You are on page 1of 4

NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ 7

NĂM HỌC 2023 -2024


A. PHẦN LỊCH SỬ
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ
A. quý tộc Giec-man. B. chủ nô Rô-ma.
C. quý tộc Rô-ma. D. nông dân tự do.
Câu 2. Xã hội phong kiến Tây Âu có hai giai cấp là
A. lãnh chúa và nông nô. B. địa chủ và nông dân.
C. chủ nô và nô lệ. D. tư sản và nông dân.
Câu 3. Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là
A. nông nô. B. nông dân tự do.
C. nô lệ. D. lãnh chúa.
Câu 4. Cư dân sống trong thành thị Tây Âu trung đại chủ yếu là
A. thương nhân và thợ thủ công. B. lãnh chúa và nông nô.
C. nông nô và thợ thủ công. D. thương nhân và nông nô.
Câu 5. Vương quốc Phơ-răng sau này phát triển thành nước
A. Pháp. B. Anh. C. Tây Ban Nha. D. I-ta-li-a.
Câu 6. Kinh tế chủ đạo của lãnh địa phong kiến Tây Âu thời trung đại là
A. nông nghiệp. B. thủ công nghiệp.
C. thương nghiệp. D. không có kinh tế chủ đạo.
Câu 7. Thành thị Tây Âu trung đại được hình thành từ nguyên nhân nào sau đây?
A. Nghề thủ công phát triển nảy sinh nhu cầu trao đổi buôn bán.
B. Sản xuất bị đình trệ, cần thúc đẩy kinh tế phát triển.
C. Các lãnh chúa cho xây dựng các thành thị trung đại.
D. Sự ngăn cản giao lưu buôn bán của các lãnh địa.
Câu 8. Phường hội là tổ chức của
A. Thợ thủ công. B. Thương nhân.
C. Nông dân tự do. D. Các chủ xưởng.
Câu 9. Một trong những vai trò quan trọng của thành thị Tây Âu thời trung đại là
A. góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền.
B. góp phần xóa bỏ kinh tế công thương nghiệp.
C. thúc đẩy nền kinh tế công nghiệp phát triển.
D. góp phần xóa bỏ nền dân chủ nô Rô – ma.
Câu 10. Các quốc gia nào sau đây đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí?
A. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. B. Hi Lạp, Italia.
C. Anh, Hà Lan. D. Tây Ban Nha, Anh.
Câu 11. Mũi Bão Tố là tên gọi được đặt bởi nhà hàng hải
A. Cô-lôm-bô. B. Ga-ma. C. Đi-a-xơ. D. Ma-gien-lăng.
Câu 12. Phát kiến địa lí đã đem lại những hiểu biết mới về Trái Đất, đặc biệt đã chứng minh
một cách thuyết phục rằng:
A. Trái Đất có dạng hình cầu. B. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
C. Mặt trời quay quanh Trái Đất. D. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
Câu 13. Đoàn thám hiểm của Ph.Ma-gien-lăng đã tìm ra đại dương nào?
A. Thái Bình Dương B. Ấn Độ Dương.
C. Bắc Băng Dương. D. Đại Tây Dương.
Câu 14. Hậu quả tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí là
A. sự ra đời của chủ nghĩa thực dân và nạn cướp bóc thuộc địa.
B. thúc đẩy quá trình tan rã của chế độ phong kiến tập quyền.
C. con đường đi lại giữa các châu lục được nối liền.
D. tạo điều kiện ra đời chủ nghĩa tư bản.
Câu 15. Giai cấp tư sản được hình thành từ những thành phần nào sau đây?
A. Thương nhân giàu có, chủ xưởng, chủ đồn điền.
B. Địa chủ giàu có, chủ xưởng, chủ đồn điền.
C. Quý tộc, nông dân giàu có, chủ đồn điền.
D. Thương nhân giàu có, thợ thủ công nhỏ lẻ, chủ đồn điền.
Câu 16. Đến đầu thế kỉ XVI, hình thức tổ chức sản xuất mới xuất hiện ở Tây Âu là
A. công trường thủ công. B. phường hội.
C. công ty đa quốc gia. D. xí nghiệp.
Câu 17. Hai giai cấp cơ bản trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu là
A. tư sản và vô sản. B. tư sản và tiểu tư sản.
C. tư sản và nông dân. D. tiểu tư sản và nông dân
Câu 18. Nông dân mất đất, phải vào làm thuê trong các đồn điền, trang trại, bán sức lao
động, trở thành
A. công nhân nông nghiệp. B. công nhân xí nghiệp.
C. công nhân chất lượng cao. D. công nhân canh tác.
Câu 19. Một bộ phận lớn chủ đất ở nông thôn cũng chuyển dần sang kinh doanh tư bản chủ
nghĩa, lập các đồn điền, trang trại lớn, thuê mướn nhân công, dần trở thành
A. tư sản nông nghiệp. B. tư sản địa chủ.
C. tư sản mại bản. D. tư sản công nghiệp.
Câu 20. Phong trào Văn hóa Phục hưng bắt đầu từ nước
A. I-ta-li-a. B. Đức. C. Thụy Sĩ. D. Pháp.
Câu 21. Trong thời Phục hưng đã xuất hiện rất nhiều nhà văn hóa, khoa học thiên tài.
Người ta gọi là những
A. con người khổng lồ. B. con người thông minh.
C. con người vĩ đại. D. con người xuất chúng.
Câu 22. Đại diện tiêu biểu nhất của phong trào Văn hóa Phục hưng trong lĩnh vực văn học

