You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ 6 CUỐI KÌ II

I. TRẮC NGHIỆM
Lịch sử
Câu 1. Mùa xuân 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế đã đặt tên nước ta là gì?
A.Văn Lang B. Âu Lạc C. Vạn Xuân D. Đại Việt
Câu 2. Ai là người Lý Nam Đế trao quyền để tiếp tục lãnh đạo cuộc khởi nghĩa
A. Triệu Quang Phục B. Mai Hắc Đế
C. Khúc Thừa Dụ D. Dương Đình Nghệ
Câu 3. Người được nhân dân lập đền thờ và suy tôn là Bố Cái Đại Vương là
A. Phùng Hưng B. Lý Bí C. Ngô Quyền D. Nguyễn Huệ
Câu 4. Năm 937, Ngô Quyền kéo quân ra Bắc để làm gì?
A. Tiêu diệt quân Nam Hán B. Trị tội Dương Tam Kha
C.Trị tội Kiều Công Tiễn D. Tiêu diệt quân Tống
Câu 5. Năm 938, Ngô Quyền đã đánh bại quân xâm lược nào để mở ra thời kì độc lập
lâu dài cho đất nước?
A. Quân Tùy B. Quân Lương
C. Quân Nam Hán D. Quân Đường
Câu 6. Ngô Quyền đã chọn nơi nào để bố trí trận địa mai phục, quyết chiến với quân
xâm lược?
A. Sông Bạch Đằng B. Sông Như Nguyệt
C. Sông Hồng D. Sông Cửu Long
Câu 7. Năm 192, ở Vùng đất Quảng Nam, Quảng Ngãi ngày nay, một quốc gia đã ra
đời. Đó là
A. Vương Quốc Phù Nam. B. Vương Quốc Chân Lạp.
C. Vương Quốc Chiêm Thành. D. Vương Quốc Champa.
Câu 8. Hoạt động kinh tế chủ yếu của nước Champa là gì
A. Sản xuất nông nghiệp B. Sản xuất thủ công nghiệp
B. Buôn bán C. Khai thác khoáng sản
Câu 9. Hiện nay, ở Việt Nam công trình văn hóa Champa nào đã được UNESCO công
nhận là Di sản văn hóa thế giới?
A. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam). B. Tháp Chăm (Phan Rang).
C. Tháp Pô Nagar (Khánh Hòa). D. Tháp Hòa Lai (Ninh Thuận).
Câu 10. Năm 938, tướng giặc chỉ huy quân Nam Hán đánh vào nước ta là ai?
A. Ngột Lương Hợp Thai. B. Lưu Hoằng Tháo.
C. Thoát Hoan. D. Ô Mã Nhi.
Câu 11. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là chiến công của
A. Lí Thường Kiệt đánh bại nhà Tống. B. Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương.
C. Ngô Quyền đánh bài quân Nam Hán D. Lê Hoàn đánh bại 10 vạn quân Tống.
Câu 12. Tên gọi ban đầu của vương quốc Chăm-pa là gì?
A. Lâm Ấp. B. Chiêm Thành. C. Chân Lạp. D. Nhật Nam.
Câu 13. Biểu hiện nào cho thấy trong suốt thời kì Bắc thuộc dân ta vẫn bảo tồn
được văn hóa dân tộc?
A. Người Việt vẫn nghe – nói bằng tiếng mẹ đẻ (Tiếng Việt).
B. Dân ta vẫn duy trì được những tín ngưỡng truyền thống như thờ cúng tổ tiên,..
C. Các phong tục, tập quán lâu đời như nhuộm răng, ăn trầu,... vẫn được bảo tồn.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 14. Điểm độc đáo của những công trình kiến trúc của người Chăm-pa là gì?
A. Đều là các công trình Phật giáo.
B. Gần như toàn bộ đều được xây bằng gạch.
C. Tất cả các ngọn tháp đều được xây trên đỉnh đồi.
D. Trong các đền thờ đều trồng hoa Chăm-pa.
Câu 15. Tên gọi Chăm-pa được lấy theo tên của một:
A. dòng sông. B. ngọn núi. C. loài hoa. D. loài cây.
Câu 16. Tại sao từ thời dựng nước, dân ta lại có tục xăm mình?
A. Vì người Việt thích cái đẹp. B. Để xua đuổi tà ma.
C. Để không bị thủy quái làm hại. D. Vì cả ba lí do trên.
Câu 17. Sự tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Hoa trong thời kì Bắc thuộc được
thể hiện như thế nào khi người Việt tiếp thu tư tưởng gia trưởng phụ quyền của
người Hán?
A. Người Việt vẫn duy trì nét đẹp văn hóa “kính trên nhường dưới”.
B. Người Việt vẫn giữ gìn truyền thống tôn trọng người già và phụ nữ.
C. Trong gia đình, người đàn ông có quyền quyết định mọi việc.
D. Người già mất sức lao động sẽ bị đuổi ra khỏi nhà.
Câu 18. Vào thời Bắc thuộc, người Việt tiếp thu kĩ thuật nào của người Hán?
A. Làm gốm. B. Chế tác đồ trang sức.
C. Tráng gương. D. Làm giấy.
Câu 19. Dòng sông gắn liền với chiến thắng của cuộc kháng chiến chống quân Nam
Hán lần thứ hai năm 938 là:
A. Sông Hồng B. Sông Lô C. Sông Cầu D. Sông Bạch Đằng
Câu 20. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ năm 905 có ý nghĩa gì?
A. Giành lại độc lập dân tộc sau hơn 1000 năm Bắc thuộc.
B. Dựng nhà nước phong kiến đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.
C. Giành được quyền tự chủ, đặt nền móng cho những thắng lợi to lớn về sau.
D. Đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường, tiếp tục củng cố nền tự chủ.
Địa lí
Câu 1. Theo chu kì tuần trăng, dao động thủy triều lớn nhất vào các ngày
A. trăng khuyết. B. trăng tròn và trăng khuyết.
C. trăng khuyết và không trăng. D. trăng tròn và không trăng.
Câu 2. Căn cứ vào yếu tố nào sau đây phân chia dòng biển thành dòng biển nóng và
dòng biển lạnh?
A. Vị trí. B. Nhiệt độ. C. Màu sắc của nước. D. Độ mặn.

