You are on page 1of 7

Câu 1.

Nếu là một hướng dẫn viên du lịch, em sẽ chọn di tích, danh thắng nào trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh để đưa bạn bè tỉnh khác đi tham quan? Hãy viết bài giới
thiệu về di tích, danh thắng đó.

-Nếu em là một hướng dẫn viên du lịch em sẽ giới thiệu và đưa bạn bè đi tham
quan danh thắng vịnh Hạ Long. Vịnh Hạ Long là vùng biển đảo ở phía Đông Bắc
của Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh; phía Tây Bắc và Bắc kéo dài từ
huyện Yên Hưng, qua thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, đến hết phần biển đảo
huyện Vân Đồn; phía Đông và phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ; phía Tây Nam giáp
đảo Cát Bà (thành phố Hải Phòng).

  Theo các nhà khoa học, vùng Hạ Long và vùng rìa bờ, đảo phụ cận của vịnh, bao
gồm nhiều hệ tầng trầm tích lục nguyên và cacbonat, có tuổi từ nguyên đại Cổ sinh
đến Tân sinh. Nhiều hệ tầng trầm tích ở khu vực này chứa đựng các vết tích cổ
sinh vật dưới các dạng hoá thạch khác nhau, trong đó có những nhóm ngành động,
thực vật đã tuyệt diệt hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn trên trái đất.Lịch sử địa
chất Vịnh Hạ Long, như hiện biết, được mở ra từ khoảng gần 500 triệu năm trước
đây, với những hoàn cảnh cổ địa lý hết sức khác nhau và khá phức tạp. Sự hiện
diện của vịnh và những hòn đảo trên vịnh là những minh chứng độc đáo về lịch sử
phát triển của trái đất, bao gồm đặc điểm địa chất và quá trình vận động, phát triển
liên tục của dạng địa hình Karst, hệ Fengcong và Fengling. Địa hình đặc biệt của
vịnh Hạ Long có liên quan chặt chẽ tới lịch sử khí hậu và quá trình vận động kiến
tạo của trái đất. Những hòn đảo ở đây là mẫu hình khá lý tưởng về Karst hình
thành trong điều kiện nhiệt đới, ẩm. Toàn bộ khu vực Vịnh Hạ Long là một cảnh
quan Karst qua nhiều triệu năm, với các tháp Karst hình chóp, hình tháp, bị bào
mòn, tạo nên cảnh đẹp nổi bật, độc đáo toàn thế giới. Thạch nhũ trong hang động
trong khu Vịnh có tuổi trẻ hơn các hang động. Nước mưa theo các khe nứt trên trần
hang động và vách chảy xuống, trên đường đi chúng hoà tan, bào mòn đá vôi và
lắng đọng thành nhũ đá ở trần, măng đá ở nền…
  Với bàn tay kiến tạo tài tình của thiên nhiên, Vịnh Hạ Long hiện lên với vẻ đẹp
rực rỡ, kỳ bí bậc nhất nước ta. Hàng ngàn hòn đảo, hàng chục hang động đẹp đã
tạo nên giá trị thẩm mỹ của Vịnh. Vẻ đẹp của Hạ Long được tạo nên từ 3 yếu tố:
đá, nước và bầu trời. Hệ thống đảo đá ở Hạ Long muôn hình vạn trạng quyện với
trời biển, tạo ra một bức tranh thủy mặc. Phía trong những đảo đá lớn lại hấp dẫn
bởi những hang động đẹp đẽ, kỳ lạ. Hang Đầu Gỗ gợi cảm giác choáng ngợp, với
những nhũ đá muôn hình dáng vẻ. Động Thiên Cung như một đền đài hoành tráng,
mỹ lệ. Hang Bồ Nâu có cửa uốn vòng cung, với vô số nhũ đá buông xuống mềm
mại như cành liễu. Hang Sửng Sốt đẹp đến bất ngờ, với nhũ đá mang hình hài của
gà rừng, cóc, rồng, thác nước, cùng với nhiều hình hài khác, như mở ra một thế
giới cổ tích. Những hang động như Tam Cung, Trinh Nữ, Ba Hang, Tiên Long,…
mỗi hang có những vẻ đẹp độc đáo, kỳ thú.

