You are on page 1of 12

III.

Giá trị văn hóa và du lịch tại Vịnh Hạ Long


1. Di sản văn hóa của Vịnh Hạ Long.
Vịnh Hạ Long là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam với cảnh quan
thiên nhiên tuyệt đẹp và vô số các hòn đảo, hang động. Vịnh Hạ Long là một di sản văn
hóa được UNESCO công nhận vào năm 1994.
Di sản văn hóa của Vịnh Hạ Long được phân loại vào 3 nhóm chính:
1.1. Di sản văn hóa phi vật thể:
- Văn hóa Cố đô Hạ Long: Bao gồm các di tích, tài liệu lịch sử, truyền thống văn hóa dân
gian liên quan đến lịch sử phát triển của khu vực.
+ Các khu di tích lịch sử như điểm du lịch Quan Lạn, khu di tích Yên Tử, lăng Bác Hồ (ở
Hạ Long thuộc Hải Phòng)....
+ Văn hóa ẩm thực phong phú với nhiều món ăn đặc trưng như cá nhảy trên chảo nóng
(chảo lửa), gà nướng xôi (gà cháy), tôm hùm nướng, nem chua Hạ Long, bánh cuốn Hạ
Long,...
- Văn hóa của người dân tộc thiểu số: Bao gồm văn hóa, truyền thống, tín ngưỡng của các
dân tộc sống trong khu vực vịnh như người Tày, Dao, H'mông...
+ Nghệ thuật dân gian đặc sắc của người dân địa phương như múa quạt, múa xoè, ca trù,
xẩm, hát đàn bầu,...
+ Lễ hội Cống Hiến, lễ hội truyền thống của người dân địa phương để tôn vinh các vị
thần và tiên.
Những di sản văn hóa phi vật thể này mang lại giá trị về mặt lịch sử, văn hóa và du lịch,
là những điểm đến hấp dẫn của Vịnh Hạ Long.
1.2. Di sản văn hóa vật thể:
- Kiến trúc của các công trình, đền đài, đền thờ, chùa chiền, cầu, tháp...
+ Các đền miếu và chùa chiền như Đền Trần Thủ Độ, Chùa Yên Tử, Chùa Ba Vàng.
+ Lăng tẩm của các vua triều Ngô và Triệu ở khu vực xung quanh Vịnh Hạ Long.
+ Các công trình kiến trúc cổ xưa như La Hán Tự, Cửa Vạn,...
- Nghề truyền thống và ngành công nghiệp sản xuất đặc sản như khâu vải, nghề chài cá,
nuôi trồng hải sản,....
- Trang phục truyền thống, trang sức và các đồ dùng trong sinh hoạt của người dân.
Những di sản văn hóa vật thể này mang lại giá trị lịch sử và văn hóa đặc biệt cho Vịnh Hạ
Long. Việc bảo tồn và phát triển bền vững Di sản Văn hóa Vật thể Vịnh Hạ Long là vô
cùng cần thiết để giữ gìn và tôn vinh những giá trị này.
1.3. Di sản văn hóa tự nhiên:
- Các giá trị thẩm mỹ của địa hình, cảnh quan thiên nhiên như động, hang động, khu rừng
ngập mặn,..
+ Khoảng 1.600 đảo đá vôi và hòn đá lớn nhỏ phủ bởi rừng ngập mặn.
+ Kiến trúc cổ của các thành phố ven biển và các khu vực xung quanh Vịnh Hạ Long.
+ Những cánh đồng lúa chín và đầm lầy mênh mông tại đảo Cát Bà.
+ Động kết tinh Tam Cung - một hệ thống hang động rất lớn và đẹp được khám phá từ
những năm 90 của thế kỷ trước.
- Hệ sinh thái đa dạng với nhiều loài động thực vật quý hiếm.
+ Nghề đánh cá của người dân xung quanh Vịnh Hạ Long với các loại cá như cá lăng, cá
sụn, cá chình, cá mú...
Những di sản văn hóa tự nhiên này mang lại giá trị về mặt khoa học, văn hóa và du lịch.
