You are on page 1of 6

Họ và tên:................................................

Lớp:..............................

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ 7


Hãy chọn đáp án đúng nhất:

A. Lịch Sử
1. Thủ công nghiệp thời Trần có những bước tiến đáng kể với sự ra đời của:
A. Làng nghề thủ công B. Công ty thủ công C. Các nghề Tây phương. D. Nghề làm tàu hơi nước
2. Đâu là thương cảng buôn bán nhộn nhịp với thuyền buôn ngoại quốc thời Trần:
A. Cảng Nha Trang B. Cảng Hải Phòng C. Cảng Sài Gòn D. Cảng Hội Triều
3. Nhà Trần đã cho ban hành bộ luật nào sau đây:
A. Quốc triều hình luật B. Hoàng Việt luật lệ C. Luật Hình Thư D. Luật Gia Long
4. Tầng lớp được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi, làm chủ các điền trang, thái ấp rộng lớn dưới
thời Trần:
A. Nông dân. B. Thương nhân. C. Thợ thủ công. D. Quý tộc, quan lại.
5. Thiền phái Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử do ai sáng lập:
A. Trần Thừa B. Trần Cảnh C. Lý Chiêu Hoàng D. Trần Nhân Tông
6. Danh y được mệnh danh là ông tổ của cây thuốc Nam, người đặt nền móng cho y học Việt
Nam:
A. Tuệ Tĩnh B. Ngô Sỹ Liên C. Nguyễn Gia Thiều D. Hãi Thượng Lãn Ông
7. Bộ quốc sử đầu tiên của Đại Việt là:
A. Đại Việt sử kí. B. Đại Nam thực lục. C. Đại Việt sử kí toàn thư. D. Đại Việt sử lược.
8. Loại hình nghệ thuật diễn xướng phổ biến dưới thời Trần là:
A. Cải Lương B. Múa rối nước. C. Rap việt D. Hát Opera
9. Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ chớ có lo gì”:
A. Trần Thái Tông. B. Trần Thủ Độ. C. Trần Quốc Tuấn. D. Trần Nhân Tông
10. Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Bệ hạ chém đầu thần trước rồi hãy hàng”:
A. Trần Thái Tông. B. Trần Thủ Độ. C. Trần Quốc Tuấn. D. Trần Nhân Tông
11. Quân dân nhà Trần đã phải kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên bao nhiêu
lần?
A. 1 lần. B. 3 lần. C. 5 lần. D. 7 lần.
12. Nhân vật nào nhỏ tuổi nên không được vua Trần Nhân Tông cho vào dự Hội nghị Bình Than
phải đứng bên ngoài nên “hổ thẹn, phẫn khích, tay cầm quả cam bóp nát lúc nào không biết”:
A. Trần Cảnh B. Trần Quốc Tuấn C. Trần Quốc Toản D. Trần Quang Khải
13. Chiến thuật xuyên suốt nhà Trần sử dụng trong các lần chống quân Mông – Nguyên:
A. Vườn không nhà trống. B. Binh lính tinh nhuệ, không cốt đông.
C. Lấy yếu đánh mạnh. D. Đầu hàng quân Mông - Nguyên.
14. Nhà Trần đã triệu tập hội nào sau đây để hỏi ý kiến của nhân dân nên hòa hay nên đánh?
A. Hội nghị Thanh niên. B. Hội nghị Diên Hồng. C. Hội nghị cầu an. D. Hội nghị Bình Than.
15. Nhà Trần đã triệu tập hội nào sau đây để hỏi bàn kế đánh giặc?
A. Hội nghị Thanh niên. B. Hội nghị Diên Hồng. C. Hội nghị cầu an. D. Hội nghị Bình Than.
16. Mông Cổ đã mấy lần cử sứ giả sang nước ta để dụ hàng nhà Trần:
A. 1 lần. B. 3 lần. C. 5 lần. D. 7 lần
17. Nhân vật nào sau đây khi bị quân Nguyên bắt và dụ hàng đã khẳng khái trả lời “Ta thà làm
ma nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”
A. Trần Khánh Dư. B. Trần Thủ Độ. C. Trần Hưng Đạo. D. Trần Bình Trọng.
18. Nhân vật nào bại trận phải chui vào ống đồng bắt quân lính khiêng chạy về nước:
A. Thoát Hoan. B. Ô Mã Nhi C. Toa Đô D. Ngột Lương Hợp Thai
19. Tại Vân Đồn, ai đã tiêu diệt đoàn thuyền lương của quân Nguyên:
A. Trần Khánh Dư. B. Trần Thủ Độ. C. Trần Hưng Đạo. D. Trần Bình Trọng.
20. Để khích lệ tinh thần chiến đấu của các binh sĩ, Trần Quốc Tuấn đã viết ra tác phẩm:
A. Nam Quốc Sơn Hà B. Bình Ngô đại cáo. C. Hịch tướng sĩ. D. Phò giá về kinh
21. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do ai lãnh đạo:
A. Lê Lai B. Nguyễn Trãi C. Nguyễn Chích D. Lê Lợi
22. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra để chống kẻ thù nào giành độc lập cho dân tộc:
A. Tống B. Minh C. Nam Hán D. Nguyên
23. Nhân vật nào sau đây liều mình hi sinh cứu Lê Lợi:
A. Lê Lai B. Nguyễn Trãi C. Nguyễn Chích D. Lê Hoàn
24. Trong giai đoạn đầu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
A. Gặp nhiều thuận lợi B. Lập nhiều chiến công
C. Gặp khó khăn, tổn thất lớn D. Mở rộng phạm vi hoạt động
25. Để tháo gỡ tình thế bị bao vây, năm 1424, Nguyễn Chích đã đề xuất chủ trương:
A. Chuyển địa bàn hoạt động, tiến về phía nam, đánh chiếm Nghệ An.
B. Giải phóng Tây Đô (Thanh Hóa) rồi sau đó đánh chiếm vào Nghệ An.
C. Cố thủ tại vùng núi Chí Linh, chờ cơ hội giặc Minh sơ hở để phản công.
D. Đưa quân ra Bắc, chiếm Đông Quan, sau đó giải phóng các vùng còn lại.
26. Tại trận Chi Lăng, nghĩa quân lam Sơn đã chém đầu được tướng giặc nào sau đây:
A. Thoát Hoan B. Hầu Nhân Bảo C. Quách Quỳ D. Liễu Thăng

