You are on page 1of 11

NHỮNG NÉT ĐẶC ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA CỦA MỘT DÂN TỘC THIỂU

SỐ Ở VIỆT NAM (DÂN TỘC TÀY)


I. Văn hóa và nét đặc trưng văn hóa
 Khái niệm văn hóa: Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con
người sáng tạo ra trong lịch sử.
Như vậy, có thể thấy, văn hoá được coi là toàn bộ các khía cạnh của cuộc
sống xã hội như ngôn ngữ, tiếng nói, tôn giáo, tư tưởng, di tích lịch sử,
danh lam thắng cảnh… của dân tộc, đất nước.
 Đặc trưng văn hóa: là những nét riêng biệt nổi bật có ở dân tộc đó.

II. Giới thiệu về dân tộc Tày


 Nguồn gốc lịch sử: Dân tộc Tày là dân tộc thiểu số được biết tới sớm nhất
ở Việt Nam, họ được cho rằng đã di cư tới từ những hòn đảo ở đang
Nam Á vào 500 năm TCN. Họ định cư trong những thung lũng ở khu vực
Tây Bắc ở Sa Pa. Dân tộc Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có thể từ nửa
cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công Nguyên.
 Tên gọi khác: Thổ, Ngạn, Phén, Thu Lao
 Cư trú: ở Việt Nam dân tộc Tày cư trú tại các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào
Cai, Thái Nguyên…

III. Đời sống cộng đồng và cách sống


Tìm hiểu những phong tục tập quán các dân tộc, chúng ta đều thấy rõ một điều
rằng, từ xa xưa đồng bào các dân tộc đã có những nếp sống văn hóa rất đẹp,
nếu mang đối chiếu với cuộc sống hiện đại ngày nay, soi vào ta vẫn thấy rất
đúng, cần phải học hỏi. Phong tục tập quán trong đời sống sinh hoạt thường
ngày của người Tày cũng vậy.
Phong phú trong cách đặt tên thôn bản
 Trong sinh hoạt đời thường, ngôn ngữ của người Tày rất giàu và đẹp,
điều đó đã khiến cho lời ăn tiếng nói của người Tày trở nên hết sức
phong phú, uyển chuyển, tinh tế và khái quát.
 Cũng giống như mọi làng quê khác ở nước ta, mỗi thôn bản của người
Tày đều có một tên gọi riêng, mang ý nghĩa khác nhau. Ví dụ, cách đặt
tên thôn theo đặc điểm địa hình như: Thôn Cốc Lùng (thôn có cây đa to),
thôn Pác Bó (nơi có nguồn nước), thôn Phia Lộng (đá thủng)…
 Ngày nay, với sự giao lưu và đổi mới, nhiều tên thôn bản của người Tày
còn được đặt theo tên của các anh hùng dân tộc, các liệt sỹ địa phương
hay những mục đích cao cả mà con người hướng tới như: Thôn Thịnh
Vượng, Xuân Tân, Tân Lập...
 Cách đặt tên thôn, bản của người Tày đã thể hiện lòng yêu quê hương
đất nước, sự gắn bó cộng đồng và cao hơn nữa là văn hóa địa danh.