              Hòn Gà Chọi                          
Hòn Gà Chọi hay còn gọi là Hòn Trống Mái, nằm ở phía tây nam của vịnh Hạ
Long, cách biển Bãi Cháy khoảng 5km. Từ Bến tàu Bãi Cháy đi về phía Tây Nam,
sau khi đi qua Hòn Chó Đá, Đỉnh Lư Hương thì quý khách sẽ có cơ hội ngắm nhìn
hình ảnh của Hòn Gà Chọi với hình dáng như hai con gà khổng lồ (một trống - một
mái) với chiều cao khoảng 10m đang giương cánh đá nhau trên mặt biển mênh
mông.
Nhìn từ xa với dáng đứng chênh vênh và chiếc chân tí xíu đỡ tấm thân khổng lồ
tưởng chừng chỉ cần một cơn sóng vỗ mạnh, cả khối đá nặng ấy có thể đổ ập
xuống bất cứ lúc nào. Thế nhưng hai hòn đá đó đã hiên ngang đứng giữa đất trời
hàng trăm triệu năm nay rồi và dường như nhờ có đôi chân nhỏ đó mà khiến cho
nó trở nên hấp dẫn hơn. Với những giá trị ngoại hạng về mặt mỹ thuật và ý nghĩa
của nó nên Hòn Gà Chọi đã trở thành một biểu tượng của Vịnh Hạ Long và Du lịch
Hạ Long Việt Nam…
Hang Đầu Gỗ:                               
Giữa non nước mây trời Hạ Long tuyệt mỹ, một cái hang mang tên rất mộc mạc
dân dã: hang Đầu Gỗ. Hang nằm trên đảo Đầu Gỗ. Từ phía xa nhìn lại, cửa hang
có màu xanh lam hình một con sứa biển, qua 90 bậc đá xây ta tới cửa hang. Vòm
hang cao khoảng 25m, từ trên cao ấy hàng trăm nhũ đá khổng lồ rủ xuống như một
dòng thác kỳ lạ.
Hang được chia làm ba ngăn chính. Ngăn phía ngoài có hình vòm cuốn tràn trề
ánh sáng tự nhiên, trần hang là một bức "tranh sơn dầu" khổng lồ, mô tả phong
cảnh thiên nhiên hoang sơ với  những rừng măng đá, nhũ đá nhiều mầu tạo nên
nhiều hình thù kỳ lạ tuỳ theo trí tưởng tượng phong phú của mỗi người: những đàn
voi đang đi kiếm ăn, những chú hươu sao ngơ ngác, chú sư tử lim dim ngủ..., phía
dưới là một chú rùa đang bơi giữa bể nước mênh mông. Đứng dưới vòm hang ta có
cảm giác như đang đứng giữa một toà lâu đài cổ kính, có lối kiến trúc đồ sộ và
hùng vĩ.
Sở dĩ gọi là hang Đầu Gỗ, theo truyền thuyết xưa kể rằng: Trong cuộc kháng chiến
chống quân Nguyên Mông, Trần Hưng Đạo đã cho chuẩn bị nhiều cọc gỗ lim ở
đây để cắm xuống lòng sông Bạch Đằng, tạo nên một trận thuỷ chiến vang lừng
trong lịch sử. Sau đó còn rất nhiều mẩu gỗ sót lại vì vậy hang mang tên là hang
Đầu Gỗ.
Lại có tên gọi là hang Giấu Gỗ vì theo truyền thuyết đây chính là nơi Trần Hưng
Đạo cho giấu các cọc gỗ lim để chuẩn bị cho trận chiến Bạch Đằng chống quân
Nguyên - Mông.
Năm 1917, vua Khải Định lên thăm hang Đầu Gỗ, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thần
tiên của tạo hoá, ông đã cho khắc một tấm văn bia với nội dung ca ngợi cảnh đẹp
của non nước Hạ Long và hang Đầu Gỗ. Hiện nay, tấm bia đá vẫn còn ở phía bên
phải cửa hang.
Hang Sửng Sốt:                        
Nằm ở khu vực trung tâm của Di sản Thế giới vịnh Hạ Long, hang Sửng Sốt
trong đảo Bồ Hòn. Đây là một hang rộng và đẹp vào bậc nhất của vịnh Hạ Long và
đây cũng là nơi tập trung nhiều đảo đá có hình dáng đặc sắc không nơi nào có
được. Đường lên hang Sửng Sốt luồn dưới những tán lá rừng, những bậc đá ghép
cheo leo, du khách vừa có được cái thú của người leo núi, vừa có cái háo hức như
đang đi lên trời.Hang được chia làm hai ngăn chính, toàn bộ ngăn đầu như một nhà
hát lớn rộng thênh thang. Trần hang được phủ bằng một lớp "thảm nhung" óng
mượt, vô số những "chùm đèn" treo bằng nhũ đá rực sáng long lanh, những tượng
đá, voi đá, hải cẩu, mâm xôi, hoa lá... tất cả dường như đang rung rinh xao động
giữa cõi thực và mơ. Chưa hết ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thần kỳ ở ngăn đầu, ta bước
vào ngăn thứ hai bằng một con đường nhỏ. Một luồng ánh sáng ùa vào rực rỡ,
hang mở ra một khung cảnh mới hoàn toàn khác lạ, ngăn hang rộng mênh mông có
thể chứa được hàng ngàn người. Đi vào trong cảnh trí còn lắm điều kỳ lạ, như cây
đa cổ thụ tán lá sum suê, chú gấu biển, khủng long... Tới đỉnh cao nhất của hang,
bất ngờ một khu "vườn thượng uyển" mở ra trước mắt ta, có hồ nước trong vắt,
phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, muôn loài cây cỏ cùng nhiều loài chim muông sinh
sống. Từng đàn khỉ vẫn thường kéo nhau xuống đây tìm hoa quả làm náo động cả
một vùng.
Từ bến tàu leo lên khoảng 50 bậc đá dựng đứng rồi lại đi xuống chừng mươi bậc
đá nữa là đến cửa hang với chiều cao khoảng 25m. Động rộng khoảng 10.000m 2

