You are on page 1of 14

TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VIỆT NAM

2.2 Một số tuyến điểm du lịch chủ yếu vùng du lịch đồng bằng sông Cửu Long
Vừa rồi cô và các bạn đã được nghe các thành viên nhóm em trình bày về
tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn, cơ sở vật chất kỹ thuật -
hạ tầng,… Đó chính là những điều kiện cần và đủ để hình thành nên những tuyến
điểm du lịch ở vùng du lịch ĐBSCL này. Để có thể khám phá thêm nhiều tuyến
điểm du lịch hấp dẫn ở nơi này thì xin mời cô và các bạn cùng theo chân nhóm em
trên cuộc hành trình từ TP HCM xuôi về ĐBSCL.
2.2.1 Một số tuyến nội tỉnh
Khi bắt đầu xuất phát từ TP HCM thì điểm dừng chân đầu tiên trong cuộc hành
trình này của lớp chúng ta sẽ là Đồng Tháp.
2.2.1.1 Các tuyến du lịch nội tỉnh Đồng Tháp
Tỉnh Đồng Tháp có diện tích là 3.377,0 km2 cùng với khoảng 1.676,3 nghìn
người cùng chung sống. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Cao Lãnh, 1
thành phố Sa Đéc và 1 thị xã Hồng Ngực cùng với các huyện khác như: Tân Hồng,
Thanh Bình, Tháp Mười,.. Đồng Tháp là 1 tỉnh có nền văn hoá đa dạng và lâu đời
của nhiều dân tộc cùng chung sống mà hình thành nên, trong đó đông đảo nhất là
dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Ngái,.. Bên cạnh đó nơi đây cũng có nhiều tôn giáo như
Đạo Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo, Phật giáo và Công giáo. Người dân nơi đây
mang đậm chất đặc trưng của người đồng bằng Nam Bộ với những nét đẹp cần cù,
hiền lành, phóng khoáng,.. Điều này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch nơi
đây thêm phần mạnh mẽ.
- Về mặt điều kiện tự nhiên thì Đồng Tháp nằm trong khu vực ĐBSCL,là một
trong ba tỉnh của vùng Đồng Tháp Mười có vị trí tự nhiên thuận lợi khi phía
Bắc giáp Cam-pu-chia, phía Nam giáp Vĩnh Long và Cần Thơ, phía Tây giáp
An Giang và phía Đông giáp Long An và Tiền Giang. Nơi đây có hệ thống
sông, ngòi, kênh, rạch chằng chịt, thuận lợi cho việc phát triển giao thông
đường thuỷ cũng như kích thích phát triển du lịch. TP Cao Lãnh nằm cách quốc
lộ 1A 36km và cách TP HCM 162km, từ xa xưa Cao Lãnh đã là 1 đô thị sầm uất
và là trung tâm kinh tế của Đồng Tháp. Có nhiều tuyến xe khách trực tiếp từ TP
HCM về với quy mô vừa và lớn, với khả năng chuyên chở cao, đáp ứng nhu cầu
đi lại của người dân và khách du lịch.
- Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch của tỉnh Đồng Tháp: Đây là 1 tỉnh
chuyên canh tác nông nghiệp, sản xuất nhiều lương thực và các loại nông, thuỷ
sản có giá trị kinh tế cao. Đất đai nơi đây màu mỡ phù sa do được bồi đắp từ hai
con sông Tiền và sông Hậu. Vì thế nơi này được biết đến như một vựa lúa lớn
của cả nước. Đồng Tháp cũng là một vùng đầy triển vọng đối với các loại cây
công nghiệp ngắn ngày như: mía, bông, thuốc lá, đậu tương,.. và các loại cây ăn
quả khác như: xoài Cao Lãnh, nhãn Châu Thành, quýt Lai Vung,.. Đồng Tháp
còn là nơi cư trú ucar nhiều loài động vật hoang dại như: rắn, rùa, chuột, ếch, cá
sấu,.. Giờ đây khi về với Đồng Tháp, du khách sẽ được tận hưởng không khí
trong lành, mát mẻ của những cánh đồng lúa phì nhiêu, đi trên xuồng ba lá để
đến những điểm du lịch nổi tiếng không thể bỏ qua tại nơi đây như:
 Điểm dừng chân đầu tiên mà chúng ta sẽ tham quan khi đến Đồng Tháp là
khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Nếu ở Nam Đàn của thành phố
Vinh có khu mộ bà Hoàng Thị Loan cùng với Hoàng Trù quê ngoại và Làng
Sen quê nội của Bác, thì ở Đồng Tháp lại có khu di tích cụ phó bảng
Nguyễn Sinh Sắc, ông là thân sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh. Khu di tích
mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc toạ lạc ở số 123/1 Phạm Hữu Lầu, phường 4 TP
Cao Lãnh, là 1 quần thể kiến túc văn hoá độc đáo, được bộ Văn Hoá xếp
hạng di tích cấp quốc gia vào năm 1992. Đây là 1 công trình ghi ơn cụ phó
bảng Nguyễn Sinh Sắc – 1 nhà nho yêu nước và là thân sinh của chủ tịch
HCM. Khu di tích này có diện tích 3,6 ha và được chia thành 3 khu vực
chính: khu lăng mộ cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Nhà sàn Bác Hồ và Ao
Sen. Ngôi mộ của cụ phó bảng quay về hướng đông, có mái hình cánh sen
cách điệu giống hình dáng bàn tay xoè úp xuống, trên mái đắp nồi tượng
chín con rồng, tượng trưng cho các tỉnh của ĐBSCL luôn che chở và bảo vệ
ngôi mộ người chí sĩ yêu nước. Mộ được ốp bằng đá hoa cương, nền mộ
bằng đá mài hình lục giác không đều và mở rộng dần ra hai bên và phía
trước. Phía trước mộ là Ao sen hình ngôi sao 5 cánh, ở giữa có một đài sen
trắng cách điệu cao gần 7m, tượng trưng cho cuộc đời thanh bạch, trong
sáng của cụ và là biểu tượng cho qua hương Đồng Tháp. Sau khi rời mộ cụ
Nguyễn, du khách sẽ được tham quan khu nhà lưu niệm, nơi trưng bày
nhiều hiện vật, tư liệu liên quan đến đời sống của cụ và khu nhà sàn Bác Hồ
được phục chế nguyên mẫu như ở Hà Nội. Tại đây du khách có thể cảm
nhận và hình dụng được cuộc đời của Bác, góc làm việc, nơi nghỉ ngơi.