 Tinh tế trong ứng xử quan hệ vợ chồng


 Về cách ứng xử trong quan hệ vợ chồng của người Tày cũng có
những điểm rất hay. Họ lấy ngay những công việc cụ thể để biểu hiện
sự tôn trọng, quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Ví như: "Chồng chữa sàn thì
vợ đưa rìu, chồng sửa gác thì vợ đưa lạt, chồng ra khỏi bản đi đường xa
thì vợ mổ gà, gói xôi”.
 Nét văn hóa nổi bật hơn cả là vợ chồng người Tày luôn lấy tình thương
yêu vợ chồng làm trọng. Một phương châm xử thế tốt đẹp nhất mà khi
con gái, con trai đến tuổi dựng vợ, gả chồng đều được bố mẹ răn dạy
là: "Vợ chồng tủi sầu không chia, cùng khốn không lìa”; rồi: “Vợ chồng
đồng lòng, tát nước bể có ngày cũng cạn”.
 Tình nghĩa vợ chồng là trên hết, không màng giàu sang: “Thương nhau
không cần có ruộng to trước cửa, lấy được nhau vượt ngàn đào củ mài
mà ăn”. Hay, một cách ứng xử đẹp nữa mà nó thể hiện rất sâu sắc tình
cảm vợ chồng dành cho nhau như: "Thương chồng năng dệt cửi, yêu con
chăm vá may, mến vợ việc ruộng nương không biếng nhác”. Còn có
những lúc “xô bát, xô đũa” thì: “Vợ la chồng lắng, chồng mắng vợ im”.
IV. Ngôn ngữ và chữ viết
 Tiếng Tày là tiếng nói của người Tày, một ngôn ngữ thuộc ngữ chi
Thái trong hệ ngôn ngữ Tai-Kadai. Tiếng Tày có quan hệ gần gũi với tiếng
Nùng, tiếng Tráng ở mức trao đổi trực tiếp được, và giao tiếp được với
người nói tiếng Lào, tiếng Thái.
 Trước đây tiếng Tày sử dụng chữ viết là chữ Nôm-Tày, dạng chữ này hiện
giờ không còn được sử dụng và chỉ một số ít người còn biết viết loại chữ
này
 Ngày nay tại Việt Nam chữ quốc ngữ (chữ Latinh) được sử dụng viết
tiếng Tày, và vấn đề phát âm của tiếng Tày theo chữ quốc ngữ không có
sai là bao nhiêu. Ngày nay người Tày di cư vào Tây Nguyên, nhiều phần
phát âm theo người Việt vẫn bị pha trộn ít nhiều.
 Chữ Nôm Tày là chữ viết của người Tày - dân tộc sinh sống chủ yếu ở
miền bắc Việt Nam.
 Chữ Nôm Tày được xây dựng trên cơ sở các nét, các bộ thủ và các chữ
Hán nguyên bản theo ba yếu tố hình – âm – nghĩa, trong đó về ngữ âm là
sử dụng âm Hán – Việt, cùng với việc vay mượn chữ Nôm Việt.
 Năm 2014, chữ Nôm Tày tại tỉnh Bắc Kạn đã được công nhận là di sản
văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của Việt Nam.

