You are on page 1of 5

1. A.

Năm 1919
-> Vì Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam và truyền bá thêm tôn giáo khác.
Mặt khác vì Nho giáo còn nhiều hạn chế không thể khắc phục nên dần mất
chỗ đứng vì chính trị và trong xã hội. Từ đó Nho giáo dần tàn lụi và chấm
dứt hoàn toàn 800 năm nền giáo dục Nho học
2. A. Vùng văn hóa Tây Bắc
-> Múa xòe là di sản văn hóa của người Thái có sức sống bền vững trong
nhân dân. Người Thái quan niệm “Không xòe không tốt lúc, không xòe thóc
cạn bồ”
3. A. Vùng văn hóa Tây Bắc
-> Đồng bào ở thung lũng Thái Tây Bắc đã xây dựng hệ thống tưới tiêu,
được gói gọn trong 4 từ văn vần: " Mương – Phai – Lái – Lịn", lợi dụng độ
dốc của dòng chảy dốc, đồng bào lấy đá ngăn suối làm nước dâng cao, đó là
cái "phai". Phía trên "phai" xẻ một đường chảy lên dẫn vào cánh đồng, đó
là "mương". Từ "mương" xẻ những rãnh chảy vào ruộng, đó là "lái". Còn
"lịn" là cách lấy nước từ nguồn trên núi cao, dẫn về ruộng, về nhà, bằng các
cây tre đục rừng đục mấu, nối tiếp nhau, có khi dài hàng cây số. Do chủ
động tưới tiêu nên người Thái nuôi cá ngay trong mực nước của ruộng lúa.
Gặt lúa xong là tháo nước bắt cá.
4. Triết lý sống quân bình
-> Chính nhờ có lối tư duy âm dương từ trong máu thịt mà người Việt Nam
có được triết lí sống quân bình: Trong cuộc sống gắng không làm mất lòng
ai; trong việc ăn ở, gắng giữ sự hài hòa âm dương trong cơ thể và hài hòa
với môi trường thiên nhiên…
5. C. Hành Thổ
-> Trong khoa học phong thủy, Thổ là ngũ hành tượng trưng của đất, là nơi
ươm mầm và nuôi dưỡng sự sống của vạn vật.
6. C. Âm dương lịch
-> Việt Nam sử dụng loại “âm lịch” hay còn gọi là “nông lịch”. Thực ra là âm
dương lịch chứ không hoàn toàn là “âm lịch”
7. B. Tam tiêu
8. B. Hạ chí
-> Ngày Hạ chí thì Mặt trời nằm cao nhất về hướng Bắc, ngày Đông chí thì
Mặt trời nằm cao nhất về hướng Nam. Đây là ngày mà toàn bộ Bắc bán cầu
sẽ nghiêng về phía Mặt trời nên thời tiết được cho là nóng nhất trong năm
9. B. Thói gia trưởng, tôn ti
-> cơ sở của tính tự trị – là óc gia trưởng – tôn ti: Tính tôn ti, sản phẩm của
nguyên tắc tổ chức nông thôn theo huyết thống, tự thân nó không
phải là xấu, nhưng khi nó gắn liền với óc gia trưởng, tạo nên tâm lí quyền
huynh thế phụ, áp đặt ý muốn của mình cho người khác.
10. D. Duy trì sự ổn định của làng xã
-> Nó nhằm hạn chế việc người nông dân bỏ làng đi ra ngoài, cũng như hạn
chế không cho người ngoài vào sống ở làng.
11. A. Lũy tre
-> Biểu tượng truyền thống của tính tự trị là LUỸ TRE. Rặng tre bao kín
quanh làng, trở thành một thứ thành luỹ kiên cố bất khả xâm phạm: đốt
không cháy, trèo không được, đào đường hầm thì vướng rễ thông qua. Luỹ
tre là một đặc điểm quan trọng làm cho làng xóm phương Nam khác hẳn ấp
lí Trung Hoa có thành quách đắp bằng đất bao bọc.