Hàng năm cứ vào ngày 27/10 âm lịch, nhân dân các vùng lân cận sẽ tụ hộp
lại tham dự lễ giỗ cụ Nguyễn Sinh Sắc trong không khí trang nghiêm, đậm
đà bản sắc dân tộc.
 Điểm tham quan cuối cùng ở tỉnh Đồng Tháp sẽ được dừng chân là vườn
quốc gia Tràm Chim, nơi đây được xem như 1 Đồng Tháp Mười thu hẹp với
hệ sinh vật phong phú, đa dạng của vùng đất ngập nước nơi đây. Toạ lạc tại
khóm 4, huyện Tam Đông, tỉnh Đồng Tháp. Vườn quốc gia Tràm Chim có
diện tích 7.588 ha. Đây là một Đồng Tháp Mười thu nhỏ với hệ sinh thái
phong phú, đa dạng, là nơi sinh sống của nhiều loài động vật quý hiếm,
trong đó có sếu đầu đỏ. Đến đây, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến
những con sếu đầu đỏ - một trong những loài đang nằm tróng sách đỏ của
thế giới. Vườn quốc gia Tràm Chim hiện nay đã được nhà nước đầu tư,
nâng cấp, mở rộng thành 1 bảo tàng thiên nhiên, một trung tâm du lịch sinh
thái hấp dẫn.

Ngoài ra, chúng ta còn có thể ghé tham quan thêm một số điểm du lịch khác như:
khu du lịch Xẻo Quýt, làng hoa Sa Đéc,… Sau khi tạm biệt tỉnh Đồng Tháp thì
chúng ta lại dừng chân ở một vùng đất nổi tiếng với những văn hoá tâm linh bật
nhất của vùng ĐBSCL đó chính là tỉnh An Giang.
2.2.1.3 Các tuyến du lịch nội vùng thành phố Cần Thơ
Là một thành phố lớn, thuộc thành phố trung tâm của cả vùng đồng bằng
Sông Cửu long thì nơi đây có diện tích là 1.440 km2 cùng với dân số
là 1tr252 nghìn người (2022). TP Cần Thơ có các quận lớn như Ninh Kiều,
Bình Thuỷ, Cái Răng, Thốt Nốt,..Cần Thơ có những nét đặc sắc, độc đáo của
văn hoá đồng bằng Nam Bộ được kết hợp hài hoà với các sắc thái văn hoá
truyền thống của người Việt, Khmer, Hoa.
- Điều kiện tự nhiên: TP Cần Thơ nằm ngay ở trung tâm của đồng bằng sông
Cửu Long, giữa 1 mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt. Cần Thơ sỡ hữu
hệ thống sông ngòi, kênh rạch lớn như sông Hậu, sông Cần Thơ, kênh Thốt
Nốt, rạch Ô Môn,.. Giao thông vận tải nơi đây phát triển gần như là đầy đủ nhất
của cả vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Với đường bộ là các tuyến đường lớn
chạy qua quốc lộ 1A, quốc lộ 91, quốc lộ 80. Đường thuỷ phát triển mạnh mẽ
khi Cần Thơ là trung tâm giao thông thuỷ bộ lớn của cả vùng Nam Bộ, nối liền
với Campuchia. TP có cảng quốc tế Cái Cui khá lớn khi tiếp nhận tàu 5.000 tấn.
Đường hàng không cũng phát triển khi sở hữu sân bay Trà Nóc. Mở ra cơ hội
phát triển về kinh tế và cả về du lịch.
- Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch: TP Cần Thơ có 3 bến cảng lớn có thể
tiếp nhận tàu trên 10.000 tấn phục vụ cho việc vận tải hàng hoá dễ dàng. Từ xa
xưa nơi đây được coi là trung tâm xuất khẩu lúa gạo lớn nhất miền Tây Nam
Bộ. Với đất đai phì nhiêu do được bồi đắp phù sa từ các con sông lớn, nơi dây
thích hợp để phát triển thế mạnh về cây lúa và các loại cây ăn quả khác. Cần
Thơ còn mang lại nguồn lợi thuỷ hải sản lớn, có giá trị kinh tế cao. Du khách
khi ghé tham quan nơi đây có thể lựa chọn được nhiều điểm du lịch nổi tiếng
phải kể đến như:
 Bến Ninh Kiều nằm ở phía hữu ngạn sông Hậu, quận Ninh Kiều. Cái tên “
Ninh Kiều “ là một kỷ niệm chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi
chỉ huy chiến đấu. Trên sông suốt ngày tấp nập, tàu thuyền xuôi ngược chở
hàng ngày đêm, mang đến đây những sản vật đặc trưng cho vùng đồng bằng
sông Cửu Long. Bên bến Ninh Kiều là cảng Cần Thơ có tàu thuyền ra vào
tấp nập, gần đó lại có chợ Cần Thơ – một trung tâm buôn bán, trao đổi hàng
hoá lớn nhất ở miền Tây Nam Bộ. Nơi đây có sức thu hút đối với du khách
khi phát triển nhiều loại hình nhà hàng trên thuyền, tàu, giúp du khách có
thể vừa thưởng thức các loại đặc sản của vùng và ngắm cảnh đẹp sông nước
cả ngày và đêm. Với vẻ đẹp bình yên, thơ mộng giữa thành phố Cần Thơ
hiện đại, bến Ninh Kiều được coi là biểu tượng văn hóa của xứ Tây Đô. Nơi
đây mang đậm bản sắc xứ phương Nam và gắn liền với hình ảnh những con
thuyền trên sông tấp nập mua bán ở chợ nổi.
 Sau khi ghé thăm bến Ninh Kiều, cách đó không xa khoảng 7km, chúng ta
sẽ dừng chân lại tham quan Ngôi nhà cổ Bình Thuỷ. Một ngôi nhà cổ 5 gian
2 mái với lối kiến trúc theo kiểu Pháp đã được xây dựng vào năm 1870. Nhà
cổ Bình Thuỷ nằm trên đường Bùi Hữu Nghĩa, phường Bình Thuỷ, quận
Bình Thuỷ, TP Cần Thơ. Với lối kiến trúc theo kiểu Pháp, nền nhà cao hơn
mặt sân 1m, bốn bậc thanh hình cánh cung tao nhã, kết nối gian nhà với
khoảng sân rộng, trần cao. Toàn bộ ngôi nhà được lát gạch bông hồng đỏ -
đen. Đây là một mẫu nhà cổ hiếm hoi còn sót lại khá nguyên vẹn giúp các
nhà nghiên cứu tìm hiểu về đời sống sinh hoạt, văn hoá của cư dân ĐBSCL.
Tại dây, du khách có thể tận mắt ngắm nhìn nét đẹp cổ kính của một ngôi
nhà đã tồn tại từ lâu đời, mang đậm nét văn hoá của người dân vùng
ĐBSCL.
 Đã đến Cần Thơ thì chắc hẳn ai cũng đã từng nghe đến cái tên “Chợ nổi Cái
Răng” rất quen thuộc. Bởi lẽ nơi đây vừa lạ vừa quen đối với những du
khách từ xa đến. Quen vì ở đâu đâu cũng có chợ diễn ra để mua bán sinh
hoạt nhưng lạ ở điểm chợ này không họp ở trên mặt đất như bao chợ khác,
mà lại nổi trên sông. Đó có lẽ cũng là một điểm đặc sắc thu hút sự tò mò
của du khách khi đến đây. Chợ nổi Cái Răng cách Bến Ninh Kiền khoảng
30 phút khi di chuyển bằng canô. Đây là một trong những khu chợ trên sông
nổi tiếng bật nhất ở miền Tây Nam Bộ. Chợ chuyên mua bán các loại trái
cây, nông sản của vùng. Mỗi chiếc ghe, thuyền sẽ là một gian hàng nhỏ trên
sông. Bán sản vật gì người ta sẽ treo sản vật đó lên cây sào trên mũi ghe,
thuyền. Không cần rao bán tấp nập như chợ trên đất liền nhưng vẫn đem lại
nét nháo nhiệt cho người đi chợ. Chợ Cái Răng thường họp khá sớm, từ lúc
tờ mờ sáng đến 8-9 giờ thì vắng dần, do đó khi đến đây, du khách phải lựa
chọn những khung giờ từ 5-6 giờ đi canô ra chợ là vừa đẹp, vừa có thể trải
nghiệm ăn buổi sáng lênh đênh trên sông nước lại có thể ngắm nhìn thành
phố Cần Thơ từ từ thức giấc. Sự độc đáo của khu chợ này không chỉ thu hút
được du khách trong nước mà còn là điểm đến hấp dẫn, mới lạ với những
du khách người nước ngoài.
Sau khi tham quan ba điạ điểm du lịch nổi tiếng trên ở Cần Thơ thì nếu có thời
gian nhiều hơn thì chúng ta còn có thể ghé thăm một số địa điểm khác ở Cần Thơ
như: Đình Bình Thuỷ, chợ đêm Ninh Kiều, khu du lịch Mỹ Khánh,… Tạm biệt
Cần Thơ chúng ta sẽ tiếp tục hành trình về với những tỉnh cuối cùng của vùng
ĐBSCL, và điểm dừng chân tiếp theo, cách thành phố Cần Thơ khoảng 62 km,
chúng ta về với vùng đất trứ danh với tên gọi quen thuộc là “Quê hương của bánh
Pía” hay “xứ sở Chùa Vàng ở VN” đó là tỉnh Sóc Trăng.
