hồn.
III. Hồ Đại Lải.
Hồ Đại Lải Vĩnh Phúc là sự kết hợp hài hòa giữa hồ nước và thiên nhiên núi đồi.
Với không gian mênh mông, tươi đẹp cùng bầu không khí trong lành, đây thực sự
là một nơi lý tưởng cho những ai muốn trốn khỏi sự xô bồ của phố thị để hòa mình
vào thiên nhiên, tìm những trải nghiệm thú vị, đáng nhớ.
Hồ lại sở hữu cảnh sắc đẹp say đắm lòng người cộng với kiểu khí hậu ôn hòa, do
đó hồ Đại Lải dần được đưa vào khai thác phát triển du lịch. Các khách sạn, nhà
hàng, khu vui chơi dần được hình thành, khiến cho nơi này nhanh chóng trở thành
một trong những điểm du lịch Vĩnh Phúc được yêu thích nhất. Do được che chắn
bởi dãy núi Tam Đảo hùng vĩ và nhiều ngọn núi nhỏ khác nên vào mùa hè, khí hậu
ở đây rất mát mẻ, nhiệt độ dao động trong khoảng 28 độ CVào mùa đông, Đại Lải
ít bị ảnh hưởng bởi không khí lạnh nên cũng cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị. Tuy
nhiên, để “trốn nắng” hè thì từ tháng 4 đến tháng 9 vẫn là thời điểm lý tưởng
nhất.Đại Lải sẽ có nắng đẹp vào ban ngày và se se lạnh vào ban đêm, không khí
luôn được điều hoà vì xung quanh có rất nhiều rừng xanh bao bọc, cực kì thích hợp
với các hoạt động vui chơi ở đây như đua thuyền, đạp vịt, du thuyền quanh hồ. Đại
Lải cách Hà Nội khoảng 60km nên có thể đi đến đây bằng ô tô hoặc xe máy khá dễ
dàng và thuận tiện. Nếu xuất phát từ Hà Nội, bạn đi theo hướng quốc lộ 2, sau khi
đi qua điểm soát vé Thăng Long-Nội Bài, đến ngã tư đầu tiên thì rẽ trái, đến chặng
Xuân Hoà thì rẽ phải rồi đi thẳng tiếp khoảng 10km là đến nơi. Vì khoảng cách
cũng không xa nên bạn có thể đi bằng xe máy, nhưng cần chú ý trên đường đi để
đảm bảo an toàn cho bản thân.
Hồ Đại Lải rộng 525 ha, xung quanh bát ngát màu xanh của cả một rừng cây phòng
hộ.Phải nói rằng, thiên nhiên đã vô cùng ưu ái cho hồ Đại Lại Vĩnh Phúc một cảnh
quan núi sông hết sức thơ mộng. Xa xa của phía Bắc là dãy hồ Tam Đảo kỳ vĩ ẩn
hiện sau những cánh rừng xanh thẳm. Nối tiếp là những thung lũng đồi thấp tự
nhiên trải dài. Sự kết hợp giữa các tầng đồi núi và cây cối như tạo ra một bức
tường thành bao lấy hồ mà khi chiêm ngưỡng bạn sẽ thấy nó trông giống một bức
tranh thủy mặc đầy tươi mới, sống động. Đặc biệt, khí hậu ở đây rất mát mẻ, mùa
hè không quá nóng còn mùa đông thì không quá lạnh, thích hợp cho việc thưởng
cảnh và tận hưởng bầu không khí trong lành.
