You are on page 1of 3

NỘI DUNG KIỂM TRA GIỮA KỲ 1

PHẦN TRẮC NGHIỆM


LỚP 11

Câu 1: Cơ sở quan trọng đề hình thành các tổ chức liên kết khu vực là
A. Vai trò quan trọng của các công ty xuyên quốc gia.
B. Xuất hiện những vấn đề mang tính toàn cầu.
C. Sự phân hóa giàu – nghèo giữa các nhóm nước.
D. Sự tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội.
Câu 2: Tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây có sự tham gia của nhiều nước ở nhiều châu lục
khác nhau?
A. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.
B. Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
C. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.
D. Thị trường chung Nam Mĩ.
Câu 3: ASEAN là tên viết tắt của tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào?
A. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ. C. Hiệp hổi các nước Đông Nam Á.
B. Thị trường chung Nam Mĩ. D. Liên minh châu Âu.
Câu 4: Việt Nam là thành viên của những tổ chức liên kết khu vực nào sau đây?
A. EU và ASEAN. B. NAFTA và EU.
C. NAFTA và APEC. D. APEC và ASEAN.
Câu 5: Ảnh hưởng tích cực của khu vực hóa kinh tế là
A. Giảm sút quyền lực quốc gia. C.Giảm sút sự tự chủ về kinh tế.
B. Sự phụ thuộc chặt chẽ về chính trị. D.Tạo lập thị trường khu vực rộng lớn.
Câu 6: Về mặt thương mại, toàn cầu hóa mang lại cơ hội gì cho các nước đang phát triển?
A. Nhận chuyển giao công nghệ hiện đại. C. Nhanh chóng đón đầu công nghệ hiện đại.
B. Hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi. D.Áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
Câu 7: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các nước đang phát triển đã nhanh chóng nắm bắt được cơ hội gì
nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển?
A. Nhận chuyển giao các công nghệ lỗi thời, gây ô nhiễm.
B. Đón đầu được công nghệ hiện đại và áp dụng vào sản xuất.
C. Mở rộng thị trường buôn bán với nhiều nước trên thế giới.
D. Phá bỏ hàng rào thuế quan, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.
Câu 8: Hiện nay, muốn có được sức cạnh tranh kinh tế mạnh, các nước đang phát triển buộc phải
A. Tăng cường tự do hóa thương mại. C.Nhận chuyển giao các công nghệ lạc hậu.
B. Làm chủ được các ngành kinh tế mũi nhọn. D. Tiếp thu văn hóa của các nước phát triển.
Câu 9: Những vấn đề nổi bật mang tính toàn cầu hiện nay là
A. Dân số, môi trường và khủng bố. C.Nội chiến và khủng hoảng kinh tế.
B. Cháy rừng, đô thị hóa và dịch bệnh. D.Nạn đói, hạn hán và thiên tai.
Câu 10. Vấn đề dân số nổi bật ở các nước phát triển là
A. Già hóa dân số C.Bùng nổ dân số
B. Gia tăng dân số quá nhanh D.Gia tăng dân số quá chậm.
Câu 11. Khi hàm lượng khí CO2 tăng cao dẫn đến hiện tượng gì sau đây?
A. Thủng tâng ô-dôn C.Trái đất ấm lên
B. Hiệu ứng nhà kính D. Mưa axit

