You are on page 1of 5

Hưng Yên hay còn được ưu ái với cái tên xứ nhãn là một mảnh đất nằm phía

bắc Việt Nam, tả ngạn sông Hồng, giáp ranh với các tỉnh và thành phố là Hà
Nội, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nam, Thái Bình và Hải Dương Với diện tích đất tự
nhiên 930,2 km2, Hưng Yên là một tỉnh không có núi, không có rừng, biển. Có
lẽ cũng chính vì thế mà tỉnh được đặt tên là Hưng Yên, ngụ ý rằng nơi đây sẽ
luôn luôn yên bình, hưng thịnh.

Tháng 10 năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng, triều đình nhà Nguyễn chia các
trấn phía bắc thành 18 tỉnh, hạt trong đó có tỉnh Hưng Yên được tách ra từ trấn
Sơn Nam Hạ. Đến nay vừa tròn 180 năm. Song trước đó, vùng đất Hưng Yên đã
có một bề dày lịch sử. Từ thời Hùng Vương dựng nước, cư dân đã biết trồng
lúa, trồng dâu nuôi tằm dệt lụa, trồng đay dệt thảm, làm thuốc nam chữa bệnh.
Đặc biệt khu vực thành phố Hưng Yên hôm nay, với thương cảng phố Hiến đã
từng phát triển sầm uất trong suốt nhiều thế kỷ với câu ca: “Thứ nhất kinh kỳ,
thứ nhì Phố Hiến”. Vùng đất địa linh đã hun đúc lên nhiều thế hệ người Hưng
Yên, hoà chung với truyền thống Việt, là tinh thần yêu nước, yêu quê hương,
anh dũng kiên cường chống giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi, xây dựng quê
hương. Nếu người Việt có “tứ bất tử” thì Hưng Yên tự hào có chàng Chử Đồng
Tử, tràng trai nghèo ở vùng đầm lầy Dạ Trạch (huyện Khoái Châu) đã kết duyên
với công chúa Tiên Dung con gái vua Hùng. Hưng Yên còn tự hào có chàng
Tống Trân và nàng Cúc Hoa nhân nghĩa, thuỷ chung và hiếu thảo, được nhân
dân ngưỡng mộ, lập đền thờ ở xã Tống Trân, huyện Phù Cừ. Hưng Yên là tỉnh
đứng thứ 2 cả nước có nhiều di tích được xếp hạng cấp quốc gia, với hơn 130 di
tích, trong đó có nhiều di tích lịch sử nổi tiếng là vùng đất có truyền thống hiếu
học, tôn sư trọng đạo. Nói đến Hưng Yên là nói đến quê hương của nhãn lồng
nổi tiếng được tập trung trồng ở các vùng đất ưu đãi cho loại cây đặc sản này là
thành phố Hưng Yên, huyện Tiên Lữ, huyện Phù Cừ, huyện Kim Động và
huyện Khoái Châu.

