You are on page 1of 12

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 6-CUỐI HK 2

PHẦN LỊCH SỬ

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về chính sách đồng hóa dân
tộc Việt của các triều đại phong kiến phương Bắc?

A. Đưa người Hán sang ở cùng với dân Việt.

B. Bắt dân Việt phải theo phong tục, luật pháp của người Hán.

C. Mở trường dạy chữ Hán, truyền bá Nho giáo và các lễ nghi phong kiến.

D. Duy trì các phong tục, tập quán lâu đời của người Việt.

Câu 2: Địa bàn chủ yếu của nước Văn Lang thuộc khu vực nào của nước Việt
Nam hiện nay?

A. Bắc Bộ và Nam Trung Bộ. B. Bắc Trung Bộ và Nam Bộ

C. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ D. Nam Bộ và Nam Trung Bộ

Câu 3: Anh hùng dân tộc nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau?

“Vua nào xưng “đế” đầu tiên

Vạn Xuân tên nước vững an nhà nhà?”

A. Mai Thúc Loan. B. Lý Nam Đế.

C. Triệu Quang Phục. D. Phùng Hưng.

Câu 4: Bao trùm trong xã hội Âu Lạc thời Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa

A. nhân dân Âu Lạc với chính quyền đô hộ phương Bắc.

B. địa chủ người Hán với hào trưởng người Việt.

C. nông dân với địa chủ phong kiến.


D. nông dân công xã với hào trưởng người Việt.

Câu 5: Khúc Thừa Dụ đã tận dụng cơ hội nào dưới đây để nổi dậy giành lại quyền
tự chủ vào năm 905?

A. Nhà Hán suy yếu nghiêm trọng.

B. Nhà Đường lâm vào khủng hoảng, suy yếu.

C. Nhà Ngô chưa thiết lập được chính quyền đô hộ ở Việt Nam.

D. Chính quyền đô hộ của nhà Đường mới được thiết lập, còn lỏng lẻo.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sức sống bền bỉ của văn
hóa bản địa Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?

A. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tiếp tục được duy trì.

B. Phong tục ăn trầu, nhuộm răng đen được truyền từ đời này sang đời khác.

C. Người Việt tiếp thu tiếng Hán để thay thế tiếng mẹ đẻ.

D. Người Việt vẫn hoàn toàn nghe – nói bằng tiếng Việt.

Câu 7. Khác với truyền thuyết, khoa học lịch sử đã chứng minh nhà nước đầu tiên
trong lịch sử Việt Nam (Nước Văn Lang) ra đời cách ngày nay khoảng bao lâu?
A. 4000 năm. B. 3500 năm .C. 2700 năm.
D. 2000 năm.
Câu 8. Năm 208 TCN, Thục Phán lên làm vua, xưng là An Dương Vương, lập ra
nhà nước

A. Văn Lang. B. Âu Lạc. C. Chăm-pa.


D. Phù Nam.

Câu 9. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là

A. sản xuất thủ công nghiệp. B. trao đổi, buôn bán qua
đường biển.

C. sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước. D. làm giấy.


Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách cai trị trên lĩnh
vực chính trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với Việt Nam dưới thời
Bắc thuộc?

A. Sáp nhập lãnh thổ Việt Nam vào lãnh thổ Trung Quốc.

B. Xây đắp nhiều thành lũy lớn ở trị sở các châu, quận.

C. Thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt.

D. Để cho quan lại người Việt cai trị từ cấp châu trở xuống.

Câu 11. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về chính sách đồng hóa dân
tộc Việt của các triều đại phong kiến phương Bắc?

A. Đưa người Hán sang ở cùng với dân Việt.

B. Bắt dân Việt phải theo phong tục, luật pháp của người Hán.

C. Duy trì các phong tục, tập quán lâu đời của người Việt.

D. Mở trường dạy chữ Hán, truyền bá Nho giáo và các lễ nghi phong kiến.

Câu 12. Ở Việt Nam, thời Bắc thuộc, thành phần nào trong xã hội sẽ là thủ lĩnh
của những cuộc đấu tranh giành độc lập cho người Việt?
A. Địa chủ người Hán. B. Hào trưởng người Việt. C. Nông dân lệ thuộc.
D. Nông dân công xã.
Câu 13. Những câu thơ dưới đây gợi cho em liên tưởng đến cuộc khởi nghĩa nào
của người Việt thời bắc thuộc?
“Một xin rửa sạch nước thù,
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng,
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này”
A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. B. Khởi nghĩa Bà Triệu. C. Khởi nghĩa Lý Bí.
D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
Câu 14. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43) đã
A. mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
B. mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ của người Việt.
C. làm rung chuyển chính quyền đô hộ của nhà Ngô.
D. giành và giữ được chính quyền độc lập trong khoảng gần 10 năm.
Câu 15. Người tiến hành cuộc cải cách đầu tiên trong lịch sử Việt Nam là

