You are on page 1of 7

Hà Nội không chỉ là thủ đô và trung tâm chính trị của Việt Nam, mà còn là một

địa danh lịch sử gắn với nhiều đau thương mất mát của chiến tranh, gắn với những mốc
son không thể phai nhòa. Với người dân Hà Nội và cả người dân Việt Nam, Hà Nội luôn
gợi lên những hình ảnh đẹp đẽ. Nước ta có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, từng vùng
miền, mỗi tỉnh đều có những danh lam nổi tiếng và mang những nét đặc trưng riêng.
Trong số đó, Hồ Gươm là một trong những danh lam thắng cảnh đẹp, không thể bỏ qua
khi đến Hà Nội du lịch. Hồ Gươm không chỉ đẹp về cảnh vật, với mực nước hồ xanh biếc
và bóng liễu thướt tha, mà còn mang trong mình lịch sử đấu tranh anh dũng của nhân dân
ta. Hồ Gươm là một trong những danh lam thắng cảnh tự hào của người Hà Nội.
Trong lòng Thủ đô Hà Nội, thành phố văn hiến ngàn năm với tôn chỉ hòa bình, ba
biểu tượng nổi tiếng của Tháp Rùa, Đài Nghiên và Tháp Bút đã trở thành biểu tượng cho
nền văn hóa lâu đời của đất nước. Hồ Hoàn Kiếm với những biểu tượng này đã trở thành
trái tim của Thủ đô. Hồ Gươm không chỉ là một địa điểm du lịch tô điểm cho vẻ đẹp của
Thủ đô Hà Nội, mà còn là một dấu ấn tiêu biểu của lịch sử lâu đời và văn hóa của đất
nước. Để đến Hồ Gươm, du khách có thể đi từ nhiều con đường khác nhau như Hàng Bài,
Tràng Thi, Hàng Khay hay các khu phố cổ. Nằm ở trung tâm quận Hoàn Kiếm, Hồ
Gươm là nơi kết nối giữa các phố cổ và khu phố Tây được người Pháp quy hoạch cách
đây hơn một thế kỷ. Hồ Gươm chính là một dòng chảy còn sót lại của sông Hồng. Truyền
thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hóa) có một người đánh cá là
Lê Thận (sau khi gia nhập nghĩa quân Lam Sơn) đã kéo được một lưỡi gươm, sau đó Lê
Lợi lại nhặt được chuôi gươm ở trên cây, khi ghép chuôi gươm và lưỡi gươm lại thành
thanh gươm, đặt tên là "Thuận Thiên" có nghĩa là "thuận theo ý trời". Gươm báu đã theo
Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở
Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền ở hồ Lục Thủy, bỗng một con rùa xuất
hiện, nổi lên khỏi mặt nước. Lê Thái Tổ rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về
phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ. Chắc hẳn ai cũng biết hồi tháng 5 âm
lịch 2010, khi Hà Nội kỷ niệm 583 năm vua Lê chiến thắng giặc Minh, chúng ta đã được
chứng kiến hình ảnh Cụ Rùa bò lên mặt nước... Tất cả mọi người đều ngỡ ngàng và càng
tin hơn vào sự linh thiêng của Hồ Gươm - viên ngọc xanh giữa lòng Thủ đô này... Hồ
Gươm đã chảy vào sông Hồng từ hàng trăm năm trước, là một nhánh nhận nước của sông
Hồng, chạy dài qua các phố Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lí Thường Kiệt, Hàng Chuối,...
Tuy nhiên, khi Pháp cai trị Việt Nam vào thế kỷ XIX, sông Hồng đổi dâng dần dần làm
cho Hồ Gươm trở thành một con sông nhỏ chỉ chạy qua Hàm Cá Mập (bến tàu điện một
thời). Để qua sông, người Pháp đã xây một chiếc cầu bằng gỗ và dần san đất, tạo nên phố
cầu Gỗ như hiện nay. Trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử, Hồ Gươm đã được đổi tên
nhiều lần. Trước đây, vì nước hồ quanh năm xanh biếc, Hồ Gươm được gọi là Hồ Lục
Thủy. Sau đó, nó được gọi là Tả Vọng để phân biệt với Hữu Vọng. Khi Thăng Long
được chọn làm kinh đô, hồ được sử dụng làm nơi tập luyện của thủy quân. Truyền thuyết
kể rằng vào thế kỷ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, liên quan đến việc Rùa