B. Địa Lí
1. Đồng bằng Bắc Mỹ được khai thác để:
A. Trồng trọt. B. Lập khu công nghiệp C. Xây dựng đô thị. D. Làm khu vui chơi
2. Nguyên nhân làm cho đất đai ở Bắc Mỹ bị thoái hóa?
A. Do thiên tai, hạn hán. B. Do sử dụng phân hóa học trong thời gian dài.
C. Do đất đại bị bỏ hoang D. Do kĩ thuật lạc hậu.
3. Vì sao Bắc Mỹ có nguồn nước ngọt dồi dào?
A. Do có nhiều băng tuyết. B. Do mưa nhiều. C. Do có biển. D. Do có nhiều sông và hồ lớn.
4. Các nước Bắc Mỹ đã đề ra những quy định rất chặt chẽ về việc xả thải, tiết kiệm nước ngọt
trong sản xuất và sinh hoạt nhằm mục đích gì?
A. Bảo vệ rừng. B. Bảo vệ nguồn nước.
C. Bảo vệ bầu khí quyển. D. Bảo vệ đất.
5. Tại sao nguồn tài nguyên sinh vật biển của Bắc Mỹ rất đa dạng?
A. Do vị trí tiếp giáp với ba đại dương lớn. B. Do có mưa nhiều.
C. Do khí hậu thuận lợi D. Do có diện tích rộng lớn
6. Trung và Nam Mỹ KHÔNG bao gồm khu vực nào sau đây:
A. Eo đất Trung Mỹ. B. Lục địa Nam Mỹ. C. Bắc Mỹ D. Quần đảo Ăng-ti.
7. Trung và Nam Mỹ tiếp giáp với biển và đại dương nào sau đây:
A. Biển Ca-ri-bê, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương.
B. Biển Ban-tich, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.
C. Biển Đỏ, Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương.
D. Biển Địa Trung Hải, Biển Đông, Thái Bình Dương.
8. Nguyên nhân làm cho tự nhiên Trung và Nam Mỹ có sự phân hóa theo chiều đông - tây, theo
chiều bắc - nam và theo chiều cao?
A. Do có nhiều sông, hồ. B. Do lãnh thổ rộng lớn, trải dài trên nhiều vĩ độ.
C. Do lãnh thổ rộng lớn. D. Do lãnh thổ cách xa biển.
9. Các sườn núi phía đông eo đất Trung Mỹ và các quần đảo có cảnh quan gì?
A. Hoang mạc B. Đồng cỏ. C. Rừng rậm nhiệt đới. D. Băng tuyết bao phủ.
10. Sự phân hóa theo chiều đông - tây ở Trung- Nam Mỹ thể hiện rõ nét trong yếu tố tự nhiên:
A. Khoáng sản B. Địa hình. C. Khí hậu D. Dân cư.
11. Sự phân hóa theo chiều Bắc - Nam ở Trung - Nam Mỹ thể hiện rõ nét trong yếu tố tự nhiên:
A. Khoáng sản B. Địa hình. C. Khí hậu D. Dân cư.
12. Thiên nhiên dãy núi An-đet có sự thay đổi rõ rệt theo:
A. Chiều bắc-nam. B. Chiều tây-đông. C. Mực nước biển. D. Chiều cao.
13. Quần đảo Ăng-ti bao quanh biển nào sau đây:
A. Biển Ca-ri-bê. B. Biển Nhật Bản. C. Biển Đông. D. Biển Đỏ.
14. Dân cư bản địa ở Trung và Nam Mỹ là:
A. Người Anh điêng.  B. Người châu Á. C. Người châu Âu.  D. Người lai.
15. Lễ hội Ca-na-van ở Trung và Nam Mỹ chủ yếu diễn ra hằng năm ở nước:
A. Bra-xin B. Nga C. Canada D. Trung Quốc
16. Khu vực Trung và Nam Mỹ có quy mô dân số:
A. Nhỏ B. Lớn. C. Trung Bình D. Rất ít dân cư
17. Dân cư Trung và Nam Mỹ bao gồm những thành phần:
A. Người bản địa và người nhập cư B. Người nhập cư và người lai
C. Người bản địa và người lai D. Người bản địa, người nhập cư và người lai
18. Ngôn ngữ chính của người dân Trung và Nam Mỹ là:
A. Tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha B. Tiếng Pháp
C. Tiếng Trung D. Tiếng Anh
19. Trung và Nam Mỹ số dân thành thị chiếm tỉ lệ hơn:
A. 18% B. 30% C. 80% D. 100%
20. Tốc độ đô thị hóa của Trung và Nam Mỹ diễn ra:
A. Chậm hơn so với thế giới. B. Bằng mức trung bình thế giới.
C. Không có đô thị D. Tốc độ đô thị hóa cao.
21. Trung và Nam Mỹ có nền văn hóa đặc sắc, phong phú là do:
A. Có nhiều thổ dân da đỏ. B. Kết hợp các nền văn hóa trên thế giới với nền văn hóa bản địa.
C. Kết hợp văn hóa Âu. D. Kết hợp văn hóa Phi.
22. Đô thị hoá ở Trung và Nam Mỹ mang tính chất:

