You are on page 1of 5

Đề 1:

Nghệ An nằm ở Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ của
Việt Nam, phía Đông giáp biển, phía Tây giáp nước CHDCND Lào, phía
Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa. Nghệ An có diện
tích tự nhiên 1.648.997,1 ha, là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước.

Nằm trong hành lang kinh tế Đông – Tây nối liền Myanmar – Thái Lan –
Lào – Việt Nam theo Quốc lộ 7 đến cảng Cửa Lò. Nghệ An có 1 thành phố,
3 thị xã và 17 huyện. Trong đó, Thành phố Vinh là đô thị loại 1, là trung tâm
kinh tế, văn hóa của tỉnh và của cả khu vực Bắc Trung bộ.

Nghệ An là một vùng đất có lịch sử định cư lâu đời. Các di chỉ thuộc Văn
hóa Quỳnh Văn thuộc thời kỳ đồ đá mới được phát hiện tại Quỳnh Lưu vào
những năm 1930 cho thấy khu vực này đã được định cư bởi nhóm cư dân
ven biển biết làm đồ gốm, thuần dưỡng súc vật cách đây khoảng 6000
năm. Giai đoạn hậu đồ đá mới có cách di chỉ như Hang Thẩm Hoi, hang
Đồng Trương… Nghệ An cũng là địa bàn sinh sống của cư dân Đông Sơn
với di chỉ Làng Vạc. Tại đây vào năm 1991, phát hiện được tổng cộng 347
ngôi mộ. Làng Vạc là khu mộ táng lớn nhất, có mật độ cao nhất trong văn
hóa Đông Sơn.

Với điều kiện tự nhiên đa dạng và phong phú về địa hình, Nghệ An có
nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Phía Tây Nghệ An là các khu du lịch gắn
liền với các khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát, Pù Huống, hoặc các danh
thắng tự nhiên như thác Sao Va, thác Khe Kèm…

Phía Đông Nghệ An là một loạt các bãi tắm đẹp trải dài từ bãi Quỳnh
Phương – Quỳnh Lưu đến Diễn Thành – Diễn Châu, Cửa Hiền – Nghi Lộc
và nổi tiếng hơn cả là bãi biển Cửa Lò. Một số khu du lịch mới hình thành,
có chất lượng cao và được nhiều du khách biết đến như khu resort Bãi Lữ
(tai xã Nghi Yên – huyện Nghi Lộc) hoặc khu du lịch biển Diễn Thành
(huyện Diễn Châu) đang tiếp tục phát triển và khẳng định uy tín.

Trong tâm thức của người dân cả nước, Nam Đàn là vùng “địa linh nhân
kiệt”- cái nôi của phong trào yêu nước, quê hương của Mai Thúc Loan,
Phan Bội Châu, Chủ tịch Hồ Chí Minh… và là vùng đất có bề dày lịch sử
lâu đời.

Ở Nam Đàn hầu hết các di tích – danh thắng trên địa bàn huyện đều gắn
liền với tên tuổi của các bậc tiền bối đã có những cống hiến lớn lao trong
lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc như: Bến Sa Nam; Đền thờ,
Mộ vua Mai; Nhà lưu niệm Cụ Phan Bội Châu; Dấu tích của thành Lục
Niên; Khu mộ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp; Núi Chung…

Và đặc biệt là quê Bác – Khu di tích Kim Liên – nơi tuổi thơ của Chủ tịch
Hồ Chí Minh được tái hiện qua các di tích lưu niệm về Người. Tất cả các di
sản đã phần nào nói được cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh – anh hùng
giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, người con ưu tú bậc nhất
của xứ sở Lam Hồng và của đất nước Việt Nam.

Thành phố Vinh hấp dẫn du khách bởi một quần thể khu du lịch với những
nét đặc trưng tiêu biểu của một đô thị xứ Nghệ như: Quảng trường Hồ Chí
Minh; lâm viên núi Quyết, rừng Bần Tràm chim Hưng Hoà; Bảo tàng Xô
viết-Nghệ Tĩnh, Bảo tàng Quân khu 4, Bảo tàng Tổng hợp Nghệ An; Công
viên Nguyễn Tất Thành, Công viên Trung tâm, Khu vui chơi giải trí du lịch
Hồ Cửa Nam; Ngoài ra còn có vùng du lịch phụ cận với những điểm đến
như: Đài liệt sỹ Xô Viết-Nghệ Tĩnh (Thái Lão), Nhà lưu niệm cố Tổng bí thư
Lê Hồng Phong; đền Hồng Sơn; chùa Cần Linh; Đền thờ vua Quang
Trung; Đền thờ và mộ Ông Hoàng Mười, núi Hồng và sông Lam…

Nghệ An có truyền thống hiếu học, có nhiều dòng họ, nhiều làng học nổi
tiếng, là cái nôi sản sinh cho đất nước nhiều danh tướng, lương thần,
nhiều nhà khoa học, nhà văn hoá có tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Số người
Nghệ Tĩnh đậu đại khoa thời phong kiến (tiến sĩ trở lên) xếp thứ 4 toàn
quốc (sau Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội).

