You are on page 1of 34

TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG

(Dành cho học sinh khối 10)

Chủ đề
MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HÓA
CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1. Giới thiệu chung về Hà Nội
- Được hình thành từ châu thổ sông Hồng, tên gọi Hà Nội chính thức xuất hiện vào năm
1831, với biểu tượng là hình ảnh được lấy từ Khuê Văn Các. Hà Nội là thủ đô của nước
CHXHCN Việt Nam, là trung tâm văn hóa, chính trị của đất nước, từng là cố đô của
nhiều triều đại trong lịch sử Việt Nam.

- Vị trí địa lý: Hà Nội hiện nay có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến
106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên - Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà
Nam - Hòa Bình ở phía Nam; Bắc Giang- Bắc Ninh - Hưng Yên ở phía Đông và Hòa
Bình - Phú Thọ ở phía Tây. Với vị trí địa lý thuận lợi này, thành phố dễ dàng trở thành
trung tâm kinh tế – chính trị, văn hóa, khoa học quan trọng của cả nước. Hiện tại, Hà Nội
có 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện (tổng 30 quận, huyện, thị xã). Số đơn vị hành chính cấp
xã của Hà Nội là 584 gồm: 386 xã, 177 phường và 21 thị trấn với gần 8.000 thôn và tổ
dân phố nhiều nhất cả nước.
- Dân cư: Dân số Hà Nội khoảng 11 triệu người theo các tài liệu thống kê mới nhất năm
2021, bao gồm cả những trường hợp tạm trú. Mật độ dân số tại Hà Nội là 2.505
người/km2, cao nhất ở quận Ba Đình. Riêng dân số tại 4 quận thuộc trung tâm nội thành
là: Quận Hai Bà Trưng, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Ba Đình đã đạt đến 1,1 triệu người.
- Năm 1999, Hà Nội được tổ chức UNESCO chọn là một trong năm thành phố tiêu biểu
trên thế giới, đại diện cho khu vực châu Á nhận danh hiệu "Thành phố vì hòa bình".
- Hà Nội vinh dự đón nhận danh hiệu “Thủ đô anh hùng” vào lễ kỷ niệm 990 năm Thăng
Long - Hà Nội.

2. Kinh tế văn hóa Hà Nội


2.1. Kinh tế Hà Nội

1
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
(Dành cho học sinh khối 10)

- Triều Lý, đã đặt lại địa giới, chia Thăng Long thành 61 phường. Nhờ chính sách cởi
mở nên kinh thành Thăng Long có các cửa hàng kim hoàn, dệt lụa. Thăng Long là kinh
đô của Đại Việt từ nhà Lý đến nhà Lê, vì là kinh đô nên Thăng Long có nhiều cơ sở sản
xuất thủ công, giao thương trong nước với nước ngoài và các hoạt động văn hóa, nghệ
thuật đa dạng và phong phú hơn các vùng miền khác. Để phát triển kinh tế, năm 1035,
nhà Lý cho mở chợ Tây Nhai (tương ứng với chợ Ngọc Hà ngày nay), chợ Cửa Đông
(tương ứng với Hàng Đường, Hàng Buồm ngày nay). Việc ra đời các chợ có quy mô lớn
ở Thăng Long đã tạo thuận lợi cho giao thương giữa các vùng miền và 2 chợ này còn có
vai trò vô cùng quan trọng là gạch nối Thị thành với Hoàng thành. Tuy nhiên, thời kỳ
này, Thăng Long vẫn phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp.
- Đến nhà Trần, xã hội ngày càng ổn định hơn, kinh tế có bước phát triển.
- Đến đời Lê sơ, Thăng Long có sự thay đổi lớn. Từ 61 phường thời Lý - Trần, nhà Lê rút
lại còn 36 phường. Do ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo nên nhà Lê coi trọng sỹ, nông
hơn công và thương, thậm chí còn có chính sách “ức thương”.
- Đến thời Nguyễn, kinh tế vẫn chưa vượt được ngưỡng của một nền sản xuất nhỏ - buôn
bán nhỏ, mà chủ yếu ở đây là nền tiểu thủ công nghiệp gia đình và mạng lưới chợ - phố.
- Hiện nay, Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đóng góp
ngân sách lớn cho đất nước, đứng thứ 2 sau TP Hồ Chí Minh.

* Các làng nghề truyền thống ở Hà Nội hiện nay:


Làng gốm Bát Tràng: Làng nghề gốm Bát Tràng nằm ở huyện Gia Lâm cách trung
tâm của thành phố khoảng 15km. Nổi tiếng với nghề làm gốm cách đây hơn 500 năm, các
nghệ nhân gốm dày kinh nghiệm, uyên bác đã khôi phục được một số đồ gốm từ thời xa
xưa của thời nhà Lý, Trần, Lê, Mạc,… Gốm Bát Tràng được làm từ kỹ thuật tạo men và
nung lò vô cùng tỉ mỉ và chuẩn xác để mang đến sự hài hòa nhất trong hình thể lẫn màu
sắc của gốm.
Làng lụa Vạn Phúc: Cách trung tâm thành phố khoảng 10 km, tọa lạc tại Quận Hà
Đông, lụa Vạn Phúc được đánh giá rất cao về độ bền chắc và tinh xảo, các đường nét, hoa

2
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
(Dành cho học sinh khối 10)

văn đa dạng tạo ra một cảm giác rất sang trọng và tinh tế. Một số sản phẩm của làng lụa
Vạn Phúc: vải lụa tơ tằm, lụa tiến vua, lụa hai da, áo dài cao cấp,…
Làng mây tre đan Phú vinh: Làng mây tre đan Phú Vinh là làng nghề thủ công
truyền thống được ra đời và phát triển từ khoảng giữa thế kỉ 17. Làng nghề nổi tiếng với
nghề đan tre truyền thống từ các nguyên liệu là tre, nứa, trúc,… Các sản phẩm đan tre
Phú Vinh rất thông dụng có thể tìm thấy ở trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta như:
rổ, khay, lọ đựng hoa,… cho đến các tác phẩm nghệ thuật đặc sắc hơn như tranh ảnh, bàn
ghế, tủ,… Các sản phẩm đan tre Phú Vinh phục vụ cả ở thị trường trong nước lẫn nước
ngoài và rất được yêu thích bởi giá thành phải chăng và bảo vệ môi trường.
Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu: tăm hương Quảng Phú Cầu rất được nhiều
du khách tò mò và tham quan bởi những giá trị văn hóa của Người Việt Nam gửi gắm
vào đây. Vì liên quan đến tâm linh, thờ cúng nên việc làm hương phải rất tỉ mỉ và trau
chuốt để cho ra những cây hương sạch, thơm và chất lượng nhất.
Làng chuồn chuồn tre Thạch Xá: Làng chuồn chuồn tre Thạch Xá ở Hà Nội nổi
tiếng với những chú chuồn chuồn tre độc đáo là kỷ niệm tuổi thơ của nhiều người.
Làng quạt Chàng Sơn: Là một làng nghề truyền thống ở Thạch Thất – Hà Nội, làng
quạt Chàng Sơn nổi tiếng về nghề làm quạt hàng trăm năm trước. Những chiếc quạt độc
đáo với những màu sắc bắt mắt, mẫu mã đa dạng được làm từ các chất liệu như giấy, lụa,
vải,…. Những hình vẽ trên mỗi chiếc quạt là biểu trưng cho những danh lam thắng cảnh
nổi tiếng của dân tộc muốn gửi đến bạn bè năm châu cùng những câu chuyện cổ, sơ lược
về các vị anh hùng dân tộc.
Làng nghề kim hoàn Định Công: Làng nghề kim hoàn Định Công là một trong các
làng nghề truyền thống cổ của đất Thăng Long từ thời nhà Lý còn xót lại cho đến ngày
nay. Ngày xưa nổi tiếng với các nghề chạm khắc điêu luyện các loại vàng, bạc. Các sản
phẩm được làm thủ công từ những bàn tay dẻo dai chuyên nghiệp của người thợ để cho ra
đời những tác phẩm đặc sắc, ấn tượng.
Làng nón Chuông: Làng nón Chuông là một làng nghề truyền thống ở huyện Thanh
Oai, Hà Nội nổi tiếng với nghề làm nón cách đây vài thế kỷ. Làng nghề nón chuông ngày

3
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
(Dành cho học sinh khối 10)

càng phát triển để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường, một số sản phẩm từ làng nón
như: Nón lá, Quai thao, nón tơi, nón Thái Lan, Nón Lâm Xung, …
Làng thêu ren Quất Động: Là một trong những làng nghề truyền thống Hà Nội nằm
ở huyện Thường Tín ra đời từ thế kỉ 17. Ban đầu, nghề chủ yếu là thêu các câu đối, câu
trướng,… để treo ở các đình, chùa và thêu các loại khăn, áo của trang phục cung đình.
Nhưng về sau, làng thêu đã phát triển với những mặt hàng đa dạng hơn như áo gối, tranh
thuê, quần áo,… những tác phẩm thuê đều được bàn tay khéo léo, tỉ mỉ của các nghệ
nhân làm ra rất độc đáo và tinh xảo, thể hiện trong đó những ý nghĩa sâu sắc. Các sản
phẩm thêu Quất Động đã được xuất khẩu sang hơn 20 nước như Nhật Bản, Hàn Quốc,
Thái Lan, Anh, Pháp,…
Làng rối nước Đào Thục: Được biết đến với môn nghệ thuật dân gian nổi tiếng múa
rối nước từ thời xưa cách đây khoảng 300 năm. Những tiết mục múa rối rất hấp dẫn và
thích thú, những làn điệu dân ca chất chứa bao nỗi niềm gửi gắm trong đó là cả một kho
tàng lịch sử, văn hóa của nước nhà.

