You are on page 1of 10

BÀI 16:

Phần 1

Câu 1. Những câu thơ dưới đây gợi cho em liên tưởng đến cuộc khởi nghĩa nào của
người Việt thời bắc thuộc?

“Một xin rửa sạch nước thù,

Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng,

Ba kẻo oan ức lòng chồng

Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này”

A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

B. Khởi nghĩa Bà Triệu.

C. Khởi nghĩa Lý Bí.

D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.

Câu 2. Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng sau đây: “Tôi muốn cưới cơn gió mạnh, đạp
luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách
nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”?

A. Triệu Thị Trinh.

B. Bùi Thị Xuân.

C. Nguyễn Thị Bình.

D. Lê Chân.

Câu 3. Đầu năm 544, Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế, lập ra nhà nước Vạn Xuân, đóng đô

A. vùng cửa sông Bạch Đằng.

B. Phong Châu.
C. vùng cửa sông Tô Lịch.

D. Phong Khê.

Câu 4. Năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở

A. Hát Môn (Phúc Thọ - Hà Nội).

B. đầm Dạ Trạch (Hưng Yên).

C. núi Nưa (Triệu Sơn – Thanh Hóa).

D. Hoan Châu (thuộc Nghệ An – Hà Tĩnh hiện nay).

Câu 5. Năm 248, Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa ở

A. Hát Môn (Phúc Thọ - Hà Nội).

B. đầm Dạ Trạch (Hưng Yên).

C. núi Nưa (Triệu Sơn – Thanh Hóa).

D. Hoan Châu (thuộc Nghệ An – Hà Tĩnh hiện nay).

Câu 6. Năm 713, Mai Thúc Loan phất cờ khởi nghĩa ở

A. Hát Môn (Phúc Thọ - Hà Nội).

B. đầm Dạ Trạch (Hưng Yên).

C. núi Nưa (Triệu Sơn – Thanh Hóa).

D. Hoan Châu (thuộc Nghệ An – Hà Tĩnh hiện nay).

Câu 7. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau đây:

“Lấy Dạ Trạch làm nơi kháng chiến

Mơ ngày về đánh chiếm Long Biên

Nhiều năm kham khổ liên miên

Hỏi ai ngang dọc khắp miền sậy lau?


A. Mai Thúc Loan.

B. Lý Bí.

C. Triệu Quang Phục.

D. Phùng Hưng.

Câu 8. Anh hùng dân tộc nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau:

“Vua nào xưng “đế” đầu tiên

Vạn Xuân tên nước vững an nhà nhà?”

A. Mai Thúc Loan.

B. Lý Nam Đế.

C. Triệu Quang Phục.

D. Phùng Hưng.

Câu 9. Anh hùng dân tộc nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau:

“Người Hà Tĩnh, mặt đen như mực,

Từng chiêu binh ra sức chống Tàu

Nghệ An chiếm được buổi đầu

Tấm gương tung dũng đời sau còn truyền”

A. Mai Thúc Loan.

B. Lý Nam Đế.

C. Triệu Quang Phục.

D. Phùng Hưng.

Câu 10. Anh hùng dân tộc nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau:

“Vua nào quét sạch quân Đường,


Nổi danh Bố Cái Đại vương thủa nào

Tiếc thay mệnh bạc tài cao,

Gianh sơn lại phải rơi vào lầm than”

A. Mai Thúc Loan.

B. Lý Nam Đế.

C. Triệu Quang Phục.

D. Phùng Hưng.

Câu 11. Lược đồ sau đây thể hiện diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa nào ở Việt Nam
dưới thời Bắc thuộc?

A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

B. Khởi nghĩa Bà Triệu.

C. Khởi nghĩa Lý Bí.


D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.