Theo thống kê, tỉnh Hưng Yên có trên 1.200 di tích các loại trong đó có 165 di
tích, cụm di tích xếp hạng cấp quốc gia, 214 di tích, cụm di tích xếp hạng cấp
tỉnh. Các di tích chứa đựng nhiều di sản văn hóa vật thể như: hoành phi, câu đối,
khánh thờ, sắc phong, hương án, long trụ, quy - hạc… Theo tài liêu, vào thế kỷ
16, 17 Phố Hiến nằm trên vùng đất thành phố Hưng Yên ngày nay. Nơi đây
từng là một thương cảng nổi tiếng có các hoạt động giao thương sầm uất, nhộn
nhịp bậc nhất Đàng Ngoài. Dấu tích thời hoàng kim còn in dấu đậm nét trên các
công trình kiến trúc cổ, trong tập quán, nếp sống của cộng đồng dân cư nơi đây.
Nhưng vì sông Hồng ngày càng lùi xa, Phố Hiến nhường dần vị trí thương cảng
cho Hải Phòng, mà giữ lại cho mình những giá trị văn hoá lâu đời.Văn miếu
Xích Đằng hay còn gọi là văn miếu Hưng Yên, là một di tích quan trọng trong
quần thể cụm di tích Phố Hiến. Văn miếu được xây dựng vào năm 1832, trải
qua gần 400 năm tồn tại và ghi danh 161 vị đỗ đại khoa của trấn Sơn Nam
thượngvăn miếu đã trở thành một biểu tượng về truyền thống hiếu học của
người dân mảnh đất Hưng Yên. Đặc biệt là quần thể các di tích lịch sử đang lưu
giữ tại tỉnh Hưng Yên phản ánh tinh thần đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại
xâm của dân tộc như: “Đầm Nhất Dạ”, vào thế kỷ thứ 6 Triệu Quang Phục
(Triệu Việt Vương) đã dùng làm căn cứ đấu tranh đánh đuổi giặc Lương; cửa
Hàm Tử (xã Hàm Tử) - dấu ấn cuộc đấu tranh chống quân Nguyên Mông giành
thắng lợi vẻ vang năm 1285, triều Trần; Bãi Sậy (xã Tân Dân) về cuộc khởi
nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo từ năm 1885 - 1892 một trong
những cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương cuối thế kỉ 19 chống lại ách
đô hộ của thực dân Pháp. Bên cạnh giá trị về lịch sử, văn hóa còn lưu giữ các
giá trị về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, mỹ thuật của Việt Nam trong nhiều
giai đoạn lịch sử.

Hưng Yên còn lưu giữ nhiều lễ hội in đậm sắc thái nền văn minh lúa nước. Lễ
hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung - một lễ hội tình yêu độc đáo bậc nhất cả nước.
Lễ hội Chử Đồng Tử diễn ra từ ngày 10 đến 12/2 âm lịch hàng năm tại Đền Đa
Hoà và đền Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Đây là một lễ hội rất
độc đáo, gắn liền với truyền thuyết tình yêu bất tử và lãng mạn giữa chàng trai
nghèo đánh cá ven sông với nàng công chúa Tiên Dung – con của vua Hùng thứ
18. Lễ hội đền Phù Ủng được tổ chức tại xã Phù Ủng, huyện Ân Thi từ ngày 11-
15 tháng Giêng, nhằm tưởng nhớ tới tướng quân Phạm Ngũ Lão, một danh
tướng thời nhà Trần đã có công lớn trong việc chống quân xâm lược Nguyên –
Mông. Cùng với các lễ hội truyền thống là các trò chơi dân gian. Hưng Yên
hiện còn lưu giữ nhiều trò chơi dân gian cổ truyền như: thi cầu kiều, kéo co,
chọi gà, cờ tướng ở lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến (thành phố Hưng Yên); cờ
người, múa lân, múa rối nước, chọi gà, bắt vịt ở hội đền Tống Trân, xã Tống
Trân (Phù Cừ). Đặc biệt Hưng Yên là một trong những cái nôi của các loại hình
văn hóa nghệ thuật đặc sắc như: hát trống quân, hát ca trù, hát chèo..., trong đó
nghệ thuật hát trống quân đã được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc
gia năm 2016. Trong những năm gần đây, những loại hình văn hóa nghệ thuật
này được quan tâm khai thác phục vụ phát triển du lịch, cũng là giải pháp để
bảo tồn những di sản quý báu mà cha ông để lại.