2.2.1.4 Các tuyến du lịch nội tỉnh Sóc Trăng
Tỉnh Sóc Trăng có diện tích khá lớn với 3.311,8km2 cùng với dân số là
1.301,9 nghìn người cùng sinh sống (số liệu năm 2012). Trung tâm hành chính của
cả tỉnh là TP ST, 1 thị xã Vĩnh Châu, 1 thị xã Ngã Năm và các huyện khác như: Kế
Sách, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Long Phú, Cù Lao Dung,.. Ở đây có 3 dân tộc anh em
cùng sinh sống chủ yếu là người Kinh chiếm tỉ lệ cao nhất (65%), kế đến là người
Khmer (28%) và cuối cùng là người Hoa với con số chỉ khoảng (7%), do có sự
sinh sống của 3 dân tộc anh em như vậy nên phong tục, tập quán, văn hoá ở đây
mang đậm đà bản sắc của 3 dân tộc. Sở dĩ nơi đây được gọi là “ xứ ở chùa Vàng ở
VN” là do toàn tỉnh có 89 ngôi chùa Khmer, 47 ngôi chùa Hoa, trong đó có những
chùa nổi tiếng như: Chùa Mã Tộc (Chùa Dơi), chùa Khleang, chùa Đất Sét, chùa
Phật Học 2, chùa Somrong,..
- Điều kiện tự nhiên: Là một tỉnh nằm ở cuối lưu vực sông Mê Kông, giáp các
tỉnh lân cận như Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, Bạc Liêu và biển Đông. Sóc
Trăng có đường bờ biển dài 72km, 1 cảng biển lớn ở Trần Đề, cùng với 30.000
ha bãi bồi. Vị trí địa lý thuận lợi di chuyển đi qua các tỉnh lân cận, Sóc Trăng
cách TP Cần Thơ hơn 60km, cách TP HCM hơn 231km. Có nhiều tuyến xe
khách đi các thành phố lớn như TP Cần Thơ, TP HCM,..
- Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch: Sóc Trăng là 1 tỉnh thuần nông
nghiệp, chủ yếu trồng lúa gạo (chiếm 90% diện tích đất canh tác). Do đó, khi
đến với nơi đây, du khách sẽ được hoà mình vào một vùng đất xanh tươi với
những cánh đồng lúa mênh mông, những đầm nuôi tôm xanh mát, cùng với
những vườn cây trái xum xuê trĩu quả như vườn nhãn ven biển Vĩnh Châu,
vườn chôm chôm, sầu riêng, mít, cam trên Cù Lao Dung hay cồn Mỹ Phước.
Về với Sóc Trăng, du khách có thể quan nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như
chùa Dơi, chùa Đất Sét, chùa Phật Học 2,.. Điểm đến đầu tiên trong hành trình
ở đây sẽ là

 Chùa Dơi – đây là một ngôi chùa duy nhất thờ Phật Thích Ca của cộng đồng
dân tộc khmer Nam Bộ tỉnh Sóc Trăng. Ngôi chùa được toạ lạc tại số 73B
đường Lê Hồng Phong, phường 3 TPST. Nằm cách trung tâm tp khoảng 2km về
hướng Đông Nam với diện tích khoản 4 ha, là nơi sinh sống của hàng vạn con
dơi do đó nơi đây mới có tên gọi là chùa Dơi. Dơi trong chùa thuộc loài dơi quạ
thích ăn hoa quả nhưng đặc biệt là đàn dơi này không bao giờ ăn qủa chín trong
chùa mà ban ngày sẽ đi kiếm ăn đến đêm thì quay về treo mình ngủ trên các
cành cây. Ngôi chùa được xây dựng vào khoảng tk thứ 16 theo lối kiến trúc
Khmer và đã được trùng tu nhiều lần. Ban đầu chính điện của chùa được dựng
bẳng tre lám sau đó được xây lại bằng gạch, mái lợp ngói, bốn đầu mái cong vút
chạm trổ hình rắn Naga, trên đỉnh mái có một ngọn tháp nhọn. Bao quanh chính
điện là những cột đỡ to lớn, một cột sẽ có 1 tượng tiên nữ Kemnar chắp 2 tay
trước ngực. Bên trong chính điện có một pho tượng Phật Thích Ca bằng đá
nguyên khối được đặt trên đài sen cao 2m và 1 pho tượng điêu khắc cảnh Đức
Phật cưỡi trên rắn thần Muchalinda. Xung quanh các bức tường là những bức
tranh miêu tả lại cuộc đời của Đức Phật từ khi sinh ra đến khi nhập Niết Bàn.
Bên ngoài chính điện, trong khuôn viên chùa còn có 1 hồ lớn dùng để thả cá
phóng sinh. Phía sau lưng chùa còn có những ngôi mộ kỳ lạ, trên mỗi ngôi mộ
có vẽ hình 1 con heo nhưng lại có 5 móng. Theo tương truyền kể lại rằng Với
heo 5 móng, người Nam Bộ không dám nuôi, bán hay xẻ thịt. Họ tin rằng heo 5
móng là “cốt tinh” của con người, gia đình nào nuôi sẽ gặp vận xui vì bị con
heo "thành tinh" này quấy phá.Cũng bởi lý do đó nên heo 5 móng được người
dân gửi vào chùa Dơi nhờ trông nom, chăm sóc đến khi chết thì hoả táng, làm
mộ chôn. Năm 1999, chùa Dơi được bộ Văn Hoá – Thông Tin (nay là Bộ Văn
Hoá, Thể Thao và Du Lịch) công nhận là Di tích LS-VH cấp Quốc Gia.