Bên cạnh đó, du khách có thể đi thăm những làng bản của người Sàn Dìu để khám
phá thêm về phong tục tập quán, thưởng thức các món ăn dân tộc vô cùng đặc sắc
và thú vị. Đảo Ngọc, hay còn có tên gọi khác là đảo Chim, nằm giữa lòng hồ Đại
Lải là nơi tụ họp của hàng trăm loài chim khác nhau từ khắp nơi bay về, khiến cho
nơi đây giống như một bức tranh thiên nhiên đầy sống động mà hiếm nơi nào có
được.Đến Đại Lải, bạn có thể tham gia vào rất nhiều những hoạt động thú vị ngoài
trời như tắm hồ, đạp vịt, đi thuyền tới tham quan các đảo xung quanh hồ Đại Lải,
ngắm cảnh chụp hình và đến thăm vùng rừng núi xanh mát. Các bạn sẽ có những
trải nghiệm khó quên khi được vẫy vùng trong làn nước mát hay vừa thảnh thơi
đạp vịt vừa ngắm cảnh non nước mây trời. Một trong những trải nghiệm thú vị khi
đến bất kỳ một vùng đất mới chính là khám phá ẩm thực. Ở Đại Lải có rất nhiều
đặc sản, xong các món chế biến từ thịt trâu được nhiều du khách yêu thích nhất.
Bên cạnh thịt trâu thơm, mềm thì món cá chép hay chả trai được bắt từ hồ với
hương vị béo ngậy, chắc thịt hay những món rau rừng, đặc biệt là ngọn su su, món
gà nướng, cơm lam, nộm ngó cần,… cũng khiến du khách khó mà chối từ.
Với cảnh sắc và nhiều trải nghiệm thú vị như vậy thì còn chần chừ gì nữa mà
không khám phá ngay hồ Đại Lải nhỉ. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi
chia sẻ sẽ giúp bạn có một chuyến đi đáng nhớ.
B. THUYẾT MINH VỀ PHƯƠNG PHÁP, CÁCH LÀM
I. Cách làm bánh chưng
Bánh chưng là món ăn dân tộc mà ngày Tết gia đình nào cũng có để thờ cúng tổ
tiên, sau đó là ăn trong dịp Tết. Với nhiều người dân, bánh chưng là biểu tượng của
sự sum vầy, đầy đủ trong năm mới. Đây cũng là món ăn có bề dày lịch sử lâu đời
trong ẩm thực nước nhà.
Theo lịch sử ghi chép lại bánh chưng ra đời thời vua Hùng thứ 6. Sau khi đánh dẹp
giặc ngoại xâm nhà vua yêu cầu các hoàng tử, quan lại hãy dâng lên vua cha thứ
quí nhất để cúng lên bàn thờ tổ tiên. Lang Liêu trăn trở chưa tìm được thứ gì quý
giá dâng lên vua, khi nằm mơ chàng thấy vị thần đến chỉ cho cách làm một loại
bánh từ lúa gạo và những nguyên liệu có sẵn gần gũi với người nông dân, quả thực
thứ bánh đó làm vua cha rất hài lòng. Bánh chưng bánh dày ra đời từ đó và được
lưu truyền đến ngày nay.
Dù cách xa nhiều thế hệ nhưng cách làm bánh chưng truyền thống vẫn không có
nhiều sự thay đổi. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh đã được giã
nhỏ. Nếp khi mua phải chọn những hạt tròn, không bị mốc khi nấu lên sẽ có mùi
thơm. Đậu xanh phải là loại đậu có màu vàng, đậu xanh sẽ được sử dụng làm nhân
bánh. Phần thịt cũng làm nhân nên cần phải chọn thật tỉ mỉ, thông thường sẽ mua
thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Phần cuối cùng đó là
mua lá dong gói bên ngoài tạo nên sự thẩm mỹ cho chiếc bánh chưng. Lá dong
phải còn tươi, có gân, màu xanh đậm. Khi mua lá dong về phải rửa bằng nước, cắt
phần cuống.
Khi mua xong các nguyên liệu cần thiết, bắt tay vào gói bánh chưng. Công đoạn
này yêu cầu người làm phải khéo léo, cẩn thận mới tạo nên chiếc bánh chưng đẹp.
Thông thường gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung
quanh là phần nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Người làm phải chuẩn bị dây để
gói, cố định phần ruột bên trọng được chắc chắn khi đó nấu bánh sẽ thuận lợi.
