You are on page 1of 3

NHÓM NGÔN NGỮ NAM ĐẢO

Nhóm ngôn ngữ Nam Đảo gồm có 5 tộc người: Ê Đê, Gia Rai, Ra Glai, Chăm và Chu Ru.
Đồng bào cư trú rải rác ở vùng đất Tây Nguyên và ven biển miền Trung thuộc các tỉnh Đắc
Lắc, Gia Lai, Kon Tum, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận, Ninh Thuận…Dù canh tác nương
rẫy hay ruộng nước, cư dân Nam Đảo đều sử dụng cày, bừa làm đất.
Văn hóa Nam Đảo mang đậm nét mẫu hệ. Họ cư trú thành làng từ vài chục đến hàng trăm
nóc nhà. Nhà ở hầu hết các tộc người trong nhóm đều mang dấu ấn của chế độ mẫu hệ. Hầu
hết các tộc người nhóm Nam Đảo có tục trao vòng cầu hôn. Trao vòng cầu hôn được thực
hiện trong nghi lễ hỏi chồng. Sau lễ trao vòng, nhà trai cũng trao cho bên nhà gái chiếc vòng
để làm tin cho việc đính ước. Sau đó, nhà trai tổ chức bữa cơm rượu mời gia đình nhà gái.
Tượng nhà mồ và lễ bỏ mả là một lễ hội lớn nhất và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống
tinh thần của nhóm ngôn ngữ Nam đảo sinh tụ ở vùng Tây Nguyên.
Cũng nằm trong nhóm ngôn ngữ Nam đảo, tộc người Chăm phát triển nghề gốm với kỹ
thuật tạo hình sản phẩm gốm hoàn toàn bằng tay. Các tháp Chăm là một dạng kiến trúc tôn
giáo mang bản sắc rất riêng. Linga và Youni là vật thiêng của văn hoá Chăm Pa và cũng là
vật tượng trưng cho năng lượng sinh sản.

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TỘC NGƯỜI CHĂM


1.1. Dân số và địa bàn cư trú
Điều tra dân số và nhà ở 2019, người Chăm có 178.948
Phân bố ở các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, tp Hồ Chí Minh, An Giang
Có các tên gọi khác là Chàm, Chăm Pa, Người Chiêm Thành, Chăm Hroi
1.2. Lịch sử tộc người Chăm
Dân tộc Chăm vốn sinh tụ ở duyên hải miền Trung Việt Nam từ rất lâu đời, đã từng kiến tạo
nên một nền văn hóa rực rỡ với ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá ấn Ðộ. Ngay từ những thế kỷ
thứ XVII, người Chăm đã từng xây dựng nên vương quốc Chăm pa có nền văn hóa phát triển,
và là hậu duệ của các cư dân nền văn hóa Sa Huỳnh thời kỳ đồ sắt. Hiện tại cư dân gồm có
hai bộ phận chính: Bộ phận cư trú ở Ninh Thuận và Bình Thuận chủ yếu theo đạo Bà la môn
(một bộ phận nhỏ người Chăm ở đây theo đạo Islam truyền thống gọi là người Chăm Bà ni).
Bộ phận cư trú ở một số địa phương thuộc các tỉnh Châu Ðốc,Tây Ninh, An Giang, Ðồng Nai
và thành phố Hồ Chí Minh theo đạo Islam (Hồi giáo) mới.

II.CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN VĂN HÓA VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN TỘC
NGƯỜI CHĂM
1. VĂN HOÁ ĐỜI SỐNG
1.1. Ẩm thực
Người Chăm ăn cơm, gạo được nấu trong những nồi đất nung lớn, nhỏ. Thức ăn gồm cá,
thịt, rau củ, do săn bắt, hái lượm và chăn nuôi, trồng trọt đem lại. Thức uống có rượu cần và
rượu gạo. Tục ăn trầu cau rất phổ biến trong sinh hoạt và trong các lễ nghi phong tục cổ
truyền.

Quy định của tôn giáo tạo nên sự khác biệt trong ẩm thực giữa các nhóm Chăm, người
Chăm Bà-ni và Hồi giáo không ăn thịt lợn vì coi như là con vật hạ tiện, dơ bẩn theo quan
niệm giáo lý của họ.