với hàng ngàn măng đá, nhũ đá. Trong hang có một hệ thống đường đi lát đá dọc
từ cửahang vào đến lối ra dài hơn 500m. Hai bên lối đi là những cột đèn đường
thấp vừa là cột giới chỉ đường vừa là vật trang trí, chiếu sáng. Hệ thống đèn chiếu
sáng với những kiểu đèn trang nhã, ánh sáng dịu mắt càng tôn thêm vẻ đẹp của
hang.
Trong hang Sửng Sốt, trần hang cao 30m có in hình các vết lõm nhỏ đều đặn và
mịn màng như được trang trí bằng chất xốp, trông tựa như trần của nhà hát lớn, rất
tráng lệ. Gần cửa nổi lên những khối đá khổng lồ chất cao từ mặt đất tới gần trần
hang. Đây là một trong những hang động karst điển hình, có giá trị khoa học cao.
Ngay cạnh lối ra vào là nhũ đá có hình con ngựa và một thanh gươm dài. Truyền
thuyết xưa kể rằng, sau khi đánh tan giặc Ân, Thánh Gióng đã giúp dân chúng ở
đây đánh đuổi yêu ma, khi dẹp xong loạn Thánh Gióng bay về trời, để lại thanh
gươm và con ngựa quý để trấn an dân chúng, xua đuổi yêu quái. Hiện nay trong
hang còn nhiều hình ảnh tự nhiên dường như là những dấu tích của trận chiến ác
liệt đó, vết chân ngựa Gióng trở thành những ao hồ nhỏ xinh xinh cùng nhiều tảng
đá to lớn vỡ vụn...Tổng số loài thực vật sống trên các đảo ở vịnh Hạ Long khoảng
trên một nghìn loài. Một số quần xã các loài thực vật khác nhau đã được tìm thấy,
như các loài ngập mặn, các loài thực vật ở bờ cát ven đảo, các loài mọc trên sườn
núi và vách đá, trên đỉnh núi hoặc mọc ở cửa hang hay khe đá.Những kết quả
nghiên cứu, khảo cổ học và văn hóa học cho thấy, sự hiện diện của những cư dân
tiền sử trên vùng vịnh Hạ Long từ khá sớm, đã tạo lập được những hình thái văn
hóa cổ đại tiếp nối nhau, bao gồm văn hóa Soi Nhụ (trong khoảng 18.000 – 7.000
năm trước Công nguyên), văn hóa Cái Bèo (7.000 – 5.000 năm trước Công
nguyên) và văn hóa Hạ Long (cách ngày nay khoảng từ 3.500 – 5.000 năm).
Phương thức sống chủ yếu của chủ nhân Soi Nhụ là “bắt sò ốc, có cả hái lượm hoa
quả, đào củ, rễ cây”, biết bắt cá mà chưa có nghề đánh cá.Hiện nay, vịnh Hạ Long
còn là một khu vực phát triển năng động, có tiềm năng lớn về du lịch, nhờ những
điều kiện và lợi thế sẵn có ở khu vực vùng biển Đông Bắc Việt Nam nói riêng và
miền Bắc Việt Nam nói chung.Từ hơn 500 năm về trước, trong bài thơ “Lộ nhập
Vân Đồn”, Nguyễn Trãi đã lần đầu tiên ca ngợi vịnh Hạ Long là “Kỳ quan đá dựng
giữa trời cao”. Cùng với vịnh Nha Trang của Việt Nam, vịnh Hạ Long là một trong
số 29 vịnh được Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất trên thế giới xếp hạng và chính thức
công nhận vào tháng 7 năm 2003.Vịnh Hạ Long là khu vực có giá trị nổi bật toàn
cầu, tiêu biểu nhất là các giá trị về thẩm mỹ, khoa học, lịch sử, khảo cổ… Năm
1962, khu vực vịnh Hạ Long được công nhận là di tích thắng cảnh cấp quốc gia.
Năm 1994, vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới
về giá trị thẩm mỹ và được tái công nhận lần thứ 2, với giá trị ngoại hạng toàn cầu
về địa chất – địa mạo vào năm 2000 đã biến Vịnh Hạ Long đã thực sự trở thành
thương hiệu của du lịch Quảng Ninh, là niềm tự hào của Nhân dân các dân tộc tỉnh
Quảng Ninh nói riêng, của cả nước nói chung và là điểm đến được lựa chọn hàng
đầu của du khách trong nước và quốc tế.