2.2. Văn hóa Hà Nội


- Với hơn 1000 năm văn hiến, từ thuở là kinh thành Thăng Long cho tới nay Hà Nội
vẫn luôn là trung tâm văn hóa lớn nhất nước với các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.
Vùng đất lành vốn đã sản sinh ra nền văn hóa dân gian với nhiều truyền thuyết, ca dao,
tục ngữ, những vị anh hùng, danh nhân được dân gian ca ngợi và những lễ hội dân gian
mang đậm màu sắc lịch sử....
- Di sản văn hóa lịch sử tiêu biểu: Văn Miếu – Quốc Tử Giám – Khuê Văn Các, Cột
cờ Hà Nội, Chùa Một Cột, Chùa Báo Ân, Đền Quán Thánh, Gò Đống Đa, Khu Đấu xảo,
Ô Quan Chưởng, Cầu Long Biên…
- Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: lễ hội Bơi Đăm (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ
Liêm), lễ hội đình Trường Lâm (phường Việt Hưng, quận Long Biên) và tục thờ Tản
Viên Sơn Thánh tại Ba Vì (huyện Ba Vì)…
Từ bao đời nay, thủ đô Hà Nội luôn được đánh giá là nơi có nền văn hóa vô cùng đa
dạng, phong phú, đồng thời cũng mang đậm bản sắc dân tộc. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng

4
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
(Dành cho học sinh khối 10)

là vùng đất có những công trình kiến trúc và di tích mang đậm dấu ấn lịch sử của những
cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm. Là nơi có nền ẩm thực hết sức đặc sắc và tạo
được sức hút với nhiều du khách trên thế giới.  
+ Phong tục tập quán: Là nơi nổi tiếng về những tục lệ mang đậm chất truyền
thống, do đó không có gì đáng ngạc nhiên khi những phong tục tập quán là một nét đặc
sắc và độc đáo cho văn hóa Hà Nội. Một trong những phong tục nổi bật nhất của Hà Nội
đó chính là Tết Nguyên Đán.
Đây là thời điểm vẻ đẹp của văn hóa truyền thống người Hà Nội được đề cao và trân
trọng. Những tục lệ như bày mâm mũ quả, xông đất, lì xì, cúng ông Táo về trời đều là
những phong tục mang lại những điều may mắn cho năm mới. Bên cạnh đó, Hà Nội còn
nổi tiếng về những phong tục như nhai trầu, thờ cúng tổ tiên.
+ Ẩm thực: Ẩm thực là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sức hút mạnh mẽ
cho văn hóa Hà Nội. Những món ăn Hà Nội đều có những hương vị truyền thống đặc biệt
và được chế biến cầu kỳ bởi những người đầu bếp tài ba. Chính ẩm thực của xứ thủ đô
này đã góp phần đem lại sự tinh hoa và hoàn hảo nhất cho nền ẩm thực Việt Nam. Một
trong những món ăn của Hà Nội đã giúp ẩm thực Việt Nam vươn ra thế giới đó chính là
món phở. Nhắc đến Việt Nam, du khách sẽ nghĩ ngay đến phở, đây là một món ăn mê
hoặc thực khách với vị nước dùng thanh thanh được chắt lọc tinh túy từ vô vàn loại gia
vị. Bên cạnh đó, Hà Nội còn nổi tiếng với những món ăn như bánh giò, bún chả, bún đậu
mắm tôm, cháo sườn, bún riêu, cốm xanh.
+ Văn hóa thủ đô: Hà Nội được biết đến là cái nôi của những vị vua hùng, danh
nhân được dân gian ca ngợi như: Thánh Gióng, Hai Bà Trưng, Quang Trung, An Dương
Vương hay những truyền thuyết, ca dao, tục ngữ mang đậm bản sắc dân tộc. Văn hóa Hà
Nội còn được thể hiện rõ nét qua những lễ hội dân gian truyền thống như: lễ hội chùa
Hương, lễ hội gò Đống Đa, lễ hội đền Hai Bà Trưng – Mê Linh, lễ hội Bình Đà, lễ hội thả
diều truyền thống Bá Giang và lễ hội Võng La.
+ Kiến trúc: Điều khiến văn hóa Hà Nội trở nên đặc biệt hơn bao giờ hết đó chính
là sự đa dạng, phong phú của những công trình kiến trúc độc đáo. Chính lịch sử lâu đời
cùng nền văn hóa đa dạng, nhiều màu sắc đã giúp Hà Nội có được kiến trúc đặc sắc và

5
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
(Dành cho học sinh khối 10)

mang dấu ấn riêng. Một trong những kiến trúc độc đáo của Hà Nội đó là khu phố cổ,
Quốc Tử Giám, chùa Một Cột, nhà thờ Lớn Hà Nội. Bên cạnh đó, những ngôi làng cùng
kiến trúc Phật giáo, dân gian, kiến trúc Pháp nằm rải rác khắp thành phố khiến du khách
thập phương vô cùng thích thú trước những giá trị văn hóa còn hiện hữu trong một thành
phố nhộn nhịp và sầm uất. Với lịch sử nghìn năm văn hiến, thủ đô Hà Nội luôn mang
trong mình những dấu ấn của truyền thống dân tộc như những lễ hội mang đậm bản sắc
dân tộc, những công trình kiến trúc mang tính lịch sử. Bên cạnh đó, Hà Nội còn được
đánh giá là vùng đất có nền văn hóa vô cùng đa dạng, phong phú và đặc sắc với những
nét riêng biệt, không bị lu mờ trên thế giới.

3. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và văn hóa của thành phố Hà Nội.
Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và văn hóa của thành phố Hà Nội là một trong
những mối quan hệ cơ bản, tác động qua lại với nhau, phản ánh trình độ và chất lượng sự
phát triển bền vững của thành phố.
- Đời sống xã hội có hai mặt vật chất và tinh thần. Nếu kinh tế là nền tảng vật chất thì văn
hóa là nền tảng tinh thần của đời sống xã hội. 
+ Thứ nhất, sự phát triển của kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội sẽ mang lại cuộc sống
vật chất ngày càng đầy đủ, đảm bảo những điều kiện, nhu cầu thiết yếu về ăn, ở, mặc, đi
lại, trên cơ sở đó nhân dân Hà Nội tham gia tích cực, chủ động vào các lĩnh vực khác của
đời sống văn hóa xã hội. Có thể thấy, nếu kinh tế đảm bảo chăm lo đời sống vật chất cho
con người (hiện nay, GRDP bình quân đầu người của Hà Nội đạt 128,2 triệu
đồng/người/năm, xếp hạng 04 Đồng bằng sông Hồng, hạng 07 cả nước); xã hội duy trì và
thiết lập các mối quan hệ bền chặt; chính trị kiến tạo niềm tin, vạch ra con đường, tương
lai phía trước thì văn hoá thực hiện sứ mệnh chăm lo đời sống tinh thần, tạo động lực,
niềm tin, sức mạnh, giúp con người vượt qua những khó khăn, thách thức. Văn hoá với
hệ giá trị, truyền thống, chuẩn mực, bản sắc được truyền từ đời này sang đời khác sẽ góp
phần điều chỉnh hành vi suy nghĩ, hướng con người đến những điều tốt đẹp của chân,
thiện, mỹ.

6
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
(Dành cho học sinh khối 10)

+ Thứ hai, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu động lực phát triển bền
vững của thành phố. Văn hóa phải đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Lĩnh vực
văn hoá có nhiều đóng góp quan trọng, nhất là trong việc xây dựng, hình thành nhân
cách, lối sống tốt đẹp cho con người - nguồn lực quan trong bậc nhất quyết định đến sự
phát triển kinh tế và thành công của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt, hiện
nay Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 176/KH-UBND, về việc
thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17-3-2021, của Thành ủy Hà Nội về “Phát
triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch,
văn minh giai đoạn 2021 - 2025” đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của thành phố nói
riêng và quốc gia dân tộc nói chung. Như vậy, kinh tế và văn hóa có mối quan hệ khăng
khít, không thể tách rời, là hai yếu tố quan trong trong chiến lược phát triển của thành
phố Hà Nội.

Chủ đề
NHỮNG GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

1. Hà Nội ngàn năm văn hiến.


a. Các lễ hội truyền thống
  Hà Nội là vùng đất có nhiều lễ hội truyền thống lâu đời. Là trung tâm văn hóa lớn nhất
đất nước, Hà Nội đã sản sinh ra nền văn hóa dân gian với nhiều truyền thuyết, ca dao, tục
ngữ, những vị anh hùng, danh nhân được nhân dân ca ngợi và những lễ hội dân gian
mang đậm màu sắc lịch sử.... Một số lễ hội tiêu biểu: hội Gióng, lễ hội gò Đống Đa, lễ
hội chùa Hương, hội làng Triều Khúc….
Hội Gióng
Hội Gióng là một trong những lễ hội lớn nhất vùng châu thổ Bắc Bộ, được tổ chức
theo một nghi thức chặt chẽ, chuẩn bị công phu, với sự tham gia đông đảo của dân làng
quanh khu vực hai đền. Hội Gióng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm - nơi
sinh Thánh Gióng diễn ra từ ngày 07 đến ngày 09 tháng 4 Âm lịch và Hội Gióng ở đền

7
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
(Dành cho học sinh khối 10)

Sóc ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (nay thuộc Hà Nội) - nơi Thánh hóa diễn ra từ ngày
06 đến ngày 08 tháng giêng.
Là một hội trận được trình diễn bằng một hệ thống biểu tượng độc đáo, mang đậm bản
sắc văn hóa Việt, được cộng đồng bảo tồn nguyên giá trị cho tới ngày nay, Hội Gióng ở
đền Phù Đổng và đền Sóc đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại
diện của nhân loại vào tháng 11 năm 2010.
Lễ hội gò Đống Đa.
Gò Đống Đa là một di tích lịch sử nằm bên phố Tây Sơn, Hà Nội. Cách đây hơn 200
năm, gò Đống Đa đã chứng kiến trận chiến đẫm máu và oai hùng của dân tộc ta trong
thời kỳ chống quân Thanh xâm lược.
Khi nhà Thanh đem quân sang xâm lược nước ta, người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ
đã làm lễ lên ngôi Hoàng đế và ra lệnh tiến quân ra bắc. Đêm mùng 4 rạng sáng mùng 5
Tết Kỷ Dậu, Hoàng đế Quang Trung đã lãnh đạo quân Tây Sơn tiến đánh vào đồn giặc ở
Khương Thượng khiến cho tên cầm đầu nhà Thanh phải thắt cổ tự tử. Đây là một trong
những thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta và là chứng tích về sự thất bại nhục nhã của quân
xâm lược.
Lễ hội gò Đống Đa kỷ niệm trận chiến Ngọc Hồi - Đống Đa đại thắng. Bên cạnh việc
tưởng nhớ công lao của vua Quang Trung, lễ hội còn nhằm tôn vinh tinh thần quật cường
của dân tộc ta. Lễ hội được diễn ra hằng năm để giáo dục thế hệ sau về những giá trị tinh
thần của ông cha ta, về nghệ thuật chuyển quân thần tốc và chiến lược đánh nhanh thắng
gọn của quân Tây Sơn. Trận chiến ở gò Đống Đa là sự kết tinh của truyền thống yêu
nước, tinh thần dũng cảm và là bản hùng ca bất tử của dân tộc vẫn đang được giữ gìn
theo thời gian.
Lễ hội chùa Hương.
Lễ hội chùa Hương là một trong các lễ hội ở Việt Nam được tổ chức tại khu thắng
cảnh chùa Hương (hay Hương Sơn) nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Khu
thắng cảnh chùa Hương là một quần thể văn hóa - tôn giáo gồm hàng chục ngôi chùa thờ
Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm của
cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi

8
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
(Dành cho học sinh khối 10)

là chùa Trong. Đây là một lễ hội lớn được tổ chức hằng năm, thu hút số lượng đông đảo
các Phật tử trên cả nước tham gia.
Chùa Hương là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn ở miền Bắc đặc biệt là
dịp đầu xuân mới. Lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng 01 đến tháng 03 Âm lịch, thời
gian khai hội chùa Hương thường vào ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm - ngày mở
cửa rừng của người dân địa phương, đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng Giêng đến ngày
18 tháng 02 Âm lịch.
Lễ hội chùa Hương không chỉ là một lễ hội du xuân mà còn có ý nghĩa rất lớn, ghi
đậm dấu ấn văn hóa, tín ngưỡng thờ của người dân Bắc Bộ. Phần lễ thể hiện tín ngưỡng
thờ cúng các tôn giáo ở Việt Nam gồm: Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo. Phần hội là sự kết
hợp những nét văn hóa dân tộc độc đáo với vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời. Du khách đến
với lễ hội chùa Hương không chỉ là để hướng đến những bậc siêu nhiên, thần thánh
mà còn là để cảm nhận sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với
con người ở mọi vùng miền, tạo thành khối đoàn kết của dân tộc.
Bên cạnh đó, lễ hội chùa Hương thể hiện khát vọng hòa hợp giữa thực và mơ, tiên và
tục; thực là nền tảng, mơ là khát vọng - trên cái nền mùa xuân tươi sáng mà con người
Việt Nam chất phác, nhân ái thuở xưa cảm nhận hành động và trao truyền.
b. Các làng nghề truyền thống
Hà Nội là nơi tập trung nhiều làng nghề đông đúc nhất Việt Nam như: Làng mây tre
đan Phú vinh; Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu; Làng chuồn chuồn tre Thạch Xá;
Làng quạt Chàng Sơn; Làng nghề kim hoàn Định Công; Làng nón Chuông; Làng thêu ren
Quất Động; Làng rối nước Đào Thục... Một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Hà
Nội là: làng gốm Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc, làng hoa Tây Tựu…
Làng gốm Bát Tràng: Làng nghề gốm Bát Tràng nằm ở huyện Gia Lâm cách trung
tâm của thành phố khoảng 15km. Nổi tiếng với nghề làm gốm cách đây hơn 500 năm, các
nghệ nhân gốm với kinh nghiệm dày mình, uyên bác và đã khôi phục được một số đồ
gốm từ thời xa xưa của thời nhà Lý, Trần, Lê, Mạc,… Gốm Bát Tràng được làm từ kỹ
thuật tạo men và nung lò vô cùng tỉ mỉ và chuẩn xác để mang đến sự hài hòa nhất trong
hình thể lẫn màu sắc của gốm.

9
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
(Dành cho học sinh khối 10)

Làng lụa Vạn Phúc: Cách trung tâm thành phố khoảng 10 km, tọa lạc tại Quận Hà
Đông, lụa Vạn Phúc được đánh giá rất cao về độ bền chắc và tinh xảo, các đường nét, hoa
văn đa dạng tạo ra một cảm giác rất sang trọng và tinh tế. Một số sản phẩm của làng lụa
Vạn Phúc: vải lụa tơ tằm, lụa tiến vua, lụa hai da, áo dài cao cấp,…
Làng hoa Tây Tựu: thuộc quận Bắc Từ Liêm, cách trung tâm thành phố khoảng 20km.
Đây là một trong những nguồn cung cấp hoa cho các tỉnh Phía Bắc mà chủ yếu là Hà Nội
nên hoa được trồng quanh năm. Với diện tích 200 ha, làng hoa Tây Tựu được biết đến là
xứ sở muôn hoa nhiều màu sắc, phong phú: Hoa cúc, hoa violet, hoa thược dược,.. toả
hương thơm ngát.
Thời điểm thích hợp để đến làng hoa nhất là vào tháng 11, 12 âm lịch bởi lúc này người
dân chuẩn bị hoa cho dịp Tết nên những khu vườn ở đây tràn ngập hoa rực rỡ sắc màu.
2. Kiến trúc Hà Nội.
Kiến trúc Hà Nội được chia làm 4 khu vực chính: Khu phố cổ; Khu thành cổ; Khu
phố Pháp; Các khu mới quy hoạch.
2.1 Khu phố cổ
Gọi “Hà Nội 36 phố phường” là để chỉ khu vực đô thị cổ nằm ở bên trong và ngoại
thành Hà Nội. Song khu vực được nhiều du khách đến tham quan nhất là khu phố cổ ở
trung tâm Hà Nội, thuộc địa phận quận Hoàn Kiếm, gồm: 76 tuyến phố, với 10 phường
khác nhau, là nơi mang nhiều nét văn hóa làng nghề nhất. Nơi đây, có các phố nghề
truyền thống đặc trưng như: phố Hàng Bông, Hàng Bạc, Hàng Đào, Hàng Mã, Hàng
Quạt,… mỗi phố nghề sẽ chuyên làm một ngành nghề thủ công hoặc mỹ nghệ khác
nhau, đem lại những dấu ấn riêng biệt.
* Hoạt động chủ yếu của Khu phố cổ là:
- Phố Hàng Mã ngày xưa chuyên buôn bán đồ vàng mã để thờ cúng, bao
gồm tiền giấy âm phủ, vàng giấy âm phủ, sau mở rộng thêm các tượng giấy hình
các quan, hình nhà cửa... để cúng và đốt cho người âm (người chết). Ngày nay, phố Hàng
Mã tập trung nhộn nhịp vào các dịp lễ, tết Trung Thu, tết Nguyên Đán với các mặt hàng
phong phú về đồ chơi…

10
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
(Dành cho học sinh khối 10)

- Phố Hàng Bạc do ông Lưu Xuân Tín được nhà vua cho phép mở lò đúc bạc thành nén
cho triều đình, kéo người trong họ hàng và người làng Trâu Khê (hay Châu Khê, xã Thúc
Kháng, huyện Bình Giang - Hải Dương) ra đây mở phường đúc bạc, thành lập trường đúc
ở số nhà 58 Hàng Bạc.
- Phố Hàng Tre dài hơn 300m, đi từ ngã tư Hàng Mắm - Hàng Muối qua đầu ngõ Bạch
Thái Bưởi rồi cắt ngang phố Hàng Thùng đến ngã tư Lò Sũ - Hàng Vôi. Phố có tên Hàng
Tre vì xưa kia phố này ở sát ngay bờ sông Hồng, thuận tiện cho việc bốc rỡ tre nứa nên
đã có những "sạp" bán tre nứa tại đây, từ đó thành tên.
- Phố Hàng Đường: Xưa kia hàng hóa đặc trưng của phố là các loại bánh kẹo, hàng làm
từ mật, đường mía, đường phèn. Đường phèn từ Quảng Ngãi, đường mật mía từ các vùng
qua tay lái buôn rồi đem đến phố bán lẻ hoặc chế biến thành các loại bánh kẹo. Những
tháng tấp nập nhất là trước Tết và Rằm trung thu. Ngày nay, tại phố Hàng Đường vẫn còn
nhiều cửa hàng bán mứt kẹo, đặc biệt là ô mai ngon có tiếng.

2.2 Khu thành cổ Hà Nội.

Xuất phát từ Chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ vào năm 1010, kinh thành chính thức
dời về Thăng Long (tên trước đó là Đại La) và các công trình dần được xây dựng. Trong
đó nổi bật nhất là đại công trình hoàng thành với mô hình “Tam trùng thành quách”.
Theo đó thành gồm có 3 vòng: La thành, Hoàng thành, Tử cấm thành. Giữa La Thành và
Hoàng thành là nơi sinh sống của người dân, vòng trong cùng là nơi sinh sống của vua và
gia đình hoàng gia.

Sau hơn 1000 năm, trải qua thời đại Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn… Hoàng Thành
Thăng Long đã bị thời gian và các cuộc tấn công phá hoại nghiêm trọng. Hiện nay phần
lớn kiến trúc được bảo tồn, phục dựng trên nền di tích cũ. Bên cạnh phần công trình trên
bề mặt, khu khảo cổ cũng dần được khai quật bài bản và mở cửa cho công chúng tham
quan.Vào ngày 31/07/2010, Hoàng Thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di
sản văn hóa thế giới.

Di tích khảo cổ ở 18 Hoàng Diệu.

11
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
(Dành cho học sinh khối 10)

Khu khảo cổ số 18 Hoàng Diệu được phát hiện trong đợt khai quật vào tháng 12 năm
2002, được chia thành 4 khu vực chính. Điểm thú vị của công trình là các di tích xếp
chồng lên nhau khá liên tục, tương ứng với các thời kỳ: Đại La -> Đinh - Tiền Lê -> Lý -
> Trần -> Hồ -> Nguyễn.
Theo đánh giá của giới khảo cổ học, đây là một trong những khu khảo cổ hiếm hoi vẫn
bảo toàn được các tầng di tích một cách xuyên suốt như vậy.

Thềm rồng đá ở điện Kính Thiên.