 Sau khi ghé thăm chùa Dơi, ta tiếp tục theo hướng Đông Nam về lại trung
tâm thành phố và ghé thăm chùa Đất Sét hay còn gọi là Bửu Sơn Tự. Ngôi
chùa mang vẻ đẹp độc đáo và đặc biệt hơn hết là những pho tượng ở đây đều
được làm bằng đất sét. Chùa toạ lạc tại số 286, đường Tôn Đức Thắng,
khóm 1, phường 5, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Đây là ngôi chùa
được xây dưng theo lối kiến trúc của người Kinh. Tương truyền rằng vào
năm 1928, ông Ngô Kim Tòng là trụ trì đời thứ 4 của chùa được Phật báo
mộng đã dùng đất sét để đắp tượng thờ. Suốt 42 năm miệt mài nặn tượng,
cuối cùng ông đã tạo nên một trong những công trình điêu khắc – tôn giáo
bằng đất sét vô cùng quý hiếm. Chùa Đất Sét có diện tích không lớn lắm,
mái chùa được chống đỡ bởi 24 cây cột, mỗi cây cột đều được trang trí hình
rồng uốn lượn bằng đất sét. Qua cổng chùa là đến chánh điện, bên trong
chánh điện có nhà tam giáo cộng đồng dùng để đặt và thờ tượng Adiđà,
Quan Thế Âm, Bổn sư Thích Ca, Khổng Tử,.. Sau chánh điện là các gian thờ
Phật mẫu Diêu Trì, Ngọc Hoàng Thượng Đế,.. Hiện nay chùa còn lưu giữ
1.991 tượng đất sét lớn nhỏ và các công trình nổi bật khác như 3 chóp đỉnh
lớn, toà sen 1000 cánh, 5 linh thú: Kim Lân, Thanh Sư, Bạch Hổ, Long Mã,
Bạch Tượng,… Bên cạnh đó, chùa còn có 3 cây nhang lắn, mỗi cây nhang
cao 1,5m và nặng gần 50kg. 8 cây nến lớn, trong đó có 6 cây nến còn
nguyên vẹn, mỗi cây nặng khoảng 200kg và cao 2,6m. Hai cây còn lại nặng
khoảng 100kg, đã được thắp từ ngày ông Ngô Kim Tòng viên tịch (1970)
đến nay. Tháng 3/2011, chùa Đất Sét được UBND Tỉnh ST công nhận là Di
tích LS -VH cấp tỉnh.
 Sau khi đã ghé thăm các công trình kiến trúc mang đậm nét văn hoá, tâm
linh của người dân tỉnh Sóc Trăng, thì chúng ta lại về với chợ nổi Ngã Năm.
Tuy chợ nổi Ngã Năm không mang quy mô lớn như chợ nổi Cái Răng nhưng
nơi đây cũng là 1 trong những chợ nổi đã có từ lâu đời và nhộn nhịp không
kém gì chợ nổi Cái Răng. Chợ nổi Ngã Năm là giao điểm của 5 con sông đi
theo 5 ngã : Cà Mau lên, Vĩnh Quới vào, Long Mỹ, Thạnh Trị qua, Phụng
Hiệp xuống. Chợ nổi Ngã Năm thì nằm ở thị xã Ngã Năm thuộc huyện
Thạnh Trị. Tuy có quy mô không lớn bằng chợ nổi Cái Răng nhưng nơi đây
lại là trung tâm giao lưu, buôn bán của tỉnh ST nói riêng và cả ĐBSCL nói
chung. Ghe tàu từ nhiều nơi khác nhau đến đây để mua bán, trao đổi hàng
hoá. Cũng như chợ nổi Cái Răng thì chợ nổi Ngã Năm cũng hoạt động từ rất
sớm, từ tờ mờ sáng đã có hàng trăm ghe, tàu đủ loại đậu san sát vào nhau.
Đứng trên bờ nhìn xuống, chợ nổi lung linh với đủ loại màu sắc từ ánh đèn
của các ghe,tàu. Hàng hoá ở đây hầu như không thiếu món gì so với chợ trên
đất liền từ rau củ quả, đến lúa gạo, trái cây, thực phẩm tươi sống đều có đủ.
Đến nay, chợ nổi Ngã Năm vẫn còn giữ được nét sinh hoạt đặc trưng văn
hoá của chợ nổi khu vực ĐBSCL. Đây là một địa điểm du lịch hấp dẫn du
khách trong và ngoài nước.
Đây chỉ là 1 vài địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Sóc Trăng, ngoài ra khi đến
đây các bạn còn có thể tham quan nhiều địa điểm thú vị khác như: chùa Phật
Học, chùa SomRong, chùa Chén Kiểu, Tân Huê Viên,… Sau khi chào tạm biệt
Sóc Trăng thì chúng ta lại ghé đến tỉnh hàng xóm – láng giềng của ST là tỉnh
BL. Để khám phá xem BL có những địa điểm thú vị nào nhé.