Vàng trả lại thanh gươm cho vua Lê Lợi, kết thúc chiến tranh chống lại sự xâm lược của
giặc Minh vào năm 1427.
Hồ Gươm là một hồ đặc biệt với một màu sắc riêng biệt, khác biệt so với các hồ
khác. Trong quá khứ, nước trong Hồ Gươm đã từng rất trong và đẹp với màu xanh biếc
đặc trưng. Sự sinh sống của một loại tảo trong lớp bùn của hồ đã tạo nên màu xanh này,
và đây là điều đặc biệt của Hồ Gươm. Tuy nhiên, màu nước đã bị ô nhiễm do sự bừa bãi
vứt rác của con người. Sự ô nhiễm này đã làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của hồ và Cụ Rùa
đã bị tổn thương do môi trường bẩn. Việc làm sạch hồ đã được chú trọng trong vài năm
trở lại đây, nhưng vấn đề quan trọng vẫn là ý thức của người dân. Vài ba năm trước, việc
làm sạch Hồ Gươm đã bắt đầu được chú trọng. Tất cả chúng ta đều đã nhận thấy một điều
rằng, mặc dù Nhà nước và Chính phủ đã đưa ra những biện pháp để giải quyết vấn đề này
nhưng thực sự là nước hồ ngày càng bẩn thêm. Vì vậy, điều quan trọng vẫn là ý thức của
người dân, chúng ta phải giữ gìn hồ sạch sẽ để không làm mất đi vẻ đẹp của Hồ Gươm
nói riêng và vẻ đẹp của Thủ đô Hà Nội và hình ảnh tốt đẹp của con người Việt Nam nói
chung. Chúng ta cần phải giữ gìn hồ sạch sẽ để bảo vệ vẻ đẹp của nó, của Thủ đô Hà Nội
và của con người Việt Nam.
Tại hồ Hoàn Kiếm, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy Đài Nghiên và Tháp Bút do
danh sĩ Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng vào năm 1864. Thân tháp có khắc dòng chữ “Ta
Thanh Thiên” có nghĩa là “viết lên trời xanh”, ngày nay thường được gọi là Tháp Bút.
Tiếp theo là cửa xoay gọi là đài nghiên, trên có nghiên mực bằng đá hình nửa trái đào, có
ba chân ếch đỡ nồi. Sở dĩ có ba chú ếch là nhà thơ Nguyễn Văn Siêu muốn nhắc nhở
chúng ta không nên kiêu ngạo mà dẫn đến hậu quả khó lường, như trong truyện ngụ ngôn
“Ếch ngồi đáy giếng”. Nguyễn Văn Siêu cũng muốn viết lên bầu trời xanh khát vọng hòa
bình và truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam. Có một điểm đặc biệt giữa Tháp
Bút và Đài Nghiên. Đó là vào những buổi trưa hè, nhìn từ cổng ngoài đi vào có hai bức
tường đứng hai bên, cả hai bức tường cao quý ấy đều khắc tên những người đỗ đạt, khiến
cho các sĩ tử đi qua đều cố gắng học hành. Đi tiếp vào trong ta sẽ thấy cầu Thê Húc. Cầu
Thê Húc được làm bằng gỗ rất thô sơ và sơn màu đỏ. Cầu được thiết kế cong và uốn lượn
như hình con tôm. Cầu Thê Húc quay mặt về hướng Đông, hướng mặt trời mọc, để hấp
thụ trọn vẹn nguồn sinh khí và những tia nắng đầu tiên. Với ý nghĩa đó, cây cầu được sơn
màu đỏ - màu của sự sống, hạnh phúc, cao sang và khát vọng được truyền lại từ ngàn xưa
đến nay - cầu Thê Húc - biểu tượng của Thần Mặt trời! Tên của cây cầu có nghĩa là "nơi
đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm". Đi sâu vào trong, chúng ta sẽ đến với đền Ngọc
Sơn linh thiêng. Ngôi đền được xây dựng trên đảo Ngọc. Cả khu đền được lợp ngói đỏ
trông tươi tắn với hình ảnh cong cong chạm trổ tinh tế. Đền thờ Hưng Đạo Đại Vương
Trần Quốc Tuấn, Văn Xương Đế Xuân - vị thánh trụ trì việc văn chương khoa cử. Ngoài
hiên có tủ kính với Cụ Rùa được đặt bên trong khi các nhà khoa học vớt lên vào những
thập niên sáu mươi của thế kỷ XX. Cụ Rùa có tuổi thọ khoảng 500 - 600 tuổi. Không chỉ
có một Cụ Rùa mà dưới Hồ Gươm còn có vài Cụ Rùa khác.