Điện Kính Thiên chính là trung tâm của khu di tích Hoàng Thành Thăng Long. Có thể
hình dung sự bố trí tầng lớp từ trong ra ngoài theo thứ tự sau: Điện Kính Thiên - Đoan
Môn - Kỳ đài.
Dù đã bị hư hại nhiều nhưng sự uy nghiêm, tráng lệ của điện vẫn còn được người xưa
nhớ đến với những chi tiết như: cột gỗ lim rất lớn có chu vi bằng một người ôm (Chuyến
đi Bắc Kỳ năm Ất hợi, Trương Vĩnh Ký).
Điểm nổi bật nhất của Điện Kính Thiên là các tuyệt tác điêu khắc trên đá, tiêu biểu
cho thời Lê Sơ như đôi rồng chầu được chế tác tinh xảo trên đá xanh với phần thân đầy
đặn, uốn lượn mềm mại, đầu ngẩng cao, miệng ngậm ngọc, mắt to tròn.
Cửa Bắc.
Thời Nguyễn cho xây dựng tổng cộng 5 cổng thành, một trong số cổng thành còn sót lại
đến ngày nay là Cửa Bắc. Dấu vết thời gian còn lưu lại trên bề mặt cửa với hai vết đại bác
do quân Pháp bắn vào.
Hiện nay, Cửa Bắc còn là nơi thờ tự của Hoàng Diệu và Nguyễn Tri Phương - hai vị
tổng đốc nhà Nguyễn đã hy sinh thân mình bảo vệ cửa thành đến giây phút cuối cùng.
2.3 Khu phố Pháp.
Là nhóm nhà phố được Pháp xây dựng dọc theo những trục đường mới của Hà
Nội trong những năm 1920 – 1945, cho những người làm việc trong bộ máy chính

12
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
(Dành cho học sinh khối 10)

quyền thực dân, các thương nhân thời đó. Cũng như nhiều công trình kiến trúc thuộc
địa khác, nhà phố Pháp chứa đựng những giá trị di sản riêng biệt của mình:
- Giá trị niên đại: Phần lớn nhà phố Pháp được xây dựng trong những năm 1920 –
1930 vẫn còn hiện diện trên nhiều khu phố cũ, trong khu vực đô thị lịch sử của Hà Nội.
Với tuổi đời gần một thế kỷ, những ngôi nhà này cần được coi trọng như những di sản
kiến trúc khác của thành phố.
- Giá trị lịch sử: Là một loại hình nhà ở hình thành và phát triển trong một giai đoạn
lịch sử phát triển đô thị quan trọng, nhà phố Pháp xứng đáng được ghi nhận là một
trong những yếu tố cấu thành nên khu vực đô thị lịch sử của Hà Nội, là một phần của
kiến trúc thuộc địa Pháp ở Hà Nội.
- Giá trị văn hóa: Sự giao thoa của hai nền văn hóa Á – Âu biểu hiện trong không
gian chức năng hay các yếu tố trang trí mỹ thuật cổ điển của nhà Phố Pháp là một trong
những đặc trưng riêng biệt mà loại hình này chứa đựng. Dấu ấn văn hóa Pháp vẫn hiện
hữu rõ rệt ở những căn nhà này.
- Giá trị Kiến trúc: Giá trị nổi bật về kiến trúc của nhà phố Pháp là sự hài hòa về tỷ
lệ phân vị và sự tinh tế của các chi tiết trang trí trên mặt đứng. Mặt đứng kiến trúc của
nhà phố Pháp tại Hà Nội bị ảnh hưởng lớn bởi các phong cách kiến trúc của các tòa nhà
công cộng và biệt thự xây dựng cùng thời kỳ trong thành phố. Trong đó, phong cách cổ
điển và Art Deco được xem là những phong cách kiến trúc chính hiện hữu trên mặt
đứng nhiều nhà phố Pháp.
- Giá trị về cảnh quan đô thị: Nhà phố Pháp trong khu phố cũ thường được xây
dựng thành dãy, ngắn thì 5 – 6 căn, còn dài thì trên dưới 20 căn liên tục, đóng góp đáng
kể cho vẻ đẹp cảnh quan phố thị. Tính liên tục của nhiều căn nhà giống nhau hoặc
tương tự nhau về hình thức kiến trúc trên các tuyến phố thương mại tự thân đã tạo nên
giá trị về quy hoạch và cảnh quan đô thị.
Thực tế, rất nhiều nhà phố Pháp trong khu vực phố cũ Hà Nội đang đối diện với
những biến đổi nội tại nghiêm trọng, nếu không sớm được đánh giá đúng giá trị để
quản lý và bảo tồn thì sự biến mất của loại hình di sản kiến trúc này trong khu phố
cũ Hà Nội chỉ còn là vấn đề thời gian.

13
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
(Dành cho học sinh khối 10)

2.4 Các khu mới quy hoạch.


Trong năm 2022, Sở Quy hoạch - Kiến trúc phấn đấu hoàn thành, phê duyệt các
quy hoạch phân khu, quy hoạch chung còn lại gồm: Quy hoạch phân khu sông Hồng
(R1-5), sông Đuống (R6), Quy hoạch phân khu các đô thị vệ tinh... Đồng thời, hoàn
thành phê duyệt các đồ án quy hoạch trọng điểm như: Quy hoạch chung không gian xây
dựng ngầm đô thị trung tâm thành phố; Quy hoạch chi tiết 2 làng nghề Vạn Phúc và Bát
Tràng; Quy hoạch chi tiết ga Hà Nội và phụ cận; hoàn thành phê duyệt 3/5 đồ án quy
hoạch các khu nhà ở xã hội tập trung còn lại; hoàn thành phê duyệt một số đồ án cải tạo
chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội...
3. Tinh hoa văn hóa ẩm thực Hà Nội.

Hà Nội nổi tiếng với nền ẩm thực đa dạng, phong phú và tinh tế. Một số đặc sản ẩm
thực nổi tiếng của Hà Nội có thể kể đến là: phở, chả cá, bánh cuốn, cốm, bún chả….
Phở Hà Nội không chỉ là món ăn riêng biệt của mảnh đất Hà Thành, mà nó còn
mang đậm nét văn hóa ẩm thực Việt Nam được nhiều du khách quốc tế trong và ngoài
nước yêu thích.

Từ những năm 1930, phở trở thành món ăn quen thuộc trong cuộc sống của người
dân Hà Nội. Trên những con phố cổ nhỏ hẹp của Hà Nội xưa đến nay, không khó để bắt
gặp những gánh phở rong từ mờ sáng tới tận khuya, thơm mùi đặc trưng của vị phở
truyền thống. Những hiệu phở ở Hà Nội đã lưu truyền 3 đời như: phở Phú Xuân ở phố
Hàng Da vốn là những người gốc làng Phú Gia, Phú Phương, Tây Hồ, Hà Nội; phở "Bắc
Nam" ở phố Hai Bà Trưng; phở gà "Nam Ngư"; phở "Thìn"; phở "Số 10 Lý Quốc Sư" và
phở Bát Đàn.

Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng cùng với thịt bò hoặc gà cắt lát
mỏng. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tiêu, chanh, nước nắm, ớt,... Những
gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của từng người dùng. Phở thông thường dùng
làm món điểm tâm buổi sáng hoặc ăn đêm nhưng ở các thành phố lớn món ăn này được
thưởng thức trong cả ngày.

14
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
(Dành cho học sinh khối 10)

Chả cá Lã Vọng - tinh hoa ẩm thực Hà Thành

Cùng với phở, bún chả, bánh tôm... chả cá Lã Vọng là món ăn nổi tiếng được du
khách yêu thích khi có dịp ghé thăm thủ đô.

Chả cá Lã Vọng thường được làm từ cá lăng tươi vì loài cá này ngọt thịt, ít xương và
thơm ngon. Những loại cá khác thường rất bở thịt, nhiều xương dăm không thích hợp để
làm món chả cá. Công đoạn chế biến cá lăng đòi hỏi cần tỉ mỉ và khéo léo. Từng miếng
chả cá béo ngậy, thơm lừng hòa quyện với rau húng láng, đậu phộng rang và hương vị
đậm đà vừa vặn rất ngon miệng. Các cửa hàng chả cá Lã Vọng nổi tiếng ở Hà Nội gồm:
Chả cả Anh Vũ Trung Hòa, chả cá ở đường Thăng Long, chả cá đường Giảng Võ...

Bánh cuốn.

Bánh cuốn là món ăn bình dị được người dân thủ đô yêu thích. Bánh cuốn Hà Nội có
vị ngon đặc trưng riêng khiến du khách ăn một lần nhớ mãi. Đĩa bánh cuốn nóng hổi ăn
kèm chả, nem, thịt,...chấm với nước mắm và gỏi, ăn thêm chút rau thơm đã trở thành nét
ẩm thực đặc trưng của Việt Nam. Chúng ta có thể ăn bánh cuốn mọi thời điểm trong
ngày, mọi lúc, mọi nơi bất kể là nhà hàng sang trọng hay quán vỉa hè bình dân.

Bún chả.
Bún chả Hà Nội là món đặc sản ngon nức tiếng đất Hà Thành và vinh dự được kênh
truyền hình National Geographic của Mỹ bình chọn là một trong 10 món ăn đường phố
ngon nhất thế giới. Với những nguyên liệu đơn giản nhưng để làm nên tô bún chả tròn
vị đòi hỏi người đầu bếp phải thật tỉ mỉ, cầu kỳ trong từng công đoạn chế biến. Bún chả
Hà Nội là món ăn mang đậm nét văn hóa ẩm thực truyền thống Việt Nam, hiện đã có
mặt trên khắp mọi miền đất nước.

Xếp thịt nướng, bún và rau sống ra dĩa. Cho cà rốt, đu đủ ngâm chua và một ít ớt băm
ra bát sau đó cho nước mắm đường vừa nấu vào rồi khuấy đều là hoàn thành. Chỉ với vài
bước đơn giản chúng ta đã món bún chả Hà Nội thơm lừng, hấp dẫn. Khi ăn cần gấp một

15
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
(Dành cho học sinh khối 10)

ít thịt nướng, bún và rau thơm vào bát nước mắm rồi thưởng thức. Thịt có vị đậm đà,
thơm hương của sả và hành, ăn cùng với nước mắm chua ngọt, rau thơm và đồ chua giúp
cân bằng vị giác, khiến bạn cứ muốn thưởng thức mãi.

CHỦ ĐỀ

I. Vị trí địa lí và ảnh hưởng


tới sự phát triển kinh tế
của thành phố Hà Nội.

II. Sự đa dạng của hệ sinh


thái Thành phố Hà Nội.

VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Hà Nội

Thủ đô Hà Nội nằm ở trung tâm vùng Đồng bằng sông Hồng, trong phạm vi từ
20053’B đến 21023’B và từ 105044’Đ đến 106002’Đ. Hà Nội tiếp giáp với 8 tỉnh là Thái
Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam, Hoà Bình ở phía Nam; Bắc Ninh, Bắc Giang,
Hưng Yên ở phía Đông và Hoà Bình, Phú Thọ ở phía Tây. Diện tích tự nhiên toàn Thành
phố là 3.358,6 km2, dân số 8,05 triệu người (năm 2019), chiếm 1% diện tích tự nhiên và
hơn 8,3% dân số cả nước, đứng thứ 42 về diện tích và thứ 2 về dân số (sau TP. Hồ Chí
Minh) trong 63 tỉnh, thành phố ở nước ta.

Hà Nội có vị trí địa – chính trị quan trọng, có ưu thế đặc biệt so với các địa phương
khác trong cả nước. Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị (khoá

16
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
(Dành cho học sinh khối 10)

VIII) và Pháp lệnh Thủ đô số 29/2000/LP-UBTVQH 10 đã khẳng định Thủ đô Hà Nội là


trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá,
khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế.

