You are on page 1of 10

Đà Nẵng

1. Thông tin chung


- Là thành phố lớn nhất miền trung và là trung tâm văn hóa chính trị lớn
nhất khu vực, một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, là thành
phố lớn thứ 4 cả nước chỉ sau TP HCM, HN, HP về tốc độ phát triển
kinh tế.
- Nằm ở vị trí trung tâm của VN, đây là trung tâm của 3 khu vực di sản
văn hóa thế giới là cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn.
- Do ở trung tâm của VN lại còn gần biển nên ĐN có vị trí quan trọng
trong nền kinh tế không những của VN mà còn của cả khu vực các
nước Đông Dương cũng như toàn cầu. Đặc biệt Đn là cửa ngõ trung
chuyển chính cho Lào (quốc gia duy nhất không có biển) và là tuyến
đường cho Thái Lẻn và Myanmar tiếp cận biển Đông. Bên cạnh đường
biển thì ĐN còn có các đường bay trực tiếp đến các trung tâm kinh tế
lớn trong khu vực như TQ, Bangkok, Hồng Kong và Singapur. Do đó
đây là điều kiện để ĐN phát triển về mảng logistics cùng các trung tâm
thương mại lớn.
- Diện tích của ĐN khoảng 1285 km2 với dân số xấp xỉ 1 triệu người và
nền kinh tế của ĐN luôn nằm trong top cả nước, tốc độ phát triển kinh
tế gần như luôn đạt mức 9%/năm
- ĐN có nền kinh tế khá đa dạng gồm cả công nghiệp, nộng nghiệp, dịch
vụ và thương mại, trong đó ngành dịch vụ du lịch chiếm tỷ trọng cao
nhất khoảng hơn 62%, công nghiệp và xây dựng là 35% (thủy sản, dệt
may, da giày,cao su) còn lại là nông nghiệp.
Tại sao ĐN là thành phố đáng sống?
- ở ĐN thì môi trường rất trong lành, là một trong những thành phố xanh
sạch đẹp nhất cả nước, thậm chí có thể đi ngoài đường mà không cần
đeo khẩu trang
- Sở hữu bãi biển đẹp, Mỹ Khê từng được chọn là một trong những bãi
biển đẹp nhất thế giới bởi tạp chí kinh tế Mỹ Forbes. Dài hơn 900m
cùng cát trắng biển xanh quanh năm được ví như Hawaii tại VN.
- Wifi free ở nhiều nơi để đảm bảo du khách luôn có internet
- Có nhiều danh lam thắng cảnh và khu vui chơi giải trí
- Nếu nvs công cộng là nỗi ác mộng tại HN thì tới ĐN tụi bây có thể tìm
thấy nvs công cộng gần như khắp nơi và rất sạch sẽ thường xuyên được
dọn dẹp.
- Ngoài những điều ở trên thì ĐN còn là trung tâm văn hóa, chính trị và
kinh tế như t đã đề cập trước đó vì thế đây được coi là thành phố đáng
sống nhất VN (vd về mấy ông nc ngoài đều chui vào đây sống)
2. Miếu thuyền
- Đây là ngôi miếu lâu đời rồi nhưng năm 2010 bị bão phá hủy nên người
dân đã xây lại bằng bê tông cốt thép cho kiên cố, nó có hình thuyền vì
để thờ những ngư dân thiệt mạng trên biển. Đây cũng là nơi ngư dân
làng chài tới cầu may cho đánh bắt được suôn sẻ.
- Ngày xưa đa số người dân ở đây làm chài lưới, số ít làm mắm, công cụ
ngày xưa rất thô sơ, thuyền cũng đóng bằng gỗ nên chỉ đánh bắt được
gần bờ. Tôm cá ngày càng ít dần nên họ phải vươn ra xa hơn, thuyền
thì bé mà đánh bắt xa bờ, thời tiết thì dự báo bằng kinh nghiệm quan sát
trời nên nhiều khi không được chính xác, có thể buổi sáng nắng to nên
dong buồm ra khơi nhưng khi ở giữa biển thì giông bão kéo tới nhấn
chìm thuyền của họ trên biển và nhiều người thiệt mạng.