A. Đan-tê. B. Cô-péc-ních.
C. Ga-li-lê. D. Lê-ô-na đờ Vanh-xi.
Câu 23. Nội dung của phong trào Văn hóa Phục hưng là
A. Đề cao giá trị con người, khoa học - kĩ thuật, chống phong kiến.
B. Đòi cải tạo xã hội phong kiến, xây dựng chủ nghĩa tư bản.
C. Chống chủ nghĩa tư bản, đề cao giá trị con người, khoa học - kĩ thuật.
D. Đòi khôi phục lại thời huy hoàng của chế độ phong kiến Tây Âu.
Câu 24. Phong trào Văn hóa Phục hưng nhằm khôi phục lại tinh hoa của văn hóa
A. Hy Lạp - La Mã. B. Ba-bi-lon - Lưỡng Hà.
C. Trung Quốc - Ấn Độ. D. Pháp - I-ta-li-a.
Câu 25. Ý nào phản ánh không đúng nội dung của phong trào Văn hóa Phục hưng?
A. Đề cao quyền độc lập của các dân tộc.
B. Lên án Giáo hội Kitô, trật tự xã hội phong kiến.
C. Đề cao giá trị nhân bản và tự do cá nhân.
D. Xây dựng thế giới quan tiến bộ của giai cấp tư sản.
II. TỰ LUẬN
1. Tác động của cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu.
- Thiên chúa giáo bị chia thành hai phái: Cựu giáo và Tân giáo.
- Làm bùng lên cuộc Chiến tranh nông dân Đức.
- Tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
2. Tác động của phong trào Văn hoá Phục hưng đối với xã hội Tây Âu.
- Có tác động thay đổi nhận thức của con người thời bấy giờ
- Đặt cơ sở và mở đường cho sự phát triển của văn hóa Tây Âu trong những thế kỉ tiếp theo
- Khai sáng châu Âu trung cổ và thay đổi lịch sử văn minh nhân loại
3 .Phần đọc hiểu: Cho một đoạn tư liệu, HS trả lời câu hỏi.
- Văn hóa Phục hung
- Phong trào cải cách tôn giáo
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1. Châu Âu có mấy mặt giáp biển?
A. 2 B. 1 C. 4 D. 3
Câu 2. Châu Âu nằm ở phía nào của lục địa Á-Âu
A. Phía Bắc B. Phía Đông C. Phía Nam D. Phía Tây
Câu 3. Phía Bắc của Châu Âu giáp với đại dương nào?
A. Thái Bình Dương B. Đại Tây Dương
C. Ấn Độ Dương D. Bắc Băng Dương
Câu 4. Ranh giới tự nhiên của Châu Âu và Châu Á là
A. Dãy U – ran B. Dãy An – pơ C. Dãy Cap – ca D. Dãy Roc – ky
Câu 5. Phía Nam của Châu Âu giáp với vùng biển nào
A. Biển Na Uy. B. Biển Ban - tích. C. Biển Đen. D. Biển Bắc
Câu 6. Cực Bắc trên phần đất liền của Châu Âu ở vĩ tuyến bao nhiêu?
A. 40⁰B. B. 71⁰B. C. 36⁰B. D. 18⁰B
Câu 7. Đặc điểm địa hình đồng bằng Châu Âu là
A. Phía nam và trung tâm.
B. Đồng bằng chiếm 2/3 diện tích Châu Âu.
C. Các đồng bằng lớn tập trung ở phía nam.
D. Đồng bằng chiếm diện tích nhỏ.
Câu 8. Địa hình châu Âu được chia làm mấy khu vực chính
A. 4 khu vực B. 6 khu vực C. 3 khu vực D. 2 khu vực
Câu 9. Kiểu khí hậu chiếm chủ yếu ở châu Âu là
A. Cực và cận cực. B. Ôn đới lục địa.
C. Cận nhiệt Địa Trung Hải. D. Ôn đới hải dương.
Câu 10. Kiểu khí hậu có diện tích nhỏ nhất ở châu Âu là
A. Cực và cận cực. B. Ôn đới lục địa.
C. Cận nhiệt Địa Trung Hải. D. Ôn đới hải dương.
Câu 11. Mật độ sông ngòi của châu Âu như thế nào?
A. Nghèo nàn B. Thưa thớt C. Không có sông D. Dày đặc