V. Nghi lễ, Tín ngưỡng và Truyền thống Tôn thờ


Nghi lễ
 Nghi lễ dân tộc Tày là những hoạt động văn hóa truyền thống mang tính
chất tâm linh của người Tày, một trong những dân tộc thiểu số ở miền
núi phía Bắc Việt Nam. Một số nghi lễ tiêu biểu của người Tày là:
 Lễ cầu an: Là một nghi lễ cầu thần linh ban cho sức khỏe tốt và mùa
màng bội thu. Những câu chuyện và những lời răn dạy đạo đức cũng
được truyền dạy trong lễ này. Lễ cầu an được tổ chức hàng năm vào mùa
xuân.
 Lễ làm Bụt: Là một nghi lễ gắn với chu kỳ vòng đời của người Tày, Nùng.
Để thực hiện các nghi thức này, người Tày, Nùng mời những người hành
nghề Bụt, Then, Dàng, Mo, Tào… đến nhà hành lễ. Nghi lễ làm Bụt có
nhiều hình thức khác nhau tùy theo mục đích và ý nghĩa của từng gia
đình. Một số hình thức phổ biến là:
 Làm Bụt cho trẻ em: Là một nghi lễ để bảo vệ sức khỏe và may mắn cho
trẻ em. Nghi lễ này thường được tổ chức vào ngày thứ ba hoặc thứ bảy
sau khi trẻ sinh ra.
 Làm Bụt cho người lớn: Là một nghi lễ để cầu mong sự an lành và phúc
lộc cho người lớn. Nghi lễ này thường được tổ chức vào các dịp quan
trọng như sinh nhật, mừng thọ, khai trương, xây nhà…
 Làm Bụt cho người chết: Là một nghi lễ để tiễn đưa linh hồn của người
chết về cõi âm. Nghi lễ này thường được tổ chức vào ngày tang lễ hoặc
giỗ.
Về Tín ngưỡng và truyền thống tôn thờ
 Người Tày có tín ngưỡng Đa Thần, thờ cúng và tin vào các thế lực siêu
nhiên có tác động đến đời sống của con người
 Người Tày quan trọng nhất là tục thờ cúng tổ tiên, thổ công, thổ địa và
các vị thần bảo trợ. Họ xây dựng các miếu thờ ở những nơi có ý nghĩa
thiêng liêng như đỉnh núi, bờ sông, gốc cây, bãi đá…
 Người Tày có nhiều nghi lễ liên quan đến các dịp quan trọng trong đời
sống như sinh, lão, bệnh, tử; cầu an giải hạn; mừng thọ; khai trương; xây
nhà. Họ mời những người hành nghề Then, Bụt, Dàng, Mo, Tào… đến
nhà hành lễ để cầu mong sự an lành, phúc lộc, sức khỏe và bình an cho
gia đình và cộng đồng.
 Một trong những tín ngưỡng đặc sắc của người Tày là tín ngưỡng Then,
một hình thức cúng bái kết hợp giữa Đạo giáo và Vật linh. Người Tày tin
rằng Then là một vị thần cao cả, có quyền lực điều khiển vận mệnh của
con người và thiên nhiên. Người Tày sử dụng các công cụ như đàn tính,
sách Then, quạt Then, chuông Then để thực hiện các nghi thức cúng bái.
Người Tày cũng biểu diễn các bài hát Then, là những bài ca truyền miệng
kể về các câu chuyện thần thoại, lịch sử, đạo đức và văn hóa của người
Tày. Tín ngưỡng Then của người Tày đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch (Việt Nam) cấp bằng công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc
gia vào năm 2012.