2.2.1.4 Các tuyến du lịch nội tỉnh Bạc Liêu
Bạc Liêu cùng với Sóc Trăng và Cà Mau là những tỉnh gần như ở cuối bản
đồ Việt Nam. Bạc Liêu có vị trí nằm giữa Sóc Trăng và Cà Mau, nên có sự giao lưu
văn hoá với hai tỉnh này. Bạc Liêu có diện tích là 2.468,7 km2 và dân số là 8.37,4
nghìn người (2012). Trung tâm hành chính của cả tỉnh là TP BL và các huyện lân
cận như Hồng Dân, Vĩnh Lợi, Giá Rai, Hoà Bình,..Phần lớn cư dân của Bạc Liêu
đều là người Kinh, người Khmer chiểm tỉ lệ rất ít khoảng 4,7% và người Hoa
chiếm 3,3%. Nơi đây là một vùng đất trù phú, thịnh vượng, người dân BL hiền
hoà, hiếu khách, có phong cách sống phóng khoáng đặc trưng của vùng Nam Bộ.
- Điều kiện tự nhiên: Bạc Liêu có vị trí tự nhiên thuận lợi khi phía Bắc giáp ST
và CT, Hậu Giang; phía Đông Nam giáp biển Đông, phía Tây giáp CM và KG.
Đây là một vùng đất non trẻ khi chỉ được khai phá vào cuối thế kỷ 17 và được
phù sa bồi đắp nên. BL là vùng đất có nhiều cánh đồng lúa bao la cùng với
những vuông tôm và cánh đồng muối, nơi đây cây ăn trái mọc sum sê. BL nằm
cách TP HCM 280km, Cà Mau 67km, Sóc Trăng 50km và TP Cần Thơ 113km.
Giao thông nơi đây rất thuận lợi khi có đường quốc lộ 1A chạy ngang tỉnh, mở
ra nhiều tuyến đường lớn cho các hãng vận chuyển.
- Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch: Thị xã BL được xây dựng cạnh rạch
BL, cách biển 10km, là trung tâm lúa gạo và đầu mối giao lưu trong và ngoài
tỉnh. Đất đai tỉnh BL màu mỡ, có dân cư tập trung sinh sống đông đúc, chủ yếu
sống bằng nghề trồng lúa, hoa màu, cây ăn quả, đánh bắt hải sản và làm muối.
Du khách khi đến đây tham quan sẽ có dịp chiêm ngưỡng những điểm du lịch
hấp dẫn khác với những tỉnh khác như:
 Chùa Xiêm Cán: Đây là một ngôi chùa của người Khmer, có lối kiến trúc
giống những ngôi chùa Khmer ở Trà Vinh và Sóc Trăng. Toạ lạc tại xã Hiệp
Thành, tp BL, tỉnh BL. Chùa được xây từ thế kỷ 20, ngôi chùa mang đậm
nét kiến trúc Angkor của người Campuchia, đều này được thể hiện ở những
hoạ tiết độc đáo nơi mái vòm, tường, các hàng cột và cầu thang. Đối với
những ngôi chùa của người Khmer thì chánh điện thường quay về hướng
Đông vì họ cho rằng con đường tu hành của Phạt đi từ tây sang đông. Ở
trong chánh điện của chùa đã phản ánh tính thẩm mỹ rất cao của người
Khmer với những hoa văn độc đáo. Ngay trung tâm trên nóc sala trang trí
hình ảnh đền Angkor Wat – nơi khởi nguồn phong cách kiến trúc Khmer.
Trên mái vòm và cầu thang đều được chạm trổ hoạ tiết có hình rắng vì họ
quan niệm rằng tấm lòng từ bi hỷ xả của Đức Phật đã thuần hoá được loài
vật này. Người khmer tu theo thuyết Phật Thích Ca nhưng theo hướng phật
giáo tiểu thừa cho nên trong chánh điện thờ Phật Thích Ca là chính. Xung
quanh 4 bức tường của chánh điện bày rất nhiều hình vẽ nói về quá trình tu
hành gian khổ của đức phật. Đối diện chánh điện là cột trụ biểu, là hình
tượng của rắn 5 đầu, dùng để thắp nến vào những ngày lễ mang ngụ ý rằng
giáo lý Phật Pháp sẽ soi sáng cho nhân loại, giúp mọi người sống hướng
thiện như chính loài rắn đã thiện.

 Đến Bạc Liêu thì chúng ta không thể bỏ qua địa điểm tham quan tâm linh
như Phật Bà Nam Hải. Đây là 1 trong những điểm đến tâm linh của tỉnh BL.