Câu 12. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43) đã

A. mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

B. mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ của người Việt.

C. làm rung chuyển chính quyền đô hộ của nhà Ngô.

D. giành và giữ được chính quyền độc lập trong khoảng gần 10 năm.

Câu 13. Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (248) đã

A. mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

B. mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ của người Việt.

C. làm rung chuyển chính quyền đô hộ của nhà Ngô.

D. giành và giữ được chính quyền độc lập trong khoảng gần 10 năm.

Câu 14. Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan (713 – 722) đã

A. mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

B. mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ của người Việt.

C. làm rung chuyển chính quyền đô hộ của nhà Ngô.

D. giành và giữ được chính quyền độc lập trong khoảng gần 10 năm.

Câu 15. Cuộc khởi nghĩa Lý Bí (542 – 603) đã

A. mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

B. mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ của người Việt.

C. làm rung chuyển chính quyền đô hộ của nhà Ngô.

D. giành và giữ được chính quyền độc lập trong khoảng gần 60 năm.

Phần 2:
Câu 1: Các triều đại phong kiến phương Bắc đã bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục
theo người Hán nhằm mục đích gì?

 A. Bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa phương Đông
 B. Khai hóa văn minh cho nhân dân ta
 C. Nô dịch, đồng hóa nhân dân ta về văn hóa
 D. Phát triển văn hóa Hán trên đất nước ta
Câu 2: Ý không phản ánh những chính sách về văn hóa – xã hội của chính quyền đô hộ
đối với nhân dân ta?

 A. Đạo Phật được coi là quốc giáo


 B. Truyền bá Nho giáo vào nước ta
 C. Bắt nhân dân ta theo phong tục của người Hán
 D. Đưa người Hán vào nước ta ở lẫn với người Việt
Câu 3: Nhân dân ta đã tiếp thu từ Trung Quốc

 A. Lễ hội xuống đồng, lễ hội cầu mưa.


 C. Tết Nguyên đán, lễ hội cầu mưa.
 B. Tết Nguyên đán, tết Trung thu.
 D. Lễ hội tế nước, tết Trung thu.
Câu 4: Văn hóa ở nước ta dưới thời kì Bắc thuộc có đặc điểm gì nổi bật 

 A. Văn hóa Hán không ảnh hưởng nhiều đến văn hóa nước ta
 B. Nhân dân ta tiếp thu yếu tố tích cực của văn hóa Trung Quốc
 C. Tiếp nhận tinh hoa văn hóa Hán và “Việt hóa” cho nó phù hợp với thực tiễn
 D. Bảo tồn phong tục tập quán truyền thống của dân tộc
Câu 5: Trong thời Bắc thuộc, nhân dân ta tiếp thu chữ viết nào?

 A. Chữ Hán từ Trung Quốc.


 B. Chữ Phạn từ Ấn Độ
 C. Chữ Latinh từ Hy Lạp, La Mã.
 D. Chữ hình nêm từ Lưỡng Hà
Câu 6: Ý không đúng khi nói về sự bảo tồn của bản sắc văn hóa Việt trước chính sách
“đồng hóa” của các triều đại phong kiến phương Bắc

 A. Người Việt phát huy được bản lĩnh trí tuệ của mình.
 B. Sáng tạo được biện pháp đọc chữ Hán bằng Tiếng Việt.
 C. Ý thức bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc của nhân dân ta.
 D. Truyền thống phụ hệ của người Lạc Việt đã vô hiệu hoá phương thức đồng hoá
bằng hôn nhân của người Hán.
Câu 7: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách đóng hoá dân tộc của các triều
đại phong kiến phương Bắc?

 A. Đưa người Hán sang ở lẫn với người Việt, bắt người Việt theo phong tục, tập
quán của người Hán.
 B. Tìm cách xoá bỏ các tập tục lâu đời của người Việt.
 C. Du nhập chữ Hán và tư tưởng Nho giáo vào nước ta.
 D. Mở nhiều trường học đế dạy cho người Việt.
Câu 8: Người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên vì

 A. Do người Hán sang đô hộ nhưng không quan tâm đến văn hóa.
 B. Do văn hóa của Người Việt phát triển quá rực rỡ.
 C. Do truyền thống yêu nước và lòng tự tôn dân tộc.
 D. Cả ba đáp án trên đều đúng. 
Câu 9: Đâu là biểu hiện của việc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của
người Việt?