12. A. Phép vua thua lệ làng
-> Câu tục ngữ “Phép vua thua lệ làng” cũng đã muốn nói lên một điều đó
là dù có pháp luật có cao tới đâu cũng không thể nào đi qua làng đó mà
chúng ta lại không tuân thủ theo luật lệ ở làng đó.
13. B. Làng Nam Bộ không có đình làng và tín ngưỡng thờ Thành Hoàng.
-> Các làng ở Nam Bộ có tính mở, xuất hiện sau thế kỷ 17, là phần lãnh thổ
mới, là xứ thuộc địa xuất hiện từ thời vua Minh Mạng. Dân cư ở làng Nam
Bộ là từ nhiều nguồn, nhiều phương trời tụ họp lại, vì thế mà làng Nam Bộ
sẽ không có chất kết dính chặt chặt chẽ. Nên không có đình làng và tục thờ
Thành hoàng.
14. A. Sĩ
-> Truyền thống văn hóa nông nghiệp trọng văn (trọng tình, trọng đức,
trọng văn) nên trong xã hội, kẻ sĩ (văn sĩ) được coi trọng nhất, đứng đầu
danh mục các nghề trong xã hội: SĨ, NÔNG, CÔNG, THƯƠNG. Sau trí thức
mới là nông dân.
15. C. Thời nhà Hậu Lê
-> Bộ luật này được ban bố lần đầu tiên trong khoảng những năm 1470 –
1497 dưới thời vua Lê Thánh Tông, niên hiệu là Hồng Đức.
16. C. Khả năng bảo tồn mạnh, tạo nên sự bảo thủ, kìm giữ sức vươn lên của
xã hội
17. C. Chủ yếu thực hiện chức năng hành chính
18. A. Tính tôn ti trật tự
-> Ngày xưa ở nông thôn có cái lệ "trọng xỉ bất trọng tước" tức là trọng
những người có tuổi, hễ đến tuổi năm mươi là được lên lão, miễn sưu thuế
19. C. Lê Văn Thịnh
20. C. Bà Trời – Bà Đất – Bà Nước – Bà Chúa Xứ
21. C. Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh
22. C. Cây Đa
-> Dưới gốc cây Đa thường được dựng lên một cơ ngơi thờ tự (miếu, nghè,
đình, đền,…) các vị thần linh, với mong muốn được các vị phù hộ độ trì cho
dân làng làm ăn, sinh sống. Từ đó, sức mạnh của thần hòa nhập vào cây,
tạo ra sự linh thiêng, bề thế, thành nơi quy tụ tâm linh, tín ngưỡng của dân
làng.
23. A. Thành Hoàng
-> Thành hoàng là người có công, vị thần “bảo trợ” cho làng
24. D. Sinh thực khí nam nữ và hành vi giao phối
-> thờ Linga và Yoni
25. D. Cầu mong mùa màng và con người sinh sôi nảy nở
-> Tín ngưỡng phồn thực là một hình thức tín ngưỡng dân gian thể hiện
ước vọng của người dân về sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên và con người, về
cuộc sống ấm no, đủ đầy. Nó được thể hiện dưới các hình thức mang tính
phô diễn dưới dạng âm dương, đực cái
26. A. Thành Hoàng
27. C. Phong tục
28. B. Quyền lợi của gia tộc
-> Hôn nhân theo ý nguyện của gia đình, dòng tộc để xem hai bên nhà trai
nhà gái có môn đăng hộ đối hay không.
29. B. Nộp tiền cheo
-> khi đôi trai gái lấy nhau phải nộp cho làng một khoản lệ phí gọi là cheo
mới được làng xã công nhận khoản cheo này để làng xã dùng vào những
việc chung, công ích.
30. D. Tâm lý coi khinh tiền tài vật chất
-> Tiêu chuẩn hàng đầu để người phụ nữ kén chồng đó là lấy người đàn ông
cùng làng. Tiêu chuẩn này mang rõ tâm lý của những người nông dân, sống
gắn bó đời này qua đời khác trong lũy tre làng với nền kinh tế tiểu nông tự
cấp tự túc. Họ rất sợ phải chịu thân phận của người ngụ cư, sợ cảnh bơ vơ
nơi "thiên hạ", cho dù "thiên hạ" chỉ là một làng khác cách có vài quãng
đồng.
