Câu Hỏi Ôn Tập Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam

You might also like

You are on page 1of 13

Họ và tên: Trương Lê Hồng Ngọc

MSSV: 22DH700820
Lớp: QH2206
Nhóm: 7
Số lần phát biểu tại lớp: 4

CÂU HỎI ÔN TẬP


Câu 1. Dưới ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, nền giáo dục Nho học của Việt
Nam dần tàn lụi và hoàn toàn chấm dứt vào năm:
A. 1898
B. 1906
C. 1915
D. 1919
=> Các kỳ thi Nho học ở Việt Nam bắt đầu có từ năm 1075 dưới triều Lý Nhân Tông và
chấm dứt vào năm 1919 đời vua Khải Định.
Câu 2. Điệu múa xòe là đặc sản nghệ thuật của vùng văn hóa nào?
A. Vùng văn hóa Tây Bắc
B. Vùng văn hóa Bắc Bộ
C. Vùng văn hóa Việt Bắc
D. Vùng văn hóa Trung Bộ
=> Múa xòe là một nghệ thuật múa truyền thống nổi tiếng của dân tộc Thái. Chủ nhân
của nghệ thuật xòe là cộng đồng người Thái trắng và Thái đen ở Tây Bắc Việt Nam.
Câu 3. Hệ thống “Mương – Phai – Lái – Lịn” là hệ thống tưới tiêu nổi tiếng của văn
hóa nông nghiệp thuộc vùng nào?
A. Vùng văn hóa Tây Bắc
B. Vùng văn hóa Bắc Bộ
C. Vùng văn hóa Việt Bắc
D. Vùng văn hóa Trung Bộ
=> “Mương – Phai – Lái – Lịn” là hệ thống tưới tiêu cổ truyền trong canh tác ruộng nước
của người Thái ở các vùng lòng chảo Tây Bắc và miền núi vùng Thanh – Nghệ của Việt
Nam.

Câu 4. Việc nhận thức rõ hai quy luật của triết lý âm dương đã mang lại ưu điểm gì
trong quan niệm sống của người Việt ?
A. Sống hài hòa với thiên nhiên
B. Giữ sự hài hòa âm dương trong cơ thể
C. Giữ gìn sự hòa thuận, sống không mất lòng ai
D. Triết lý sống quân bình
=> Chính nhờ có lối tư duy âm dương từ trong máu thịt mà người Việt có được triết lý
sống quân bình.
Câu 5. Trong Ngũ hành, hành nào được đặt vào vị trí trung tâm, cai quản bốn
phương?

A. Hành Thổ
B. Hành Mộc
C. Hành Thủy
D. Hành Kim
=> Thổ tức là đất, là môi trường để ươm trồng, nuôi dưỡng, phát triển và cũng là nơi sinh
ký tử quy của mọi sinh vật. Thổ tượng trưng cho cây cối, thiên nhiên và nguồn cội của sự
sống. Chính vì là điều kiện sinh sống của vạn vật trên trái đất nên hành Thổ được xem là
cung mệnh nuôi dưỡng, hỗ trợ và tương tác với các hành khác trong ngũ hành.
Câu 6. Lịch cổ truyền của Việt Nam là loại lịch nào?
A. Lịch thuần dương
B. Lịch thuần âm
C. Lịch âm dương
D. Âm lịch
=> Từ lâu mọi người vẫn quen miệng gọi lịch âm hay lịch dựa vào mặt trăng để chỉ lịch
truyền thống của Việt Nam và một số nước Á Đông. Thật ra, lịch của chúng ta vẫn dựa
vào mặt trời để xác định những thông tin quan trọng, do đó phải gọi là lịch âm dương.