Hồ Gươm là một danh lam thắng cảnh được nhiều du khách đánh giá cao. Quanh
hồ, có những cây cổ thụ như phượng, bằng lăng và liễu sư trông rất lộng lẫy. Bên bờ hồ,
nhiều loài hoa được trồng và sắp xếp thành hình chữ bắt mắt. Dải đất viền xung quanh hồ
có nhiều cây cho bóng mát, cây cảnh, bồn hoa và được coi như một công viên bao bọc
mặt hồ. Hằng ngày có nhiều người tới đây để dạo mát, gặp gỡ bạn bè hoặc ngồi nghỉ ngơi
trên các ghế đá để ngắm cảnh mặt hồ lăn tăn gợn sóng, ngắm những cây phương vĩ nở đỏ
hoa hoặc những cành liễu xanh mềm thướt tha soi bóng và tìm thấy sự thư giãn, thảnh
thơi giữa nơi phố phường sầm uất, náo nhiệt. Du khách nước ngoài và trong nước cũng
như người dân Hà Nội thường dạo quanh hồ để chụp ảnh, bàn luận và cảm nhận sự thanh
thản. Ngoài các du khách, người ta còn thấy các cụ già ngồi chơi cờ, các bác và các cô
tập thể dục để có một cơ thể khỏe mạnh. Đứa trẻ cũng thường đến bờ hồ để chơi đùa và
tận hưởng không khí trong lành. Từ Hồ Gươm, chúng ta có thể nhìn thấy các địa danh nổi
tiếng khác của Hà Nội như Tượng đài Lý Thái Tổ, Bưu điện Hà Nội với chiếc đồng hồ cổ
kính được đặt trên nóc và các khu phố cổ. Như vậy, chúng ta có thể thấy được Hồ Gươm
đẹp thế nào, phong phú về màu sắc thế nào...
Đối với người dân Hà Nội, Hồ Gươm không chỉ là điểm đến dừng chân, ngắm
cảnh hữu tình hay hóng gió. Hồ Gươm đã cùng với người dân Hà Nội trải qua biết bao
thời kỳ đổi thay, chuyển mình của đất nước. Nó mang một giá trị tinh thần hết sức to lớn
đối với người dân Hà Nội. Nó như một người bạn, một người tri kỷ, một chứng nhân lịch
sử quan trọng của người dân Hà Nội. Cũng giống như cầu Long Biên hay bất kỳ một địa
danh nào khác của Hà Nội, Hồ Gươm là dấu ấn riêng của Hà Nội mỗi khi nhớ về. Không
chỉ bởi lẽ đó, Hồ Gươm còn có một vị trí địa lý hết sức quan trọng đối với Hà Nội. Nằm
ở trung tâm Hà Nội lại nối các khu phố quan trọng với nhau đã khiến cho Hồ Gươm càng
trở nên quan trọng đối với đất Thủ đô phồn hoa rực rỡ này. Bởi vậy mà các sự kiện quan
trọng của đất nước thường được tổ chức và diễn ra tại đây. Chưa hết, do nước hồ trong
xanh tạo một cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái mỗi khi hè đến. Ai cũng biết cái nóng của
Hà Nội. Nhưng khi dừng chân ở bờ hồ Hoàn Kiếm, mọi cái nắng không thể làm vơi đi sự
mát mẻ cũng như thoải mái nơi đây. Đây cũng là lý do vì sao, mỗi khi mùa hè đến, xung
quanh Hồ Gươm thường rất đông người. Ngày nay, Hồ Gươm còn là điểm đến lý tưởng
của các bạn trẻ đặc biệt là sinh viên. Bởi lẽ, ở đây tập trung rất nhiều du khách nước
ngoài. Chính vì thế, các bạn sinh viên năng động ngày nay thường đến đây để nâng cao
khả năng giao tiếp với người nước ngoài của bản thân mình.
Với sự kết hợp hoàn hảo giữa lịch sử và vẻ đẹp cổ điển lấp lánh thời gian, Hồ
Hoàn Kiếm đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho những tác phẩm thơ ca, nhạc và hội
họa. Hồ Gươm vừa là di tích lịch sử và là danh lam thắng cảnh vô giá, đại diện cho giá trị
tinh thần to lớn đối với người dân Hà Nội và là điểm nhấn yên tĩnh giữa sự hối hả và ồn
ào của thủ đô. Hồ Gươm không chỉ mang nét đẹp cổ kính mà còn thể hiện nét đẹp hiện
đại của đất nước, phản ánh sự phát triển vượt bậc của đất nước. Vẫn giữ được sự tuyệt
vời của mình, Hồ Gươm đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn cho du khách trong và ngoài
nước.