- Thoe quan niệm dân gian những người chết không tự nhiên đó thì hồn
sẽ vương vấn trần thế không đầu thai được, nếu vong hồn không được
ai thờ cúng thì cũng sẽ không siêu thoát. Do vậy người dân làng đã góp
tiền của để xây dựng ngôi miếu này để thờ cúng những vong hồn bơ vơ
lưu lạc trên biển mong họ có thể sớm siêu thoát.
- Năm 2010 với sự đóng góp của nhân dân, ngôi miếu đã được xây dựng
bằng bê tông cốt thép dưới hình thù một con tàu hướng ra biển, ngụ ý
rằng dù có bão táp thì họ vẫn bám biển để tồn tại và bảo về biển đảo
của quê hương.
- Con tàu có biển 92010 vì đây là ngày nó được khởi công xây dựng. giờ
làng chài còn ít hộ bám biển, phần lớn làm việc khác tuy nhiên vẫn rất
nhiều người dân háng tháng vẫn mang hương hoa tới cúng để cầu bình
an và may mắn trong những chuyến ra khơi đánh bắt.
3. Đèo Hải Vân
- Có nghĩa là Mây và Biển vì nó chạy qua dãy Trường Sơn hùng vĩ cao
ngang tầm mây và nhìn được xuống biển ĐN, đây nổi tiếng là con
đường đèo hiểm trở nhất trên tuyến Bắc Nam và cũng là cung đường
đẹp nhất.
- Người ta bảo rằng xưa rất ít người dám qua đèo Hải Vân vì một bên là
núi 1 bên là biển rất hiểm trở lại có nhiều thú dữ, thêm đó là có nhiều
toán cướp dọc đường nên nhiều người một đi không trở lại, oan hồn
của họ vẫn còn lưu lạc quanh đèo. Để tránh tai bay vạ gió từ những oan
hồn vất vưởng, người dân địa phương đã xây dựng rất nhiều miếu thờ
ven đường hương khói quanh năm. Thời vua Minh Mạng khi thăm đèo
HV đã nickname cho nó là đệ nhất hùng quan. Sở dĩ là vì khi đi trên
đèo chúng ta có thể thấy những dãy núi chập chùng, biển xanh cát trắng
nắng vàng và toàn cảnh thành phố ĐN trọn trong tầm mắt.
4. Ngũ Hành Sơn
- Theo nghiên cứu thì thuở xưa Ngũ hành sơn là đảo san hô đá vôi, tuy
nhiên do quá trình vận động của trái đất, nước biển rút xuống nên lộ ra
5 ngọn núi như hiện nay. Khoảng thế kỉ thứ 7 tới 11 thì xung quanh khu
NHS là một trung tâm thương mại sầm uất, trung tâm của nhiều bến
cảng lớn, nhiều hàng hóa tập trung về khu Cửa Đại để trao đổi với các
thuyền buôn của TQ,Ả Rập và các quốc gia khác trên con đường tơ lụa
trên biển.
- Bên cạnh là trung tâm thương mại, đây còn là trung tâm tín ngưỡng lớn
thời Chăm Pa, xưa Pháp khai quật được nhiều bệ thờ, tượng điêu khắc
v.v phong cách Champa.
- Sau khi người Bắc di cư vào thì tín ngưỡng của Champa dần bị Việt
hóa, tới tầm thế kỉ 17-19, NHS trở thành trung tâm Phật giáo lớn của
miền Trong, rất nhiều đền miếu thờ Phật, gần như ngọn núi nào cũng
có ban thờ Phật hay thánh mẫu. Riêng NHS đã có tới 14 ngôi chùa lớn
nhỏ.