A. Khúc Thừa Dụ.

B. Ngô Quyền.

C. Dương Đình Nghệ.

D. Khúc Hạo.

Câu 16. Năm 931, Dương Đình Nghệ dấy binh khởi nghĩa ở

A. làng Ràng (Thanh Hóa).

B. núi Nưa (Thanh Hóa).

C. Hát Môn (Hà Nội).

D. Đường Lâm (Hà Nội).

Câu 17. Năm 938, quân Nam Hán từ Quảng Đông theo Đường Biển ồ ạt kéo sang
xâm lược Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của chủ tướng

A. Thoát Hoan.

B. Lưu Hoằng Tháo.

C. Sầm Nghi Đống.

D. Ô Mã Nhi.

Câu 18. Ngô Quyền đã lựa chọn địa điểm nào làm trận địa chống quân Nam Hán
xâm lược?

A. Vùng cửa sông Tô Lịch.

B. Vùng cửa sông Bạch Đằng.


C. Làng Ràng (Thanh Hóa).

D. Núi Nưa (Thanh Hóa).

Câu 19. Tín ngưỡng truyền thống nào vẫn được người Việt duy trì trong suốt thời
Bắc thuộc?

A. Thờ cúng tổ tiên.

B. Thờ thần tài.

C. Thờ Đức Phật.

D. Thờ thánh A-la.

Câu 20. Dịp lễ, tết nào của người Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam dưới
thời Bắc thuộc?

A. Tết Đoan Ngọ.

B. Lễ Giáng sinh.

C. Lễ Phật đản.

D. Tết dương lịch.

Câu 21. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sức sống bền bỉ của văn
hóa bản địa Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?

A. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tiếp tục được duy trì.

B. Phong tục ăn trầu… được truyền từ đời này sang đời khác.

C. Người Việt tiếp thu tiếng Hán để thay thế tiếng mẹ đẻ.

D. Người Việt vẫn hoàn toàn nghe – nói bằng tiếng Việt.

Câu 22. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sức sống bền bỉ của văn
hóa bản địa Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?

A. Tiếng Việt vẫn được người dân truyền dạy cho con cháu.
B. Tín ngưỡng thờ các vị thần tự nhiên tiếp tục được duy trì.

C. Tục nhuộm răng đen… được truyền từ đời này sang đời khác.

D. Tiếp thu tư tưởng gia trưởng, “trọng nam – kinh nữ” trong Nho giáo.

PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Tại sao chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện độc quyền về muối
và sắt đối với nhân dân ta?

Câu 2: Kể tên một số lễ, tết mà người Việt tiếp thu từ văn hóa Trung Hoa?

Câu 3: Nhà nước Lâm Ấp ra đời trong hoàn cảnh nào?