31. C. Cầu chúc cho người chết sớm đầu thai trở lại
-> Người Việt, tộc Việt, khi nhắm mắt, nhìn vào bát cơm đôi đũa quả trứng,
người thân đặt trên đầu giường, là nhìn vào QUẺ KHẢM để nghiệm thấy lễ
sinh hóa mà ra đi.
32. C. Cả 2 ý trên đều đúng
33. A. Thích thăm viếng, hiếu khách
-> Thích giao tiếp thăm viếng nhau không phải do nhu cầu công việc mà là
để thắ chặt thêm mối quan hệ, với khách thì rất tôn trọng, hiếu khách, luôn
dành những thứ tốt nhất
34. B. Tế nhị, ý tứ
-> Truyền thống Việt Nam khi bắt đầu giao tiếp là phải xấn xá cầu điền, hỏi
thăm nhà cửa ruộng vườn. Cũng để đưa đẩy tạo không khí là truyền thống
miếng trầu là đầu câu chuyện
35. C. Giàu chất biểu cảm
-> Góp phần làm tăng cường hệ thống phương tiện biểu cảm cho tiếng Việt.
36. D. Cải lương
-> Là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam
37. D. Cải lương
-> Văn học kịch cải lương phản ánh hiện thực xã hội từ cổ xưa đến đương
đại và tất nhiên không thể thiếu những câu chuyện về tình thân, tình yêu,…
38. D. Tính linh hoạt
39. B. Tây
40. B. Đạo thờ cúng tổ tiên
41. C. Thủ pháp liên tưởng bằng ngôn từ
42. C. Tết thanh minh
43. A. Nhã nhạc cung đình Huế
-> Lần đầu tiên, một loại hình văn hóa của Việt Nam được UNESCO ghi
danh, đó là Nhã nhạc cung đình Huế. Tháng 11.2003, Nhã nhạc cung đình
Huế đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân
loại.
44. A. Biểu tượng cho ước vọng thái binh
45. B. Lý-Trần
46. D. Giá trị văn hóa vật chất
47. C. Tính linh hoạt
-> Tính biện chứng, linh hoạt còn thể hiện trong dụng cụ ăn. Người Việt
Nam truyền thống chỉ dùng một thứ dụng cụ ăn: đôi đũa. Ăn bằng đũa
chính là cách ăn đặc thù thể hiện tư duy tổng hợp và biện chứng xuất phát
từ cư dân trồng lúa nước Nam-Á và Đông Nam Á. Cực kỳ linh hoạt hàng loạt
chức năng khác nhau : gắp, và, xé, xẻ, dầm, khoắng, trộn, vét và… nối cho
cánh tay dài ra để gắp thức ăn xa.
48. D. Phật giáo
-> "An Nam tứ đại khí" là 4 bảo vật nổi tiếng của nước ta trong thời phong
kiến bao gồm: Tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh và tượng
phật chùa Quỳnh Lâm. Bốn bảo vật quốc gia nằm trong "An Nam tứ đại khí"
do 2 triều đại phong kiến Lý - Trần sáng tạo ra.
49. A. Sự kết hợp giữa văn hóa truyền thống và văn hóa phương Tây
-> Áo dài hiện nay được cách tân từ trang phục “ngũ thân lập lĩnh” trong
thời kỳ Tây hoá hay còn được gọi là áo tân thời.
50. C. Kinh tế nông nghiệp
-> Do tính chất mùa vụ của nghề trồng lúa nước nên thói quen làm việc của
nông dân thất thường, có hôm ra đồng sớm, có hôm ra đồng muộn, làm
nhiều làm ít tùy theo công việc cần làm mỗi ngày. Có hôm làm cả ngày, cũng
có thể nghỉ nếu mệt mỏi tùy theo ý thích của họ, không ai có thể quản lý
được giờ giấc làm việc cũng như thời gian làm việc của họ. Dần dần, các
thói quen ấy đi sâu vào tiềm thức mỗi người và trở thành tác phong tùy
tiện, kỷ luật không chặt chẽ.

You might also like