Người Chăm Bà La Môn thì không ăn thịt bò vì nó là hiện thân của thần Nandin, là con vật
di chuyển của Vishnu và Uma

Người Chăm Ninh Bình Thuận ăn thành mâm và dùng đũa ăn như người Kinh, người Chăm
Hồi giáo Nam Bộ lại ăn bằng đĩa và dùng thìa, khẩu phần ăn dành cho mỗi người
1.2. Trang phục
Trồng bông dệt vải, dệt tơ lụa là nghề truyền thống của người Chăm, thuốc nhuộm hầu hết
lấy từ các lá cây trong tự nhiên để tạo ra màu sắc. Các mô típ hoa văn phong phú thể hiện đời
sống tự nhiên và hoạt động của con người.
Trang phục phong phú phức tạp và cầu kì: trang phục thường ngày, trang phục lễ hội, trang
phục dành cho tăng lữ, giáo sỹ, trang phục dành cho bà bóng, các dòng họ, cho nghi thức
múa…
Nam nữ đều quấn váy tấm. Ðàn ông mặc áo cánh ngắn xẻ ngực cài khuy. Ðàn bà mặc áo dài
chui đầu. Màu chủ đạo trên y phục là màu trắng của vải sợi bông. Ngày nay, trong sinh hoạt
hằng ngày, người Chăm ăn mặc như người Việt ở miền Trung, chỉ có chiếc áo dài chui đầu là
còn thấy xuất hiện trong giới nữ cao niên.
1.3. Nhà ở
cũng chịu ảnh hưởng của tôn giáo ( Bà la môn, Bà ni và Hồi giáo)
- Nhà Chăm Tây Nam bộ thường cặp theo mép nước, nửa trên lộ, nửa dưới bến, nhiều nơi
neo thuyền vào tận cửa. Vì ở vùng lũ, một năm có đến 6 tháng nên nhà thường làm cột dài 3 -
4 met cột rất chắc chắn để đứng vững trong nước.
- Người Chăm cư trú tại Ninh Thuận, Bình Thuận, ở nhà đất (nhà trệt). Mỗi gia đình có
những ngôi nhà được xây cất gần nhau theo một trật tự gồm: nhà khách, nhà của cha mẹ và
các con nhỏ tuổi, nhà của các cô gái đã lập gia đình, nhà bếp và nhà tục trong đó có kho thóc,
buồng tân hôn và là chỗ ở của vợ chồng cô gái út.
2. Văn hóa tinh thần của người Chăm
2.1. Lễ hội Katê của người Chăm theo Bà La Môn ở Ninh Thuận
+ Tổ chức vào tháng 7 lịch Chăm (11-12 dương lịch), được coi là lễ hội lớn nhất của người
Chăm
+ Trong quan niệm tín ngưỡng của người Chăm thì nghi thức đầu tiên trong Lễ hội là cầu
cúng trời đất, rồi đến thần linh, sau đó mới cúng tổ tiên ông bà. Nghi lễ Ka Tê thể hiện cấu
trúc lưỡng hợp âm dương, sự đối lập trong mối liên kết nam thần và nữ thần, trời và đất, cha
và mẹ, vùng cao và vùng thấp... Không gian lễ hội Ka Tê khá rộng lớn từ các đền tháp
(Kalan), đến các làng (Palei) và gia đình (Ngawôm) với nhiều lễ thức truyền thống phong phú
đa dạng vẫn được người Chăm lưu giữ.
2.2. Phong tục - Lễ thức
Nhà mới: Người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận khi dựng nhà mới phải thực hiện một số
nghi lễ cúng thần như: cúng Thổ thần để đốn gỗ tại rừng. Khi gỗ vận chuyển về làng phải làm
lễ đón cây. Lễ phạt mộc được tổ chức để khởi công cho việc xây cất ngôi nhà.
Cưới xin: Phụ nữ chủ động trong quan hệ luyến ái. Hôn nhân cư trú phía nhà vợ, con sinh ra
đều theo họ mẹ. Sính lễ do nhà gái lo liệu. Gia đình một vợ một chồng là nguyên tắc trong
hôn nhân.

Ma chay: Người Chăm có hai hình thức đưa người chết về thế giới bên kia là thổ táng và
hoả táng. Nhóm cư dân theo đạo Bà la môn thường hoả táng theo giáo luật, còn các nhóm cư
dân khác thì thổ táng. Những người trong cùng một dòng họ thì được chôn cất cùng một nơi
theo huyết hệ mẹ.