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÍ 6 - CUỐI HỌC KỲ 2


I/ Phần TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hai khu vực nào sau đây ở châu Á có mật độ dân số cao nhất?
A. Bắc Á, Nam Á. B. Đông Nam Á, Tây Á.
C. Nam Á, Đông Á. D. Đông Á, Tây Nam Á.
Câu 2: Tình hình phân bố dân cư của một địa phương, một nước được thể hiện qua
A. Mật độ dân số. B. Tổng số dân. C. Gia tăng tự nhiên.
D.Tháp dân số.
Câu 3: Siêu đô thị nào sau đây không thuộc châu Á?
A. Cai-rô. B. Niu Đê-li. C. Tô-ky-ô. D. Mum-
bai.
Câu 4: Đô thị hóa tự phát không gây ra hậu quả nào sau đây?
A. Ách tắc giao thông đô thị, nhiều bụi. B. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ
cấu kinh tế.
C. Gia tăng tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị. D. Ô nhiễm môi trường: nước,
không khí.
Câu 5: Dân cư phân bố thưa thớt ở những khu vực nào sau đây?
A. Các trục giao thông. B. Đồng bằng, trung du.
C. Ven biển, ven sông. D. Hoang mạc, hải đảo.
Câu 6. Dân cư thế giới thường tập trung đông đúc ở khu vực đồng bằng chủ yếu là
vì:
A. Tập trung nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có. C. Khí hậu mát
mẻ, ổn định.
B. Thuận lợi cho cư trú, giao lưu phát triển kinh tế. D. Ít chịu ảnh
hưởng của thiên tai.
Câu 7. Theo em các nước truyền thống Đông Á thường có tỉ lệ nam cao hơn nữ là
do nguyên nhân nào sau đây?
A. Chiến tranh nhiều nam ra trận. B. Tuổi thọ trung bình
của nữ cao hơn nam.
C. Chuyển cư sang các nước công nghiệp. D. Tâm lý xã hội và
phong tục tập quán.
Câu 8. Hai quốc gia đông dân nhất trên thế giới là:
A. Mĩ và Trung Quốc. B. Trung Quốc và Ấn Độ.
C. Ấn Độ và Nga. D. Nga và Mĩ.
Câu 9. Sinh vật bao gồm:
A. Thực vật, động vật. B. Vi sinh vật, thực vật, động vật.
C. Vi sinh vật, thực vật. D. Thực vật, động vật, vi sinh vật và các
dạng sống khác.
Câu 10. Nằm trong khoảng từ 300B đến 300N, có nhiệt độ cao và lượng mưa lớn
là:
A. Đới nóng. B. Đới ôn hòa. C. Đới lạnh. D. Cả
A, B, C đều sai.
Câu 11. Các đới thiên nhiên trên Trái đất được hình thành trên cơ sở sự khác biệt
về:
A. Khí hậu và nhiệt độ. B. Khí hậu và độ ẩm.
C. Lượng mưa và nhiệt độ. D. Nhiệt độ và độ ẩm.
Câu 12. Sinh vật trên Trái Đất tập trung chủ yếu ở:
A. Đới ôn hòa và đới lạnh. B. Xích đạo và nhiệt đới.
C. Đới nóng và đới ôn hòa. B. Đới lạnh và đới nóng.
Câu 13. Các loài sinh vật dưới đại dương phân bố theo:
A. Nhiệt độ vùng nước và nguồn thức ăn. B. Vùng biển và độ sâu.
C. Độ sâu và vị trí đại dương. D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 14. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về sự đa dạng của sinh vật:
A. Sự đa dạng của sinh vật được thể hiện ở thành phần loài.
B. Số lượng các loài sinh vật không ổn định mà luôn thay đổi theo xu hướng tăng
lên.
C. Trên lục địa, thực vật và động vật đều rất đa dạng, tập trung ở đới nóng và đới
ôn hòa.
D. Ở biển và đại dương, thực vật chủ yếu là các loài rong, tảo sống gần bờ; động
vật rất đa dạng và phong phú.
Câu 15. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về rừng nhiệt đới:
A. Rừng nhiệt đới được mệnh danh là “lá phổi xanh” của Trái đất.
B. Rừng chiếm hơn 2/3 số loài trên Trái đất.
C. Rừng nhiệt đới có cấu trúc tầng tán phức tạp.
D. Rừng nhiệt đới có rất nhiều giá trị về tài nguyên.
Câu 16. Nguyên nhân chủ yếu thực vật có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố
động vật là do:
A. Sự phát triển thực vật thay đổi môi trường sống của động vật.
B. Thực vật là nguồn cung cấp thức ăn cho nhiều loài động vật.
C. Thực vật là nơi trú ngụ và bảo vệ của tất cả các loài động vật.
D. Sự phát tán của thực vật mang theo một số loài động vật nhỏ.