Tượng Phật Bà Nam Hải (Bạc Liêu) là một công trình có giá trị về văn
hóa tâm linh nổi bật của người dân nơi đây. Đến với du lịch Bạc Liêu bạn có
thể ghé đến với nơi này để cầu may mắn hay tận hưởng giá trị thiêng liêng
mà nơi đây mang lại. Cách Tp.Bạc Liêu khoảng chừng 8km, tượng Phật Bà
Nam Hải nằm tọa lạc trong một ngôi chùa nổi tiếng của tỉnh với Bạc Liêu
với tên gọi là Quán Âm Phật Đài. Đây là một trong những điểm đến nổi
tiếng tại Bạc Liêu mà các bạn không được bỏ qua một khi đã đến với mãnh
đất này. Ngôi chùa này thuộc hệ phật giáo Bắc tông, nằm tại phường Nhà
Mát – Tp.Bạc Liêu – tỉnh Bạc Liêu. Tượng xoay mặt ra biển Đông, tượng
Phật như là trung tâm đứng giữa biển xanh và bờ cát trắng. Sóng vỗ về vào
bờ cát yên ả như làm nền cho tượng Phật Bà màu trắng đứng trên đài sen
hồng tao nhã. Đôi mắt hiền từ cùng với khuôn mặt thánh thiện như muốn trải
yêu thương cho tất cả mọi người. Điểm thêm vào nét thanh thoát đó là sự
mềm mại của tà áo trắng vờn bay - một vẻ đẹp thuần túy của dân tộc Việt.
Tượng cao 20m, đứng sừng sững trang nghiêm cùng với cảnh quan hùng vĩ
đã tạo nên một sự chú ý và ngưỡng mộ đặc biệt cho du khách gần xa. Ánh
nắng vàng soi xuống tượng Phật như tôn thêm vẻ hiền từ của Phật Quan Âm.
Khói nhang nghi ngút của những người đến chiêm bái làm cho nơi này càng
trở nên lung linh huyền ảo hơn. Theo tín ngưỡng của những người đi biển,
Phật Bà đã phù hộ và chở che cho họ rất nhiều và những gì họ có được là
cũng nhờ một phần vào việc họ tin và thành kính đối với thế giới tâm linh.
Bởi thế, đến viếng Mẹ Nam Hải, du khách sẽ có dịp nghe những câu chuyện
linh thiêng của Mẹ Nam Hải từ khi chủ đầu tư thỉnh Mẹ về như: Người dân
địa phương trúng bãi nghêu từ khi có Mẹ về. Đây là 1 điểm nổi tiếng, thú vị
dành cho những du khách thích du lịch tâm linh.

 Sau khi ghé thăm tượng Phật Bà Nam Hải thì chúng ta sẽ có dịp tìm hiểu
thêm về giai thoại công tử BL lừng danh một thời giàu có và chịu chơi qua
bảo tàng Nhà Công Tử Bạc Liêu toạ lạc tại số 13 Điện Biên Phủ, P3, Bạc
Liêu. Dinh thự này tráng lệ với nét kiến trúc theo kiểu phương Tây sang
trạng. Ngôi nhà dược xây dựng từ năm 1917 đến 1919, dinh thự tráng lệ này
do ông Trần Trinh Trạch – cha của công tử BL Trần Trinh Huy xây dựng khi
công tử mới 19 tuổi. Về nơi đây, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng công
trình do kiến trúc sư người Pháp thiết kế mang hơi hướng phương Tây sang
trọng. Cùng với đó, du khách sẽ được lắng nghe qua lời kể lại của những
hướng dẫn viên về giai thoại ăn chơi khét tiếng, tiêu xài hoang phí của công
tử BL ước tính lên tới trên 5 tấn vàng. Dinh thự có thiết kế gồm hai tầng và
một sân thượng. Cầu thang lên tầng hai được làm bằng đá cẩm thạch, chia
làm 3 đoạn, mỗi đoạn 9 bậc tượng trưng cho sự trường tồn, vĩnh cửu. Cầu
thang gỗ dẫn lên sân thượng là nơi cha của Công tử Bạc Liêu dùng để phơi
tiền. Bên trong ngôi nhà, những đường nét thiết kế tinh xảo, tỉ mỉ càng làm
toát lên vẻ sang trọng và hào hoa. Những chiếc đèn màu vàng tỏa ánh sáng
lung linh tạo cảm giác ấm cúng và lịch lãm. Trên mỗi cây cột đều được trang
trí nhiều hoa văn đẹp mắt.

Ngoài những điểm du lịch trên, Bạc Liêu còn có những điểm du lịch khác cũng hấp
dẫn du khách không kém như: cánh đồng điện gió, nhà mát Bạc Liêu, nhà thờ cha
Bửu Diệp, chùa Minh, nhà hát Cao Văn Lầu,.. Để tham quan hết nơi đây thì chúng
ta cần có nhiều thời gian hơn, nhưng do thời gian không cho phép nên chúng ta
đành tạm biệt Bạc Liêu và về đến với đất mũi Cà Mau - tỉnh cuối cùng của đất
nước hình chữ S.
2.2.1.5 Các tuyến du lịch nội tỉnh Cà Mau
Cà Mau là tỉnh cuối cùng nằm trên bản đồ hình chữ S, diện tích của tỉnh này
khá lớn với 5.249,9 km2 và dân số là 1.217,1 nghìn người (2012). Với trung tâm
hành chính là thành phố Cà Mau và các huyện khác như: Trần Văn Thời, U Minh,
Ngọc Hiển,.. Các dân tộc sinh sống chủ yếu ở đây là người Kinh, Hoa, Khmer,
Tày.