- Thời thực dân Pháp chiếm đóng, NHS được chọn là cơ sở hoạt động
cho cán bộ cách mạng và nhiều phong trào khởi nghĩa. Do đó Pháp và
Mỹ đã ra sức đánh chiếm NHS nhưng bộ đội cùng nhân dân đánh trả
quyết liệt để bảo vệ cứ điểm chiến thuật này. Chúng thậm chí còn xây
dựng rất nhiều đồn bốt dưới chân núi cùng hệ thống phòng thủ kiên cố
để ngăn bước tiến của quân ta. Bộ đội ra sức chiến đấu với địch, đào
hầm trú ẩn dưới các ngọn núi của NHS, xưa còn trốn trong chùa Tam
Thai và Linh Ứng, đây là nơi ẩn mình cũng là nơi nhân dân mang đồ
tiếp viện tới giúp đỡ cho cán bộ cách mạng.
- Xưa hang Âm phủ là nơi đặt trạm phẫu thuật cứu chữa cho các chiến sĩ bị
thương trong các trận đánh, đây còn là nơi chứng kiến trận đánh không cân
sức giữa 5 chiến sĩ cách mạng và 2 tiểu đoàn Mỹ ngụy vào năm 68. Nhờ
vào tài trí biết tận dụng tốt địa thế mà chỉ với 5 chiến sĩ đã có thể tiêu diệt
được 160 tên địch, phá hủy 1 trực thăng và cướp đc nhiều vũ khí. Bữa đó
đi tập kích địch tuy nhiên không thành công nên phải rút về hang Âm phủ,
địch đuổi theo vây kín cửa hang, chúng có xe tăng, máy bay cùng gần 100
lính có vũ trang. Tuy nhiên 5 người lính của chúng ta đã khôn khéo lừa
địch vào những cái bẫy đá bố trí trong hang, ẩn nấp vào các vách đá rồi
sau nó ném lựu đạn vào địch, dù bên trên có máy bay bên dưới có xe tăng
nhưng chúng vẫn không áp đảo được 5 chiến sĩ cách mạng, kết quả là rất
nhiều địch chết ngổn ngang trong hang. Do bị áp đảo nên chúng đã gọi cứu
viện tới tuy nhiên cũng không giúp đc gì mà chỉ làm thương vong tăng lên
con số 160 người, 1 trực thăng bị bắn hạ và 2 xe tăng bị tiêu diệt. Đây quả
là niềm tự hào của nhân dân Quảng Nam và là nỗi ám ảnh của quân xâm
lược.
- Huyền Không: không gian huyền ảo
- Âm phủ: nói về nghiệp, niềm tin vào thiên đàng địa phủ và các kiểu tra tấn
dưới địa ngục nếu ăn ở như l
5. Người Hoa ở ĐN
- Từ xưa đàng trong là vùng rừng thiêng nước độc, nhờ có công khai
hoang của chúa Nguyễn cùng chính sách kinh tế cởi mở với nước ngoài
nên đàng trong đã trở nên phồn thịnh qua thương cảng Hội An, do đó
rất nhiều thương nhân từ TQ, NB đã tới làm ăn và cư trú ở đây.
- Thời Champa (2000 năm trước) người TQ đã sang đây làm ăn buôn bán
nhưng họ chỉ ở trên tàu chứ không xuống định cư nên dân ta mới gọi là
người Tàu.
- Đầu thế kỉ 17 dân Nhật sang làm ăn, có người lấy vợ ở Hội An và sống
lại đây, chùa Cầu ở Hội An là một công trình của người Nhật để nối
khu người Tàu và khu người Nhật ở phố cổ.
- Vào giữa TK 17, Trung Hoa suy tàn nên nhiều người đã vượt biển trên
các con tàu để đến Hội An, do khoảng cách xa và trên biển thì nguy
hiểm nên nhiều người đã bỏ mạng, họ tin rằng nếu đến được tới Hội An
thì là do được thần linh che trở. Vì thế sau khi ổn định cuộc sống ở HA
họ đạ lập ra các đền quán để bày tỏ lòng thành kính đối với các vị thần
đã giúp đỡ họ. Các đền quán ở HA thường là thờ thần thánh chứ chưa
thờ Phật do ảnh hưởng của tín ngưỡng Trung Hoa thời bấy giờ.