VI. Lễ hội và trang phục truyền thống


Lễ hội của người Tày
 Lễ hội Lồng Tồng
o Lễ hội Lồng tồng cũng thường gọi là Lễ hội xuống đồng, là một lễ
hội của dân tộc Người Tày, Được xem là hoạt động tín ngưỡng cầu
trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu,
đời sống ấm no. Nơi tổ chức tại những ruộng tốt nhất, to nhất.
 Lễ hội tranh đầu pháo
o Lễ hội Tranh đầu pháo là lễ hội truyền thống độc đáo với màn
tranh pháo hoa đầu xuân của các xã tại thị trấn Quảng Uyên. Lâu
dần theo thời gian lễ hội đã trở thành một phần không thể thiếu
trong đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Tày nơi đây.
o Lễ hội Tranh đầu pháo cũng là biểu tượng của dòng chảy văn hóa
truyền thống và có ý nghĩa mong một năm mới phát tài, may mắn,
phát lộc.
 Lễ hội Cầu Trăng
o Lễ hội Cầu Trăng Hà Giang là lễ hội truyền thống của người dân tộc
Tày ở tỉnh miền núi Hà Giang, lễ hội với những làn điệu dân ca, trò
chơi dân gian và những món ăn truyền thống của người Tày
 Lễ hội nàng hai
o Lễ hội Nàng Hai của đồng bào Tày ở Cao Bằng được bắt đầu vào
tháng Giêng và kéo dài đến trung tuần tháng Ba. Theo tín ngưỡng
dân gian dân tộc Tày, trên cung trăng có Mẹ Trăng và mười hai
nàng tiên, là các con gái của Mẹ. Mẹ cùng các nàng hằng năm
chăm lo bảo vệ mùa màng cho dân chúng ở trần gian.
 Lễ hội rước đất rước nước
o Lễ hội rước Đất, rước Nước là một lễ hội của đồng bào dân
tộc Tày, để cầu xin Mẹ Đất, Mẹ Nước phù hộ cho đất luôn màu
mỡ, cầu cho nguồn nước không bao giờ cạn, giúp dân bản có cuộc
sống no đủ quanh năm.
 Trang phục truyền thống của người Tày
o Trang phục truyền thống từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa
cũng như nét đẹp bình dị và độc đáo của dân tộc Tày ở khắp các
miền đất.
o Cư dân người Tày vốn nổi tiếng với nghề dệt và thêu thổ cảm. Thổ
cầm giữ một vị trí đáng kể trong đời sống tinh thần và tình cảm
của dồng bào Tày. Cái độc đáo đáng quan tâm của trang phục Tày
là lối dùng màu chàm phổ biến.
Trang phục nam giới
Trang phục nam giới người Tày có quần chân què, đũng rộng, cạp
lá tọa, áo ngắn cũng may năm thân, cổ đứng. Nam cũng có áo dài
như cái áo ngắn kéo dài vạt xuống quá đầu gối. Ngoài ra, họ còn có
thêm áo 4 thân, đây là loại áo xẻ ngực, cổ tròn cao, không cầu vai,
xẻ tà, cài cúc vải và có hai túi nhỏ ở phía trước.
Trang phục nữ giới
Trang phục nữ giới gồm áo cánh, áo dài năm thân, quần váy, thắt
lưng, khăn đội đầu, hài vải. Phụ nữ Tày còn thắt lưng bằng những
tấm vải chàm hay đũi dài khoảng hai sải tay làm tăng thêm vẻ
duyên dáng nhất là với thanh nữ. Cũng như nam giới, phụ nữ Tày
thường mặc thêm chiếc áo trắng ở bên trong vào những ngày lễ
tết. Trước đây phụ nữ Tày mặc váy, nhưng gần đây phổ biến mặc
quần. Khăn phụ nữ Tày cũng là loại khăn vuông màu chàm khi đội
gập chéo giống kiểu mỏ quạ của người Kinh.