Hưng Yên là tỉnh có lịch sử phát triển với dấu tích của nền văn minh lúa nước
có từ rất sớm. Ngoài trồng trọt là nghề chính, tại mảnh đất này, nhiều nghề đã ra
đời như một minh chứng cho đức tính cần cù, sáng tạo của người Hưng Yên,
như: Nghề đúc đồng ở làng Cầu Nôm, Đại Đồng (Văn Lâm); nghề làm tương ở
Bần, Yên Nhân (Mỹ Hào); nghề đan thuyền Nội Lễ (Tiên Lữ); hương Cao Thôn
(thành phố Hưng Yên); nghề trạm bạc Huệ Lai (Ân Thi)…Trong xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, truyền thống lao động cần cù, vượt khó vươn lên càng được
củng cố và phát huy. Ngắm nhìn, thưởng thức những sản phẩm từ các làng nghề
truyền thống mới thấy con người xứ Nhãn vô cùng sáng tạo khéo léo, tài hoa.
Nhắc đến Hưng Yên hẳn không ai không nghĩ đến nhãn lồng. Tương truyền
rằng, cây nhãn tổ Hưng Yên là đặc sản quý của vùng. Cây nhãn có cùi dày, múi
thơm, mọng và ngọt nhất trong vùng sẽ được lựa chọn lựa để dâng lên Đức Phật
và làm sản vật tiến Vua, nên giống nhãn này còn gọi là giống nhãn tiến vua. Từ
xa xưa, bên cạnh nhãn lồng, tương bần cũng là thứ sản vật ngon dùng để tiến
vua. Nguyên liệu làm tương bần không khó kiếm nhưng công đoạn làm tương
cực kỳ công phu và mất thời gian, đòi hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm dày dặn từ bàn
tay của người thợ và bí quyết của từng gia đình.Ngày nay, tương bần vẫn nổi
tiếng khắp nơi và trở thành một loại nước chấm đặc sản mà nhiều người yêu
thích. Ngoài ra, Hưng Yên còn là quê hương của các loại sen mà tiêu biểu là sen
trắng. Đây cũng là vùng đất nuôi nhiều ong lấy mật mà trong đó mật ong hoa
nhãn là một đặc sản riêng của tỉnh xứ nhãn.

Người dân Hưng Yên mang trong mình niềm hãnh diện về một vùng đất văn
hiến, hiếu học và rất trọng nhân tài, nơi sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt, các
nhà văn hóa lớn của đất nước. Vùng đất địa linh nhân kiệt này là điểm sáng của
truyền thống hiếu học, tinh thần ham học hỏi, nhất là về cử nghiệp và thi thư.
Suốt 10 thế kỷ của triều đại phong kiến mở khoa thi (1075-1919), cả nước có
2.898 người đỗ đại khoa thì Hưng Yên có 228 vị, đứng thứ 4 cả nước.Trong
suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, vùng đất Hưng Yên thời nào và
lĩnh vực nào cũng có những nhân tài mà sử sách còn ghi danh như: Triệu Quang
Phục, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Lê Hữu Trác...
Phạm Ngũ Lão là danh tướng nhà Trần trong lịch sử Việt Nam góp công rất
trong hai cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên lần thứ hai, lần thứ ba nổi
tiếng với giai thoại bị giáo đâm vào đùi khi đang ngồi đan sọt bên vệ đường mà
không hề hay biết vì mải suy nghĩ về việc nước. Hải Thượng Lãn Ông, tên thật
là Lê Hữu Trác là một lang y có nhiều đóng góp to lớn trong nền y học cổ
truyền Việt Nam. Trong lịch sử đấu tranh cách mạng, vùng đất Hưng Yên cũng
tự hào là nơi sinh ra những nhà hoạt động chính trị, những người chiến sĩ kiên
trung như Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Lê Văn Lương, Tô Hiệu, Bùi Thị
Cúc... Nguyễn Văn Linh, tên khai sinh là Nguyễn Đức Cúc là Tổng bí thư Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam,được xem là người mở đường
và có công lớn trong công cuộc Đổi Mới của Việt Nam.