- Điều kiện tự nhiên: Cà Mau là tỉnh cực Nam của tổ quốc, có 3 mặt giáp biển
với 307km đường bờ biển. Phía bắc giáp Kiên Giang, phía đông bắc giáp Bạc
Liêu, phía đông và đông nam giáp biển đông và phía tây, tây nam giáp vịnh
Thái Lan. Cà Mau sở hữu sân bay Cà Mau và đường Quốc lộ 1A từ Cần Thơ,
Sóc Trăng xuống qua Bạc Liêu. Hệ thống tàu thuỷ từ Cà Mau đi TP HCM cũng
rất phát triển mất 30 giờ, đi Rạch Giá mất 12h và có phà đi rừng U Minh, Ngọc
Hiển.
- Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch: Cà Mau có 1 đường bờ biển dài nên
khả năng phát triển giao thông đường biển và đánh bắt thuỷ hải sản lớn. Đây
cũng là nơi phát triển nhiều hồ nuôi tôm vơi quy mô lớn. Cảng biển quốc tế
Năm Căn cùng các cảng cá khác và sân bay Cà Mau đã và đang được cải tạo lại
để đưa vào sử dụng. Công trình siêu thị Cà Mau, một trung tâm thương mại lớn,
có cửa hàng siêu thị, khách sạn 3 sao và văn phòng cho thuê. Cà Mau không chỉ
phát triển về kinh tế nhờ vào đường bờ biển lớn mà còn nhờ có nhiều điểm
tham quan nổi tiếng, thu hút lượng lớn du khách đến hàng năm, như:
 Rừng U Minh nằm ngay sát vịnh Thái Lan, thuộc cả hai tỉnh Kiên Giang và
Cà Mau, đây là một kiểu rừng rất đặc thù khi được xếp hạng độc đoá và quý
hiếm trên thế giới. Rừng U Minh gồm có phần trên là U Minh Thượng và
phần dưới là U Minh Hạ. Ở giữa U Minh Thượng và U Minh Hạ là sông
Trẹm và sông Cái Tàu. Về đây, du khách sẽ cảm nhận được thiên nhiên hùng
vĩ và hoang sơ. Tuy vậy, rừng U Minh được xem là nơi có giá trị sinh khối
cao nhất so với các kiểu rừng khác với khoảng 250 loài thực vật, chủ yếu là
cây tràm mọc khắp nơi, hơn 180 loài chim, 20 loài bò sát,.. Sinh cảnh của
rừng U Minh còn là hiện trường và hệ quả của tiến trình diễn biến động thái
của những hoạt động kiến tạo địa chất. Du khách có thể trải nghiệm đi ghe,
thuyền để vào khám phá bên trong rừng U Minh, tận mắt chứng kiến cảnh
thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ nhưng đầy kỳ bí.
 Sau khi ghé rừng U Minh thì chúng ta lại tiếp tục đến với 1 nơi cực kỳ nổi
tiếng khi đến Cà Mau. Phần lớn mọi người khi đến đây đều check in tại nơi
này, vì nơi này rất nổi tiếng và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng với cả nước. Đó
chính là Mũi Cà Mau. Đây là nơi duy nhất trên đất liền VN mà du khách có
thể thấy mặt trời mọc trên biển Đông và lặn phía Tây thuộc huyện Ngọc
Hiển tỉnh Cà Mau, cách trung tâm tp Cà Mau khoảng 118km khi di chuyển
bằng đường thuỷ. Đây chính là cực Nam của đất nước ta là 1 vùng đất được
khai phá vào cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18, nó đã gắn liền với cuộc sống
quây quần của ba dân tộc Kinh, Hoa, Khmer. Chính vì lẽ đó mà nơi đây có
sự giao thoa những nét sinh hoạt văn hoá đa sắc tộc được thể hiện qua nhiều
mặt như phong tục, tập quán, lễ hội,.. Với một vùng đất phù sa màu mỡ có
những khu rừng ngập nước quanh năm, cùng với sự sinh sống của nhiều loài
chim, thú, thuỷ sản đã mang đến cho Cà Mau một cảnh quan đặc sắc, những
nét riêng biệt mà chỉ vùng đất trẻ này mới có. Trước hết phải nói đến rừng
ngập mặn cùng hệ thống thực vật vô cùng phong phú. Đặc biệt bãi bồi đất
mũi chính là nơi giao lưu của triều biển Đông và biển Tây. Đứng ngay mũi
Cà Mau ta có thể nhìn thấy những đảo lớn nhỏ của cụm đảo Hòn Khoai trên
biển, cách đất liền 20km. Đây là 1 cụm đảo đẹp gồm các Hòn Tượng, Hòn
Sao, Hòn Khô,.. Lớn và cao nhất là Hòn Khoai với diện tích rộng khoảng
4km2, đỉnh cao khoảng 318m, còn có ngọn hải đăng quan trọng, đánh dấu
chủ quyền của nước ta.
Vửa rồi nhóm chúng mình đã dẫn cô và các bạn tham quan xong cuộc hành trình
về với ĐBSCL. Do đây là khu vực có diện tích khá lớn nên nhóm mình chưa thể
đưa mọi người tham quan hết. Nếu có dịp ghé thăm ĐBSCL, mọi người có thể đi
đến những tỉnh còn lại để khám phá những điểm du lịch độc đáo nơi đó. Có thể về
Long An thăm cụm di tích Bình Tả hay về Tiền Giang thăm chùa Vĩnh Tràng, về
Bến Tre ghé thăm Cồn Phụng, về Vĩnh Long dừng chân ở cầu Mỹ Thuận,…

You might also like