Câu 7. Với cơ chế Ngũ hành, bên trong cơ thể người có Ngũ phủ, Ngũ tạng, Ngũ
quan, Ngũ chất…Trong khi đó, dân gian lại thường nói "lục phủ ngũ tạng". Vậy
phủ thứ sáu không được nêu trong Ngũ phủ là phủ nào?
A. Tiểu tràng
B. Tam tiêu
C. Đởm
D. Vị
=> Phủ thứ sáu là “Tam tiêu” là một phủ khác hẳn 5 phủ kia, nó bao gồm ba khu vực chỉ
ra mối quan hệ giữa các tạng phủ trên dưới với nhau: Thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu.
Tam tiêu là phủ bao trùm lên các phủ, cho nên nó không ứng với một hành cụ thể nào,
không thể đứng ngang hàng với năm phủ còn lại được.
Câu 8. Theo lịch âm dương, ngày nóng nhất trong năm là ngày nào?
A. Lập hạ
B. Hạ chí
C. Đoan ngọ
D. Đoan dương
=> Thông thường mọi năm, ngày hạ chí sẽ bắt đầu từ ngày 21/6 hoặc 22/6 dương lịch.
Thường vào ngày này, Bắc bán cầu sẽ nghiêng về phía Mặt trời nhiều hơn so với Nam
bán cầu một khoảng là 23.44 độ. Vì thế, thời tiết khá là nóng bức và một số bệnh về cảm
cúm, say nắng rất dễ xảy ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Câu 9. Nguyên tắc tổ chức nông thôn theo huyết thống là cơ sở hình thành nên
nhược điểm nào trong tính cách của người Việt?
A. Thói dựa dẫm, ỷ lại
B. Thói gia trưởng, tôn ti
C. Thói cào bằng, đố kị
D. Thủ tiêu ý thức về con người cá nhân
=> Trang 90 dòng 23-25.
Câu 10. Việc phân biệt dân chính cư và dân ngụ cư trong tổ chức nông thôn Việt
Nam cổ truyền nhằm mục đích:
A. Buộc người dân đời đời kiếp kiếp gắn bó với quê cha đất tổ
B. Hạn chế không cho người dân bỏ làng đi ra ngoài
C. Hạn chế không cho người ngoài vào sống ở làng
D. Duy trì sự ổn định của làng xã
=> Việc phân biệt dân chính cư và dân ngụ cư như một công cụ để duy trì sự ổn định của
làng xã.

Câu 11. Hình ảnh nào là biểu tượng truyền thống của tính tự trị trong làng xã Việt
Nam ?
A. Lũy tre
B. Sân đình
C. Bến nước
D. Cây đa
=> Rặng tre bao kín quanh làng, trở thành một thứ thành luỹ kiên cố bất khả xâm phạm.
Luỹ tre là một đặc điểm quan trọng làm cho làng xóm phương Nam khác hẳn ấp lí Trung
Hoa có thành quách đắp bằng bao bọc.

Câu 12. Mối quan hệ dân chủ đặc biệt giữa nhà nước phong kiến với làng xã Việt
Nam được thể hiện qua tình trạng:
A. Phép vua thua lệ làng
B. Đóng cửa bảo nhau khi có sai phạm
C. Thánh làng nào làng nấy thờ
D. Cha chung không ai khóc
=> Làng nào biết làng ấy, các làng tồn tại khá biệt lập với nhau và phần nào độc lập với
triều đình phong kiến. Sự biệt lập đó đã tạo nên truyền thống “Phép vua thua lệ làng”.

Câu 13. Nói về làng Nam Bộ, nhận xét nào sau đây là không đúng?
A. Thôn ấp ở Nam Bộ trải dài dọc theo các kênh rạch, các trục giao thông thuận tiện...
B. Làng Nam Bộ không có đình làng và tín ngưỡng thờ Thành Hoàng
C. Dân cư của làng Nam Bộ thường biến động bởi người dân hay rời làng đi nơi khác
D. Làng Nam Bộ có tính mở
=> Dù hay biến động nhưng mỗi làng ở Nam Bộ vẫn có một ngôi đình với tín ngưỡng thờ
thần Thành Hoàng (dù chỉ là “Thành Hoàng” chung chung).

Câu 14. Trong xã hội Việt Nam truyền thống, nghề nào được coi trọng nhất và đứng
đầu danh mục các nghề trong xã hội?
A. Sĩ
B. Nông
C. Công
D. Thương
=> Truyền thống văn hoá nông nghiệp trọng văn nên trong xã hội, kẻ Sĩ được coi trọng
nhất và đứng đầu danh mục các nghề trong xã hội.

Câu 15. Bộ luật Hồng Đức đánh dấu một bước phát triển quan trọng của lịch sử
pháp quyền Việt Nam. Bộ luật này được ban hành vào thời kỳ nào ?
A. Thời nhà Lý
B. Thời nhà Trần
C. Thời nhà Hậu Lê
D. Thời nhà Nguyễn
=> Bộ luật Hồng Đức là Bộ luật ra đời dưới thời vua Lê Thánh Tông có niên hiệu là
Hồng Đức (1470-1497), đây là Bộ luật chính thức của nhà nước Đại Việt thời Lê sơ và
hiện còn được lưu giữ đầy đủ.