Do đó, việc bảo tồn và phát triển bền vững Di sản Văn hóa Tự nhiên Vịnh Hạ Long là vô
cùng cần thiết. [1,2]
2. Những địa danh du lịch nổi tiếng tại Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà
trên toàn thế giới. Với hàng ngàn hòn đảo đá vôi phủ bởi rừng ngập mặn, các hang động
kỳ lạ và những bức tranh thiên nhiên đẹp tuyệt vời, Vịnh Hạ Long đã thu hút hàng triệu
khách du lịch từ khắp nơi đến để khám phá và tận hưởng những cảnh quan tuyệt đẹp của
miền biển Bắc Bộ.
Dưới đây là một số địa danh du lịch nổi tiếng tại Vịnh Hạ Long, từ những hòn đảo xa xôi
đến những hang động rộng lớn với những bãi cát trắng xinh đẹp.
 Hang Đầu Gỗ
- Đảo nằm ở phía tây – nam Vịnh Hạ Long, cách bến tàu du lịch 4km. Hang nằm trên đảo
Đầu Gỗ, xưa đảo này có tên là đảo Canh Độc. Sách ‘Đại Nam nhất thống chí’ có ghi:
‘Đảo Canh Độc có hang rộng rãi, chứa hàng ngàn người, gần đó là hòn Cặp Gà, Hòn La,
Hòn Mèo...’. Đảo Đầu Gỗ có đỉnh cao 189m so với mặt nước biển. Dãy đảo này có 3
hành động to và đẹp nhất Vịnh Hạ Long đó là hang Đầu Gỗ, động Thiên Cung và động
Thiên Long.
- Sở dĩ núi và hang có tên Đầu Gỗ là vì theo truyền thuyết xưa kể rằng ‘Trong cuộc kháng
chiến chống quân Nguyên – Mông, Trần Hưng Đạo đã cho chuẩn bị nhiều cọc gỗ lim dấu
ở đây để cắm xuống dòng sông Bạch Đằng, tạo nên trận thủy chiến vĩ đại nhất nhì lịch sử
dựng nước và giữ nước. Có rất nhiều mẫu gỗ còn sót lại vì vậy hang và núi được người
dân nơi đây gọi là hang Giấu Gỗ. Sau này hang Giấu Gỗ được đọc lái đi thành hang Đầu
Gỗ.
- Hang Đầu Gỗ có diện tích khoảng 5000m2. Cửa hang rộng 17m và cao 12m. Hang
động cao 27m so với mực nước biển. Bên trong hang Đầu Gỗ là một không gian rộng lớn
được chia thành 3 ngăn.
+ Ngăn 1: chứa nhiều nhũ đá đủ màu sắc mang lại ấn tượng về một bức tranh cuộc sống
quen thuộc với hình ảnh của sư tử, trăn, rùa…
+ Ngăn thứ 2: hiển thị hình ảnh của những hòn đảo đá trong sóng nước.
+ Ngăn thứ 3: hình ảnh của những cột đá khổng lồ rất đẹp và mềm mại.
- Hang Đầu Gỗ được đánh giá là một trong những hang động đẹp nhất Việt Nam. Được
biết đến với cái tên là Grotte des Merveilles (Hang động của sự kỳ thú) theo cuốn sách
Merveille du Monde (‘Kỳ quan thế giới’ của Pháp được xuất bản vào năm 1938).
- Không chỉ liên quan đến cuộc xâm lược của người Mông Cổ mà hang Đầu Gỗ còn
chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử.
+ Năm 1918, vua Khải Định và Paul Doumer, một thống đốc người Pháp, đã đến thăm
hang động. Ngỡ ngàng trước cảnh đẹp thần tiên do tạo hóa ban tặng, vua Khải Định đã
viết một bài thơ và cho khắc ở phía bên trái của hang để khẳng định vẻ đẹp của nó.
+ Năm 1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có một chuyến đi đến hang Đầu Gỗ và rất thích
thú với di sản thiên nhiên này. [3,4]