- Người Nhật dần rút khỏi HA do chính sách đóng cửa nền kinh tế ở
Nhật nên người Hoa dần chiếm hết các khu phố ở HA, giờ các di tích
của người Nhật cũng không còn nhiều.
- Người Hoa tới nhiều nhất vào tk 17 nhờ chính sách mở cửa kinh tế của
chúa Nguyễn, HA cũng là nơi đầu tiên trên đất Việt cho phép người
nước ngoài định cư, họ tới HA làm ăn rồi lấy vợ sinh sống ở đây, tới
nay người Hoa sống ở đây cũng đc trên 400 năm rồi.
- Họ xây quán để thờ các vị thần trong đạo lão và để cầu nguyện thuận
buồm xuôi gió, buôn may bán đắt. trong quán thường đốt hương vòng
là của các thương nhân tới đây cầu nguyện, 1 vòng hương có thể cháy
trong 1 tháng, sau đó họ sẽ viết lời ước lên rồi hương sẽ đốt cháy lời
ước nguyện thì mới linh nghiệm. Do thương nhân buôn bán hàng ngày
nên về cơ bản ngày nào cũng phải đi cầu khẩn mà thương nhân thì cũng
bận nên họ làm ra hương vòng này, 1 tháng đi 1 lần là xong
-
6. Hội An
- Là cảng giao thương sầm uất tại khu vực, được xây dựng vào TK XV
và phát triển cực thịnh vào thế kỉ 17 18. Vào thời cực thịnh ở thế kỉ 17,
HA là thương cảng sầm uất nhất của đàng Trong và của ĐNA, hồi xưa
địa bàn buôn bán rất rộng tới tận phía bắc sông Thu Bồn, thuyền neo
đậu tới Trà Quế…Nhiều thuyền buôn các nước Châu Á, Châu Âu đến
buôn bán và sinh cơ lập nghiệp, xây dựng phố phường. Thuyền từ NB,
TQ, BĐN, Hà Lan, Ả Rập, Anh… thường xuyên tới đây để trao đổi
hàng hóa và mua các sản vật địa phương như ngọc trai, trầm hương, tơ
lụa, vải vóc, quế…. Do cuộc xung đột giữa Trịnh Nguyễn vào 1775 nên
HA cũng đã bị tàn phá nặng nề, nhiều người Hoa giàu đã di cư vào
Nam, mang của cải vào đó lập nghiệp để lại 1 HA hoang tàn đổ nát.
Sau đó HA được xây dựng lại tuy nhiên hoạt động thương mại không
được phồn thịnh như trước nữa. Do được tái xây dựng bời người VIệt
và người Hoa nên khu phố Nhật vô tình bị xóa sổ mãi mãi. Đầu TK 19
do điều kiện tự nhiên biến động nhiều, các dòng sông bị thay đổi dòng
chảy, cửa Đại bị phù sa bồi đắp và cạn nước dần, thuyền bè khó mà qua
lại nên cảng mới đã được hình thành ở Đà Nẵng, Hội An không còn là
nơi buôn bán phồn thịnh nữa.
- Sau khi cảng giao thương chuyển qua ĐN thì HA rơi vào quên lãng,
mãi tới cuối TK 20 mới được chú ý và bảo tồn, hiện HA được
UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới (1999) và là một trong
những điểm đến hot nhất VN. Cũng may nhờ việc bị lãng quên nên HA
mới tránh được quá trình đô thị hóa và giữ được lối kiến trúc cổ hơn
400 năm.