VII. Nghệ thuật (Âm nhạc, Nhạc cụ truyền thống, Kiến trúc, Thủ
công mỹ nghệ)
1. Âm nhạc:
Các thể loại dân ca nổi tiếng của người Tày:
 Hát Then: là thể loại âm nhạc đặc trưng của dân tộc Tày, gắn liền với tín
ngưỡng thờ cúng Trời, Phật, Mẫu của người Tày.
 Hát Sli: là thể loại âm nhạc trữ tình
 Hát Páo dung: là thể loại âm nhạc hùng tráng, thể hiện tinh thần yêu
nước.
 Hát khắp: là thể loại âm nhạc mang tính chất giao lưu, sinh hoạt cộng
đồng của người Tày.
 Múa then: là hình thức nghệ thuật tổng hợp, kết hợp giữa âm nhạc, vũ
đạo, trang phục, đạo cụ.
2. Nhạc cụ:
Bộ nhạc cụ chính như Đàn tính, Lúc lắc. Đàn tính là loại nhạc cụ có mặt trong
tất cả những sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Tày, như linh hồn trong
nghệ thuật dân ca dân vũ Tày. Bao đời nay đàn tính có vai trò như một phương
tiện giao tiếp mang đậm bản sắc.
 Đàn tính: là nhạc cụ truyền thống quan trọng nhất của người Tày.
 Sáo: là nhạc cụ hơi, có nhiều loại như sáo ôi, sáo nứa, sáo trúc, ...
 Nhị: là nhạc cụ dây, có hai dây.
 Tiêu: là nhạc cụ hơi, có một ống tre dài.
 Kèn: là nhạc cụ hơi, có nhiều loại như kèn lá, kèn bầu, kèn môi,...
 Trống: là nhạc cụ gõ, có nhiều loại như trống cơm, trống bản, trống
toong,...
3. Kiến trúc
 Từ thời xa xưa, người Tày đã có truyền thống sống ở các ngôi nhà sàn ở
các vùng núi, nhà sàn người tày giúp tránh thú dữ, rắn rết. Bên cạnh đó
các khu vực sống của người tày cũng khá ẩm thấp và lạnh nên việc sống
trong nhà sàn sẽ giúp khô thoáng và sạch sẽ hơn.
 Nhà sàn của người Tày có cấu trúc không quá phức tạp, trung bình mỗi
ngôi nhà sàn sẽ có 5 gian dọc và 5 gian ngang. Một số ngôi nhà to hơn sẽ
có từ 6 - 7 gian dọc ngang.
 Vì khá cao ráo nên nhà sàn của người Tày khá mát mẻ, mưa không bị ẩm
thấp, tránh được giá lạnh vào mùa đông.
 Để xây dựng nên những ngôi nhà sàn chắc chắn, các loại vật liệu như gỗ
sẽ được chặt từ các loại cây to, lâu năm, có khả năng chống mối mọt. Khi
các loại cây này được đưa về nhà thì họ sẽ ngâm cây dưới nước và bùn
trong thời gian từ 3-6 tháng.
 Bên cạnh đó, các loại vật liệu như tranh, nứa cũng được sử dụng để làm
nhà sàn người Tày. Phần vách hay cửa mặt tiền thường sẽ được khắc các
hoa văn đặc trưng hoặc đan cải các nan tự nhiên tạo nên một kiến trúc
cực kỳ đẹp mắt.
 Hiện nay, Nhà sàn người Tày được xem là một trong những nét dẹp kiến
trúc thể hiện rõ nét bản sắc văn hóa của dân tộc Tày, là biểu hiện cho sự
hòa hợp với thiên nhiên cũng như thể hiện về chiều sâu văn hóa của dân
tộc Việt Nam nói chung.
4. Thủ công mỹ nghệ
 Dệt vải
o Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, đến nay nghề dệt thủ công truyền
thống của người Tày vẫn đang được duy trì và phát triển. Trong các
bản làng của người Tày, những sản phẩm dệt thủ công truyền thống
vẫn hiện hữu, đặc biệt trong các nghi lễ quan trọng như đám cưới, lễ
đầy tháng, đám tang...
o Từ những dụng cụ thô sơ, tự tạo, thông qua các thao tác thủ công
cùng bàn tay khéo léo, sự chăm chỉ của người phụ nữ đã tạo ra những
sản phẩm dệt màu sắc đẹp mắt, hoa văn phong phú, đa dạng, độc
đáo, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, phản ánh phần nào lịch sử phát
triển của tộc người Tày. Trước đây, nguyên liệu tạo nên màu sắc trên
sản phẩm dệt được lấy từ thiên nhiên.
o Người Tày có 2 kiểu dệt, dệt trơn và dệt có hoa văn (dệt thổ cẩm).
Hoa văn trên mỗi tấm vải dệt của người Tày bắt nguồn từ cuộc sống
lao động, gắn bó trong cuộc sống hàng ngày như: Hoa văn hình lá mía
dùng làm rèm cửa, tã trẻ em; hoa văn hồ tiêu dùng khi làm khăn
quàng; các loại hoa văn dùng khi làm mặt địu, mặt chăn...
 Đan lát
o Đan lát từ cây tre là nghề truyền thống lâu đời của đồng bào dân tộc
Tày, bằng đôi tay khéo léo của mình, họ biến thanh tre rừng thành
những vật dụng chắc chắn, phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày.
o Trong các sản phẩm đan lát của người dân tộc Tày thì thạ và dậu là 2
sản phẩm đặc trưng nhất. Thạ và dậu là đồ đựng bằng tre nứa đan
dày, lòng sâu, có hai quai để xỏ đòn gánh. Thường thì người dân sử
dụng để đựng ngô, lạc, thóc…. Trong gia đình của người Tày đây
không chỉ là việc của phụ nữ, đàn ông cũng có thể tạo ra những sản
phẩm như: Thạ, dậu, giỏ đựng đồ, nôi, lồng gà… rất tinh xảo và chắc
chắn. Các sản phẩm đan lát của người thể hiện tính thẩm mỹ, bàn tay
khéo léo của người đan.