 Hang sửng sốt


- Hang Sửng Sốt là một hang động karst – đây là một dạng đặc thù của vùng vịnh Hạ
Long. Hang được phát hiện bởi một người Pháp.
- Nằm ở khu trung tâm của Di sản thế giới Vịnh Hạ Long, hang Sửng Sốt nằm trong đảo
Bồ Hòn, người pháp đặt tên cho hang là Grollosupprices (động của những sửng sốt). Đây
là một hang động rộng và đẹp nhất của Vịnh Hạ Long. Động nằm ở vùng trung tâm du
lịch của Hạ Long (Bãi tắm Ti-cốp - hang Bồ Nâu - động Mê Cung - hang Luồn - hang
Sửng Sốt) và đây cũng là nơi tập trung nhiều đảo đá có hình thù đặc sắc. [6]
- Theo truyền thuyết từ xa xưa về lịch sử hang Sửng Sốt, sau khi đánh tan giặc Ân, Thánh
Gióng cưỡi mây về trời, nhưng ngài vẫn để lại thanh gươm dài và con ngựa quý để trấn
an lòng dân. Nơi lưu giữ trọn vẹn những dấu tích của trận chiến hào hùng, oanh liệt năm
xưa chính là hang Sửng Sốt.
- Hang Sửng Sốt có diện tích khoảng 10 nghìn m2 và có hệ thống lối đi lát đá dài 800m.
Đường lên hang đã được ghép thành bậc, hai bên cây cối xum xuê và được cấu tạo thành
2 vách ngăn chính:
+ Ngăn 1: giống như một nhà hát rộng lớn thênh thang. Trên trần hang có nhiều nhũ đá
như những chùm đèn, những tượng voi đá, mâm xôi, hoa lá lộng lẫy.
+ Ngăn 2: lòng hang rộng có thể chứa được hàng ngàn người, thạch nhũ kì ảo. Ở đây có
nhiều hình tượng kỳ thú như con ngựa, thanh gươm, những hố nhỏ xinh xắn, nhiều tảng
đá vỡ vụn. Những ao hồ nhỏ trong hang cũng chính là dấu chân ngựa Thánh Gióng năm
xưa để lại.
- Đi vào sâu trong hang, cảnh trí càng nhiều điều kỳ lạ: những nhũ đá hình cây đa cổ thụ
cành lá xum xuê, hình gấu biển, khủng long... Khi tới đỉnh cao nhất của hang, một khu
vườn thượng uyeern tuyệt đẹp mở ra trước mắt, có hồ nước trong vắt, cảnh sơn thủy hữu
tình, muôn loài cây si, vạn tuế, đa, cỏ cùng nhiều loài chim rừng sống ở đây. Ngoài lối ra
là khối đá hình chú ngựa và thanh gươm dài của Thánh Gióng. [5]
 Hang Trinh Nữ
- Hang Trinh Nữ là một trong những hang động rất nổi tiếng trong hệ thống hang động
của Vịnh Hạ Long. Không chỉ thu hút khách tham quan tới du lịch bởi vẻ đẹp của nó mà
nơi đây còn hấp dẫn du khách bởi những câu chuyện, truyền thuyết ly kỳ gắn liền với
cuộc tình vô cùng bi thảm của cặp đôi nam nữ làng chài.
- Hanh Trinh Nữ nằm trên dãy đảo Bồ Hòn cùng với hệ thống Sửng Sốt, hồ Đông Tiên
hang Luồn cách Bãi Cháy 15 km về phía nam. Với người dân đánh cá họ coi hang Trinh
Nữ là một người nhà thân yêu của mình. Còn những đôi trai gái yêu nhau lại coi đây là
biểu tượng, nơi thề nguyện của tình yêu. Người Pháp xưa đặt cho hang cái tên Les Virgin
(động của người con gái)
- Hang Trinh Nữ gắn liền với câu chuyện truyền thuyết về một người con gái xinh đẹp,
thủy chung, sống trong một gia đình nghèo. Bố mẹ của cô gái phải đi làm thuê cho tên
chủ cai quản vùng đánh cá. Thấy cô xinh đẹp, hắn ép gia đình cô gả cô làm vợ bé cho hắn
nhưng cô cự tuyệt vì cô đã có người mình thương. Không thể làm gì cô gái, hắn đã đày cô
ra đảo hoang với ý định khuất phục được cô. Nhưng cô gái sau khi trải qua đêm mưa gió
bão bùng cùng cái đói, cái rét, cô đã kiệt sức và hoá đá.
- Biểu tượng của hang Trinh Nữ là một tảng đá mang dáng hình một cô gái nằm dài, xõa
tóc đang nhìn và vươn cánh tay ra ngoài khơi xa.
- Hang Trinh Nữ còn là một di tích khảo cổ học nổi tiếng của Vịnh Hạ Long. Đây được
cho rằng là địa điểm di tích bến gốm sứ cổ trong hệ thống Thương cảng Vân Đồn ngày
xưa.