- Hội An được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống Trung Hoa và
tuân theo phong thủy. Các hội quán thì đều hướng về phía Nam
(dương-phát triển), đây là hướng của thần linh và cũng là hướng sông
để tận dụng làn gió mát quanh năm, tránh gió mùa đông bắc và những
cơn bão của miền Trung đồng thời tiện cho các còn tàu chở hàng vào
cảng vì ngày xưa tàu còn vào sát được tận trong phố luôn.
- Nhà ở đây là nhà gỗ hình ống dài 40-60 mét thông suốt 2 mặt phố đã
tồn tại trên dưới 200 năm. 2 mặt giáp phố để phục vụ buôn bán, gia
đình thường sinh hoạt ở giữa nhà khu giếng trời
7. Chùa Linh Ứng
- Được xây dựng năm 2004 với lối kiến trúc hiện đại kết hợp truyền
thống của VN, là 1 trong 3 ngôi chùa Linh Ứng tại ĐN và là ngôi chùa
to nhất khoảng 20 ha.
- Tại đây có tượng quan âm lớn nhất VN, cao tới 67m tương đương 1 tòa
nha 30 tầng. bên trong có 17 tầng, mỗi tầng có tới 21 bức tượng Phật
bên trong. Bức tượng hướng ra biển, 1 tay cầm lọ nước 1 tay bắt ấn như
phù hộ cho người dân được thuận buồm xuôi gió và che chở cho họ
trên những chuyến hải trình
- Người ta kể rằng hồi thế kỉ 19 người dân thấy có 1 bức tượng trôi dạt
đến vùng này nên coi đó là 1 điềm lành và đã cho xây dựng am thờ ở
đây. Cũng từ khi xây am thờ thì sóng yên biển lặng, người dân làng
chài thuận buồm xuôi gió làm ăn yên ổn trong thời gian dài. Từ đó bãi
biển được gọi là bãi bụt hiện còn bán đảo sơn trà được coi là nơi linh
thiêng của trời đất.
1. Hội quán Phước Kiến
Giai đoạn 16-19 phát triển nhất
Là thương cảng của ĐNA
Đồ từ B vào đều qua biển chứ xưa k có đường
Chỗ này cũng là nơi nhóm BĐN vào truyền giáo và đây cũng là cái nôi
của chữ quốc ngữ
Người Nhật và Hoa có sự tương đồng trong văn hóa nên được phép ở
lại, giữa tk17 có 1 số biến cố ở đất nc nên họ rút về (do sợ phương Tây xâm
lược nên họ quyết định bế quan tỏa cảng tầm 200 năm nên kêu gọi các thương
nhân về nước, không là phải lưu vong), chỉ còn người Hoa ở đây
1 bộ phận người Hoa tới đây để trốn tránh sự truy sát của nhà Thanh,
qua đây nhập tịch và buôn bán
bộ phận thứ 2 là hoa thương, tới từ nhiều địa phương của TQ sang đây
buôn bán giao lưu, phân làm 5 cộng đồng. Tên của mỗi cộng đồng tương ứng
với nơi mà họ tới. để tiện cho sinh hoạt cộng đồng thì họ lập ra quán này, như
1 nơi tập trung của những người TQ cùng quê hương tại Hội An.
Công trình hội quán là nơi gặp mặt bàn chuyện làm ăn, nơi người mới
gặp mặt người cũ để hòa nhập và học hỏi. Ngoài ra nó cũng như một địa điểm
thờ cúng tín ngưỡng, thờ các vị thần quan trọng trong văn hóa của người TQ.
Mỗi hội quán thì họ có những vị thần riêng. Hầu như các vị thần đều liên
quan tới sông nước. Ngày xưa người TQ tới đây đều qua đường biển, phải
lênh đênh sông nước dài ngày nên họ tin là tới đc HA là nhờ có sự che chở
của thần.
