You are on page 1of 24

VĂN HÓA BẮC BỘ

NHÓM 1
1.Nguyễn Thị Thùy Dung
2.Nguyễn Hoàng Khải
3.Võ Thị Vân Anh
4.Lê Thanh Tùng
5.Trần Tuyết Nghi
6.Tiêu Nhật Qui
7.Đỗ Thị Quyên
8.Trần Thị Trúc Ly
01 Không gian văn hóa

BẮC 02
Lịch sử hình thành và
chủ thể văn hóa

BỘ 03
Một số nét đặc trưng
văn hóa
1. Không gian văn hóa
- Vị trí địa lí:
+Vùng nằm ở phía Bắc đất nước, phía Bắc giáp với vùng văn hóa Việt
Bắc, phía Nam giáp với vùng văn hóa Trung Bộ, phía tây giáp với vùng
văn hóa Tây Bắc phía Đông giáp biển Đông.
- Về mặt địa hình:
+ Châu thổ Bắc Bộ là địa hình núi xen kẽ đồng bằng hoặc thung lũng, thấp và bằng phẳng,
dốc thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ độ cao 10 – 15m giảm dần đến độ cao mặt biển.
- Vị trí khí hậu:
+Đồng bằng Bắc Bộ có một mùa đông thực
sự với ba tháng có nhiệt độ trung bình dưới 18
độ. Khí hậu bốn mùa với mỗi mùa tương đối rõ
nét.
- Về môi trường nước:
+Mạng lưới sông ngòi khá dày, gồm các dòng
sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình,
sông Mã, cùng các mương máng tưới tiêu dày
đặc.
2. Lịch sử hình thành và chủ thể văn hóa
- Chủ thể văn hóa:
+ Trong quá trình phát triển, dần dần nhóm Việt Mường phát triển mạnh hơn các nhóm kia
và trở thành chủ thể văn hóa chính của vùng, trong đó dân tộc Kinh đóng vai trò cốt lỏi.
- Về lịch sử:
+ Vùng văn hóa Bắc Bộ là vùng đất lịch sử lâu đời nhất của người Việt, nơi khai sinh của
vương triều Đại Việt, đồng thời cũng là quê hương của các nền văn hóa Đông Sơn, Thăng
Long - Hà Nội.
- Về kinh tế:
+ Nông nghiệp lúa nước đã trở thành ngành kinh tế chủ yếu.
+ Người nông làm nghề thủ công, làng phát triển thành chuyên
nghiệp với những người thợ có tay nghề cao.
3. Một số nét đặc trưng văn hóa
* Đặc điểm văn hóa vật chất:
- Văn hoá cư trú
+ Nhà của người dân Bắc Bộ thường có mái cong truyền thống. Một
số nơi ở Bắc Bộ (ví dụ như Nghệ An) thiết kế ngôi nhà của mình theo
kiểu nhà sàn để đối phó với lũ lụt, độ ẩm và ngăn côn trùng.
+ Cấu trúc nhà ở Tiêu chuẩn ngôi nhà Việt Nam nói chung và của
vùng Bắc Bộ nói riêng là “nhà cao cửa rộng”, cấu trúc mở.
- Văn hóa ẩm thực:
+ Văn hóa ẩm thực của cư dân Việt trên châu thổ Bắc Bộ vẫn như mô hình bữa ăn của
người Việt trên các vùng đất khác : cơm + rau + cá, nhưng thành phần cá ở đây chủ yếu
hướng tới các loại cá nước ngọt.
- Văn hoá trang phục:
+ Vào thời kỳ Hùng Vương, nữ thường mặc váy, loại
ngắn hoặc dài, đôi lúc có khâu thêm một mảnh vải
vuông vắn có trang trí hoa văn ở trước bụng; phụ nữ
thường mặc yếm; áo cánh hoặc áo chui đầu. Ngày lễ
hội, họ mặc váy xoè, cắm thêm lông chim hoặc cả lá
cây. Nam đóng khố ngày lễ có mặt thêm áo.
- Về các làng nghề:
+ Ở đây có tới 500 làng nghề, tập trung nhiều nhất ở Nam Định, Hà tây, Thái Bình, Bắc
Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hà Nội.
- Di tích lịch sử - văn hoá:
+ Văn hoá ở châu thổ Bắc Bộ có một bề dày lịch sử hàng ngàn năm cũng như mật
độ dày đặc của các di tích văn hoá như đền Hùng, chùa Một Cột, Khuê Văn Các, đền
Ngọc Sơn, chùa Dâu,...
+ Giỗ tết, tế lễ: thờ cúng mọi vật được coi là
biểu tượng của vị thần hay nhân thần nào đó.
+ Tết nguyên đán: giao thừa và lễ trừ tịch, lễ
cúng thổ công, 1 số lễ hội như hái lộc, xông
nhà,...
+ Tết thanh minh: có tục đi viếng mộ gia tiên và
làm lễ cúng gia tiên sau cuộc tảo mộ
- Văn hoá dân gian:
+ Vùng châu thổ Bắc Bộ có một kho tàng di sản văn hoá phi vật thể đa dạng và
phong phú: là nguồn ca dao, huyền thoại, truyện cổ tích,...
- Sân khấu dân gian:
+ Nghệ thuật sân khấu dân gian cũng khá đa dạng và mang sắc thái vùng đậm nét:
chèo, hát chầu văn, hát quan họ, múa rối,...
- Tín ngưỡng:
+ Tín ngưỡng thờ tổ tiên: Gia đình nào dù nghèo hay giàu cũng đều có bàn thờ tổ tiên và
hàng năm cúng giỗ cha mẹ, ông bà.
+ Tín ngưỡng thờ mẫu: Gắn bó với tín ngưỡng thờ mẫu là hệ thống các huyền thoại, truyện
thơ Nôm, hát chầu văn, lên đồng, múa bóng...
+ Tín ngưỡng thờ thành hoàng: tục thờ thành hoàng làng được xem là điều không
thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân vùng văn hoá Bắc Bộ.
+ Tín ngưỡng thờ cụ tổ nghề: Việc thờ các ông tổ nghề (dệt, gốm, đúc đồng...) là
nét nét đặc trưng trong văn hoá tín ngưỡng của cư dân vùng văn hoá Bắc Bộ.
- Nền văn hoá bác học:
+ Sự phát triển của giáo dục, truyền thống trọng người có chữ trở thành nhân tố tác động tạo
ra một tầng lớp trí thức ở Bắc Bộ bao gồm văn học chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ.
- Các lễ hội của vùng:
+ Trên mảnh đất thiêng này, ta có thể bắt gặp nhiều lễ hội truyền thống: Hội chùa Hương (Hà
Tây), hội Đền Hùng (Phú Thọ), hội Gióng (Hà Tây), hội Lim. (Bắc Ninh)...
 Vùng văn hóa Bắc Bộ là cội nguồn văn hóa Việt Nam, vùng đất
ấy mang trong mình một kho tàng giá trị văn hóa vô cùng to lớn của
đất nước, cả về vật chất lẫn tinh thần. Những giá trị to lớn ấy cần
được bão tồn và phát huy hơn nữa bởi thế hệ hôm nay và thế hệ mai
sau của đất nước để những giá trị và công sức ông cha để lại mãi
trường tồn và phát triển theo thời gian.

You might also like