You are on page 1of 5

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ 7 (Năm học 2023 – 2024)


PHẦN I. TRẮC NGHIỆM.
Câu 1. Sự kiện nào đã kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập tự chủ lâu dài của
dân tộc ta?
A. Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (năm 40 – 42).
B. Khúc Thức Dụ xưng Tiết độ sứ (năm 905).
C. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền (năm 938).
D. Ngô Quyền xưng vương, lập ra nhà Ngô (năm 939).
Câu 2. Sau khi lên ngôi vua, Ngô Quyền đóng đô tại đâu?
A. Hoa Lư B. Cổ Loa C. Đại La D. Huế
Câu 3. Sau khi Đinh Bộ Lĩnh và Đinh Liễn bị ám hại, ai đã được suy tôn lên làm vua?
A. Lê Hoàn B. Lý Thường Kiệt C. Lê Long Đĩnh D. Lý Công Uẩn
Câu 4. Sau khi lên ngôi hoàng đế, Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là gì?
A. Đại Việt B. Giao Chỉ C. Văn Lang D. Đại Cồ Việt
Câu 5. Đinh Bộ Lĩnh hoàn thành công cuộc dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước vào năm
nào?
A. Năm 966 - 967 B. Năm 965 C. Năm 970 D. Năm 981
Câu 6. Tại sao Đinh Bộ Lĩnh chọn Hoa Lư làm kinh đô?
A. Hoa Lư có địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho việc tập trung dân cư.
B. Hoa Lư có địa hình cao, cư dân ít chịu ảnh hưởng của lụt lội.
C. Hoa Lư là quê hương của Đinh Bộ Lĩnh, có địa hình hiểm trở, thuận lợi cho việc phòng thủ đất nước.
D. Hoa Lư là nơi tập trung nhiều nhân tài, có thể giúp vua xây dựng đất nước.
Câu 7. Vì sao nhà Tống lại muốn đem quân xâm lược Đại Việt lần thứ hai?
A. Do nhà Lý không chấp nhận tước vương của nhà Tống.
B. Do sự xúi giục của Chăm-pa.
C. Để giải quyết những khó khăn ở trong nước.
D. Do giai đoạn này nhà Tống hùng mạnh.
Câu 8. Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập ra nhà Lý vào năm nào?
A. Năm 1008. B. Năm 1009. C. Năm 1010. D. Năm 1011.
Câu 9. Tôn giáo nào phát triển nhất vào thời Lý?
A. Phật giáo. B. Thiên Chúa giáo. C. Đạo giáo. D. Ấn Độ giáo.
Câu 10. Tại sao luật pháp thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?
A. Để bảo vệ sức kéo trong sản xuất nông nghiệp. B. Đạo Phật được đề cao, nên cấm sát sinh.
C. Trâu bò là động vật quý hiếm. D. Trâu bò là động vật linh thiêng.
Câu 11. Thế nào là chính sách “ngụ binh ư nông”?
A. Cho quân sĩ địa phương luân phiên về cày ruộng, khi cần triều đình sẽ điều động.
B. Cho toàn bộ quân địa phương về quê sản xuất, khi cần sẽ điều động.
C. Cho cấm quân luân phiên nhau về sản xuất, khi cần trình sẽ điều động.
D. Cho những quân sĩ hết tuổi quân dịch về quê sản xuất.
Câu 12. Dưới thời nhà Lý, từ năm 1054 tên nước ta là gì?
A. Đại Việt. B. Đại Cồ Việt. C. Đại Nam. D. Việt Nam.
Câu 13. Trung và Nam Mỹ kéo dài từ phía bắc của chí tuyến Bắc đến 53054’N nên có đủ các đới
khí hậu nào sau đây?
A. Xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới.
B. Xích đạo, nhiệt đới, cận cực, hàn đới.
C. Xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, cận cực.
D. Xích đạo, cận nhiệt đới, ôn đới, cận cực.
Câu 14. Đâu không phải nguyên nhân khiến phía Tây của lục địa Nam Mỹ khô hạn?
A. Núi cao. B. Ngược hướng gió. C. Dòng biển lạnh. D. Khí hậu nóng, ẩm.
Câu 15. Vì sao phía Đông ở lục địa Nam Mỹ phát triển rừng nhiệt đới ẩm còn phía Tây là sa mạc?
A. Do ảnh hưởng địa hình. B. Do ảnh hưởng núi An-đét.
C. Do lãnh thổ kéo dài qua nhiều vĩ độ. D. Do ảnh hưởng của dòng biển nóng và lạnh.
Câu 16. Địa hình núi cao phân bố ở khu vực nào của lục địa Nam Mỹ?
A. Phía Bắc. B. Phía Tây. C. Phía Nam. D. Phía Đông.
Câu 17. Theo thứ tự từ Đông sang Tây, Bắc Mỹ có những dạng địa hình gì?
A. Núi trẻ, núi già, đồng bằng lớn. B. Đồng bằng lớn, núi trẻ, núi cổ.
C. Núi già, đồng bằng lớn, núi trẻ. D. Núi trẻ, đồng bằng lớn, núi già.
Câu 18. Hệ thống núi Cooc-đi-e nằm ở phía Tây của lục địa Bắc Mỹ chạy theo hướng gì?
A. Đông – Tây. B. Bắc – Nam. C. Tây Bắc – Đông Nam. D. Đông Bắc – Tây Nam.
Câu 19. Nguyên nhân nào giúp cho khu vực Bắc Mỹ có nhiều đới khí hậu khác nhau?
A. Địa hình. B. Vĩ độ. C. Hướng gió. D. Thảm thực vật.
Câu 20. Khí hậu Bắc Mỹ chiếm diện tích lớn nhất là khu vực nào?
A. Nhiệt đới B. Ôn đới C. Hàn đới D. Cận nhiệt đới ẩm
Câu 21. Đặc điểm không đúng với khí hậu Bắc Mỹ?
A. Phân hóa đa dạng. B. Phân hoá theo chiều bắc-nam
C. Phân hoá theo chiều Tây Đông D. Phần lớn lãnh thổ khô, nóng
Câu 22. Tại sao các quốc gia ở Bắc Mỹ có những quy định chặt chẽ về thời gian đánh bắt, kích
thước và số lượng hải sản được đánh bắt cho mỗi loại phương tiện cụ thể?
A. Để đảm bảo số lượng hải sản đánh bắt.
B. Để đảm bảo sự phát triển của nguồn lợi thủy hải sản.
C. Để đảm bảo hải sản đánh bắt có chất lượng tốt.
D. Để đảm bảo nguồn hải sản cho công nghiệp chế biến.
Câu 23. Nguyên nhân làm cho đất đai ở Bắc Mỹ bị thoái hóa?
A. Do mưa lớn.
B. Do sử dụng phân hóa học trong thời gian dài.
C. Do sử dụng máy móc trong nông nghiệp.
D. Do trồng quá nhiều vụ trong năm.
Câu 24. Các trung tâm kinh tế của Bắc Mỹ phân bố chủ yếu đâu?
A. Phía đông. B. Phía nam. C. Phía đông và đông bắc. D. Phía nam và tây nam.
Câu 25. Đồng bằng Bắc Mỹ được khai thác để làm gì?
A. Trồng trọt. B. Chăn nuôi. C. Xây dựng đô thị. D. Làm đồng cỏ.