Câu 17. Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật, chủ
yếu thông qua các yếu tố nào sau đây?
A. Gió, nhiệt độ, hơi nước, ánh sáng, độ ẩm. B. Nhiệt độ, nước, độ ẩm
không khí, ánh sáng.
C. Khí áp, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng. D. Khí áp, gió, nhiệt độ,
nguồn nước, ánh sáng.
Câu 18. Các loài động vật như ngựa, khỉ, voi, hươu,.. thường phân bố ở đới khí
hậu nào?
A. Đới lạnh. B. Đới nóng. C. Đới ôn hòa.
D. 2 cực.
Câu 19. Vì sao các loài chim cánh cụt có thể sống ở vùng Nam cực lạnh lẽo nhất
thế giới?
A. Chim cánh cụt muốn tránh những kẻ thù săn mồi khác
B. Nếu không sống ở Nam Cực, chim cánh cụt sẽ không tìm được nguồn thức ăn.
C. Do cấu tạo cơ thể chim cánh cụt có thể thích nghi với khí hậu lạnh ở Nam cực.
D. A và B đều đúng.
Câu 20. Đất là:
A. Lớp mùn có màu nâu xám, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng phát triển.
B. Lớp vật chất mỏng trên cùng của vỏ Trái đất, có độ dày chỉ từ vài xăng-ti-mét.
C. Lớp vật liệu vụn bở, có thành phần phức tạp ở phía trên lục địa và bề mặt đáy
đại dương.
D. Lớp vật chất có được từ quá trình phân huỷ các loại đá.
Câu 21. Các thành phần chính của lớp đất trên Trái đất là:
A. Khoáng vật, chất hữu cơ, nước, không khí. B. Cơ giới, không khí,
chất vô cơ và mùn.
C. Chất hữu cơ, nước, không khí và sinh vật. D. Nước, không khí, chất
hữu cơ và độ phì.
Câu 22. Loại đất điển hình ở vùng nhiệt đới là:
A. Đất pốt-dôn. B. Đất pôt-dôn cỏ. C. Đất fe-ra-lít đỏ. D. Đất đen
và xám.
Câu 23. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về các thành phần của đất:
A. Nước trong đất được chứa chủ yếu trong các khe hở và các hạt khoáng của đất.
B. Không khí trong đất được chứa trong các lỗ hổng của đất.
C. Chất hữu cơ trong đất chưa hoặc đang phân hủy gọi là chất mùn.
D. Khoáng vật trong đất là những hợp chất tự nhiên được hình thành do các quá
trình phong hóa khác nhau xảy ra trong lớp vỏ Trái đất.
Câu 24. Các nhóm đất có sự khác biệt rất lớn về:
A. Màu sắc, chất khoáng, độ phì và bề dày. B. Màu sắc, thành phần,
độ xốp và bề dày.
C. Màu sắc, chất khoáng, độ xốp và bề dày. D. Màu sắc, chất hữu cơ,
độ xốp và độ phì.
Câu 25. Đặc điểm không đúng với thành phần khoáng của lớp đất là?
A. Chiếm phần lớn trọng lượng của đất.
B. Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất.
C. Tồn tại chủ yếu trong tầng trên cùng của lớp đất.
D. Gồm những hạt có màu sắc loang lổ và kích thước to nhỏ khác nhau.
Câu 26. Nhận định nào dưới đây không đúng đối với quá trình hình thành đất?
A. Địa hình ảnh hưởng đến độ dày của tầng đất và độ phì của đất.
B. Đá mẹ ảnh hưởng đến màu sắc của đất.
C. Khí hậu ảnh hưởng đến chiều hướng phát triển của đất.
D. Thời gian quyết định đến màu sắc của đất.
Câu 27. Loại đất nào sau đây thường được dùng để trồng cây lúa nước?
A. Đất phù sa. B. Đất đỏ badan. C. Đất feralit.
D. Đất đen, xám.
Câu 28. Đâu không phải là biện pháp làm tăng độ phì của đất?
A. Xới đất B. Sử dụng phân hóa học
C. Sử dụng phân hữu cơ D. Du canh, du cư, đốt rừng làm nương rẫy
Câu 29. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra các dòng biển là do:
A. Tác động của các loại gió thổi thường xuyên ở vùng vĩ độ thấp, trung bình.
B. Sư chuyển động tự quay của Trái Đất và hướng chuyển động của Trái Đất.
C. Sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng ngày càng lớn dần vào đầu, cuối tháng.
D. Sự khác biệt về nhiệt độ và tỉ trọng của các lớp nước trong biển, đại dương.
Câu 30. Nước biển và đại dương có vị mặn (độ muối) là do
A. Hoạt động sống các loài sinh vật trong biển và đại dương tiết ra.