Câu 12. Quan sát Tập bản đồ Lịch sử và Địa lí 7, cảnh quan chiếm ưu thế ở Đồng bằng
Đông Âu là
A. Rừng lá kim. B. Rừng lá rộng.
C. Rừng lá cứng Địa Trung Hải. D. Đài nguyên.
Câu 13. Quy mô dân số của Châu Âu có đặc diểm là
A. Tăng trưởng âm B. Tăng chậm
C. Bùng nỗ dân số D. Tăng giảm không ổn định
Câu 14. Đặc điểm cơ cấu dân số của Châu Âu là
A. Cơ cấu dân số già B. Cơ cấu dân số trẻ
C. Cơ cấu dân số vàng D. Cơ cấu dân số ổn định
Câu 15. Dân số Châu Âu năm 2020 là bao nhiêu người
A. 147.7 triệu người B. 477,6 triệu người
C. 747,6 triệu người D. 647, 4 triệu người
Câu 16. Xu hướng nhập cư của Châu Âu trong giai đoạn gần đây là
A. Tăng trưởng âm B. Tăng chậm
C. Tăng mạnh D. Ổn định
Câu 17. Cơ cấu dân số theo giới ở Châu Âu có đặc điểm là
A. Tỉ lệ nam cao hơn nữ và đang có sự thay đổi.
B. Tỉ lệ nam cao hơn nữ và ổn định tỉ lệ.
C. Tỉ lệ nữ cao hơn nam và đang có sự thay đổi.
D. Tỉ lệ nữ cao hơn nam, ổn định tỉ lệ.
Câu 18. Dân nhập cư ở Châu Âu chủ yếu đến từ nguồn
A. chỉ xuất phát ở Châu Á. B. Châu Á và Châu Phi.
C. chỉ xuất phát ở Châu Phi. D. Châu Á và Châu Mỹ.
Câu 19. Dân cư Châu Âu tập trung chủ yếu ở
A. Phía Đông và phía Bắc. B. vùng phía Đông và phía Tây.
C. vùng trung tâm và phía Bắc. D. khu vực Tây Âu và Bắc Âu.
Câu 20. Tỉ lệ dân thành thị ở Châu Âu là
A. 57%. B. 85%.
C. 75%. D. 58%.
Câu 21. Đâu là đặc điểm đô thị hóa ở châu Âu?
A. Mức độ đô thị hóa cao. B. Mức độ đô thị hóa thấp.
C. Chủ yếu là đô thị hóa tự phát. D. Mức độ đô thị hóa rất thấp.
Câu 22. Đâu là các đô thị trên 10 triệu dân ở châu Âu?
A. Mát-xcơ-va, Pa-ri, Na-pô-li. B. Mát-xcơ-va, Pa-ri.
C. Ai-len, Béc-lin. D. Rô-ma, Pa-ri.
Câu 23. Vai trò chủ yếu của người nhập cư vào châu Âu là
A. gây khó khăn cho phát triển kinh tế-xã hội.
B. giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động.
C. tăng dân số cho châu lục.
D. cung cấp lao động, mở rộng thị trường.
Câu 24. Đô thị nào ở Châu Âu có dân số đạt trên 10 triệu người?
A. Bec–lin B. Pa-ri
C. Va–len–xi–a D. Ro-ma
Câu 25. Quá trình đô thị hóa hiện nay ở Châu Âu gắn với việc phát triển ngành kinh tế nào?
A. Nông nghiệp B. Dịch vụ
C. Công nghiệp D. Marketing
II. Phần tự luận
Gồm có 2 câu: Câu 1- nhận xét bảng số liệu; Câu 2 - đọc đoạn thông tin và trả lời các câu
hỏi.
Câu 1. (Gợi ý dạng bài) Cho bản số liệu sau:
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Nhiệt độ
4 5 8 11 14 18 20 20 16 12 8 5
(°C)
Lượng 37,2 32,2 31,2 33,2 44,4 43,2 40,2 34,5 38,9 33,7 41,2 45,7
mưa
(mm)
Dựa vào bảng số liệu xác định các thông số sau:
- Nhiệt độ cao nhất
- Nhiệt độ thấp nhất
- Biên độ nhiệt
- Lượng mưa cao nhất
- Lượng mưa thấp nhất
- Tổng lượng mưa
Câu 2. (Gợi ý dạng bài) Đọc thông tin về vấn đề môi trường ở Châu Âu. Dựa vào đoạn thông
tin xác định nguyên nhân gây ô nhiễm, HS tự đưa ra giải pháp.

-------------------------------HẾT-----------------------------------

You might also like