 Hang Trống
- Nối tiếp truyền thuyết của hang Trinh Nữ. Sau khi biết tin người con gái chàng yêu bị
đày ra đảo hoang, chàng vội vàng chèo thuyền đi tìm cô. Trong cơn giông bão, chiếc
thuyền của chàng chẳng may bị đánh vỡ nát nhưng nhờ dòng nước mà chàng trôi dạt lên
một đảo hoang. Trên đảo hoang đó, chàng nhìn về phía xa và nhận ra bóng hình của cô
gái. Chàng dùng hòn đá đập mạnh vào vách núi muốn báo cho nàng biết rằng chàng đã
đến nhưng nàng nào còn nghe được nữa. Chàng gõ khi máu trên tay chảy đầm đìa, tới khi
kiệt sức và hoá đá. Vì vậy nơi đây được người dân địa phương gọi với cái tên là hang
Trống. Nó còn có tên gọi khác là hang Con Trai.
- Hang trống có vị trí đối diện hang Trinh Nữ. Hai hang cách nhau khoảng 700m. Đứng
từ hang bên này mà hét to thì ở hang bên kia có thể nghe thấy. Hang có vách cao tạo nên
không gian rộng vô cùng thoáng mát có sức chứa lên tới hàng trăm người vì vậy khi đứng
giữa lòng hang, ta có thể nghe thấy tiếng gió lùa vào các làn đá tạo nên những âm thanh
vang dội như tiếng trống.
- Biểu tượng của hang Trống là trên vách hang như có hình người con trai hóa đá đang
quay mặt về phía hang Trinh Nữ. [3,6]
 Đảo Tuần Châu

- Đi theo đường 18 nơi cửa ngõ thành phố Hạ Long, du khách đã thấy đảo Tuần Châu,
đảo có trồng nhiều rau xanh để cung cấp cho thành phố. Trên đảo còn có ngôi nhà đơn sơ
của nhân dân tỉnh Quảng Ninh làm để chủ tịch Hồ Chí Minh nghỉ ngơi mỗi lần về thăm
vịnh. Hiện nay vẫn được giữ gìn, bảo vệ làm nhà lưu niệm. Trên đảo Tuần Châu hiện là
một khu du lịch với nhiều nhà hàng, khách sạn, biệt thự sang trọng, nhiều dịch vụ vui
chơi giải trí hấp dẫn.
- Tên Tuần Châu đã có từ lâu cùng thời với cảng Vân Đồn. Tuần Châu là đảo có vị trí
chiến lược quan trọng nằm ở cửa ngõ đường thủy từ Thăng Long qua sông Bạch Đằng ra
thương cảm Vân Đồn. Mặc dù đảo có quy mô không lớn, nhưng trên đảo đã được nhà
nước phong kiến đặt suất tuần để thu thuế và còn lập thành một đơn vị hành chính là
'Châu' do một tri châu cai quản. Hai chữ của hai cụm từ được ghép lại thành Tuần Châu
và trở thành tên gọi của hòn đảo xinh đẹp này.
- Đảo còn có vai trò quang trọng trong việc kết nối tam giác tăng trưởng kinh tế du lịch
Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.

 Đảo Ti Tốp
- Trong bản đồ của người Pháp vào cuối thế kỷ XIX, đảo Ti Tốp được gọi là đảo Cát
Nàng. Nhưng đến ngày 22/1/1962, lịch sử đảo Ti Tốp mới chuyển sang trang mới, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã quyết định đặt lại tên đảo theo tên của nhà du hành vũ trụ người
Nga Gherman Titov (Giéc Man Ti Tốp).

- Đảo Ti Tốp là một trong những điểm du lịch nổi tiếng tại Vịnh Hạ Long, nên có nhiều
tên gọi khác nhau được đặt cho nó. Sau đây là chi tiết các tên gọi khác của đảo:

+ Đảo Ngọc Hoa: Được đặt theo tên của một con tàu, đó là con tàu do chính công chúa
Ngọc Hoa (con gái vua Lê Thánh Tông) lãnh đạo và xử lý các vụ án thời kỳ nhà Lê. Tuy
nhiên, không có thông tin rõ ràng về việc tại sao đảo Ti Tốp còn có tên gọi khác là "đảo
Ngọc Hoa". Có thể do vị trí đẹp và sự hoang sơ của đảo đã khiến người ta liên tưởng đến
hình ảnh của ngọc quý và hoa đẹp, từ đó đặt tên cho đảo Ti Tốp là "Đảo Ngọc Hoa".