1
Câu 12. Khí CO2 trong khí quyển có xu hướng tăng chủ yếu do nguyên nhân nào sau đây?
A. Sản suất ô tô, điện tử C.Hoạt động công nghiệp
B. Đẩy mạnh phát triển du lịch. D.H oạt động hàng không
Câu 13. Các biện pháp hiệu quả nhất để giải quyết hiện tượng hiệu ứng nhà kính là
A. Cắt giảm lượng khí thải CO2 và CFSs
B. Cắt giảm lượng khí thải CO2 và trồng rừng
C. Nâng cấp qu trình sản xuất công nghiệp và trồng rừng
D. Tăng cường sử dụng các hợp chất khí CFSs và các năng lượng mới.
Câu 14. Nguồn nước ngọt bị ô nhiễm nghiêm trọng nhất hiện nay là
A. Nước khoáng C. Nước ngầm
B. Nước mưa D. Nước sông, hồ
Câu 15. Nguyên nhân gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ngọt ở nhiều nơi trên thế giới là
A. Phát triển thủy điện quá mức trên sông, hồ.
B. Đẩy mạnh việc đánh bắt thủy hải sản.
C. Gia tăng nhiều loại hình họa động du lịch
D. Chất thải công nghiệp, chất thải snh hoạt chưa qua xử lí.
Câu 16. Suy giảm đa dạng sinh học dẫn tới hậu quả gì?
A. Khan hiếm nguồn nước ngọt sảy ra ở nhiều nơi
B. Cuộc chiến sinh tồn khốc liệt của động vật hoang dã.
C. Mất đi nhiều loại gen, nguồn thuốc, nguồn thực phẩm
D. Thu hẹp không gian sống của các loại sinh vật.
Câu 17. Hoạt động khủng bố ngày càng trở nên nguy hiểm do các phần tử khủng bố có xu hướng
A. Sử dụng thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại.
B. Đào tạo người dân ở nhiều nước tham gia.
C. Nhằm vào các nước kinh tế phát triển.
D. Mở rộng phạm vi hoạt động ở châu Âu.
Câu 18. Biểu hiện của các hoạt động kinh tế ngầm là
A. Đánh bom liều chết. C.Bắt cóc con tin
B. Buôn lậu vũ khí. D.Tấn công mạng
Câu 19. Nguyên nhân chính làm cho nhiều nước châu Phi vẫn trong tình trạng đói nghèo và lạc hậu là
A. Duy trì quá lâu chế độ phong kiến. C.Sự thống trị lâu dài của chủ nghĩa thực dân
B. Sự thóng trị của các tôn giáo bảo thủ. D.Bộ máy lãnh đạo non trẻ, thiếu kinh nghiệm
Câu 20. Đại bộ phận lãnh thổ châu phi là cảnh quan
A. Hoang mạc và rừng cận nhiệt đới khô. C.Hoang mạc,bán hoang mạc và xavan
B. Xavan và rừng xích đạo D. Rừng cận nhiệt đới khô và xavan
Câu 21. Châu Phi được gọi là “lục địa nóng” vì
A. Có nhiều bồn địa và cao nguyên lớn C.Ít hồ lớn để điều hòa khí hậu
B. Chủ yếu nằm ở vùng vĩ độ thấp. D. Lãnh thổ có nhiều hoang mạc khô nóng.
Câu 22. Đặc điểm nổi bật của khí hậu châu Phi là
A. Khô nóng B. Lạnh khô C.Nóng ẩm D.Lạnh ẩm
Câu 23. Trở ngại lớn về tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của châu Phi là
A. Địa hình núi cao, rừng rậm nhiệt đới .
B. Nhiều sông lớn, khí hậu nóng ẩm.
C. Ít đồng bằng màu mỡ, nhiều hồ lớn
D. Khí hậu khô nóng: hoang mạc, bán hoang mạc chiếm diện tích lớn.
Câu 24. Hậu quả của việc khai thác khoáng sản quá mức ở châu Phi là
A. Mất không gian sống của sinh vật C.Nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng
B. Môi trường bị tàn phá D.Diện tích rừng bị thu hẹp
Câu 25 Một trong những đặc điểm dân cư nổi bật của châu Phi là