I. Dàn Ý Thuyết Minh Về Món Ăn : Thuyết Minh về Phở

1, Mở bài thuyết minh về phở

Giới thiệu khái quát về phở – một món ăn truyền thống và phổ biến ở Việt Nam.

2, Thân bài thuyết minh về món phở

a, Nguồn gốc của phở

– Phở là món ăn có nguồn gốc từ một món ăn của Trung Quốc, có tên gọi theo âm Hán
Việt là ngưu nhục phấn.

– Phở ở Việt Nam ra đời và định hình vào những năm đầu của thế kỉ XX và xuất hiện đầu
tiên ở Nam Định và Hà Nội.

– Ngày nay, phở đã và đang trở thành món ăn phổ biến ở hầu khắp mọi nơi trên cả nước.

b, Nguyên liệu, cách chế biến và thưởng thức phở

– Nguyên liệu và cách chế biến:

+ Bánh phở: bánh phở phải vừa mềm vừa dai để khi ăn không có cảm giác bị bục hay quá
nhão

+ Nước dùng:
 Nước dùng thường được hầm từ nhiều loại xương khác nhau như xương bò,
xương lợn, gà,…
 Để có một nồi nước dùng ngon, người nấu phở phải hầm xương từ tám đến
mười giờ sau đó lọc qua rây để nước phở trong hơn.
 Sau khi đã lọc xong, người ta cho các gia bị như nước mắm, bột ngọt, tiêu,…
cùng các loại lộc như hành lá, mùi tàu,… để tăng thêm độ hấp dẫn cho món ăn
 Khi nước dùng đã hoàn thành chúng ta chỉ cần cho nước dùng vào bánh phở là
đã có thể có một tô phở thơm ngon, hấp dẫn để thưởng thức.

– Cách thưởng thức:

+ Khi ăn phở người ta thường cho thêm chanh hoặc quất hay một ít dấm.

+ Ngoài ra, người ta vẫn thường ăn kèm phở với giá đỗ, rau sống và tỏi ngâm.

c, Vai trò, ý nghĩa của phở trong đời sống của người Việt Nam

– Phở là món ăn tổng hòa từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau nên chúng cung cấp cho
con người nhiều chất dinh dưỡng như canxi, các loại khoáng chất, các loại vitamin,…

– Mang lại hiệu quả kinh tế cao

– Phở là món ăn ở vị trí “linh hồn” của ẩm thực Việt Nam, là một trong số những món ăn
hấp dẫn trên thế giới. Có lẽ bởi vậy, du khách nước ngoài khi về thăm đất nước Việt Nam
bao giờ cũng thường thức món ăn đặc biệt này.

– Phở còn là món ăn xuất hiện nhiều trong các sáng tác văn học và nhạc họa từ xưa đến
nay như thơ của Tú Xương, văn của Thạch Lam,…

3, Kết bài

Khẳng định vai trò, ý nghĩa của phở đối với con người và nêu cảm nghĩ của bản thân về
món ăn này.

II. Bài Viết Thuyết Minh Về Một Món Ăn : Phở Hà Nội

1, Mở bài thuyết minh về phở Hà Nội

Mỗi quốc gia, mỗi đất nước trên thế giới đều có những món ăn với nét độc đáo, hấp
dẫn riêng và mỗi món ăn ấy luôn mang trên mình những đặc trưng riêng về đất nước của
nó. Nếu nhắc đến Hàn Quốc người ta nhớ tới kim chi, tới Nhật Bản mọi người nhớ tới
sushi, nhắc tới cà ri người ta sẽ nhớ ngay tới đất nước Ấn Độ thì mỗi khi nhớ về ẩm thực
Việt Nam, chắc hẳn sẽ không thể không nhắc tới món ăn truyền thống, phổ biến khắp mọi
miền của đất nước, đó chính là phở.

2, Thân bài thuyết minh món phở Hà Nội

Như chúng ta đã biết, phở là một trong số những món ăn truyền thống, phổ biến nhất ở
Việt Nam từ xưa đến nay song có lẽ không ai biết chính xác nó ra đời vào khoảng thời
gian nào. Tuy nhiên, đi sâu khám phá về nguồn gốc và sự ra đời của món ăn đặc biệt này,
chúng ta có thể tìm thấy nhiều nguồn tài liệu cho thấy rằng phở ở nước ta hiện nay có
nguồn gốc từ một món ăn của Trung Quốc có tên gọi theo âm Hán Việt là ngưu nhục
phấn. Phở ở Việt Nam ra đời và định hình vào những năm đầu của thế kỉ XX và xuất hiện
đầu tiên ở Nam Định và Hà Nội. Cho đến ngày nay, phở đã và đang trở thành món ăn phổ
biến ở hầu khắp mọi nơi trên cả nước nhưng có thể nói Nam Định và Hà Nội là những
mảnh đất có hương vị phở nổi tiếng, đậm đà và hấp dẫn nhất.