VIII. Ẩm thực
 Cuộc sống của người Tày thường gắn bó với thiên nhiên, do đó, nguồn
lương thực, thực phẩm chính của người Tày là những sản phẩm thu
được từ hoạt động sản xuất ở vùng có rừng, sông, suối, đồi núi bao
quanh.
 Thường ngày, người Tày ăn hai bữa: bữa trưa và bữa tối.
 Cơm: cơm lam, cơm độn ngô hoặc cơm khô, cơm độn sắn khoai...
 Xôi: một số loại xôi đặc trưng như: xôi màu, xôi rau ngót rừng, xôi trứng
kiến...
 Trong bữa cơm của người Tày còn có những món ăn: Cá nướng và cá sấy,
Mắm cá và cá chua, Thịt lợn tái, Thịt gà giò nấu canh gừng, nghệ, Canh
xinh thang, Thịt trâu gác bếp, Món khau nhục, ...
 Trong những dịp lễ người Tày có các món bánh truyền thống như: Bánh
trưng, bánh dày, bánh trôi, bánh gio, đặc biệt có món pẻng khô, pẻng
khoai.
 Các món ăn từ rau rừng ngoài giá trị ẩm thực còn có giá trị chữa bệnh rất
tốt. Có thể kể đến hàng chục loại rau rừng thường xuyên được dùng
trong các bữa ăn của người Tày - Nùng: rau dạ hiến hay còn gọi là rau bò
khai, rêu đá, rau chuối rừng, hoa ban…
 Thường ngày, người Tày uống nước đun sôi với lá hoặc vỏ cây rừng.
Nhưng khi đi rừng, lên nương, người dân thường uống nước khe, nước
suối. Rượu cũng là đồ uống phổ biến của người Tày, được nấu bằng gạo,
sắn, ngô, mật mía, trong đó nổi tiếng là rượu men lá.

IX. Nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa ( và phương hướng giải quyết
khó khăn)
Nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa của dân tộc Tày (cũng như các dân tộc khác
nói chung)
 Toàn cầu hóa và hiện đại hóa:
o Ảnh hưởng ngôn ngữ và ngữ cảnh văn hóa: Điều này có thể gây ra
sự mất dần của ngôn ngữ và ngữ cảnh văn hóa truyền thống của
các dân tộc thiểu số.
o Thay đổi trong phong cách sống và trang phục
o Thay đổi trong giá trị và tôn giáo: Toàn cầu hóa có thể gây ra sự
mất đi của giá trị và tôn giáo truyền thống của các dân tộc thiểu
số.
o Sự xuất hiện của phương tiện truyền thông đại chúng: có thể làm
thay đổi cách mà các dân tộc thiểu số tiếp cận thông tin, thúc đẩy
sự đồng nhất hóa và tiêu chuẩn hóa trong nền văn hóa toàn cầu.
 Mất môi trường tự nhiên:
o Mất mất nguồn tài nguyên truyền thống: môi trường bị đe dọa
hoặc phá hủy bởi lũ lụt, sự khô hanh, và biến đổi khí hậu,…
o Mất mất nơi ở truyền thống: Sự biến đổi môi trường, bao gồm
việc phá rừng, xây dựng hệ thống thủy lợi, và mất đất đai.
o Sức kháng cự kém trước biến đổi khí hậu: Họ thường không có tài
nguyên và kiến thức để thích nghi với biến đổi khí hậu.
 Lây nhiễm bệnh và y tế nguy hiểm:
o Sự khó tiếp cận đến y tế: Không đủ điều kiện để tiếp cận dịch vụ y
tế, y tế còn lạc hậu,….
o Biến đổi khí hậu và bệnh truyền nhiễm
 Thất bại truyền thống gia đình: Sự thay đổi cách thức gia đình tổ chức và
hoạt động có thể gây ra mất mát truyền thống gia đình từ xưa của người
Tày.
phương hướng giải quyết khó khăn
 Toàn cầu hóa cũng có thể mang lại cơ hội để tiếp cận kiến thức, kỹ năng
và tài nguyên mới vì vậy cần có sự chỉ dẫn cụ thể để có thể duy trì và
quảng bá văn hóa đặc trưng.
 Thực hiện các biện pháp khai thác hợp lý, phát triển bền vững tài nguyên
và bảo vệ môi trường như: trồng rừng phủ xanh đồi trọc, tuyên truyền
vận động về vấn đề bảo vệ môi trường và cách ứng phó với biến đổi khí
hậu,…
 Cải thiện các phương pháp tiếp cận đến dịch vụ y tế, tăng cường giáo
dục về sức khỏe.