A. Đô thị hoá do phát triển kinh tế nhanh. B. Đô thị hoá do công nghiệp hoá rất cao.

C. Đô thị hoá tự phát D. Đô thị hoá có quy hoạch.

23. Phần lớn rừng nhiệt đới A-ma-dôn nằm ở quốc gia:

A. Bra-xin  B. Mỹ C. Mehico   D. Cuba

24. Nguyên nhân chủ yếu làm thu hẹp diện tích rừng nhiệt đới A-ma-dôn là do:

A. Khai thác khoáng sản.  B. Hoạt động thuỷ điện. C. Khai thác giao thông. D. Hoạt động nông nghiệp.

25. Rừng A-ma-dôn còn được xem là:

A. Điều hòa tự nhiên. B. Máy lọc không khí. C. Khu bảo tồn thiên nhiên. D. Lá phổi xanh của Trái Đất.

26. Rừng A-ma-dôn gồm có mấy tầng tán :

A. 1 - 2. B. 3 - 4. C. 5 - 6. D. 7 - 8.

27. Thành phần loài động, thực vật trong rừng A-ma-dôn:

A. Chủ yếu là thực vật. B. Phong phú, đa dạng. C. Chủ yếu là động vật. D. Chủ yếu là bò sát.

28. Năm 2019, các quốc gia gồm Bô-li-vi-a, Bra-xin, Cô-lôm-bi-a, Ê-cua-đo, Guy-a-na, Pê-ru, Xu-
ri-nam đã kí hiệp ước:

A. Hiệp ước bảo vệ rừng A-ma-dôn. B. Hiệp ước bảo vệ sông A-ma-dôn.

C. Hiệp ước bảo vệ động vật A-ma-dôn. D. Hiệp ước bảo vệ thực vật A-ma-dôn.

29. Điều kiện tự nhiên nào góp phần làm cho rừng A-ma-dôn có mức độ đa dạng sinh học rất cao

A. Có khoáng sản phong phú. B. Có nguồn nước dồi dào.

C. Có đất đai màu mỡ. D. Có khí hậu nóng ẩm.

You might also like