Câu 16. Việt Nam là một quốc gia chậm phát triển vì:
A. Nền văn hóa nông nghiệp lạc hậu, khoa học kỹ thuật kém phát triển
B. Chính sách “bế quan tỏa cảng” đã kìm hãm sức vươn lên của xã hội
C. Khả năng bảo tồn mạnh, tạo nên sự bảo thủ, kìm giữ sức vươn lên của xã hội
D. Đô thị bị lệ thuộc vào nông thôn, không phát huy được sức mạnh
=> Nông thôn Việt Nam không chỉ kìm giữ, không cho làng xã phát triển thành đô thị mà
còn chi phối cả đô thị. Bên cạnh đó, xét theo nguyên lí âm dương, Việt Nam là âm ở
trong âm, lấy sự bảo tồn, ổn định, an toàn làm trọng.

Câu 17. Xét về chức năng, đô thị truyền thống của Việt Nam có đặc điểm nào nổi
bật?
A. Do nhà nước sản sinh ra
B. Do nhà nước sản sinh ra
C. Chủ yếu thực hiện chức năng hành chính
D. Hình thành một cách tự phát
=> Một trong những đặc điểm của đô thị Việt Nam trong quan hệ với quốc gia chính là
chức năng hành chính.
Câu 18. Thành ngữ “Sống lâu lên lão làng” phản ánh đặc điểm gì trong văn hóa tổ
chức nông thôn của người Việt?
A. Tính tôn ti trật tự
B. Tính gia trưởng
C. Thói bè phái
D. Thói dựa dẫm, ỷ lại
=> Trang 94, dòng 1.

Câu 19. Năm Ất Mão (1075), vua Lý Nhân Tông (1072-1127) cho mở khoa thi đầu
tiên để tuyển lựa nhân tài. Người đỗ đầu trong kỳ thi đó là nhà Nho:
A. Lê Văn Hưu
B. Chu Văn An
C. Lê Văn Thịnh
D. Nguyễn Hiền
=> Tháng 2 năm Ất Mão (1075), vua Lý Nhân Tông cho mở khoa thi Minh kinh bác học
và thi Nho học tam trường, Lê Văn Thịnh dự thi và đã đỗ đầu.
Câu 20. Hệ thống chùa Tứ Pháp vốn là những đền miếu dân gian thờ các vị thần cai
quản các hiện tượng tự nhiên, gồm:
A. Thần Mây – Thần Mưa – Thần Gió – Thần Sấm
B. Thần Mây – Thần Mưa – Thần Sấm – Thần Chớp
C. Bà Trời – Bà Đất – Bà Nước – Bà Chúa Xứ
D. Thần Mây – Thần Mưa – Thần Sấm – Thần Sét
=> Trang 134, dòng 5-14.

Câu 21. Tục thờ Tứ bất tử là một giá trị văn hóa tinh thần rất đẹp của người Việt,
thờ bốn vị:
A. Vua Hùng, Thành Hoàng, Thổ Công, Thổ Địa
B. Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện
C. Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử , Liễu Hạnh
D. Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Địa
=> Trang 141, mục 1.3.5. Đoạn thứ 2.

Câu 22. Trong mảng tín ngưỡng sùng bái giới tự nhiên của người Việt, loài thực vật
nào được tôn sùng và được thờ cúng nhiều nhất ?
A. Cây Lúa
B. Cây Đa
C. Cây Dâu
D. Quả Bầu
=> Khắp nơi ở Việt Nam đều có tín ngưỡng thờ Thần Lúa, Hồn Lúa, Mẹ Lúa…
Câu 23. Vị thần quan trọng nhất trong các làng quê Việt Nam, có vai trò cai quản,
che chở, định đoạt phúc họa cho dân làng là:
A. Thành Hoàng
B. Thổ Công
C. Thổ Địa
D. Thần Tài
=> Trong gia đình, ngoài thờ tổ tiên, người Việt Nam còn có tục thờ Thổ Công. Thổ
Công là một dạng của Mẹ Đất, là vị thần trong coi gia cư và định đoạt phúc hoạ cho một
gia đình. Sống ở đâu thì có Thổ Công ở đó.
Câu 24. Đối tượng thờ cúng của tín ngưỡng phồn thực là:
A. Linga và yoni
B. Biểu tượng về sinh thực khí
C. Hành vi giao phối
D. Sinh thực khí nam nữ và hành vi giao phối
=> Bản chất của tín ngưỡng phồn thực là tôn thờ hành vi giao cấu, bộ phận sinh dục nam
và nữ. Do đó, nếu như chúng ta nhìn thấy ở bất cứ đâu có dấu hiệu tôn thờ những yếu tố
kể trên thì đây là biểu hiện của phồn thực.
Câu 25. Ý nghĩa của tín ngưỡng phồn thực là:
A. Cầu mong sự may mắn, no đủ cho cả năm
B. Làm ma thuật để truyền sinh cho mùa màng
C. Cầu cho đông con, nhiều cháu
D. Cầu mong mùa màng và con người sinh sôi nảy nở
=> Khi nói đến tín ngưỡng phồn thực, đừng nghĩ rằng đây là những hình ảnh, ý nghĩ đồi
truy. Thực chất, các cơ quan sinh sản được đặc tả và tôn thờ nhằm nhấn mạnh ước vọng
phồn sinh và cuộc sống tốt đẹp cho thế hệ mai sau.