2. Sự phân chia hành chính

Hà Nội hình thành từ năm 1010, khi Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và
được đổi tên là Thăng Long (nghĩa là Rồng bay). Từ thời khắc lịch sử trọng đại này, Hà
Nội luôn gắn liền với lịch sử của dân tộc và trở thành Thủ đô của nước ta (trừ giai đoạn
1802 – 1945 dưới thời Nguyễn) với các tên gọi Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội. Năm
1428, Lê Lợi đánh thắng quân Minh, giải phóng đất nước, lên làm vua và đặt tên kinh
thành là Đông Đô, nhưng tên Thăng Long vẫn thông dụng. Năm 1805, vua Gia Long đổi
tên thành là Thăng Long. Năm 1831, vua Minh Mạng lập tỉnh Hà Nội gồm kinh thành
Thăng Long cũ và 4 phủ. Tỉnh Hà Nội nằm giữa sông Hồng ở phía Đông Bắc và sông
Đáy ở phía Tây Nam. Năm 1888, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập Thành phố Hà
Nội và xếp hạng là thành phố cấp 1. Diện tích của Hà Nội được mở rộng dần, cho đến
năm 1942 có quy mô là 130 km2.

Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Hà Nội trở thành Thủ đô của nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, bao gồm khu phố nội thành (Lãng Bạc, Đống Đa, Mê Linh,
Đại La, Đề Thám) và 120 xã ngoại thành. Năm 1954, Hà Nội có 4 quận nội thành, 4
huyện ngoại thành gồm 46 xã với diện tích tự nhiên là 152 km2.

Từ đây, do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, không gian thành phố được mở rộng
nhanh chóng. Đến năm 1960, Hà Nội đã có diện tích 586,13 km 2 bao gồm 4 khu phố nội
thành (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng) và 4 huyện ngoại thành (Gia Lâm,
Đông Anh, Từ Liêm, Thanh Trì).

Năm 1978, Hà Nội lại được mở rộng với diện tích tự nhiên lên tới 2.123 km 2 do có
thêm các huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài
Đức và thị xã Sơn Tây.

Tháng 8 năm 1991, theo Nghị quyết của Quốc hội, Hà Nội chỉ bao gồm 4 quận nội
thành và 5 huyện ngoại thành (Gia Lâm, Đông Anh, Từ Liêm, Thanh Trì và Sóc Sơn).

17
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
(Dành cho học sinh khối 10)

Đến năm 2000, Hà Nội có thêm 2 quận mới là Thanh Xuân và Tây Hồ. Năm 2004 lại
thêm 2 quận mới nữa là Hoàng Mai và Long Biên. Như vậy, cho đến trước ngày
01/8/2008, Hà Nội bao gồm 9 quận và 5 huyện.

Nghị quyết 15 ngày 29/5/2008 của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính
Thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan chính thức có hiệu lực từ ngày 01/8/2008.
Hà Nội hiện nay bao gồm 30 đơn vị hành chính, trong đó có 12 quận (Ba Đình, Hai Bà
Trưng, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Long Biên,
Hà Đông, Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm), 1 thị xã (Sơn Tây) và 17 huyện (Sóc Sơn, Gia
Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Ba Vì, Chương Mĩ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú
Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hoà và Mê Linh)
với 177 phường, 21 thị trấn và 386 xã.

Thành phố Hà Nội là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, Hải
Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ) và là một trong hai đô thị loại đặc biệt của
nước ta (Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh).

3. Những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí trong phát triển kinh tế - xã hội

a. Thuận lợi

Thủ đô Hà Nội sau khi được mở rộng vào năm 2008 có diện tích 3.358,6 km 2, nằm
trong top 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới. Hà Nội có vị thế “rồng cuộn, hổ ngồi”,
nằm ở trung tâm của châu thổ sông Hồng với 3/4 diện tích của thành phố là đồng bằng.
Bởi vậy, Hà Nội là nơi có vị trí và địa thế thuận lợi để trở thành một trung tâm chính trị,
kinh tế, văn hoá, khoa học cũng như đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam.

Với vị trí là trung tâm của Đồng bằng sông Hồng, giáp với 8 tỉnh xung quanh nên
Hà Nội dễ dàng nhận được sự cung cấp nguyên, nhiên, vật liệu cho sản xuất, đặc biệt là
sản xuất công nghiệp. Hà Nội là trung tâm công nghiệp lớn nhất miền Bắc với cơ cấu
ngành đa dạng, hoàn chỉnh, có cả những ngành truyền thống và hiện đại. Hoạt động công
nghiệp từ Hà Nội toả đi các hướng dọc các tuyến giao thông huyết mạch với các ngành
chuyên môn hoá khác nhau. Người ta nhận thấy từ lâu, ở Hà Nội không thiếu bất kì thứ
18
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
(Dành cho học sinh khối 10)

của ngon vật lạ nào của mọi miền đất nước, từ lâm sản đến hải sản đủ loại đều có mặt ở
Hà Nội. Các loại hàng hoá đa dạng, đặc sắc từ khắp các vùng miền đều được chuyển về
Hà Nội phục vụ đời sống nhân dân Thủ đô.

Hà Nội luôn là vùng đất nhập cư. Gia tăng dân số của Hà Nội được xếp vào loại cao
của cả nước, đặc biệt là gia tăng cơ học. Hàng năm, Thủ đô luôn nhận được nguồn nhân
lực dồi dào, đa dạng từ các tỉnh lân cận và cả từ Trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung
Bộ đổ về. Nhiều lao động có trình độ và cả lao động phổ thông cũng đều chịu sức hút về
việc làm và thu nhập cao hơn các khu vực khác của Hà Nội. Bởi vậy, Thủ đô Hà Nội rất
thuận lợi với nguồn lao động dồi dào, có trình độ cao phục vụ cho sự phát triển của các
ngành kinh tế, đặc biệt là các ngành công nghệ đòi hỏi hàm lượng chất xám cao và lĩnh
vực y tế, giáo dục.

Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng bậc nhất của nước ta. Từ Thủ đô Hà Nội
đi đến các thành phố, thị xã của vùng Bắc Bộ cũng như của cả nước bằng đường bộ,
đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không đều dễ dàng và thuận tiện. Hà Nội là nơi hội
tụ hai hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Nam Ninh - Lạng
Sơn - Hà Nội - Hải Phòng. Đây chính là yếu tố gắn bó chặt chẽ Thủ đô với các trung tâm
khác trong cả nước, tạo điều kiện thuận lợi để Hà Nội tiếp nhận kịp thời các thông tin,
thành tựu về khoa học kĩ thuật của nhân loại, tham gia vào quá trình phân công lạo động
quốc tế và hội nhập sâu vào quá trình phát triển năng động của khu vực và thế giới. Hà
Nội thu hút được nhiều đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước ở tất cả các lĩnh
vực, đặc biệt là hợp tác nước ngoài trong công nghiệp và dịch vụ thương mại.

Thủ đô Hà Nội là một trong hai trung tâm thương mại lớn nhất cả nước. Với vị trí
trung tâm của đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Hà Nội như là
cầu nối trong buôn bán giao thương giữa các tỉnh phía Bắc và giữa miền Bắc với miền
Trung, miền Nam.

Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, chính trị hàng đầu cả nước, là hạt
nhân, tạo động lực để thúc đẩy vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ và cả nước cùng phát triển.

19
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
(Dành cho học sinh khối 10)

b. Khó khăn

Chính vị trí trung tâm thuận lợi của Hà Nội lại kéo theo nhiều hệ luỵ. Đô thị hoá tự
phát ở Hà Nội ngày càng mạnh mẽ hơn là vấn đề nan giải gây ra nhiều tiêu cực. Dân số
đô thị tăng nhanh nhưng hạ tầng kĩ thuật đô thị như hệ thống cấp - thoát nước, mạng lưới
giao thông, năng lượng… đều lạc hậu, chắp vá, được đầu tư phát triển chậm hơn so với
sự tăng dân số nên làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường đô thị ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống của người dân Thủ đô.

Không có đường bờ biển để xây dựng cảng biển, không có cửa khẩu nên việc giao
lưu với nước ngoài, đặc biệt là buôn bán xuất nhập khẩu hàng hoá đều phải thông qua
cảng, cửa khẩu của các tỉnh/thành phố khác. Với điểm trừ này, Hà Nội đã bị hạn chế hơn
so với TP. Hồ Chí Minh trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu. Từ Hà Nội, các tuyến
đường hàng hải và hàng không quốc tế nối với những nền kinh tế lớn, những khu vực
phát triển kinh tế sôi động trên thế giới ít hơn TP. Hồ Chí Minh. Do đó, quá trình hợp tác
quốc tế của Hà Nội đòi hỏi chi phí cao hơn và mất nhiều thời gian hơn.

Hà Nội cũng nằm trong khu vực có nhiều tai biến thiên nhiên như: ngập lụt, hạn
hán, xói lở, động đất, rét hại, sương muối…gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản
xuất và đời sống của nhân dân.

SỰ ĐA DẠNG CỦA HỆ SINH THÁI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

1. Khái quát về hệ sinh thái

a. Khái niệm hệ sinh thái

Hệ sinh thái là một hệ thống mở hoàn chỉnh bao gồm quần xã sinh vật và khu vực
sống của quần xã (sinh cảnh). Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn luôn tác động lẫn
nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống
hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

b. Các thành phần của hệ sinh thái

Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau:

20
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
(Dành cho học sinh khối 10)

- Quần xã sinh vật (động vật, thực vật, vi sinh vật) tồn tại dưới 3 nhóm:

+ Sinh vật sản xuất (sinh vật tự dưỡng – chủ yếu là thực vật): Bao gồm các sinh vật
có khả năng tổng hợp được chất hữu cơ nhờ năng lượng mặt trời.

+ Sinh vật tiêu thụ (sinh vật dị dưỡng – chủ yếu là động vật): Bao gồm các động vật
dụng các chất hữu cơ lấy trực tiếp hay gián tiếp từ vật sản xuất. Gồm có động vật ăn thực
vật và động vật ăn thịt.

+ Sinh vật phân huỷ: Bao gồm các vi khuẩn và nấm. Chúng phân huỷ các phế thải
và xác chết của vật sản xuất và vật tiêu thụ.