Đề 2:

Sử sách ghi nhận danh xưng Nghệ An, vùng đất sông Lam núi Hồng, sơn
thủy hữu tình, con người cần kiệm, anh hùng, giỏi giang, tình nghĩa… Miền
đất ấy có danh xưng tính đến nay đã gần tròn 1000 năm, với biết bao
thăng trầm.

Sử cũ chép lại rằng, thời Hồng Bàng (2879 – 258 tr.CN), nước ta gọi là
Văn Lang và được chia thành 15 bộ. Vùng đất Nghệ An thời bấy giờ là một
trong 15 bộ đó, có tên gọi là Hoài Hoan (vùng đất Hà Tĩnh cạnh đó gọi là
bộ Cửu Đức)… Sau nhiều lần thay đổi tên gọi hành chính, năm 1030 (năm
Thiên Thành thứ 3 đời Lý Thái Tông), vùng đất này bắt đầu có tên gọi
Châu Nghệ An với việc đổi tên Hoan Châu thành Nghệ An Châu trại. Danh
xưng Nghệ An chính thức bắt đầu từ đó.
Từ miền đất thân thương này, không rõ có từ bao giờ mà câu dân ca xứ
Nghệ ăm ắp ân tình vẫn vọng mãi đến tận ngày nay:

“À ơi… Ai biết nước sông Lam răng là trong là đục


Thì biết cuộc đời răng là nhục là vinh
Thuyền em lên thác xuống ghềnh
Nước non là nghĩa là tình ai ơi…”.
Trong sâu thẳm lời ca ấy là con người Nghệ An, là “non xanh nước biếc”
Nghệ An, đã hòa quyện để tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp của miền quê
thấm đẫm nghĩa đất tình người. Người Nghệ An từ bao đời nay có truyền
thống lao động cần cù, sáng tạo, hiếu học và yêu nước, văn hóa và cách
mạng. Điều đáng trân trọng nhất ấy đã trở thành “tài sản” tinh thần vô giá
của người xứ Nghệ; dù cho vật đổi sao dời, phẩm chất ấy vẫn trường tồn.

Cũng từ cuộc sống có phần lam lũ của con người mà mảnh đất “gió Lào
cát trắng” này đã là cái nôi của những điệu hò, câu ví được UNESCO vinh
danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; càng làm cho
văn hóa nói chung, dân ca xứ Nghệ nói riêng trường tồn, phát triển bền
vững trong lòng dân tộc và nhân loại.

Xưa nay, người Nghệ An hiếu học, tôn sư trọng đạo, biết tôn vinh người có
công với làng với nước, biết quý trọng người hiền tài… Đó là những giá trị
nhân văn cao đẹp. Nhưng không chỉ có vậy, người Nghệ An còn có những
phẩm chất đặc trưng khác nữa; như GS. Phong Lê – nguyên Viện trưởng
Viện Văn học, người lớn lên từ mảnh đất xứ Nghệ, có nhận xét rất mạnh
bạo rằng: “Đặc trưng nhất của người Nghệ là hiếu học, là gàn, là ngông,
dựa trên nền tảng tài năng và sự tử tế” – Sự tử tế làm nên tính cách bao
trùm của người Nghệ An; Còn cái ngông, cái gàn của người đất Nghệ là
cái ngông, cái gàn của kẻ sĩ, của người có học!

Có phải cũng nhờ “sự tử tế, cái ngông, cái gàn” ấy mà từ bao đời nay,
người Nghệ An đã vun đắp cho mình một nền văn hóa bản địa độc đáo, đủ
sức đề kháng với các yếu tố văn hóa bị xem là xa lạ, ngoại lai, độc hại?
Trong suy nghĩ của riêng tôi, không có chỗ để phủ nhận điều đáng trân
trọng ấy. Thế nên người đời thường nói, Nghệ An là nơi Đất học sinh hào
kiệt, Thiên nhiên tôi cốt cách là vậy.

Người Nghệ An, dù ở miền đất nào trong số 21 đơn vị hành chính của tỉnh
cũng đều mang phẩm chất của người xứ Nghệ bên cạnh cái riêng có của
mỗi vùng, miền. Đó là Nam Đàn- một miền “địa linh nhân kiệt”; là quê
hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh –Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh
nhân văn hóa thế giới; nơi có Làng Sen quê nội của Bác, tên chữ là Kim
Liên (sen vàng), và Làng Chùa (tên chữ là Hoàng Trù) – quê ngoại của
Bác Hồ, và cũng là nơi Người cất tiếng khóc chào đời.

Hay như huyện Thanh Chương, cũng là miền quê có nhiều dòng họ nổi
danh trong việc học hành, với 25 vị đỗ đại khoa thời phong kiến (trên tổng
số 150 người cả tỉnh)… Hoặc quê lúa Yên Thành lại nổi tiếng về văn
chương khoa bảng đứng đầu một phủ: Trạng nguyên Bạch Liêu – người
mở đầu cho truyền thống khoa bảng huyện Yên Thành và cả xứ Nghệ vào
khoảng giữa thế kỷ XIII, đời vua Trần Thánh Tông….