+ Đảo Đỉnh Ti Tốp: Do có hai đỉnh núi cao trên đảo, đặc biệt là núi ở phía bắc với độ cao
khoảng 200m. Cảnh quan từ đỉnh núi này rất đẹp và hùng vĩ, cho phép người ta nhìn thấy
toàn cảnh Vịnh Hạ Long với các hòn đảo xanh tươi và mây trôi qua. Do đó, người ta dễ
liên tưởng đến khu vực này như một khu vực đồi núi cao, và đặt tên là "Đảo Đỉnh Ti
Tốp" để miêu tả điểm đặc biệt của đảo Ti Tốp.

+ Đảo Tuần Châu Ti Tốp: Vì đảo Ti Tốp thuộc quần đảo Tuần Châu, nơi đầy đủ các tiện
ích du lịch phục vụ cho khách du lịch. Việc gọi đảo Ti Tốp là "Đảo Tuần Châu Ti Tốp"
nhấn mạnh đến sự kết nối về mặt địa lý và du lịch giữa đảo Ti Tốp với quần đảo Tuần
Châu.

+ Đảo Hồng Thập Tự: Chưa được xác minh rõ ràng, nhưng có nguồn tin cho rằng đây là
tên cũ của đảo Ti Tốp, do có một ngôi đền được xây dựng trên đỉnh núi vào thế kỷ XVIII,
tôn vinh công chúa Ngọc Hoa.

+ Đảo Nghĩa Địa: Không phải là tên gọi chính thức hay phổ biến, tuy nhiên một số người
vẫn gọi đảo Ti Tốp là "Đảo Nghĩa Địa" để tưởng nhớ đến những thủy thủ đã thiệt mạng
trên con một con tàu chở hàng của Pháp gặp nạn tại vịnh Hạ Long và được chôn cất tại
đảo này. [7,10]

- Đảo Ti Tốp là một hòn đảo nhỏ ở vịnh Hạ Long, thuộc quần đảo Trà Cổ. Đảo cách cảng
du lịch Bãi Cháy khoảng 7-8 km về phía Đông Nam. Đảo nhỏ tựa lưng vào vịnh Cửa
Lục, phía trước là hang Sửng Sốt có đảo Bồ Hòn, bên phải là hòn Dầm Nam và phía bắc
là hòn Dầm Bắc.

- Đảo được bao quanh bởi biển xanh, nước trong vắt và những hòn đảo xanh tươi. Ngoài
ra, từ đỉnh núi cao trên đảo, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng toàn cảnh Vịnh Hạ Long với
các hòn đảo và vách núi đá vôi trùng điệp. Tại đây có nhiều dịch vụ và tiện ích cho khách
du lịch, bao gồm các resort, nhà hàng, quán cà phê và các cửa hàng bán lưu niệm. Cơ sở
vật chất được đầu tư rất bài bản với hệ thống đường đi, trạm phát điện, nhà vệ sinh… Đặc
biệt, đảo Ti Tốp đã được phủ sóng wifi. [6]