Câu 3. Thổ nhưỡng là:


A. lớp đất được bồi tụ thường xuyên.
B. lớp vật chất vụn bở trên bề mặt lục địa.
C. lớp đất được quá trình phong hóa tạo ra.
D. lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
Câu 4. Trong quá trình hình thành đất, sinh vật có vai rò quyết định tới
A. màu sắc của đất. B. chất hữu cơ trong đất.
C. chất vi sinh trong đất. D. thành phần khoáng vật và cơ giới của đất.
Câu 5. Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng nhất đối với sự phân bố thực vật là
A. đất đai. B. khí hậu. C. địa hình. D. nguồn nước.
Câu 6. Động vật và thực vật có mỗi quan hệ, tác động qua lại phụ thuộc nhau là vì
A. nguồn nước. B. đất đai. C. nguồn thức ăn. D. môi trường sống.

Câu 7. Cây trong rừng nhiệt đới gió mùa so với rừng mưa nhiệt đới, thường
A. cao hơn, nhiều tầng hơn. B. thấp hơn và ít tầng hơn.
C. không rựng lá theo mùa. D. ít cây bụi và dây leo hơn.
Câu 8. Diện tích rừng nhiệt đới đang suy giảm nghiêm trọng, nguyên nhân là
A. mở đường để khai thác khoáng sản. B. xây các đập thủy điện ở đầu nguồn.
C. do hậu quả nặng nề của chiến tranh. D. do cháy rừng và các hoạt động của con người.
Câu 9. Vùng khí hậu ôn đới lạnh, điệu kiện nhiệt ẩm thuần lợi cho
A. rừng lá rộng phát triển. B. rừng lá kim phát triển.
C. rừng mưa nhiệt đới phát triển. D. rừng nhiệt đới gió mùa phát triển.
Câu 10. Việt Nam phát triển phổ biến đới rừng nào sau đây
A. rừng mưa nhiệt đới. B. rừng xích đạo.
C. rừng nhiệt đới gió mùa. D. rừng xa van.
Câu 11. Rừng mưa nhiệt đới được hình thành ở
A. nơi có một mùa mưa. B. Nơi mưa nhiều quanh năm.
C. vùng ôn đới bán cầu bắc. D. vùng ôn đới bán cầu nam.
Câu 12. Ảnh hưởng của con người đến sự phân bố sinh vật là
A. lai tạo giống mới.
B. Thu hẹp diện tích rừng.
C. làm tuyệt chủng một số loài sinh vật.
D. Di chuyển giống vật nuôi, cây trồng từ này đến nơi khác.
Câu 13. Sóng được hình thành chủ yếu từ nguyên nhân nào sau đây?
A. Do mưa nhiều. B. Do nước chảy.
C. Do gió thổi. D. Do băng tan.
Câu 14. Hãy điền vào chỗ trống trong câu sau
“Các ....... thường phát sinh ở hai bên xích đạo chảy theo hướng Tây, gặp lục địa chuyển
hướng chảy về phía cực”
A. dòng biển nóng. B. Dòng biển lạnh.
C. dòng hải lưu. D. vòng hoàn lưu.
Câu 15. Động vật đặc trưng của đới lạnh là
A. các loài thú ăn thịt như hổ, báo, sư tử... B. Các loài có kích thước lớn như voi, bò tót...
C. các loài bò sát như rắn, trăn, ... D. các loài có lớp lông và lớp mỡ dày.
Câu 16. Đất chủ yếu của đới nóng là
A. đất phù sa. B. đất feralit. C. đất đen thao nguyên ôn đới D. đất Pốt-dôn.
Câu 17. Dân số Thế giới hiện nay phân bố
A. Đồng đều giữa các khu vực. B. tập chung đông nhất ở Châu Phi.
C. không đồng đều trong không gian. D. tập chung chủ yếu ở vùng có khoáng sản.
Câu 18. Trên Thế giới dân cư thường phân bố thưa thớt ở
A. các đồng bằng. B. các trục giao thông.
C. ven biển, dọc các con sông. D. hoang mạc, hải đảo, miền núi.
Câu 19. Theo thời gian dân số có xu hướng
A. không thy đổi. B. giảm dần. C. tăng dần. D. không ổn định.
Câu 20. Sự sắp xếp dân số một cách tự phát hay tự giác trên một lãnh thổ nhất định,
phù hợp với điều kiện sống là gì?
A. Quần cư đô thị. B. Quần cư nông thôn. C. cơ cấu dân số. D. sự phân bố dân cư.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Em hãy cho biết những việc làm của Khúc Hạo để xây dựng nền tự chủ cho dân
tộc.
Câu 2. Trình bày diễn biến, kết quả và ý nghĩa cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán
trên sông Bách Đằng năm 938.
Câu 3. Nêu phân bố và đặc điểm của rừng nhiệt đới.
Câu 4. Trình bày các nhân tố hình thành đất.

You might also like