Câu 26. Dân gian có câu : “Trống làng nào làng ấy đánh, Thánh làng nào làng ấy
thờ”. Vị thánh trong câu ca dao trên là vị nào ?
A. Thành Hoàng
B. Thổ Công
C. Thổ Địa
D. Thần Tài
=> Xuất phát từ Thần làng, Thành Hoàng làng là một trong những thành tố văn hóa mà
người nông dân Việt Nam đã sáng tạo ra qua bao nhiêu thế hệ, là vị thần được một cộng
đồng dân cư tôn vinh, tôn thờ để phù hộ, độ trì, che chở và cao hơn là ban phúc cho cộng
đồng cư dân của một làng. Thành hoàng có thể là nam thần hay nữ thần, tuỳ sự tích mỗi
làng.

Câu 27. Những thói quen, những nếp sống có ý nghĩa tốt đẹp của một cộng đồng dân
tộc đã ăn sâu vào đời sống xã hội, được đa số mọi người thừa nhận và làm theo gọi
là:
A. Tín ngưỡng
B. Tôn giáo
C. Phong tục
D. Tập quán
=> Phong tục được hiểu là những hoạt động sống của con người, được hình thành trong
suốt chiều dài lịch sử và ổn định thành nề nếp, được mọi thành viên trong cộng đồng thừa
nhận và tự giác thực hiện có tính kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác trong cộng đồng
nhất định.

Câu 28. Trong tập tục hôn nhân cổ truyền của người Việt, khi hai họ tính chuyện
dựng vợ gả chồng cho con cái, yếu tố nào sau đây được quan tâm hàng đầu ?
A. Quyền lợi của làng xã
B. Quyền lợi của gia tộc
C. Sự phù hợp của đôi trai gái
D. Sự phù hợp giữa mẹ chồng - nàng dâu
=> Người xưa quan niệm mục đích hôn nhân cốt duy trì gia thống cho nên việc hôn nhân
là việc chung của gia tộc chứ không phải việc riêng của con cái.

Câu 29. Tính pháp lý của hôn nhân cổ truyền được chính quyền làng xã công nhận
bằng tập tục:
A. Thách cưới
B. Nộp tiền cheo
C. Ông mai bà mối
D. Bái yết gia tiên
=> Ngày xưa, khi chưa có quy định về giấy hôn thú thì “Nộp cheo" cũng là một ý lấy
làng làm bằng chứng, thì dù không có hôn thú mà cũng như là có hôn thú. Đối với việc
hôn nhân lệ cheo công nhận sự phối hợp của đôi bên nam nữ. Chưa nộp cheo, làng chưa
cấp phái cheo, việc hôn nhân kể như chưa hoàn tất cũng như thời nay chưa làm giấy hôn
thú vậy.
Câu 30. Câu tục ngữ “Lấy chồng khó giữa làng hơn lấy chồng sang thiên hạ” phản
ánh:
A. Tâm lý coi trọng bà con hàng xóm láng giềng
B. Tâm lý coi trọng sự ổn định làng xã, khinh rẻ dân ngụ cư
C. Tâm lý trọng tình trọng nghĩa
D. Tâm lý coi khinh tiền tài vật chất
=> Cũng như đàn ông, đàn bà có quyền lựa chọn người bạn đời của mình. Tiêu chuẩn
hàng đầu để người phụ nữ kén chồng đó là lấy người đàn ông cùng làng, tiếp theo có thể
kể đến là người đàn ông phải giỏi việc làng, việc nước.
Câu 31. Khi chôn cất người chết, người ta thường đặt trên mộ bát cơm, quả trứng
và đôi đũa. Những lễ vật này có ý nghĩa:
A. Cầu chúc cho người chết sớm đầu thai trở lại
B. Thể hiện lòng tiếc thương của người sống với người chết
C. Mong người chết được no đủ ở thế giới bên kia
D. Cúng cho các vong hồn khác khỏi quấy phá người chết
=> Đũa bông tượng trưng cho trời che, bát cơm tượng trưng cho đất dưỡng, Thân đũa
biểu thị sự kết nối âm dương, quả trứng gà là tượng trưng cho vật ở giữa là con người.