X. Kết luận
Văn hóa là một phần không thể thiếu của đời sống con người. Mỗi dân tộc đều
có một nền văn hóa riêng, thể hiện bản sắc của dân tộc đó. Văn hóa dân tộc
thiểu số Tày cũng vậy, với những nét đặc sắc riêng, góp phần làm nên sự đa
dạng và phong phú của văn hóa Việt Nam.
Việc hiểu văn hóa của dân tộc thiểu số Tày có tầm quan trọng to lớn, thể hiện
ở những điểm sau:
 Giúp chúng ta hiểu hơn về lịch sử, truyền thống, phong tục tập quán của
dân tộc Tày. Từ đó, chúng ta sẽ có cái nhìn khách quan và toàn diện hơn
về dân tộc này, tránh những định kiến và hiểu lầm không đáng có.
 Góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Tày. Khi hiểu
biết về văn hóa của dân tộc Tày, chúng ta sẽ có ý thức trân trọng và gìn
giữ những giá trị đó, tránh để chúng bị mai một và thất truyền.
 Thúc đẩy sự giao lưu, hội nhập giữa các dân tộc trong nước và quốc
tế. Khi hiểu biết về văn hóa của dân tộc Tày, chúng ta sẽ có cơ hội giao
lưu, tiếp xúc với các dân tộc khác, từ đó góp phần tăng cường sự hiểu
biết và gắn bó giữa các dân tộc.
Văn hóa dân tộc thiểu số Tày có những đóng góp to lớn đối với đất nước, thể
hiện ở những điểm sau:
 Phát triển du lịch. Văn hóa dân tộc thiểu số Tày là một trong những yếu
tố thu hút khách du lịch đến với các địa phương có đông đồng bào Tày
sinh sống. Các lễ hội, phong tục tập quán, nghệ thuật dân gian của dân
tộc Tày đã trở thành những sản phẩm du lịch đặc sắc, góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.
 Phát triển kinh tế. Một số sản phẩm văn hóa của dân tộc Tày, như trang
phục, nhạc cụ, ẩm thực,... đã được đưa vào sản xuất hàng hóa, góp phần
phát triển kinh tế của các địa phương.
 Góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc. Văn hóa dân tộc thiểu số Tày là một phần quan trọng của nền văn
hóa Việt Nam. Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Tày
góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc.
 Vì vậy, việc hiểu văn hóa của dân tộc thiểu số Tày là một việc làm cần thiết
và có ý nghĩa quan trọng. Chúng ta cần có những giải pháp cụ thể để bảo tồn
và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Tày, góp phần xây dựng đất nước Việt
Nam ngày càng giàu đẹp và văn minh.

You might also like