 Bãi Cháy
- Dọc theo bờ Vịnh Hạ Long là khu bãi biển và nghỉ mát có tên gọi Bãi Cháy. Bãi Cháy
có tên cũ là Vạ Cháy. Tên Bãi Cháy được xuất hiện và lưu truyền từ thế kỷ XIII. Từ thế
kỷ XIII về trước, Bãi Cháy cũng như vùng Vịnh Hạ Long còn là những cánh rừng rậm và
lau lách ra tận mép vịnh.
- Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc tên gọi của Bãi Cháy. Phổ biến nhất là vào cuối thế
kỷ XIII, khi một đạo quân thủy của quân Nguyên - Mông tiến vào xâm lược nước ta qua
đường cảng Vân Đồn, đã bị quân dân nhà Trần do Trần Khánh Dư chỉ huy đánh chặn.
Quân địch vừa chống trả, vừa tìm cách tiến sâu vào Vịnh Hạ Long. Đến Cửa Lục (vùng
vịnh trước Bãi Cháy) đoàn thuyền lương của địch gồm hàng trăm chiếc cỡ lớn đã lọt vào
trận địa phục kích của quân đội nhà Trần. Một trận giao chiến ác liệt diễn ra, cùng mưa
tên đạn đá, đội quân nhà trần còn mưu lược dùng hỏa công. Hàng trăm thuyền chứa đầy
cỏ khô, nhựa thông được châm lửa phóng hỏa vào thuyền địch. Hàng trăm thuyền quân
địch bốc cháy ngùn ngụt. Dịp ấy gió mùa Đông Bắc đang thổi mạnh, một số thuyền địch
bốc cháy dạt vào bờ phía tây - bắc vịnh, làm cháy cả cánh rừng rậm ở đây. Từ đó vùng
đất ven Vịnh này có tên là Bãi Cháy. Ngoài ra, còn có một giả thuyết khác, trước đây, bãi
biển là bãi cát, tàu thuyền thường neo đậu vào bãi biển phía tây Cửa Lục. Dưới đáy và
bên sườn thuyền thường có con hà bám vào rất chắc có thể ăn hỏng thuyền, để tránh làm
hư hại tàu thuyền, người dân dùng lửa đốt để chúng không bám vào. Từ bên phía Hòn
Gai và các nơi khác nhìn vào đó luôn luôn thấy lửa cháy rực lên nên gọi nơi này là Bãi
Cháy.
- Bãi cát có chiều dải hơn 500m và chiều rộng khoảng 100m. Mặc dù là một bãi tắm nhân
tạo nhưng vẻ đẹp của Bãi Cháy lại không thua kém bất kỳ bãi biển tự nhiên nổi tiếng nào.
Bãi Cháy là một dải đồi thấp chạy thoai thoải về phía biển, kéo dài hơn 2km ôm lấy
những hàng thông cổ thụ. Ở đây có nhiều khách sạn cao tầng sang trọng, những biệt thự
nhỏ kiến trúc duyên dáng, nhiều quán hàng xinh xắn. Nơi đây còn có khu Công viên
Hoàng Gia, với cảnh quan đẹp, có nhiều dịch vụ giải trí hấp dẫn. Đây là một điểm du lịch
hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. [6,8]

 Bãi Ba Trái Đào


- Bãi tắm Ba Trái Đào cách Bãi Cháy 22km phía Đông Nam, thuộc quần đảo Cát Bà,
Vịnh Lan Hạ. Từ bến tàu du lịch đi khoảng 10 giờ bằng ca nô mới tới bãi tắm Ba Trái
Đào. Sở dĩ có tên như vậy là vì bãi tắm ôm lấy chân hòn đảo nhỏ có 3 đỉnh nhìn từ xa có
dáng như ba trái đào.
- Truyền thuyết xưa kể rằng Vịnh Hạ Long thường có các cô tiên nữ xuống ngao du tắm
biển. Trong đó nàng tiên út xinh đẹp đã lỡ phải lòng chàng trai đánh cá nghèo. Nàng đã
lấy trộm ba trái đào tiên của Ngọc Hoàng mang cho chàng ăn để họ sống bên nhau mãi
mãi. Khi nàng mang đào xuống đảo thì bị Ngọc Hoàng phát hiện rồi hóa phép biến ba trái
đào ấy thành ba hòn núi đá và buộc nàng tiên quay về trời. Đây là một bãi tắm đẹp, thơ
mộng, hấp dẫn du khách. Tuy nhiên mỗi ngày thường chỉ tắm được từ 2 – 3 giờ vì
khoảng thời gian còn lại thuỷ triều sẽ nhấn chìm bãi cát.
- Bãi Ba Trái Đào gồm 3 ngọn núi nhỏ có độ cao khoảng 23m. Tại đây có ba bãi cát hình
cánh cung quây quần ôm lấy chân đảo, tạo thành bãi tắm khá lý tưởng. Đây là một trong
những bãi biển sạch và đẹp nhất ở Vịnh Lan Hạ. So với các bãi tắm khác trên Vịnh Hạ
Long, bãi tắm Ba Trái Đào nước nông hơn, có chỗ chỉ lội đến đầu gối. Vì có những đảo
đá lớn bao bọc lấy các bãi tắm ở đây nên khi tắm bạn sẽ cảm giác an toàn và kín gió hơn.
- So với các địa điểm vui chơi nổi tiếng khác ở Hạ Long thì hiện tại bãi tắm Ba Trái Đào
vẫn còn khá hoang sơ và nhiều dịch vụ du lịch chưa phát triển. Đây cũng là điểm hạn chế
mà cũng là thế mạnh của địa điểm du lịch này. Bởi ít khách du lịch tới và chưa được khai
thác nhiều nên khung cảnh ở đây vẫn giữ được nét đẹp hoang sơ và thật sự thích hợp với
ai yêu thích sự yên tĩnh, riêng biệt và tự do. [6,9]