Câu 32. Về loại số, theo triết lý âm dương, những thứ liên quan đến người chết (hoa
cúng, lạy trước quan tài…) đều phải sử dụng:
A. Số lẻ
B. Số chẵn
C. Cả hai ý trên đều đúng
D. Cả hai ý trên đều sai
=> Theo triết lí âm dương, âm ứng với số chẵn, dương ứng với số lẻ. Do đó, mọi thứ liên
quan đến người chết đều là số chẵn.

Câu 33. Người Việt Nam đặc biệt coi trọng giao tiếp và rất thích giao tiếp. Đặc điểm
này thể hiện trong thói quen:
A. Thích thăm viếng, hiếu khách
B. Ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá đối tượng giao tiếp
C. Tế nhị, ý tứ trong giao tiếp
D. Xem trọng nghi thức giao tiếp
=> Người Việt Nam quan tâm đến việc giữ gìn các mối quan hệ với mọi thành viên trong
tập thể, cộng đồng. Khi có khách đến nhà, cho dù là người thân quen hay xa lạ, thì chủ
nhà luôn tiếp đãi khách một bữa thịnh soạn cho dù gia cảnh lúc đó có khó khăn, tính hiếu
khách càng được thể hiện rõ ràng hơn khi bạn về những vùng nơi hẻo lánh, hay miền
rừng núi xa xôi.

Câu 34. Thói quen nói chuyện “vòng vo tam quốc”, luôn đắn đo cân nhắc kỹ càng
khi nói phản ánh đặc điểm gì trong văn hóa giao tiếp của người Việt ?
A. Trọng danh dự
B. Tế nhị, ý tứ
C. Trọng tình cảm
D. Trọng nghi thức
=> Tính tế nhị khiến cho người Việt Nam có thói quen giao tiếp “vòng vo tam quốc”,
không bao giờ mở đầu tực tiếp, đi thẳng vào đề như người phương Tây. Truyền thống
Việt Nam khi bắt đầu giao tiếp là phải xấn xá cầu điền, hỏi thăm nhà cửa ruộng vườn.
Cũng để đưa đẩy tạo không khí là truyền thống miếng trầu là đầu câu chuyện. Với thời
gian, chức năng “mở đầu câu chuyện” này của “miếng trầu” được thay thế bởi chén trà,
điều thuốc lá…

Câu 35. Cấu trúc “iếc hóa” trong ngữ pháp tiếng Việt (sách siếc, bàn biếc, yêu iếc,
chồng chiếc…) phản ánh đặc điểm gì của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam?
A. Tính biểu trưng
B. Tính linh hoạt
C. Giàu chất biểu cảm
D. Tính ước lệ
=> Cấu trúc “iếc hóa” mang sắc thái đánh giá (sách siếc, bàn biếc…) cũng góp phần quan
trọng trong việc tăng cường hệ thống các phương tiện biểu cảm cho tiếng Việt.
Câu 36. Trong các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của Việt Nam, loại
hình nào chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây sớm nhất?
A. Chèo
B. Tuồng
C. Múa rối
D. Cải lương
=> Cải lương có sự tổng hợp của hát bội và chịu ảnh hưởng của kịch nghệ phương Tây.
Trải qua cả thế kỷ hình thành và phát triển, cải lương đã có những biến cải để tạo được
cảm tình trong lòng khách mộ điệu, từ nội dung tuồng tích, điệu ca, lời hát cho đến bày trí
sân khấu...Dù thay đổi như thế nào, những giá trị cốt lõi của nghệ thuật cải lương Nam
bộ: nét bi, sự khôi hài, tính trữ tình, chất anh hùng ca vẫn tồn tại trong từng vở diễn.
Câu 37. Trong các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống, loại hình nào phản
ánh hiện thực xã hội một cách sống động và sâu sắc nhất ?
A. Chèo
B. Tuồng
C. Múa rối
D. Cải lương
=> Trùng câu
Câu 38. Sân khấu truyền thống Việt Nam thường có sự giao lưu rất mật thiết với
người xem (sàn diễn là sân đình, khán giả có thể tham gia bình phẩm khen chê và
chen vào vài câu ngẫu hứng…). Điều này phản ánh đặc điểm gì của nghệ thuật sân
khấu truyền thống?
A. Tính biểu trưng
B. Tính biểu cảm
C. Tính tổng hợp
D. Tính linh hoạt
=> Nghệ thuật truyền thống giúp con người tìm thấy niềm vui trong cuộc sống thông qua
những cảm xúc thăng hoa. Tính hài hước trong các tác phẩm nghệ thuật truyền thống
chính là liều thuốc tinh thần hữu hiệu giúp con người xóa tan những mệt nhọc của cuộc
sống thường nhật.