Một trong những phong tục tập quán đẹp đẽ, nổi bật nhất mà chúng ta phải nhắc
đến trước tiên chính là tục cưới xin. Ở Việt Nam ta tục cưới xin từ trước đến
nay đều bao gồm rất nhiều những nghi thức truyền thống như dạm ngõ, lễ thành
hôn, lễ xin dâu, lễ lại mặt... Tất cả những nghi lễ này đều được dân ta truyền
nhau làm theo từ đời này sang đời khác. Bên cạnh đó trong dịp lễ Tết Nguyên
Đán, khoảng thời gian đẹp đẽ mà mọi nhà đều quây quần bên mâm cơm đón
giao thừa. Cùng với đó là những hoạt động gói bánh chưng, dọn dẹp, trang trí
nhà cửa đón tết. Hay tục thờ cúng tổ tiên cũng được gìn giữ và duy trì đến ngày
nay. Đây là 1 phong tục vô cùng ý nghĩa, nó thể hiện tấm lòng thành kính, đạo
lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây
dựng nên cuộc sống cho thế hệ ngày nay.

Ở địa phương nào cũng vậy, văn học dân gian trong đó có ca dao-dân ca, tục
ngữ nói riêng, luôn là những sáng tác của nhân dân gìn giữ lưu, truyền qua
nhiều thế hệ. Mảnh đất Hưng Yên cũng có cho mình một nét đẹp rất riêng trong
văn học dân gian, ghi đậm dấu ấn một vùng quê, làm nền móng cho sự phát
triển của văn học nghệ thuật địa phương.

Đê làng mẹ đắp lên cao,


Ao làng cha xẻ, cha đào nên sâu.
Mẹ cha thì dạy một câu:
Giữ cho tình nghĩa trước sau vẹn tròn.

Đã về dự hội hôm nay,


Đi xơi một miếng trầu cay trầu nồng.
Trầu têm buộc tấm khăn hồng,
Ăn cho nên vợ nên chồng đó đây.
Cứ như thế, người dân Hưng Yên đã sử dụng ca dao, dân ca như một phương
tiện làm sâu sắc thêm tình cảm gia đình, tình cảm trai gái, cũng như góp phần
xây dựng và bảo vệ văn hóa dân tộc.

Giải pháp, bảo tồn, phát triển văn hóa:


Nâng cao nhận thức của tập thể và cá nhân về giá trị của di sản, phong tục, lễ
hội. Giáo dục ý thức, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng
về việc bảo vệ văn hóa địa phương.

Đầu tư cho việc nghiên cứu, khảo sát về di sản,...Đầu tư cơ sở vật chất, nguồn
vốn để bảo tồn di sản; thành các khu du lịch,...Đầu tư cho nhiệm vụ nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực để quản lí lễ hội, di sản văn hóa.
Tăng cường năng lực tổ chức, quản lý nhà nước đối với di sản. Xử lí kịp thời
những vi phạm trong quá trình bảo vệ, khai thác giá trị di sản

Trước khi kết thúc bài nói, tôi có đôi lời muốn gửi gắm đến các bạn: Mỗi cá
nhân hãy có trách nhiệm trong việc bảo vể nét đẹp văn hóa, giáo dục của địa
phương ta, hãy có ý thức học tập chăm chỉ ngay từ bây giờ để có thể góp sức
chung tay vào công cuộc phát triển địa phương, đất nước. Ngay cả khi chúng ta
đặt chân đến những mảnh đất nào đi chăng nữa hãy luôn nhớ bản thân luôn
mang dòng máu của người con xứ nhãn, hãy tự hào và làm rạng danh mảnh đất
của chúng ta.

Nhớ ngày nắng hạ vương bờ má,


Nàng gió dịu dàng hòa tiếng ca.
Chiều vội tô nên màu rực thắm,
Trăm hoa khoe sắc tiễn người xa.

Nhớ ngày sương muối trên bờ má,


Nàng gió cuốn ta đến đất lạ.
Sóng lấp gió vùi bao kí ức,
Chỉ còn sót lại một mình ta.

Nhớ người niên thiếu dưới chiều tà,


Tay bắt mặt mừng giữa chốn xa.
Nắng hạ vội thêu câu chuyện tình,
Thêu nên hồi ức của đôi ta.

Nhớ một ngày kia trên phố xá,


Nỗi nhớ bâng khuâng, nhớ mẹ cha.
Nhớ phút đong đầy bên tổ ấm,
Bình yên ấy là mái nhà ta.

You might also like