PHẦN II. TỰ LUẬN


Câu 1. Nối các dữ liệu ở cột A với dữ liệu ở cột B cho phù hợp.
CỘT A CỘT B
A. Tác giả cách rước trống chèo, cách đánh trống hào hùng, mạnh
1. Ngô Quyền
mẽ, dùng trong chiến trận, là linh hồn sân khấu chèo ngày nay.
2. Đinh Bộ Lĩnh B. Thập đạo tướng quân được suy tôn lên làm vua.
3. Lê Hoàn C. Ông bãi bỏ chức Tiết độ sứ, xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa.
D. Thuở nhỏ ông dùng cờ lau tập trận, lớn lên dẹp loạn 12 sứ
4. Phạm Thị Trân quân, thống nhất đất nước.
E. Ông đặt tên nước là Đại Việt, dời đô từ Hoa Lư về Đại La.
Đáp án: ……………………………………………………………………………………………………
Câu 2. Nối các dữ liệu ở cột A với dữ liệu ở cột B cho phù hợp.
CỘT A CỘT B
A. đã nhận định: “Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh
1. Lý Thường Kiệt
trước để chặn thế mạnh của giặc”.
B. đặt niên hiệu Thuận Thiên, vua quyết định dời đô từ Hoa Lư
2. Lý Công Uẩn
về thành Đại La, đổi tên là Thăng Long (Hà Nội ngày nay).
3. Lê Hoàn C. Ông bãi bỏ chức Tiết độ sứ, xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa.
D. Vì vua sau khi qua đời không được đặt thụy hiệu nên phải
4. Lý Thánh Tông dùng cách gọi Đại Hành cho đến ngày nay.
E. đổi tên nước là Đại Việt.