Sau quá trình gói bánh người thực hiện chuyển sang nấu bánh, nấu bánh chưng với
ngọn lửa từ củi khô, cho bánh vào trong một nồi lớn, đổ đầy nước và nấu liên tục
trong thời gian từ 8-12 tiếng. Khi nấu đủ thời gian trên bánh sẽ dẻo, ngon hơn.
Bánh chưng không chỉ là món ăn dân tộc mà còn là sáng tạo vật chất, tinh thần
amng đậm dấu ấn của người Việt cổ. Dịp Tết có những chiếc bánh chưng trên bàn
thờ tổ tiên là cách để tỏ lòng tôn kính, biết ơn với thế hệ trước. Bánh chưng còn
dùng làm quà biếu cho người thân, bạn bè.
C. THUYẾT MINH VỀ TRÒ CHƠI DÂN GIAN.
I. Thả diều
Thả diều không chỉ là thú vui của trẻ con mà của nhiều người thuộc các lứa tuổi
khác nhau. Một mảnh trời mùa hạ sẽ là không gian rộng lớn cho những cánh diều
mặc sức vút lên cao. Chỉ mười đến mười lăm nghìn là ta sẽ có một chiếc diều khá
đẹp. Nhưng bay bổng lên trời cao bằng chính sự khéo léo của đôi tay mới thật sự là
thú vui của người chơi thả diều.
Muốn có một chiếc diều tốt do chính tay mình làm, ta cần có: Tre, phải là tre tươi,
dẻo, cứng; Giấy: tùy thuộc vào kích cỡ diều ta định làm, nhưng cứ chuẩn bị càng
nhiều càng tiện. Dây: nếu là diều to phải có dây to, nếu không sẽ bị đứt dây nửa
chừng lúc đang thả diều, dây cũng phải hai ba cuộn mới đủ cho một chiếc diều cỡ
thường; Hồ dán; Sáo (chỉ cần khi làm sáo diều to).
Diều có rất nhiều loại: hình hộp, hình vuông, hình rồng, hình chim, hình người…
Nhưng để bay cao và vững chắc là diều quạ. Vì thế ta hãy tự làm cho mình một
chiếc diều hình quạ là tốt nhất.
Đầu tiên ta phải làm khung cánh bằng tre nứa. Có lẽ ta nên chuẩn bị hai thanh tre
dài 90cm thì vừa. Ta phải buộc vào thanh tre ở trên, đầu kia là thanh ở dưới sao
cho thật thăng bằng hai bên cánh. Thanh tre này ta nên để dài khoảng 22, 23cm thì
đẹp. Nhưng như thế là chưa đủ, ta phải làm cho hai bên cánh cong lên bằng cách
buộc hai đầu vào thanh trục ở giữa (buộc vào trung điểm của thanh trục). Nhưng
đứng có uốn cong quá kẻo gãy. Thường thì hai cánh sẽ không cong đều như đường
tròn và cong tụ lại ở một chỗ, như thế cũng không sao. Thế là ta đã có được đôi
cánh của con quạ giấy rồi.
Tiếp theo là phần đầu và đuôi rất đơn giản:
Đầu: Ta chuẩn bị hai thanh tre nhỏ, ngắn khoảng 9-10cm, buộc vào sát cái trục rồi
buộc tiếp vào đầu kia thành mũi nhọn.
Đuôi: cũng là hai thanh tre nhưng dài hơn, khoảng từ 20-30cm, buộc thành hình
tam giác. Nhưng một đầu nhọn của tam giác là gắn chặt với thanh trục (ở khoảng
1/3 trục), góc nhọn khoảng 70 độ thì vừa.
Khi đã có khung cả rồi thì ta mới dán giấy. Nếu giấy nhỏ thì ta phải dán từng đoạn
của cánh và phải kín. Giấy được phủ lên cánh diều, vuốt một nếp theo đường dây,
kéo cho phẳng rồi dán mép giấy vào xung quanh thanh tre. Đầu và đuôi cũng tương
tự.