A. Dân số đông, tăng rất chậm C.Gia tăng dân số tự nhiên thấp
B. Tỉ lệ nhóm người trên 60 tuổi cao D. Tuổi thọ trung binh thấp
Câu 26. Tài nguyên đất và khí hậu của Mĩ La – tinh rất thuận lợi cho phát triển
A. Chăn nuôi gia cầm, thâm canh lúa nước.
B. C.Thâm canh lúa nước, cây ăn quả cận nhiệt.
2
C. Chăn nuôi đại gia súc, cây công nghiệp nhiệt đới.
D. Cây ăn quả nhiệt đới, cây dược liệu quý
Câu 27 Tỉ lệ dân thành thị của Mĩ La – tinh rất cao là do
A. Các nước tập trung phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
B. Cải cách ruộng đất hợp lí, tạo nhiều việc làm cho lao động.
C. Dân nghèo không có ruộng đất kéo ra thành phố tìm việc làm
D. Chính sách đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở nông thôn
Câu 28 Đặc điểm kinh tế nổi bật của hầu hết các nước Mĩ La – tinh là
A. Dựa vào xuất khẩu hàng công nghiệp. C. Phát triển ổn định, độc lập và tự chủ.
B. Tốc độ tăng trưởng cao, ổn định. D.Phụ thuộc vào tư bản nước ngoài.
Câu 29. Nguyên nhân nào sau đây làm cho nền kinh tế của Mĩ La – tinh phát triển chậm, thiếu ổn định
và phụ thuộc vào nước ngoài?
A. Thiếu đường lối phát triển độc lập, tự chủ
B. Sự biến động mạnh của thị trường thế giới.
C. Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu
D. Tác động của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
Câu 30. Hiện nay, tình hình kinh tế của Mĩ La – tinh đang từng bước được cải thiện nhờ áp dụng biện
pháp nào?
A. Củng cố bộ máy nhà nước, phát triển giáo dục.
B. C.Tiếp tục duy trì cơ cấu xã hội phong kiến
C. Thực hiện cải cách ruộng đất không triệt để.
D. D.Đẩy mạnh quá trình đô thị hóa tự phát
Câu 31. Tây Nam Á nằm ở vị trí cầu nối giữa ba châu lục nào sau đây?
A. Âu – Á – Phi C. Âu – Á – Úc
B. Á – Âu – Mĩ D. Á – Mĩ – Phi
Câu 32. Tài nguyên giàu có bậc nhất thế giới ở Tây Nam Á là
A. kim cương B. quặng đồng
C. dầu khí D. kim loại màu
Câu 33. Tôn giáo có hảnh hưởng sâu, rộng ở khu vực Tây Nam Á là
A. Đạo Thiên Chúa C. Đạo Phật
B. Đạo Hồi D.Đạo Tin Lành
Câu 34. Đặc điểm khí hậu nổi bật của Trung Á là
A. Nóng ẩm B. Lạnh ẩm C. khô hạn D. ẩm ướt
Câu 35. Đặc điểm nổi bật của khu vực Trung Á là
A. Đa dân tộc, thưa dân và tỉ lệ dân theo đạo Hồi cao
B. Trình độ dân trí thấp, bùng nổ dân số và nghèo đói
C. Nhiều hủ tục lạc hậu, đô thị hóa tự phát và đói nghèo.
D. Đói nghèo, di dân tự phát và thiếu việc làm.
Câu 36. Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định ở khu vực Tây – Nam – Á là
A. Vị trí địa – chính trị quan trọng và nguồn dầu mỏ phong phú
B. Sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt trong dân cư và sung đột sắc tộc
C. Tồn tại nhiều tôn giáo và tỉ lệ người dân theo đạo Hồi cao
D. Sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc khủng hoảng năng lượng.
Câu 37. Xung đột, nội chiến và bất ổn ở khu vực Tây Nam Á dẫn đến hậu quả nào sau đây?
A. Dân số tăng nhanh. C.Gia tăng tình trạng đói nghèo
B. Thúc đẩy đô thị hóa tự phát. D.chênh lệch giàu – nghèo sâu sắc.

You might also like