Lễ tết: Người ta thực hiện nhiều nghi lễ nông nghiệp trong một chu kỳ năm như: lễ khai
mương đắp đập, lễ hạ điền, lễ mừng lúa con, lễ mừng lúa ra đòng. Nhưng lễ lớn nhất vẫn là lễ
Bon katê được tổ chức linh đình tại các đền tháp vào giữa tháng mười âm lịch.

Lịch: Người Chăm có nông lịch cổ truyền tính theo lịch âm.

Học: Dân tộc Chăm có chữ từ rất sớm. Hiện tồn tại nhiều bia ký, kinh bằng chữ Chăm. Chữ
Chăm được sáng tạo dựa vào hệ thống văn tự Sanskrit, nhưng việc sử dụng chữ này còn rất
hạn hẹp trong tầng lớp tăng lữ và quý tộc xưa. Việc học hành, truyền nghề, vẫn chủ yếu là
truyền khẩu và bắt chước, làm theo.

Văn nghệ: Nhạc cụ Chăm nổi bật có trống mặt da Paranưng, trống vỗ, kèn saranai. Nền dân
ca - nhạc cổ Chăm đã để lại nhiều ảnh hưởng đến dân ca - nhạc cổ của người Việt ở miền
Trung như trống cơm, nhạc nam ai, ca hò Huế... Dân vũ Chăm được thấy trong các ngày hội
Bon katê diễn ra tại các đền tháp.

Chơi: Trẻ em thích đánh cù & thả diều, đánh trận giả, thi cướp cờ, chơi trò bịt mắt bắt dê…

2.3. Ngoài ra

Hoạt động sản xuất: Người Chăm có truyền thống nông nghiệp ruộng nước, giỏi làm thuỷ
lợi và làm vườn trồng cây ăn trái. Bên cạnh việc làm ruộng nước vẫn tồn tại loại hình ruộng
khô một vụ trên sườn núi. Bộ phận người Chăm ở Nam Bộ lại sinh sống chủ yếu bằng nghề
chài lưới, dệt thủ công và buôn bán nhỏ, nghề nông chỉ là thứ yếu.Nghề thủ công phát triển ở
vùng Chăm nổi tiếng là dệt lụa tơ tằm và nghề gốm nặn tay, nung trên các lò lộ thiên. Việc
buôn bán với các dân tộc láng giềng đã xuất hiện từ xưa. Vùng duyên hải miền Trung đã từng
là nơi hoạt động của những đội hải thuyền nổi tiếng trong lịch sử.

Phương tiện vận chuyển: Chủ yếu và thường xuyên vẫn là cái gùi cõng trên lưng. Cư dân
Chăm cũng là những người thợ đóng thuyền có kỹ thuật cao để hoạt động trên sông và biển.
Họ làm ra những chiếc xe bò kéo, trâu kéo có trọng tải khá lớn để vận chuyển trên bộ.

Quan hệ xã hội: Gia đình người Chăm mang truyền thống mẫu hệ, mặc dù xã hội Chăm
trước đây là xã hội đẳng cấp, phong kiến. Ở những vùng theo Hồi giáo Islam, tuy gia đình đã
chuyển sang phụ hệ, vai trò nam giới được đề cao, nhưng những tập quán mẫu hệ vẫn tồn tại
khá đậm nét trong quan hệ gia đình, dòng họ với việc thờ cúng tổ tiên. Cư dân Chăm vốn
được phân thành hai thị tộc: Cau và Dừa như hai hệ dòng Niee và Mlô ở dân tộc Ê đê. Về sau
thị tộc Cau biến thành tầng lớp của những người bình dân, trong khi thị tộc Dừa trở thành
tầng lớp của quý tộc và tăng lữ. Dưới thị tộc là các dòng họ theo huyết hệ mẹ, đứng đầu là
một người đàn bà thuộc dòng con út. Mỗi dòng họ lại có nhiều chi họ. Xã hội cổ truyền
Chăm được phân thành các đẳng cấp như xã hội ấn Ðộ cổ đại. Họ có những vùng cư trú riêng
và có những ngăn cách rõ rệt: không được thiết lập quan hệ hôn nhân, không sống cùng một
xóm, không ăn cùng một mâm...

You might also like