Cuối cùng là phần buộc dây (lèo). Ta phải đục hai lỗ nhỏ trên giấy sát thanh tre ở
trên của cánh (hai lỗ nhỏ cân giữa trục, từ trục đến một lỗ khoảng 10-15cm), buộc
hai đầu của sợi dây khoảng 3cm vào hai lỗ ta được một phần của lèo. Tiếp theo lấy
một đoạn dây khoảng 30cm buộc vào trung điểm của đoạn dây trước, đầu kia buộc
vào đuôi của trục. Và đoạn dây nối với cuộn dây của ta sẽ buộc vào đoạn thứ hai
ấy, buộc thật chắc nhưng vẫn di chuyển được trên dây thứ hai để chỉnh. Phần chính
này khoảng từ 3-5cm (trên đoạn dây thứ hai tính từ phần buộc với dây thứ nhất).
Như thế là ta đã có một con quạ giấy rồi.
Trò chơi thả diều sẽ mãi mãi là thú vui của nhiều người trong những ngày hè oi ả.
Những ngày gió to, ta đem diều ra ngoài đồng hoặc nơi không bị vướng nhà cửa,
dây điện mà đưa diều lên trời cao. Đảm bảo sẽ có những giây phút bình yên cùng
một cánh chim và một mảng trời xanh biêng biếc.
II. Nhảy dây
Việt Nam ngoài những phong tục tập quán đa dạng, phong phú, nền văn hiến ngàn
năm tuổi thì còn có một hệ thống đồ sộ những trò chơi dân gian, đó là những trò
chơi được ông cha ta sáng tạo ra trong quá trình sinh hoạt tập thể. Đó là những trò
chơi mang tính giải trí, tính cộng đồng cao bởi nó không phải là trò chơi cá nhân
mà đòi hỏi mọi người tập trung lại mới có thể chơi. Vì vậy mà Việt Nam luôn nổi
tiếng với bạn bè thế giới bởi tính cố kết cộng đồng vô cùng cao. Tính đoàn kết thể
hiện trong nhiều lĩnh vực của đời sống nhưng chỉ cần nhìn qua những khía cạnh
nhỏ hơn, thông thường hơn của cuộc sống là có thể thấy rõ được điều này. Một
trong những trò chơi dân gian khá phổ biến ở Việt Nam, chính là trò chơi nhảy
dây.
Nhảy dây là một trò chơi dân gian vô cùng quen thuộc, đặc biệt là ở những vùng
quê, vùng nông thôn ở Việt Nam, giống như trò chơi chi chi chành chành hay chơi
xóc hòn thì trò nhảy dây cũng vô cùng đơn giản, chỉ cần một sợi dây là mọi người
có thể tham gia. Một trong những đặc trưng riêng biệt của các trò chơi dân gian đó
chính là tính cộng đồng cao. Bởi vậy mà bất kể trò chơi dân gian nào cũng đòi hỏi
sự tham gia của cả tập thể, nó giúp gắn kết quan hệ giữa người với người trong một
cộng đồng. Mang tính giải trí cao bởi thời gian lễ hội diễn ra các trò chơi dân gian
thường là vào khoảng thời gian nông nhàn trong sản xuất nông nghiệp, vào cuối
những mùa vụ, khi những người nông dân đã hoàn thành công tác mùa vụ, đang
trong thời gian chờ bước vào mùa vụ mới.
Trò chơi dân gian nhảy dây cũng có rất nhiều phiên bản và nhiều hình thức chơi,
bởi ở những nơi khác nhau thì con người lại có xu hướng chơi những hình thức mà
mình cho là thú vị nhất, phù hợp nhất với mình. Trước hết, nói đến trò nhảy dây
truyền thống, đây chính là trò chơi đòi hỏi sự nhạy bén, tinh tế và sự khéo léo của
đôi chân. Theo đó, sợ dây sẽ dùng trong trò chơi dân gian này chính là dây thừng,
dây chão, đây đều là những thứ rất dễ tìm trong cuộc sống xưa, bởi nó là thứ dùng
để trói, buộc đồ đạc của người nông dân.