Hội quán Phước Kiến được xây năm 1697, là hội quán đầu tiên của
những người Hoa đầu tiên tới Hội An làm ăn sinh sống. Xưa đc xây bằng gỗ
nhưng đến năm 1757 thì được xây dựng lại bằng gạch ngói. Trải qua nhiều
đợt trùng tu thì chúng ta thấy hội quán Phước Kiến như ngày nay.
Có 3 lối đi vào, nam tả nữ hữu hay Thiên, Địa, Nhân ngụ ý là để thành
công thì phải có cả 3 yếu tố này. Cửa chính được mở chỉ vào những dịp quan
trọng còn bình thường sẽ đóng. Người ta quan niệm nếu cửa chính mở ra
nhiều sẽ khiến khí xấu đi vào trong gây mất mát cho người làm ăn.
Ở giữa là cá chép vượt vũ môn quan (kể chuyện)
Ở TQ cá chép tượng trưng cho sự đầy đủ, ấm no ngoài ra còn biểu
tượng cho sự kiên trì, bên bỉ.
Tiếp đó nhìn thấy Long Lân Quy Phụng (gth ý nghĩa). Nơi nào mà có
4 con vật này thì sẽ mang tới nhiều điềm lành hoặc sinh ra thánh nhân.
2 con lân đá canh giữ (so sánh với con nghê)
Ở giữa là bộ bàn ghế đá nơi các thương nhân Phúc kiến xưa ngồi bàn
bạc, trao đổi việc mua bán. Trên đầu thì có rất nhiều hương vòng vẫn đang
cháy. Hương vòng được thắp rất nhiều, cháy tầm 20-30 ngày bên trong có ghi
sớ cầu nguyện để kiểu cầu 1 lần được ả tháng đỡ phải đi lại nhiều ngày vì họ
cũng rất bận buôn bán. Nếu hương bị tắt thì sẽ có người thắp lại. Trên các
vòng nhang có tờ giấy ghi họ tên của gia đình, địa chỉ, ước muốn… để mong
sao cho mua may bán đắt, mọi sự thuận lợi. khi hương cháy hết họ sẽ mang
những tờ giấy này đốt thành tro để gửi điều ước tới các vị thần, có thế mới
thành sự thật được.
Bên phải là bà thiên hậu thánh mẫu đang giúp đỡ những chiếc thuyền bị
nạn, hình ảnh này mô tả quá trình vượt biển của người PK sang tới HA. Ngày
xưa bà là người PK, là đứa trẻ bị câm. Lớn lên 8 tuổi được ông tiên cho theo
học phép hô mưa gọi gió và bà đã dùng phép làm việc thiện. Bà cho nhân dân
mưa thuận gió hòa và bảo vệ những người thương nhân vượt biển.
Sau khi mang lễ vật tới dâng bà thì người Hoa còn dâng dầu hỏa để
thắp trên bàn thờ của bà và cúng cả những khoanh nhang cỡ bự có khi cháy cả
năm mới hết.
2 bên thờ các vị thần mưa, gió… cũng là những vị thần bảo vệ.
Bên trái trưng bày hình chiếc thuyền gặp nạn năm 1875. Trên thuyền
đágn chú ý là đôi mắt. họ tin là vật gì cũng có mắt nhìn đời nên thuyền cũng
phải có mắt thì mới đi được biển. ngoài ra có mắt để dọa các sinh vật biển
tránh xa.
Bên trong thờ 6 vị tướng PK người mà dẫn đầu phong trào cách mạng
nhưng thất bại nên là họ đã đưa con cháu sang đây làm ăn. Bàn thờ bên phải
thờ bà Mụ là người bảo vệ những đứa trẻ còn non nớt. Xưa người ta còn tới
đây cầu con cháu nếu bị hiếm muộn.
Bên trái thờ thần tài là vị thần mang tới may mắn, của cải, bên cạnh
thân tài Trắng là thần tài đen người mà trừng trị những kẻ sử dụng tiền bạc
làm việc xấu. Chỗ này cũng là nơi mà rất nhiều người tới thắp hương cầu lộc.

You might also like