- Môi trường vô sinh (các yếu tố sinh thái của sinh cảnh): đất, nước, ánh sáng, nhiệt
độ, không khí, tiếng ồn…

c. Phân loại hệ sinh thái

- Hệ sinh thái tự nhiên thường chia thành 2 nhóm:

+ Hệ sinh thái trên cạn: rừng nhiệt đới, sa van, sa mạc, hoang mạc…

+ Hệ sinh thái dưới nước: có hệ sinh thái nước mặn (rừng ngập mặn, cỏ biển, san
hô, …) và hệ sinh thái nước ngọt (ao, hồ, sông, suối…)

- Hệ sinh thái nhân tạo (do con người tạo ra): hệ sinh thái đô thị…

2. Sự đa dạng của hệ sinh thái của thành phố Hà Nội

Thành phố Hà Nội có hệ sinh thái (HST) rất đa dạng. Theo thống kê, Thành phố Hà
có 10 hệ sinh thái khác nhau chia thành 2 nhóm chính là hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh
thái nhân tạo.

a) Hệ sinh thái tự nhiên

Có 6 hệ sinh thái tự nhiên gồm: HST rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới cây
lá rộng xen cây lá kim ở độ cao từ 600m trở lên; HST rừng kín thường xanh mưa ẩm
nhiệt đới cây lá rộng trên núi đất (độ cao dưới 600m); HST rừng hỗn giao tre nứa xen cây
gỗ; HST rừng trên núi đá vôi; HST trảng cây bụi, trảng cỏ; HST đất ngập nước;

21
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
(Dành cho học sinh khối 10)

- HST rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới cây lá rộng xen cây lá kim ở độ
cao từ 600 m trở lên. 
HST này chỉ có ở Vườn quốc gia Ba Vì, diện tích 1.003,3ha chiếm 0,3% diện tích
tự nhiên của TP. Đây là HST còn giữ được tính nguyên sinh vì ít bị tác động. Đã xác định
được HST này có 1.054 loài thuộc 126 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch. Về
động vật có 63 loài thú, 104 loài chim, 23 loài bò sát và 13 loài ếch nhái. HST này được
ví là “phòng tiêu bản sống” vì có nhiều mẫu chuẩn hiện được lưu giữ ở Bảo tàng Thực
vật Đại học Quốc gia Hà Nội, Bảo tàng Thực vật TP. Hồ Chí Minh và Bảo tàng Pari.
HST này cũng có nhiều loài đặc hữu Bắc bộ, tức là chỉ phân bố từ vĩ tuyến 20 0  vĩ độ Bắc
trở ra.
- HST rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới cây lá rộng trên núi đất ở độ cao từ
600 m trở xuống.
Phân bố chủ yếu ở Vườn quốc gia Ba Vì và rải rải ở các khu vưc hồ: Đồng Mô,
Suối Hai, Đầm Long, Khu K9, các xã Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân (huyện Thạch
Thất), xã Đông Xuân và Hoà Thạch (huyện Quốc Oai)…, có diện tích 13.921,25 ha,
chiếm 4,18% diện tích tự nhiên Thành phố. HST này chủ yếu là rừng thứ sinh, nhưng có
2 vườn cây thuốc ở độ cao 400m, là vườn cây thuốc người Dao và vườn cây thuốc của
Học viện Quân y. Hai vườn cây thuốc này đã sưu tầm được khá nhiều cây thuốc không
chỉ ở Vườn quốc gia Ba Vì mà còn ở nhiều địa phương khác trong cả nước.
- HST rừng trên núi đá vôi.
Cả nước hiện có 1152.000ha núi đá (chủ yếu là núi đá vôi), nhưng chỉ có 396.200
ha có rừng, còn lại 756.000ha là núi đá trọc. Trong khi đó, HST rừng trên núi đá vôi của
Hà Nội có diện tích 4.272,10 ha. Hệ sinh thái này phân bố chủ yếu ở các khu vực Hương
Tích, Quan Sơn thuộc các xã Tuy Lai, Hồng Sơn, Hợp Tiến, Hương Sơn, An Tiến, Hùng
Tiến, An Phú (huyện Mỹ Đức). Ngoài ra, còn phân bố rải rác tại thị trấn Quốc Oai, xã
Phượng Cách (huyện Quốc Oai)… HST rừng trên núi đá vôi của Hà Nội có cảnh quan
rừng núi âm u, ngoạn mục, tạo nên chốn “thâm sơn cùng cốc”. Có lẽ vì thế mà chúa
Trịnh Sâm đã ban tặng cho Hương Tích là “Nam thiên đệ nhất động”.

22
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
(Dành cho học sinh khối 10)

    Hệ thực vật ở đây có 491 loài, 91 họ thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch,
trong đó có rau sắng (Meliantha suavis), nghiến (Exentrodendrontonkinense), lan một lá
(Nervilia fordii) được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam (2007) và 1 loài được ghi trong Nghị
định số 32/2006/NĐ-CP là sưa (Dalbergia tonkinensis). Về động vật có 32 loài thú, 65
loài chim, 18 loài bò sát và 25 loài ếch, trong đó có 7 loài thú được ghi trong Sách Đỏ
Việt Nam (2007); bò sát, ếch nhái có 12 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007).

Riêng rừng đặc dụng Hương Sơn (huyện Mỹ Đức) cũng có hệ sinh thái động vật,
thực vật phong phú, đa dạng. Về hệ thực vật có 185 họ, 577 chi, 873 loài, trong đó 25 loài
thực vật quý hiếm có tên trong Sách đỏ. Còn về động vật, ở đây có 288 loài thuộc 84 họ,
26 bộ, trong đó 40 loài động vật quý hiếm cần được bảo tồn. Với hệ sinh thái động vật,
thực vật cùng các danh lam thắng cảnh đền, chùa, rừng đặc dụng Hương Sơn đã được xếp
hạng cấp quốc gia để tăng cường quản lý, bảo tồn và phát triển.

- Hệ sinh thái rừng tre nứa xen cây gỗ có diện tích hơn 213ha, là hệ sinh thái có
diện tích nhỏ nhất trong các hệ sinh thái. Hệ sinh thái này phân bố ở khu vực Ao Vua
nằm ở phía Bắc, xã Ba Vì, huyện Ba Vì.

- HST trảng cỏ, cây bụi:


Có diện tích hơn 3.092ha, phân bổ rải rác ở xã An Phú (huyện Mỹ Đức), khu vực
gần hồ Đồng Xương ở xã Nam Phương Tiến và Tân Tiến (huyện Chương Mỹ), xã Yên
Bình và Yên Trung (huyện Thạch Thất), xã Hồng Kỳ (huyện Sóc Sơn) và ở các bãi ven
sông Hồng, sông Đáy, sông Đuống, sông Cà Lồ...
- HST đất ngập nước có diện tích hơn 31382 ha gồm: ao, hồ, đầm, sông, suối.
Hà Nội có tới 220 hồ, trong đó nhiều hồ nổi tiếng như: Hồ Tây, hồ Gươm, hồ Đồng
Mô – Ngải Sơn, Hồ Quan Sơn và  hồ Xuân Khanh… Các hồ này vừa điều hòa dưỡng khí
cho Thủ đô và rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái…

Hồ Gươm có một hệ thống sinh thái thiên nhiên phong phú, bao gồm: nước, đáy,
lưu vực, sinh vật và đa dạng sinh học, do đó bất cứ sự can thiệp nào cũng đều có tác
động. Đây là một hồ đặc biệt, vừa mang nhiệm vụ điều hòa khí hậu, vừa mang tính chất

23
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
(Dành cho học sinh khối 10)

văn hóa – tâm linh. Hồ Gươm có giá trị sinh học rất lớn với nhiều loài đặc hữu, một số
loài quý hiếm như Rùa hồ Gươm, những loài tảo đặc hữu, mà nơi khác không có.

    Chương trình bảo tồn rùa châu Á (ATP) ngày 12/4/2018 công bố đã phát hiện được
một con rùa cùng loài với rùa Hoàn Kiếm ở hồ Xuân Khanh. Trước đó, loài rùa này đã
phát hiện được ở hồ Đồng Mô – Ngải Sơn. Như vậy, loài rùa Hoàn Kiếm (Rafetus  
swinhoei) hiện nay chỉ còn 4 con trên thế giới, riêng Hà Nội có 2 con.
    Quần thể di tích Hương Sơn chắc chắn sẽ kém phần hấp dẫn về mặt tâm linh nếu như
không có suối Yến, suối Phú Yên và các thủy vực khác bởi vì sẽ không có hình ảnh
“chim gõ mõ, cá nghe kinh”.
b) Hệ sinh thái nhân tạo

Trên địa bàn TP có 4 hệ sinh thái nhân tạo HST khu dân cư đô thị, thị tứ, thị trấn;
HST khu dân cư nông thôn; HST rừng trồng và HST nông nghiệp. 
- Hệ sinh thái khu dân cư đô thị TP Hà Nội phân bố tập trun g ở các quận nội thành
và các thị xã, thị trấn của các huyện ngoại thành, có diện tích hơn 31.960,50ha. HST khu
dân cư đô thị chứa đựng nhiều giá trị đa dạng sinh học cao, tạo nên nét đặc trưng độc đáo
của đô thị Thủ đô Hà Nội rất cần được bảo vệ và phát triển.
- Hệ sinh thái khu dân cư nông thôn có diện tích hơn 55.100ha.

- Hệ sinh thái rừng trồng có diện tích hơn 12.074ha. Hệ sinh thái này phân bố tập
trung ở các xã: Nam Sơn, Minh Phú, Hiền Ninh, Quang Tiến, Phù Linh, Minh Trí, Tiên
Dược, Mai Đình (huyện Sóc Sơn), các xã Hồng Sơn, Hợp Tiến, Thượng Lâm, An Phú,
An Tiến (huyện Mỹ Đức) và nằm rải rác ở các xã Nam Phương Tiến, Tân Tiến (huyện
Chương Mỹ), các xã Hòa Thạch, Đông Xuân, Phú Mãn (huyện Quốc Oai), các xã Yên
Trung, Yên Bình, Tiến Xuân, Thạch Hòa (huyện Thạch Thất), các xã Khánh Thượng,
Sơn Đà, Ba Trại (huyện Ba Vì).

- Hệ sinh thái nông nghiệp, đây là hệ sinh thái có diện tích lớn nhất với diện tích
hơn 178.246ha, chiếm 53,55% diện tích tự nhiên của TP.