Người chơi sẽ bao gồm từ năm đến mười người, chia ra làm hai nhóm, một nhóm
sẽ đảm nhận nhiệm vụ quất dây, nhiệm vụ này cần có hai người, mỗi người đứng ở
một đầu của sợi dây, cùng ăn ý cùng quất sợi dây theo hướng xuôi kim đồng hồ.
Nghe có vẻ dễ dàng nhưng nhiệm vụ này đòi hỏi sự nhịp nhàng của bàn tay, sự ăn
ý của đồng đội, bởi nếu một người quất nhanh, một người quất chậm thì sợi dây
thừng sẽ bị rối, người chơi sẽ không thể nhảy vào sợi dây được. Sợi dây thừng
được quất lên sẽ tạo thành một vòng cung, có bán kính cao hơn đầu một người, bởi
chỉ có như vậy người chơi mới có thể nhảy vào sợi dây, tương tác cùng với nó.
Nhóm còn lại sẽ là nhóm người chơi, nhóm này thì có thể có trên hai người, càng
đông càng vui. Nhưng ngược lại, càng đông thì trò chơi càng trở nên khó khăn
hơn, bởi đông người sẽ khó trong việc tương tác, nhịp nhàng nhảy. Người chơi sẽ
nghe theo nhịp đếm một, hai, ba của người quất dây mà nhảy vào sợ dây, khi sợi
dây chạm xuống mặt đất thì người chơi sẽ phải nhảy lên cao, sao cho đôi bàn chân
của mình không làm vướng dây, người nhảy được càng nhiều thì sẽ là người chiến
thắng. Trò chơi thú vị hơn ở chỗ, đó chính là không phải từng người nhảy một mà
sẽ gồm bốn người nhảy một lượt, hai người bên này, hai người bên kia.
Khi có hiệu lệnh để nhảy thì sẽ cùng nhau nhảy vào sợi dây làm sao cho đồng đều
nhất, khi có nhiều người cùng nhảy thì sẽ khó có thể điều khiển đôi chân của mình
hơn, nhưng nếu hiểu ý của đồng đội, nhịp nhàng nhảy lên được thì sẽ vô cùng đều
đặn, đẹp mắt. Đây cũng là mục đích quan trọng của trò chơi, gắn kết mọi người lại
với nhau, sau trò chơi mọi người sẽ hiểu nhau hơn, sẽ hiểu hơn quá trình hợp tác
để hoàn thành một nhiệm vụ. Thế mới nói, trò chơi dân gian tuy đơn giản, dễ chơi
nhưng bao giờ nó cũng ẩn chứa trong đó những ý nghĩa nhân văn cao cả của ông
cha ta.
Ở những dị bản khác thì trò chơi nhảy dây không phải dùng dây thừng, dây chão
để chơi mà dùng một loại dây khác có độ đàn hồi, co giãn cao hơn, như dây chun,
dây nịt… và cùng với đó thì hình thức của trò chơi cũng hoàn toàn khác biệt. Thay
vì sợi dây được quất cao lên để người chơi có thể nhảy vào thì trò chơi nhảy dây
này sẽ do hai người đứng hai bên, để sợi dây vào chân của mình, người chơi phải
nhảy vào khoảng trống của hai sợi dây, theo nhịp độ là: nhảy vào, xoạng ra, bắt
chéo, nhảy vào và nhảy ra. Quan trọng là hoạt động nhảy vào nhảy ra phải diễn ra
thật nhanh, không được gián đoạn. Hoàn thành xong một phần thì sẽ có phần thi
khó khăn hơn, mà người ta gọi là các bàn, thấp nhất là bàn gối, sau đó đến bàn đùi,
bàn hông, bàn nách và cao nhất chính là bàn cổ. Cùng với đó là độ cao ngày càng
được nâng lên.
Trò chơi dân gian nhảy dây tuy có nhiều phiên bản, ở mỗi phiên bản thì hình thức
chơi có sự khác biệt, nhưng điểm chung chính là sự thú vị ở trò chơi, bởi nó đề cao
tính cộng đồng, tính gắn kết giữa con người với nhau chứ không đơn giản là một
trò chơi nhằm mục đích giải trí.

You might also like