Câu 39. Vùng đất chôn cất người chết của người Tây Nguyên thường nằm về hướng
nào của làng?
A. Đông
B. Tây
C. Nam
D. Bắc

Câu 40. Trong tác phẩm “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu có câu : “Thà đui
mà giữ đạo nhà, Còn hơn sáng mắt ông cha không thờ”. Đạo nhà trong câu thơ trên
là đạo nào ?
A. Đạo Phật
B. Đạo thờ cúng tổ tiên
C. Đạo Hòa Hảo
D. Đạo Cao Đài
=> Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không chỉ là sự tưởng nhớ của con người về tổ tông mà
hơn thế nó còn là một nhân tố góp phần đem lại sức mạnh nội tại cho chúng ta. Vì thế
mỗi người Việt Nam không được phép quên gốc gác, cội nguồn, biết quý trọng những gì
mà cha ông đã xây dựng lên.

Câu 41. Vào ngày tết, mâm ngũ quả để thờ của người dân Nam Bộ thường có 5 loại
trái : mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Điều này phản ánh đặc điểm gì trong nghệ
thuật trang trí của người Việt?
A. Thủ pháp ước lệ
B. Mô hình mang ý nghĩa phồn thực
C. Thủ pháp liên tưởng bằng ngôn từ
D. Thủ pháp liên tưởng bằng hình thức
=> Người miền Nam bày mâm ngũ quả theo mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài” ước
mong năm mới đủ đầy, sung túc, tương ứng với 5 loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ,
xoài.

Câu 42. Tập tục đi thăm mồ mả, lăng tẩm để quét dọn, sửa sang, tu bổ nơi an nghỉ
của những người quá cố được người Việt tiến hành vào dịp nào trong năm?
A. Tết Đoan Ngọ
B. Lễ Vu Lan
C. Tết Thanh Minh
D. Tết Nguyên Đán
=> Tục tảo mộ được thực hiện vào những ngày cuối năm đó là những ngày cuối cùng của
tháng Chạp, trong tiết Thanh Minh đầu xuân người ta cũng thực hiện việc tảo mộ như thế
này. Tục tảo mộ cuối năm được hiểu như dịp đi sửa sang quét dọn mồ mả và tưởng nhớ
tổ tiên còn dịp Thanh Minh là lễ đi đầu năm khi mà qua dịp Tết, nhiều mưa xuân nên cỏ
sẽ mọc um tùm, người ta lại dọn cỏ để mồ mã sạch đẹp.

Câu 43. Loại hình nghệ thuật truyền thống đầu tiên ở Việt Nam được UNESCO
công nhận là Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại là:
A. Nhã nhạc cung đình Huế
B. Dân ca quan họ
C. Ca trù
D. Đờn ca tài tử Nam Bộ
=> Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi
vật thể nhân loại vào tháng 11/2003.