B. Các hoạt động vận động kiến tạo dưới biển và đại dương sinh ra.
C. Nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra.
D. Các trận động đất, núi lửa ngầm dưới đấy biển, đại dương tạo ra.
Câu 31. Hiện tượng nước đại dương dao động theo chu kì do lực hấp dẫn của Mặt
trăng và Mặt Trời là:
A. Dòng biển. B. Sóng ngầm. C. Sóng biển.
D. Thủy triều.
Câu 32. Đâu không phải là vai trò của băng hà đối với tự nhiên và đời sống con
người?
A. Góp phần điều hòa nhiệt độ trên Trái Đất.
B. Cung cấp nước cho các dòng sông.
C. Làm giảm ô nhiễm môi trường.
D. Tương lai là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất.
Câu 33. Hồ và sông ngòi không có nhiều giá trị nào sau đây?
A. Thủy sản. B. Giao thông. C. Du lịch. D.
Khoáng sản.
Câu 34. Chi lưu là gì?
A. Lượng nước chảy ra mặt cắt ngang lòng sông.
B. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông.
C. Các con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính.
D. Các con sông đổ nước vào con sông chính.
Câu 35. Những khoảng nước đọng hình thành ở nơi có địa hình trũng, tương đối
rộng và sâu trong đất liền là:
A. Sông. B. Hồ. C. Ao. D. Đầm lầy.
Câu 36. Vì sao không khí có độ ẩm?
A. Do càng lên cao nhiệt độ càng giảm B. Do mưa rơi
xuyên qua không khí
C. Do không khí chứa một lượng hơi nước nhất định D. Do không khí
chứa nhiều mây
Câu 37. Trên Trái Đất diện tích đại dương chiếm:
A. 1/2. B. 3/4. C. 2/3.
D. 4/5.
Câu 38. Nguồn năng lượng chính cung cấp cho vòng tuần hoàn của Nước trên Trái
Đất là
A. Năng lượng bức xạ Mặt Trời. B. Năng lượng địa nhiệt.
C. Năng lượng thuỷ triều. D. Năng lượng của gió.
Câu 39. Biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu là:
A. Nhiệt độ Trái Đất tăng. B. Số lượng sinh vật tăng.
C. Mực nước ở sông tăng. D. Dân số ngày càng tăng.
Câu 40. Thành phần khí chủ yếu gây nên hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất nóng lên
là:
A. Ni-tơ. B. O-xy. C. Cac-bo-nic. D. Ô-dôn.
Câu 41. Cho biết câu nào sau đây không nói về khí hậu:
A. Hôm qua, ở Nam Bộ có mưa rất to, gió mạnh.
B. Mùa hạ ở khu vực Bắc Trung Bộ có gió phơn khô nóng.
C. Tháng 6 ở Bắc bán cầu là mùa hè, trong khi Nam bán cầu là mùa đông.
D. Loại gió chính hoạt động ở phía Bắc nước ta vào mùa Đông là gió mùa Đông
Bắc.
Câu 42. Biện pháp nào sau đây thường không sử dụng để ứng phó trước khi xảy ra
thiên tai?
A. Gia cố nhà cửa. B. Bảo quản đồ đạc.
C. Sơ tán người. D. Phòng dịch bệnh.
Câu 43. Không khí trên mặt đất nóng nhất là vào
A. 11 giờ trưa. B. 14 giờ trưa. C. 12 giờ trưa.
D.13 giờ trưa.
Câu 44. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất thường ở vùng:
A. Chí tuyến. B. Ôn đới. C. Xích đạo. D.
Cận cực.
Câu 45. Khi không khí đã bão hòa mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước thì:
A. Hình thành độ ẩm tuyệt đối. B. Tạo thành các đám mây.
C. Sẽ diễn ra hiện tượng mưa. D. Diễn ra sự ngưng tụ.
Câu 46. Nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất là
A. Con người đốt nóng. B. Ánh sáng từ Mặt Trời.
C. Các hoạt động công nghiệp. D. Sự đốt nóng của Sao Hỏa.
II/ Phần TỰ LUẬN - LS&ĐL 6

1/ Trình bày đặc điểm của rừng nhiệt đới?

2/ Trình bày đặc điểm của các đới thiên nhiên trên Trái Đất?

3/ Đất là gì? Đất có thành phần ra sao? Các tầng đất được phân chia như thế nào?

ĐÁP ÁN - PHẦN TRẮC NGHIỆM

1-C 2-A 3-A 4-B 5-D 6-B 7-D 8-B 9-D 10 - A


11 - C 12 - C 13 - D 14 - A 15 - D 16 - B 17 - B 18 - B 19 - C 20 - B
21 - A 22 - C 23 - A 24 - B 25 - C 26 - D 27 - A 28 - D 29 - A 30 - C
31 - D 32 - C 33 - D 34 - C 35 - B 36 - C 37 - C 38 - A 39 - A 40 - C
41 - A 42 - D 43 - D 44 - C 45 - D 46 - B

You might also like