3. Các hoạt động du lịch và giải trí ở Vịnh Hạ Long


Vịnh Hạ Long là một trong những điểm đến du lịch hàng đầu của Việt Nam, với nhiều
hoạt động và trải nghiệm thú vị dành cho khách du lịch. Dưới đây là một số hoạt động du
lịch và giải trí ở Vịnh Hạ Long:

- Tham quan hang động: Vịnh Hạ Long có rất nhiều hang động đẹp, bao gồm cả các hang
động lớn và nhỏ, được tạo ra từ hàng triệu năm qua đợt đợt sự phun trào núi lửa. Khách
du lịch có thể tham quan và khám phá các hang động này.
- Du thuyền trên Vịnh Hạ Long: Đó là hoạt động phổ biến nhất ở Vịnh Hạ Long, khách
du lịch có thể thuê các chiếc du thuyền để khám phá những hòn đảo, vách đá đặc trưng và
bãi biển xinh đẹp.
- Tắm biển và tham gia các hoạt động thể thao nước: Vịnh Hạ Long cung cấp các bãi biển
đẹp, nơi khách du lịch có thể tắm biển, chèo kayak, lướt sóng và thậm chí là trượt xe lướt
nước. [11]
- Thưởng thức ẩm thực địa phương: Khách du lịch có thể thưởng thức những món ăn đặc
trưng của Vịnh Hạ Long, bao gồm các loại hải sản tươi ngon và các món ăn dân tộc độc
đáo.
- Tham quan các đảo trong Vịnh Hạ Long: Vịnh Hạ Long có rất nhiều hòn đảo đẹp và có
những điểm du lịch nổi tiếng như đảo Tuần Châu, đảo Cát Bà, đảo Quan Lạn, đảo Ngọc
Vừng...
- Đi bộ đường dài trên đảo Cát Bà: Đảo Cát Bà có nhiều con đường đẹp để khách du lịch
có thể đi bộ, khám phá thiên nhiên và ngắm cảnh.
- Tham quan các công trình kiến trúc nổi tiếng: Vịnh Hạ Long còn có nhiều công trình
kiến trúc độc đáo và lịch sử như chùa Yên Tử, đền Trần Quốc Nghiễn, lăng Tô Hoàng...
[12]
Ngoài ra, còn nhiều hoạt động khác như câu cá, tập yoga trên bãi biển, tham quan các
làng nghề truyền thống của địa phương... Vịnh Hạ Long luôn đón tiếp khách du lịch bằng
những hoạt động đa dạng và phong phú để mang lại những kỷ niệm tuyệt vời cho họ.

[1] "Di sản văn hóa Vịnh Hạ Long" của tác giả Lê Trung Thông (2014)

[2]"Vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới" của tác giả Nguyễn Khánh
Hải (2020)

[3]"Vịnh Hạ Long - Tuyệt tác thiên nhiên Việt Nam" của tác giả Trần Thị Thu Hiền
(2021)

[4] https://vinpearl.com/vi/den-hang-dau-go-dam-chim-trong-van-canh-thon-thuc-long-
nguoi

[5] https://www.dulichhalong.net/diem-du-lich/hang-sung-sot-vinh-ha-long/

[6] “Tuyến điểm du lịch Việt Nam” của tác giả Bùi Thị Hải Yến (2005)

[7] https://www.dulichhalong.net/vinh-ha-long/

[8] https://vinpearl.com/vi/bi-kip-du-lich-bai-chay-quang-ninh-tu-a-z

[9] https://www.vntrip.vn/cam-nang/bai-chay-quang-ninh-86753

[10] https://vinpearl.com/vi/lac-vao-xu-than-tien-tai-dao-ba-trai-dao

[11] "Vịnh Hạ Long - Hành trình khám phá" của tác giả Trần Việt Hùng (2017)

[12]"Hướng dẫn du lịch Vịnh Hạ Long" của tác giả Ngô Đức Lương (2019)

You might also like