Câu 2. Em hãy đề xuất một vài giải pháp để thu hút khách du lịch đến với Quảng
Ninh.
    

+ Đầu tiên khi muốn quảng bá thương hiệu du lịch tỉnh Quảng Ninh cần phải xác
định thương hiệu đó sẽ đi theo con đường nào? Đó gọi là định vị thương hiệu. Khi
định vị chúng ta phải chỉ ra được sự khác biệt của Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh so
với các địa phương khác trong phạm vi Việt Nam và cả với các điểm đến di sản
khác trên thế giới. Điều đầu tiên cần làm là tìm ra giá trị đầu tiên, duy nhất và khác
biệt mà khi nói đến nó khách du lịch mới lựa chọn đến với Vịnh Hạ Long, đến với
Quảng Ninh.

+Bước thứ hai chúng ta cần làm là quảng bá cho hình ảnh, cho thương hiệu đó theo
xu hướng, theo phương thức truyền thông marketing hiện đại kiểu mới, sử dụng
các công cụ kỹ thuật số, phải biết cách đọc được suy nghĩ, mong muốn của từng
nhóm đối tượng khách hàng. Muốn làm được điều đó chúng ta phải ứng dụng được
kỹ thuật số để đọc được những thông tin mà khách hàng chia sẻ với chúng ta một
cách vô thức hoặc có ý thức.

+Ví dụ như qua lắng nghe và thu thập thông tin của du khách khi họ tương tác trên
các nền tảng số, chúng ta sẽ thiết kế những sản phẩm phù hợp với mong muốn của
họ. Trước đây chúng ta làm theo phương thức rất truyền thống là chỉ tung các
thông tin lên các phương tiện truyền thông nhưng với xu hướng mới chúng ta phải
tạo ra sự tương hỗ, tức là du khách phải trực tiếp tham gia vào các trải nghiệm mà
chúng ta tạo ra bao gồm trải nghiệm du lịch trực tiếp tại Vịnh Hạ Long hay chia sẻ
các trải nghiệm du lịch trên các nền tảng trực tuyến.

+Ví dụ như đã từng đến Hạ Long thì họ sẽ chia sẻ những hình ảnh của bản thân,
gia đình và bạn bè trên các nền tảng truyền thông của họ. Hoặc khi chúng ta đưa
những hình ảnh của Quảng Ninh, của Hạ Long lên nền tảng mạng xã hội, phải thu
hút được du khách tham gia vào.
Như vậy, trải nghiệm của khách hàng là cực kỳ quan trọng. Chúng ta phải thiết kế
ra những trải nghiệm đó và phải lôi kéo du khách cùng tham gia và phải thúc đẩy
để họ chia sẻ cảm xúc và chia sẻ với những người khác.

           

You might also like