You are on page 1of 3

Chắc chắn, những ai thích sự cổ kính của những con phố đều biết đến 3 con phố cổ nổi

tiếng ở Việt Nam


là:phố cổ Đồng Văn (Hà Giang) và phố cổ (Hà Nội), phố cổ Hội An (Quảng Nam). Không như Phố cổ Đồng
Văn là nơi lưu giữ những truyền thống ca xưa cho vùng cao nguyên đá Đồng Văn - Hà Giang. Phố cổ Hà
Nội thì nổi tiếng với nhưng hàng Bông, hàng Gai, hàng Đào, hàng Mã. Thì con phố cổ Hội An nổi tiếng với
với những mái ngói phủ đầy rêu phong, những nếp nhà phủ màu thời gian với loạt bức tường vàng,
những con đường tràn ngập lồng đèn trong màn đêm.

Tuy không rực rỡ như những ánh điện ngoài kia nhưng lại mang đến cho con người một khoái
cảm, một sự thích thú và một cảm giác ấm áp đến lạ kỳ. Đó chính là Hội An.

Phố lên đèn đánh thức cả trời đêm


Thướt tha quá ngọt mềm như làn gió
Cây đưa đẩy bên đèn lồng trước ngõ
Hội An cười như có bóng người thương.

Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh
Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam, được UNESCO công nhận là
một di sản văn hóa vật thể từ năm 1999.

Tên gọi Hội An ngày nay được hình thành từ rất lâu trong lịch sử, nhưng thật khó có thể xác định
chính xác thời điểm ra đời của nó. Do có địa điểm địa lý thuận lợi, từ hơn 2.000 năm trước,
mảnh đất này đã tồn tại và phát triển nền văn hóa Sa Huỳnh muộn. Dưới thời vương quốc Chăm
Pa, Hội An đã từng là cảng thị phát triển, với tên gọi Lâm Ấp Phố. Qua hàng nghìn năm lịch sử,
nơi này có nhiều tên gọi khác nhau là Hải Phố, Hoài Phố, Hội Phố, Hoa Phố, Haiso, Faifo...

Không chỉ là một điểm đến thu hút khách du lịch mà nơi đây còn là một quần thể di tich kiến
trúc với nhiều loại hình được xây từ thế kỷ 16

Đến ngày nay kiến trúc Phố Cổ Hội An vẫn được bảo tồn gần như nguyên trạng và giữ cho mình
được nét thuần túy và đậm phong cách phương đông thời Trung đại. Nơi đây chính là bảo tàng
sống về kiến trúc và lối sống đô thị nổi tiếng thế giới.

Có khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những
thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ 17 và 18.

Trước thời kỳ này, nơi đây cũng từng có những dấu tích của thương cảng Chăm Pa hay được
nhắc đến cùng con đường tơ lụa trên biển. Thế kỷ 19, do giao thông đường thủy ở đây không còn
thuận tiện, cảng thị Hội An dần suy thoái, nhường chỗ cho Đà Nẵng khi đó đang được người
Pháp xây dựng. Hội An may mắn không bị tàn phá trong hai cuộc chiến tranh và tránh được quá
trình đô thị hóa ồ ạt cuối thế kỷ 20. Bắt đầu từ thập niên 1980, những giá trị kiến trúc và văn hóa
của phố cổ Hội An dần được giới học giả và cả du khách chú ý, khiến nơi đây trở thành một
trong những điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam.

Hội An thương cảng một thời


Con đường tơ lụa rạng ngời Chăm Pa

Thương thuyền Ả rập, Ba Tư

Đi về nơi ấy, tên là Phố Lâm

Từ Trung quốc đến Trung đông

Con đường gốm sứ viếng thăm nơi này.

Kinh doanh phồn thịnh lâu nay

Từ Âu sang Á qua đây chào hàng

Bồ, Pháp, Nhật đến Hà Lan

Ba trăm năm một Hội An thương trường.

Kinh doanh cũng lắm bất thường

Hội An bỏ cảng thông thương ra ngoài

Nét nguyên cổ kính trang đài

Hội An Di Sản người người viếng thăm

Hội An nổi tiếng bởi vẻ đẹp kiến trúc truyền thống, hài hòa của những ngôi nhà, bức tường và cả
những con đường. Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa.
Các hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống
của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp.Cùng với bao biến cố thăng
trầm của lịch sử, phố cổ Hội An vẫn giữ những nét đẹp xưa cổ trầm mặc rêu phong trong từng
mái ngói, viên gạch, hàng cây… như chính nét bình dị trong tính cách, tâm hồn thuần hậu, chân
chất của người dân địa phương.

Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế
kỷ 19, phần bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Kiểu nhà ở phổ biến nhất chính là những ngôi
nhà hình ống chỉ một hoặc hai tầng với chiều ngang hẹp, chiều sâu rất dài. Nhà được làm từ
những vật liệu có sức chịu lực và độ bền cao do đặc điểm khí hậu khắc nghiệt nơi đây. Hai bên
có tường gạch ngăn cách và khung nhà bằng gỗ, chia thành ba gian với lối đi ở giữa. Mỗi ngôi
nhà ở Hội An đều đảm bảo sự hài hòa giữa không gian sống và thiên nhiên.

Với lối kiến trúc độc đáo, không gian ngôi nhà ở Hội An luôn thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng
mặt trời, con người và thiên nhiên như hòa làm một.

Đường phố ở đây được bố trí ngang dọc theo kiểu bàn cờ với những con phố ngắn và đẹp, uốn
lượn, ôm lấy những ngôi nhà. Dạo bước chân qua từng con phố nhỏ xinh và yên bình ấy, du
khách không chỉ được thưởng thức những món ăn ngon mà còn thấy được một phần cuộc sống
sinh hoạt hàng ngày của người dân phố Hội, một cuộc sống yên bình, giản dị.

trải qua hơn 400 năm hình thành và phát triển, hiện nay Hội An vẫn giữ được hơn 100 di tích cổ.
Toàn bộ đều mang nét đặc trưng riêng mà hầu như ai mỗi lần tới đây đều muốn ghé thăm chiêm
ngưỡng, khám phá. Có thể kể đến một số di tích tiêu biểu sau:chùa Cầu- biểu tượng của Hội An,
Nhà cổ Tấn Ký, Hội Quán Phúc Kiến, Hội Quán Quảng Đông, Nhà cổ Phùng Hưng

Hình ảnh phố cổ không chỉ hiện lên bằng những ngôi nhà, ngôi chùa hay con phố cổ kính mà còn
có cả một thiên đường ẩm thực dành cho các tín đồ thích ăn uống. Không chỉ phong phú, đa dạng
mà tất cả các món ăn đều mang đậm hương vị đặc trưng nơi này. Có thể kể đến như cơm gà, mỳ
Quảng, cao lầu, bánh mỳ, bánh đập – hến xào, bánh bèo, bánh vạc, nước mót, chè,… chắc chắn
sẽ khiến quý đoàn phải “gật gù” khen ngon.

Với lịch sử phát triển lâu dài của mình, các cư dân sinh sống ở Hội An đã dần dần phát triển
những ngành nghề đa dạng như nghề mộc, làm gốm mỹ nghệ, trồng rau, nghề thuốc, làm lồng
đèn.... để phục vụ nhu cầu đời sống của mình, đồng thời cũng làm nên sự phồn thịnh, tấp nập cho
cảng thị Hội An từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX.
Nhằm bảo tồn những ngành nghề này, Trung tâm văn hóa thể thao Hội An đã cho xây dựng
xưởng sản xuất thủ công mỹ nghệ Hội An tại số 9 đường Nguyễn Thái Học, làm nơi trưng bày
cũng như giới thiệu quy trình sản xuất đơn giản các sản phẩm của 12 làng nghề truyền thống
trong vùng. Đây cũng là một trong những điểm tham quan thu hút rất nhiều khách du lịch.
Hội An nổi tiếng với các làng nghề như Làng mộc Kim Bồng, Làng gốm Thanh Hà, làng rau
Trà Quế, Làng đúc đồng Phước Kiều

Do từng là một thương cảng sầm uất, là nơi giao lưu, buôn bán với nhiều quốc gia khác nhau nên
văn hóa Hội An cũng chịu sự ảnh hưởng của các nước này. Điều đó đã tạo ra các lễ hội, tín
ngưỡng, phong tục khác nhau, như một nét chấm phá trong bức tranh phố Hội. Nổi tiếng như Lễ
hội làng gốm Thanh Hà Lễ giỗ tổ làng mộc Kim Bồng, Tết nguyên tiêu được tổ chức với nhiều
hoạt động thú vị cùng các trò chơi dân gian ở khắp khu phố cổ như: bịt mắt đánh trống, hô hát
Bài chòi,

Đặc biệt là ngày rằm 14, 15 Âm lịch hàng tháng, quý du khách sẽ được trải nghiệm Lễ hội đêm
rằm còn hay lễ hội hoa đăng- là 1 biểu tưởng của phố cổ. Đến với lễ hội, quý du khách sẽ được
hòa mình vào không gian rực rỡ của những ánh đèn lồng đủ màu sắc và tham gia hoạt động thả
đèn hoa đăng trên sông Hoài với ý nghĩa cầu mong may mắn, sức khỏe…Bên cạnh những phong
tục tập quán bản địa của người Việt còn có thêm những phong tục tập quán của cộng đồng cư
dân nước ngoài đến định cư như: Lễ vía bà Thiên Hậu , lễ tế cá ông

Hội An hết sức phong phú và tuyệt mỹ vì vậy nơi này đã, đang và mãi là địa điểm thu hút du
khách trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá và tận hưởng trọn vẹn kỳ nghỉ.

You might also like