Phở là món ăn quen thuộc, phổ biến ở Việt Nam, bởi vậy, những nguyên liệu cần thiết
để nấu phở cũng rất dễ tìm kiếm. Nhắc đến phở, người ta sẽ nhớ ngay tới bánh phở và
nước dùng. Để có một món phở ngon điều quan trọng trước hết là phải có được bánh phở
ngon, điều đó có nghĩa là bánh phở phải vừa mềm vừa dai để khi ăn không có cảm giác bị
bục hay quá nhão. Người ta thường là bánh phở từ loại gạo tẻ trắng, thơm, điều đó góp
phần gợi nên nét dân dã mà không kém phần hấp dẫn của món ăn này. Thêm vào đó,
nước dùng chính là phần quan trọng không thể thiếu để tạo nên một món phở ngon. Nước
dùng thường được hầm từ nhiều loại xương khác nhau như xương bò, xương lợn, gà,…
tùy vào món phở mà người đầu bếp muốn chế biến. Để có một nồi nước dùng ngon,
người nấu phở phải hầm xương từ tám đến mười giờ sau đó lọc qua rây để nước phở
trong hơn. Sau khi đã lọc xong, người ta cho các gia bị như nước mắm, bột ngọt, tiêu,…
cùng các loại lộc như hành lá, mùi tàu,… để tăng thêm độ hấp dẫn cho món ăn. Khi nước
dùng đã hoàn thành chúng ta chỉ cần cho nước dùng vào bánh phở là đã có thể có một tô
phở thơm ngon, hấp dẫn để thưởng thức.

Đặc biệt, cách thưởng thức phở cũng rất quan trọng và có lẽ bởi vậy có nhiều người
gọi đó là “nghệ thuật thưởng thức phở’. Nhắc đến “nghệ thuật thưởng thức phở” ông cha
ta từ ngàn đời xưa đã có câu:

Ăn phở phải có: giá, chanh

Ăn cơm phải có: rau xanh, thịt sườn


(ca dao)

Quả đúng như câu ca trên, để tăng thêm hương vị, sự hấp dẫn, đậm đà cho món ăn, khi
ăn phở người ta thường cho thêm chanh hoặc quất hay một ít dấm. Đồng thời, người ta
vẫn thường ăn kèm phở với giá đỗ, rau sống và tỏi ngâm. Tất cả những hương vị ấy sẽ
góp phần làm cho món phở thêm thơm ngon, hấp dẫn. Nếu chúng ta thiếu đi bất cứ
nguyên liệu nào thì rất khó để có thể cảm nhận hết được hương vị của món ăn này. Thêm
vào đó, tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi vùng miền và sở thích ăn uống của mỗi người
mà chúng ta có thể thêm vào một số gia vị để phù hợp hơn.

Phở là món ăn bình dị, phổ biến và quen thuộc với tất cả chúng ta song nó lại có vai
trò, ý nghĩa to lớn trong đời sống của những người con đất Việt. Trước hết, phở là món
ăn tổng hòa từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau nên chúng cung cấp cho con người
nhiều chất dinh dưỡng như canxi, các loại khoáng chất, các loại vitamin,… Thêm vào đó,
phở cũng mang lại giá trị kinh tế lớn cho con người bởi lẽ mỗi tô phở có giá thành giao
động từ 20.000 đến 25.000 đồng thậm chí có nhiều nơi là 50.000, 60.000 hay 100.000
đồng. Đồng thời, phở là món ăn ở vị trí “linh hồn” của ẩm thực Việt Nam, là một trong số
những món ăn hấp dẫn trên thế giới. Và chắc có lẽ bởi vậy, du khách nước ngoài khi về
thăm đất nước Việt Nam bao giờ cũng thường thức món ăn đặc biệt này. Không dừng lại
ở đó, phở còn là món ăn xuất hiện nhiều trong các sáng tác văn học và nhạc họa từ xưa
đến nay như thơ của Tú Xương, văn của Thạch Lam,…

3, Kết bài

Tóm lại, phở là một món ăn truyền thống và có giá trị đặc biệt trong ẩm thực của Việt
Nam và ngày càng định hình được vị trí của nó trong nền ẩm thực của thế giới bởi nó
mang trong mình cái nét đẹp của hồn quê Việt trong những sợi phở mềm dai và cái ngọt
ngào, đằm thắm của nước dùng.

You might also like