24
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
(Dành cho học sinh khối 10)

Như vậy, hệ sinh thái của thành phố Hà Nội rất phong phú đa dạng, có ý nghĩa lớn
đối với cân bằng môi trường sinh thái và sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Tuy
nhiên, do áp lực của sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa nhanh, thay đổi phương thức
sử dụng đất, nhiều kết cấu hạ tầng cơ sở được xây dựng… Hà Nội đang đứng trước nguy
cơ suy giảm đa dạng sinh học. Sự du nhập của các loài ngoại lai xâm hại, ô nhiễm môi
trường và những tác động của biến đổi khí hậu cũng tác động trực tiếp lên đa dạng sinh
học. Các hệ sinh thái tự nhiên bị chia cắt, phá vỡ thế cân bằng ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khoẻ người dân và sự phát triển kinh tế của thành phố.

Vì thế, để đảm bảo phát triển bền vững, việc bảo tồn, phát triển bền vững các hệ
sinh thái trên địa bàn thành phố Hà Nội là một yêu cầu cấp thiết. Việc kết hợp hài hoà
giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường cần sự chung tay của cả cộng đồng.

Chủ đề
NHẬN DIỆN VÀ PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI
1. Khái niệm về tệ nạn xã hội và nhận diện các hành vi tệ nạn xã hội.
Tệ nạn xã hội là hiện tượng có tính tiêu cực, biểu hiện thông qua các hành vi sai
lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật hiện hành, phá vỡ thuần phong mỹ
tục, lối sống lành mạnh, tiến bộ trong xã hội, có thể gây những hậu quả nghiêm trọng cho
các cá nhân, gia đình và xã hội.
Các hành vi tệ nạn xã hội: Tệ nạn xã hội có thể được biểu hiện qua các hành vi
sai trái là thói hư tật xấu như: cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…
Tệ nạn ma túy: Chỉ tình trạng người bị nghiện, phụ thuộc vào ma túy. Bên cạnh đó
còn có các tội phạm về ma túy, các hành vi trái phép khác về ma túy.
Ma túy tác dụng lên thần kinh trung ương gây cảm giác giảm đau, hưng phấn… và
là chất gây nghiện có hại cho người sử dụng. Hình thức sử dụng ma tuý chủ yếu là hút,
hít, tiêm chích thuốc phiện, heroin. Hiện nay, hình thức sử dụng ma tuý tổng hợp, thuốc
lắc đang có xu hướng phát triển mạnh trong thanh niên và học sinh, sinh viên.

25
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
(Dành cho học sinh khối 10)

Tệ nạn mại dâm: Mại dâm là một loại tệ nạn xã hội bao gồm những hành vi nhằm
thực hiện các dịch vụ quan hệ tình dục có tính chất mua bán trên cơ sở một giá trị vật chất
nhất định ngoài phạm vi hôn nhân.
Tệ nạn mại dâm bao gồm các hành vi: bán dâm, mua dâm, chứa mại dâm, tổ chức
hoạt động mại dâm, cưỡng bức bán dâm, môi giới mại dâm, bảo kê mại dâm và các hành
vi khác liên quan đến tệ nạn mại dâm. Căn cứ vào tính chất của các hành vi, đối tượng
tham gia tệ nạn mại dâm bao gồm các loại đối tượng chủ yếu: người bán dâm, người mua
dâm, người chứa mại dâm, người môi giới mại dâm.
Tệ nạn cờ bạc: Tệ nạn cờ bạc là một loại tệ nạn xã hội bao gồm các hành vi lợi
dụng các hình thức vui chơi giải trí để cá cược, sát phạt nhau bằng tiền hoặc vật chất.
Tệ nạn cờ bạc bao gồm các hành vi: Đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc. Tệ nạn cờ
bạc trong những năm qua có những diễn biến hết sức phức tạp. Bên cạnh hình thức cờ
bạc “truyền thống” như số đề, đỏ đen, ba cây, đá gà, xóc đĩa…là các hình thức “hiện đại”
như hoạt động cá độ bóng đá, cá cược thể thao, các hình thức đánh bạc sử dụng công
nghệ cao trên không gian mạng diễn ra với quy mô rất lớn, thủ đoạn ngày càng tinh vi,
hoạt động có sự câu kết với các đối tượng là người nước ngoài, hoạt động xuyên quốc
gia.
Mê tín dị đoan, bói toán: Mê tín dị đoan là tệ nạn xã hội bao gồm các hành vi biểu
hiện thái quá lòng tin mù quáng vào những điều huyền bí không có thật, từ đó có những
suy đoán khác thường, dẫn đến cách ứng xử mang tính chất cuồng tín, hành động trái với
những chuẩn mực của xã hội, gây hậu quả xấu đến sức khoẻ, đời sống vật chất, tinh thần
của người dân, đến an ninh trật tự.
Tệ nạn mê tín dị đoan được biểu hiện dưới nhiều hình thức đa dạng và có xu hướng
lây lan phát triển nhanh. Mê tín dị đoan bao gồm những hành vi ông đồng, bà cốt, tin xin
xăm bói quẻ, tin ngày lành tháng dữ, tin số mạng sang hèn, tin coi tay xem tướng, tin
cúng sao, cúng hạn, tin thầy bùa thầy chú, tin cầu cúng tai qua nạn khỏi. Đối tượng tham
gia tệ nạn mê tín dị đoan phần lớn là phụ nữ, những người có trình độ nhận thức thấp
kém, hoàn cảnh gia đình gặp nhiều trắc trở, cuộc sống éo le...ngoài ra còn có một số cán

26
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
(Dành cho học sinh khối 10)

bộ công nhân viên chức, một số có học thức cao và một bộ phận nhỏ học sinh, sinh viên
cũng mắc phải tệ nạn này.
Tệ nạn rượu bia: biểu hiện thông qua các hành vi lạm dụng những thức uống này
gây ra những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm chuẩn mực đạo đức hay thuần phong
mỹ tục có thể gây những hậu quả nghiêm trọng cho các cá nhân, gia đình và xã hội.
Ngoài các tệ nạn trên, có thể kể đến các loại tệ nạn khác như đua xe trái phép,
nghiện game online...cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến tính mạng, sức khỏe và nhân
cách con người.
2. Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội.
Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội thì có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau
bao gồm cả nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan.
a) Nguyên nhân chủ quan:
- Do nhận thức kém, không ý thức được hậu quả mang lại cho chính bản thân, gia
đình cũng như xã hội. Người dân chưa nhận thức rõ ràng và đầy đủ về hành vi nào là tệ
nạn xã hội cũng như tác hại của tệ nạn xã hội nghiêm trọng ra sao. Nhiều người dân theo
phong tục tập quán hoặc theo lối suy nghĩ cổ hủ, duy tâm, thờ cúng và tôn sủng thánh
thần một cách thái quá và coi đó là một việc bình thường trong cuộc sống.
- Do nạn thất nghiệp, nghèo đói và lười lao động, cộng với lối suy nghĩ hiếu thắng,
muốn khẳng định bản thân, muốn giàu nhanh… nên dễ sa vào các hành vi phi pháp như
tệ nạn cờ bạc, buôn bán ma túy hay sử dụng trái phép chất ma túy.
- Do bạn bè rủ rê, lôi kéo, không có sự quan tâm, giáo dục tốt từ phía gia đình và
ảnh hưởng của mạng xã hội…
b) Nguyên nhân khách quan:
- Hệ thống các quy định pháp luật của Việt Nam đang trong quá trình sửa đổi và
hoàn thiện nên chưa có sự đồng bộ cao. Những văn bản còn sự chồng chéo, thiếu logic
tạo sự khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề thực tế.
- Công cuộc đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội đạt hiệu quả chưa cao. Việc xử
lý hành vi tham gia vào tệ nạn xã hôi còn chưa đủ nghiêm minh, thường chỉ mang tính

27
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
(Dành cho học sinh khối 10)

chất răn đe, dễ dẫn đến tình trạng xem thường pháp luật. Từ đó, dẫn tới tình trạng vi
phạm pháp luật và phạm tội.
- Thái độ thờ ơ vô cảm, lối sống buông thả, ích kỷ, thiếu lý tưởng...ở một bộ phận
giới trẻ cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sự gia tăng tội phạm và tệ
nạn xã hội ở tuổi vị thành niên. 
3. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội
Để xây dựng một xã hội lành mạnh cho người dân có điều kiện để phát triển toàn
diện, cũng như góp phần vào việc giữ gìn, củng cố tình hình an ninh, trật tự xã hội, đòi
hỏi phải làm tốt công tác phòng, chống tệ nạn xã hội.
Công tác phòng chống tệ nạn xã hội là quá trình Nhà nước cùng các ngành, các
cấp các đoàn thể tổ chức xã hội và mọi công dân (trong đó lực lượng công an là nòng cốt)
tiến hành đồng bộ các biện pháp nhằm phát hiện, ngăn chặn, loại trừ các tệ nạn xã hội.
a) Quan điểm phòng chống tệ nạn xã hội:
- Phòng ngừa là cơ bản, lồng ghép và kết hợp chặt chẽ công tác phòng chống tệ nạn
xã hội với các chương trình phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội ở  địa phương.
- Công tác phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của toàn xã hội, phải được
triển khai đồng bộ ở các cấp, các ngành, trong đó lấy phòng chống từ gia đình, cơ quan,
đơn vị, trường học làm cơ sở
- Kết hợp chặt chẽ giữa việc xử lý nghiêm khắc với việc cảm hoá, giáo dục, cải tạo
đối với những đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội.
b)Biện pháp phòng chống đối với các tệ nạn xã hội:
Các biện pháp phòng chống tệ nạn cần phải được kết hợp chặt chẽ với nhau, triển
khai thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả thì chắc chắn tệ nạn xã hội sẽ được ngăn chặn
và tiến tới bị loại ra khỏi đời sống xã hội. Biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội cần thiết
nhất là:
- Ban hành những văn bản pháp luật: Bằng những quy phạm pháp luật, pháp luật
quy định về những chế tài xử phạt đối với các tệ nạn xã hội bao gồm có xử lý vi phạm
hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự mang tính chất răn đe; những quy định về
công tác phòng, chống như Luật Phòng, chống tham nhũng. Đồng thời các văn bản trong