 A. Tiếng Việt vẫn được người Việt truyền cho con cháu. Người Việt vẫn nghe và
nói hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ.
 B. Những tín ngưỡng truyền thống tiếp tục được duy trì như: thờ cúng tổ tiên, thờ
các vị thần tự nhiên
 C. Những phong tục của người Việt được nhắc đến trong tư liệu trên: xăm mình,
têm trầu, ăn trầu, búi tóc, nhuộm răng đen,....
 D. Cả 3 đáp án trên
Câu 10: Dưới tác động của chinh sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc,
nghề thủ công mới nào dưới đây đã xuất hiện ở nước ta?

 A. Làm đồ trang sức bằng vàng, bạc


 B. Làm giấy, làm thủy tinh
 C. Rèn sắt
 D. Làm đồ gốm
Câu 11: Nhà Hán đưa người Hán sang Giao Châu là biểu hiện của chính sách gì?

 A. Cai trị tàn bạo


 B. Đồng hóa.
 C. Thân dân.
 D. Phân biệt dân tộc.
Câu 12: Các triều đại phong kiến phương Bắc đã truyền bá tôn giáo nào vào nước ta?

 A. Phật giáo
 B. Đạo giáo
 C. Nho giáo
 D. Kitô giáo
Câu 13: Ý nào đưới đây không đúng khi nói về sức sống của nền văn hoá bản địa thời
Bắc thuộc?

 A. Người Việt vẫn bảo tồn và nói tiếng Việt.


 B. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn được duy trì.
 C. Các nghi lễ gần với nông nghiệp như cày tịch điển vẫn được duy trì. 
 D. Tục búi tóc, nhuộm răng đen, ăn trầu,... vẫn được bảo tồn. 
Câu 14: Điểm nổi bật của tình hình văn hoá nước ta thời Bắc thuộc là gì?
 A. Văn hoà Hán không ảnh hưởng nhiều đến văn hoá nước ta.
 B. Nhân dân ta tiếp thụ vẫn hoa Trung Quốc một cách triệt để.
 C. Tiếp thu văn hoá Trung Hoa để phát triển văn hoá dân tộc.
 D. Bảo tồn phong tục, tập quán truyền thống của dân tộc. 
Câu 15: Ngoài việc giữ gìn được nền văn hoá bản địa của mình, nhân dân ta còn tiếp thu
Trung Hoa theo hướng nào?

 A. Tiếp thu nguyên bản những yếu tố văn hoá Trung Hoa.
 B.  Tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hóa Trung Hoa
 C. Tiếp thu nguyên bản một số lĩnh vực văn hoá Trung Hoa.
 D. Bỏ văn hoá bản địa để học theo văn hoá Trung Hoa.
Câu 16: Nhân dân ta đã học từ Trung Quốc một số phát minh kĩ thuật nào

 A. Làm giấy, chế tạo đồ thuỷ tinh, làm la bàn.


 B. Làm giấy, chế tạo đồ thuỷ tinh, làm thuốc súng, làm la bàn.
 C. Làm giấy, chế tạo đồ thuỷ tinh.
 D. Làm giấy, chế tạo đồ thuỷ tinh, làm gốm, đúc đồng.
Câu 17: Nhân dân ta đã tiếp thu chọn lọc từ Trung Quốc những yếu tố phù hợp của các
tôn giáo, tín ngưỡng nào?

 A. Đạo giáo và một số dòng Phật giáo.


 B. Thờ cúng tổ tiên và Đạo giáo.
 C. Thờ các vị thần tự nhiên và Đạo giáo.
 D. Nho giáo và Đạo giáo
Câu 18: Hãy xác định câu sai về nội dung lịch sử.

 A. Tục ăn trầu, nhuộm răng đen đã trở thành tập quán truyền thống của người
Việt.
 B. Món bánh chưng, bánh giầy truyền thống của người Việt thường được làm vào
dịp lễ, tết để dàng cúng tổ tiên.
 C. Tết Hàn thực từ Trung Quốc được du nhập Việt Nam đã trở thành tết Bánh trôi,
bánh chay và được tổ chức vào 5 - 5 âm lịch hàng năm.
 D. Tết Trung thu của cả Trung Quốc và Việt Nam đều là ngày Tết dành riêng cho
thiếu nhi. 

You might also like