Trở ra nơi địa đầu xứ Nghệ – Quỳnh Lưu, nơi có làng Quỳnh Đôi nổi tiếng
trong ngoài về truyền thống hiếu học, học giỏi. Thế nên mới có ông Hồ Sĩ
Dương, nhà nghèo lắm, bữa ăn bữa nhịn… nhưng vẫn quyết chí học hành
và ông đã đỗ đầu khoa thi Hương (1651), lại đỗ đầu khoa Đông Các
(1659), trở thành một trong 2 người Việt Nam đỗ lưỡng quốc Trạng nguyên
(người còn lại là Mạc Đĩnh Chi).

Gần 1000 năm qua trên Đất và Người Nghệ An – đó là một hành trình lịch
sử dài lâu với biết bao thăng – trầm, biết bao sự kiện đã diễn ra với vùng
đất và con người Nghệ An, để các thế hệ hôm nay được đón nhận, được
tiếp nối và vô cùng tự hào về truyền thống quê hương, về đặc sắc văn hóa
và về đặc trưng tính cách con người xứ Nghệ.

Đề 3:

Vinh là thành phố trực thuộc tỉnh Nghệ An, Việt Nam, là trung tâm kinh tế
và văn hóa lớn nhất khu vực Bắc Trung Bộ của Việt Nam và là đầu mối
quan trọng trong cửa ngõ kinh tế giữa Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt
Nam. Thành phố Vinh nằm bên bờ sông Lam, phía Bắc giáp huyện Nghi
Lộc, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Nghi Xuân, phía Tây và Tây Nam
giáp huyện Hưng Nguyên. Thành phố Vinh cách thủ đô Hà Nội 295 km về
phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.424 km, cách thủ đô Viên Chăn
(Lào) 400 km về phía Tây.

Địa hình Thành phố Vinh được kiến tạo bởi hai nguồn phù sa, đó là phù sa
sông Lam và phù sa của biển Đông. Sau này sông Lam đổi dòng chảy về
mạn Rú Rum, thì miền đất này còn nhiều chỗ trũng và được phù sa bồi lấp
dần. Địa hình bằng phằng và cao ráo nhưng không đơn điệu, có núi Dũng
Quyết hùng vĩ và dòng sông Lam thơ mộng bao quanh, tạo nên cảnh quan
thiên nhiên của thành phố rất hài hòa và khoáng đạt.
Là vùng đất có núi bao bọc lại nằm cạnh biển Đông, Vinh có một vị trí đặc
biệt. Các Vua Đinh, Lê, Lý, Trần đều chú ý đến Vinh và đã cử các tướng tài
vào đây trấn giữ. Nhưng đến thế kỷ XV dưới thời Lê Lợi và Nguyễn Trãi thì
vùng Vinh mới thực sự được quan tâm đặc biệt. Thế kỷ XVII thời kỳ Trịnh
– Nguyễn phân tranh, Ninh Quận Công Trịnh Toàn nhiều năm đã đóng đại
bản doanh ở Núi Quyết. Huy động nhân dân và binh lính xây thành ông
Ninh, đào kênh nối sông Cồn Mộc (tức sông Vinh) với sông Lam.

Từ đời vua Gia Long đến các đời vua Tự Đức, Thành Thái, Duy Tân, Khải
Định vùng đất Yên Trường tiếp tục được coi trọng xây dựng. Dấu tích các
cổng thành cổ Nghệ An đã là một minh chứng cho công cuộc xây dựng và
phát triển vùng đất này. Cuối những năm 20, đầu những năm 30 của thể kỷ
trước, Vinh được biết đến như một đô thị với những nhà máy, xí nghiệp,
bến cảng, hãng buôn, nhà băng… nổi tiếng của người Pháp, Hoa Kiều, Ấn
Kiều… Vinh cũng là thành phố của thợ thuyền với hàng vạn công nhân. Đó
cũng là cái nôi của phong trào yêu nước và cách mạng.

Thành phố Vinh là một trong những trung tâm du lịch của tỉnh Nghệ An và
là một điểm đến quan trọng trong tuyến du lịch con đường di sản miền
Trung. Thành phố Vinh từ lâu đã hấp dẫn du khách bởi một quần thể khu
du lịch với những nét đặc trưng tiêu biểu của một đô thị xứ Nghệ. Đến với
thành phố Vinh, du khách có thể tham gia vào nhiều loại hình du lịch như:
du lịch nghiên cứu, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng…Thành phố còn có nhiều
di tích, danh thắng trong đó có tới 14 di tích được xếp hạng cấp quốc gia,
16 di tích được xếp hạng của tỉnh Nghệ An.

Với nhiều hãng du lịch lữ hành đang hoạt động tại đây, Vinh còn là đầu mối
trung chuyển cho các tour du lịch trong tỉnh và các địa phương lân cận. Từ
thành phố Vinh, cách 5 km là khu mộ của đại thi hào Nguyễn Du, cách 15
km là khu di tích Kim Liên – quê hương chủ tịch Hồ Chí Minh và cách 17
km là bãi biển Cửa Lò – một trong những bãi biển đẹp nổi tiếng của khu
vực miền Trung và cả nước.

Đề 4:

You might also like