Câu 44. Bộ Tứ linh Long-Lân-Quy-Phụng được sử dụng phổ biến trong hội họa,
điêu khắc truyền thống với nhiều ý nghĩa sâu sắc. Trong đó, hình tượng con Lân
mang ý nghĩa:
A. Biểu trưng cho ước vọng thái bình
B. Biểu trưng cho uy lực
C. Biểu trưng cho sự sống lâu
D. Biểu trưng cho hạnh phúc
=> Là linh vật được biết đến thứ 2 sau Rồng, dân gian cho rằng sự xuất hiện của Lân báo
hiệu điềm lành, thái bình thịnh vượng sắp tới. Ngoài ra hình tượng Lân cũng được dùng
để trấn giữ cửa nhà, hóa giải hung khí khi đối diện với cửa nhà khác, bị ngã ba, ngã tư,
góc nhọn, đường vòng chiểu thẳng vào nhà.

Câu 45. Phật giáo được đưa lên làm quốc giáo ở Việt Nam trong thời kỳ:
A. Hậu Lê
B. Lý – Trần
C. Nguyễn
D. Đinh – Lê
=> Phật giáo ăn sâu, bám rễ vào Việt Nam từ rất sớm. Đến thời nhà Đinh - Tiền Lê, nhà
Lý, nhà Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, được coi là quốc giáo, ảnh hưởng đến tất cả
mọi vấn đề trong cuộc sống.

Câu 46. Khái niệm văn vật dùng để chỉ:


A. Các yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể
B. Giá trị văn hóa tinh thần
C. Giá trị văn hóa vật chất và tinh thần
D. Giá trị văn hóa vật chất
=> Là bộ phận của văn hóa chỉ những công trình vật chất có giá trị nghệ thuật văn hóa,
lịch sử, những nhân tài lịch sử trở thành di sản văn hóa của dân tộc.
Câu 47. Đôi đũa được sử dụng trong bữa ăn của người Việt Nam thể hiện:
A. Tính tổng hợp
B. Tính biện chứng
C. Tính linh hoạt
D. Cả ba phương án trên
=> Đũa không chỉ là một dụng cụ trên bàn ăn, văn hóa dùng đũa còn thể hiện sự quan
tâm, chia sẻ một cách tinh tế của người Việt. Khởi đầu bữa ăn, đặc biệt là trong những
bữa cỗ truyền thống, trước khi gắp đồ cho chính mình, người ta dùng đôi đũa còn sạch để
gắp đồ ăn mời người khác.
Câu 48. An nam tứ đại khí là 4 di sản của văn hóa:
A. Nho giáo
B. Đạo giáo
C. Thiên chúa giáo
D. Phật giáo
=> Trải qua bao phong ba tuế nguyệt, An Nam Tứ Đại Khí đã chứng kiến những trang sử
hào hùng của hai thời Lý, Trần. Người ta nói Lý-Trần là hai thời đại huy hoàng của Đại
Việt bởi đây là những triều đại tôn vinh Phật Pháp, coi Phật giáo là quốc pháp cai trị đất
nước, và ngay cả nhiều vị vua cũng xuất gia tu hành. Đây cũng là thời kỳ mà những bậc
anh tài đã xuất hiện làm rạng rỡ non sông, như Lý Thường Kiệt, Hưng Đạo Vương Trần
Quốc Tuấn,...
Câu 49. Chiếc áo dài của người phụ nữ Việt Nam là sản phẩm của:
A. Sự kết hợp giữa văn hóa truyền thống và văn hóa phương Tây
B. Sự tiếp thu văn hóa phương Tây
C. Sự tiếp thu văn hóa truyền thống
D. Sự tiếp thu văn hóa Trung Hoa
=> Sự hình thành chiếc áo dài tân thời từ chiếc áo dài cổ truyền, vẻ đẹp kết hợp nhuần
nhuyễn giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách hiện đại phương Tây của
tà áo dài Việt Nam, vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài.

Câu 50. “Tác phong tùy tiện, kỷ luật không chặt chẽ” trong tính cách của người Việt
Nam là sản phẩm của:
A. Hoàn cảnh địa lý
B. Điều kiện lịch sử
C. Kinh tế nông nghiệp
D. Cả ba phương án đều đúng.
=> Do tính chất mùa vụ của nghề trồng lúa nước nên thói quen làm việc của nông dân
thất thường, có hôm ra đồng sớm, có hôm ra đồng muộn, làm nhiều làm ít tùy theo công
việc cần làm mỗi ngày. Không ai có thể quản lý được giờ giấc làm việc cũng như thời
gian làm việc của họ. Dần dần, các thói quen ấy đi sâu vào tiềm thức mỗi người và trở
thành tác phong tùy tiện, kỷ luật không chặt chẽ.

You might also like