Đáp án: ……………………………………………………………………………………………………

Câu 3. Em hãy chọn từ thích hợp và điền vào chỗ trống:


Từ khóa: nhất; hai; Lý; tiến công; phòng tuyến sông Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt, Lý Nhân Tông.

Đoạn thông tin:


Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077) là cuộc chiến chống nhà Tống lần
thứ………..trong lịch sử Việt Nam dưới triều………..Cuộc kháng chiến gồm hai giai đoạn:
1. Giai đoạn thứ nhất: Chủ động ………………….. để phòng vệ (1075).
2. Giai đoạn thứ hai: Phòng vệ tích cực và chuyển sang phản công: Trận chiến trên
………………………………………………………………………………………………………
Câu 4. Đọc đoạn văn sau và hãy tìm dẫn chứng, chứng minh Lý Thái Tổ là người đã giúp đất nước
thoát khỏi tình trạng khó khăn và còn biết tính kế lâu dài cho con cháu đời sau.
“Năm 1009, vua Lê Long Đĩnh mất, các nhà sư và đại thần trong triều đã suy tôn Lý Công Uẩn lên ngôi
vua. Nhà Lý được thành lập. Năm 1010, Lý Thaí Tổ đặt niên hiệu Thuận Thiên và mùa thu năm ấy, vua
quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, đổi tên là Thăng Long (Hà Nội ngày nay). Sự kiện dời đô
mở ra thời kì phát triển mới cho nước nhà.”
(Trích SGK Lịch sử - Địa lí 7, trang 57)

Câu 5. Dựa vào hình 16.1. Bản đồ tự nhiên khu vực Trung và Nam Mỹ, em hãy:
a/ Chứng minh địa hình khu vực này có sự phân hóa từ Tây sang Đông.
- Địa hình phía đông khu vực Nam Mỹ là các sơn nguyên, ở giữa là đồng bằng.
- Địa hình phía tây khu vực Nam Mỹ là núi trẻ.
=> Địa hình khu vực Nam Mỹ có sự phân hóa từ tây sang đông rõ rệt.
b/ Vì sao phía Đông lục địa Nam Mỹ phát triển rừng nhiệt đới ẩm còn phía Tây là sa mạc?
- Phía đông khu vực Nam Mỹ chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng nên lượng mưa nhiều, dẫn đến phát
triển rừng nhiệt đới ẩm.
- Phía tây khu vực Nam Mỹ chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh nên lượng mưa ít, dẫn đến địa hình sa
mạc hình thành.
Câu 6. Dựa vào hình 16.3. Các đai thực vật theo chiều cao của dãy An-đét thuộc Pê-ru (Peru), em
hãy:
a/ Trình bày sự phân hóa tự nhiên theo chiều cao của sườn Tây/Đông của dãy núi An-đét.
+ Phía Tây. + Phía Đông
- Thực vật nửa hoang mạc: 0 – 1000m. – Rừng nhiệt đới: 0 – 1000m.
- Cây bụi xương rồng: 1000 – 2000m. – Rừng lá rộng: 1000 – 1300m.
- Đồng cỏ cây bụi: 2000 – 3500m. – Rừng lá kim: 1300 – 3000m.
- Đồng cỏ núi cao: 3500 – 5000m. – Đồng cỏ: 3000 – 4000m.
- Băng tuyết: 5000 – 6500m. – Đồng cỏ núi cao: 4000 – 5000m.
– Băng tuyết: 5000 – 6500m.
b/ Vì sao có sự phân hóa các đai cảnh quan từ chân núi lên đỉnh núi?
Vì càng lên cao, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi => cảnh quan thay đổi theo.

Hình 16.3. Các đai thực vật theo chiều cao của
dãy An-đét thuộc Pê-ru (Peru)
Câu 7. Dựa vào hình 14.4. Bản đồ phân bố một số đô thị ở Bắc Mỹ, năm 2020, em hãy:
a/ Kể tên các đô thị có quy mô dân số trên 10 triệu người.
Trả lời: …………………………………………………………………………………
b/ Kể tên các đô thị có quy mô dân số từ trên 5 đến 10 triệu người.
Trả lời: …………………………………………………………………………………
c/ Em có nhận xét gì về sự phân bố mạng lưới đô thị ở Bắc Mỹ?
Mạng lưới đô thị ở Bắc Mỹ phân bố không đều: phân bố tập trung ở ven biển, thưa thớt ở phía bắc và
trung tâm khu vực.

Bản đồ phân bố một số đô thị ở Bắc Mỹ, năm 2020

HẾT

You might also like