28
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
(Dành cho học sinh khối 10)

hoạt động quản lý Nhà nước đã đưa ra những hoạch định, chính sách nhằm ngăn ngừa và
hạn chế tệ nạn xã hội.
- Tuyên truyền, vận động, giáo dục và thuyết phục: Đây là một trong những cách
hạn chế tệ nạn xã hội được áp dụng lâu dài từ trước đến nay, nhằm mục đích giúp cho suy
nghĩ, lối sống, ý thức của người dân đúng đắn, tránh sự lệch lạc. Giúp người dân hiểu
được tác hại của các tệ nạn xã hội, từ đó kiểm soát hành vi của mình đồng thời tác động
với người thân, bạn bè, hàng xóm để phòng, tránh tệ nạn xã hội. Việc tuyên truyền, giáo
dục thông qua sách, báo, các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng internet, thông
qua hoạt động dạy và học tại nhà trường cũng như các hoạt động xã hội của các tổ chức,
hội, nhóm,…
- Thanh tra, kiểm tra các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội: Việc thanh tra, kiểm
tra các tệ nạn xã hội được thực hiện tại một số ngành nghề, lĩnh vực có liên quan như
hoạt động kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, karaoke đối với tệ nạn mại dâm; kiểm tra,
giám sát đối với hoạt động vận tải hàng hóa trong tệ nạn ma túy; có sự phối hợp giữa các
cơ quan với người dân trong việc phát hiện, xử lý các tệ nạn xã hội mà có yếu tố vi phạm
pháp luật như tố cáo về hành vi đánh bài, tổ chức đánh bài, buôn bán và tàng trữ trái phép
chất ma túy, bạo lực gia đình, mua dâm, bán dâm, hiếp dâm,…
- Các giải pháp về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội: Khi đời sống kinh tế ổn định,
tình trạng thất nghiệp giảm thì các tệ nạn xã hội cũng phần nào giảm bớt. Về xã hội thì
nâng cao trình độ dân trí, kinh tế phát triển, người dân được tiếp cận với thông tin, truyền
thông, với nền văn hóa văn minh tránh tình trạng mê tín dị đoan, hiểu biết hơn về tác hại
cũng như cách phòng chống các tệ nạn xã hội nói chung.
4. Thanh niên học sinh thành phố Hà Nội với việc phòng chống tệ nạn xã hội
- Nhận thức rõ hậu quả của tệ nạn xã hội, con đường dẫn đến tội phạm; không tham
gia các tệ nạn xã hội dưới bất kỳ hình thức nào; không bị lôi kéo cám dỗ.
- Có trách nhiệm phát hiện các hành vi hoạt động tệ nạn xã hội, các con đường dẫn
đến tệ nạn, đường dây hoạt động ma túy, mại dâm, cờ bạc…báo cáo kịp thời cho nhà
trường hoặc lực lượng công an cơ sở.

29
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
(Dành cho học sinh khối 10)

- Không có các hành vi mê tín dị đoan hoặc tham gia vào các hủ tục lạc hậu khác.
Bằng kiến thức đã được học phân biệt được các trường hợp tự do tín ngưỡng, các trường
hợp tham quan di tích văn hoá với việc lợi dụng để hoạt động mê tín dị đoan. Cảnh giác
trước các hành vi của các đối tượng "buôn thần bán thánh" và âm mưu chống phá cách
mạng Việt Nam của các thế lực phản động; phát hiện các hình thức biểu hiện mới của tệ
nạn mê tín, của các loại tà đạo nảy sinh trong lớp, trong nhà trường báo cáo với nhà
trường, chính quyền địa phương để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
- Chủ động phát hiện các trường hợp học sinh - sinh viên trong lớp có những dấu
hiệu khác thường, những hoàn cảnh éo le, gặp trắc trở trong học tập, trong tình yêu để có
biện pháp động viên, giúp đỡ không để họ bị sa ngã vào các tệ nạn xã hội.
- Kí cam kết không tham gia vào các hoạt động tệ nạn xã hội như ma túy, mại
dâm… Có thái độ học tập nghiêm túc, có lối sống lành mạnh, tích cực tham gia các tổ tự
quản, thanh niên xung kích tuần tra kiểm soát bảo vệ ký túc xá, bảo vệ Nhà trường.

Chủ đề
NĂNG LỰC PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
1. Khái niệm việc làm và người lao động
a. Khái niệm việc làm
Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật không cấm.
- Là hoạt động lao động: thể hiện sự tác động của sức lao động vào tư liệu sản xuất
để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Yếu tố lao động trong việc làm phải có tính hệ thống,
tính thường xuyên và tính nghề nghiệp. Vì vậy người có việc làm thông thường phải là
những người thể hiện các hoạt động lao động trong phạm vi nghề nhất định và trong thời
gian tương đối ổn định.
- Tạo ra thu nhập: Là khoản thu nhập trực tiếp và khả năng tạo ra thu nhập.
- Hoạt động này phải hợp pháp: hoạt động lao động tạo ra thu nhập nhưng trái
pháp luật, không được pháp luật thừa nhận thì không được coi là việc làm. Tùy theo điều
kiện kinh tế-xã hội, tập quán, quan niệm về đạo đức của từng nước mà pháp luật có sự

30
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
(Dành cho học sinh khối 10)

quy định khác nhau trong việc xác định tính hợp pháp của các hoạt động lao động được
coi là việc làm. Đây là dấu hiệu thể hiện đặc trưng tính pháp lí của việc làm.
b. Người lao động và người sử dụng lao động
Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận,
được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi.
Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia
đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận;
trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
2. Hợp đồng lao động
a. Khái niệm hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao
động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong
quan hệ lao động.
b. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
- Thứ nhất, nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực:
+ Tự nguyện là nguyên tắc khẳng định hợp đồng lao động là kết quả của sự thỏa
thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, không bên nào ép buộc bên nào.
+ Bình đẳng là nguyên tắc khẳng định vị thế ngang nhau của người sử dụng lao
động và người lao động khi giao kết hợp đồng lao động.
+ Thiện chí, hợp tác và trung thực chính là điều quyết định việc người sử dụng lao
động và người lao động xích lại với nhau, cùng nhau đồng thuận để thiết lập và duy trì
quan hệ lao động bằng cách giao kết và thực hiện hợp đồng lao động. Thiện chí biểu hiện
cách đối xử tốt đẹp, chân thành với nhau; hợp tác là thể hiện sự phối hợp cùng nhau trong
thỏa thuận, bàn bạc giải quyết vấn đề; và trung thực thể hiện sự tin tưởng và thái độ tích
cực.
- Thứ hai, nguyên tắc không trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức
xã hội:

31
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
(Dành cho học sinh khối 10)

Không trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội là yêu cầu tất
yếu trong việc giao kết hợp đồng lao động. Nguyên tắc này liên quan nhiều đến việc xác
định các nội dung thỏa thuận đưa vào hợp đồng khi giao kết hợp đồng lao động. Điều này
không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao
động trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của các chủ
thể khác có liên quan và lợi ích chung của xã hội. Thực hiện nguyên tắc này cho thấy,
mặc dù hợp đồng lao động là kết quả của sự tự do thỏa thuận giữa người lao động và
người sử dụng lao động, nhưng sự tự do ở đây là có giới hạn. Giới hạn đó là chính là
chuẩn mực tối thiểu về quyền (ví dụ: quy định về lương tối thiểu, thời giờ nghỉ ngơi tối
thiểu…), tối đa về nghĩa vụ (ví dụ: quy định về thời giờ làm việc tối đa…) của người lao
động được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, là những điều
cấm của pháp luật vì lợi ích của chính các bên và lợi ích chung của xã hội (ví dụ: quy
định về cấm người sử dụng lao động giữ bản chỉnh giấy tờ tùy thân, văn bằng chứng chỉ
của người lao động; cấm người sử dụng lao động buộc người lao động phải thực hiện
biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc bằng tài sản khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao
động…), những chuẩn mực về đạo đức xã hội…
c. Nội dung của hợp đồng lao động
Nội dung hợp đồng lao động là tổng hợp các điều khoản mà người lao động và
người sử dụng lao động đã thoả thuận trong hợp đồng, phản ánh các quyền và nghĩa vụ
của các bên trong hợp đồng lao động. Thông thường trong hợp đồng lao động gồm 2 loại
điều khoản, đó là điều khoản cơ bản và điều khoản tuỳ nghi.
- Điều khoản cơ bản: là những điều khoản phản ánh nội dung cơ bản của hợp đồng, vì
vậy chúng phải có trong tất cả các loại hợp đồng, bao gồm các điều khoản sau:
+ Thông tin của người sử dụng lao động: họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ
nơi cư trú, số thẻ căn cước công dân, chức danh.
+ Thông tin của người lao động: Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư
trú, số thẻ căn cước công dân.
+ Công việc, địa điểm làm việc
+ Thời gian, thời hạn của hợp đồng lao động

32
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
(Dành cho học sinh khối 10)

+ Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương, chế độ nâng bậc
lương và các khoản bổ sung khác
+ Thời giờ làm việc, làm ngoài giờ, thời giờ nghỉ ngơi (nghỉ thường xuyên, nghỉ lễ tết,
nghỉ việc riêng, nghỉ phép)
+ Chế độ bảo hiểm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hộ lao
động.
+ Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên khi tham gia hợp đồng.
+ Trách nhiệm pháp lí khi vi phạm hợp đồng.
- Điều khoản tuỳ nghi: Điều khoản tuỳ nghi là những điều khoản không bắt buộc phải có
trong hợp đồng lao động. Nếu thấy cần thiết thì các bên thoả thuận trong hợp đồng lao
động trên cơ sở điều kiện, khả năng thực tế của mỗi bên. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, các
điều khoản thoả thuận tuy không bắt buộc phải có trong hợp đồng nhưng nếu các bên đã
thoả thuận và ghi nhận trong hợp đồng thi các bên bắt buộc phải thực hiện. Chẳng hạn
như các bên thoả thuận về tiền ăn giữa ca, tiền thưởng...
- Hình thức: Hợp đồng lao động có thể tồn tại dưới hình thức hợp đồng bằng lời nói và
hợp đồng bằng văn bản (bản in hoặc điện tử).
Hợp đồng bằng văn bản có 2 loại:
+ Hợp đồng không xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó 2 bên không xác định thời
hạn chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
+ Hợp đồng có xác định thời hạn: dưới 36 tháng.
Hợp đồng bằng văn bản phải làm ít nhất thành 2 bản, người lao động giữ 1 bản.
3. Quyền và nghĩa vụ của người lao động
a. Quyền của người lao động
Quyền của người lao động bao gồm:
- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình
độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi
làm việc;
- Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử
dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ

33
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
(Dành cho học sinh khối 10)

sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi
tập thể;
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề
nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực
hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham
vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia
quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong
quá trình thực hiện công việc;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Đình công;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
b. Nghĩa vụ của người lao động
Nghĩa vụ của người lao động bao gồm:
- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
- Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát
của người sử dụng lao động;
- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

34

You might also like