You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ I MÔN LỊCH SỬ LỚP 10, Năm học 2020- 2021

I. TRẮC NGHIỆM (60%) ( Minh họa)


- Ôn tập bài 8 “Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á”.
- Ôn tập bài 10 “Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu”.
- Ôn tập bài 11 “Tây Âu thời hậu kì trung đại”.
Câu 1. Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của lãnh địa phong kiến?
A. Mỗi lãnh địa là một vương quốc nhỏ
B. Là một khu đất rộng lớn, gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.
C. Đất lãnh chúa có lâu đài, dinh thự, nhà thờ, có hào sâu, tường cao bao quanh
D. Đất khẩu phần được giao cho nông nô cày cấy để thu tô thuế
Câu 2. Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa phong kiến là gì?
A. Sản xuất có những tiến bộ đáng kể: dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ
B. Nông dân sản xuất ra được mọi thứ cân dùng trong lãnh địa
C. Lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc
D. Chỉ mua sắt, muối và sa xỉ phẩm từ bên ngoài lãnh địa
Câu 3. Người ta nói:”Các lãnh chúa phong kiến mặc dù rất giàu có, song số đông rất thô lỗ,
dốt nát, thậm chí không biết chữ”. Sở dĩ như vậy là vì?
A. Công việc của họ là chiến đấu nên việc huấn luyện quân sự là chủ yếu, họ không quan tâm
đến học văn hóa để mở mang trí tuệ
B. Xuất thân của họ là các quý tộc thị tộc, trình độ mọi mặt thua kém hơn hẳn so với các quý
tộc, chủ nô Rôma trước đây
C. Nền sản xuất nông nghiệp trong các lãnh địa không đòi hỏi nhiều về tri thức khoa học
D. Nhà nước phong kiến Tây Âu không khuyến khích việc học hành thi cử
Câu 4. Quá trình chuyên môn hóa diễn ra khá mạnh mẽ trong
A. nông nghiệp B. thủ công nghiệp C. Lãnh địa D. thương nghiệp
Câu 5. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí là gì?
A. Con đường giao thương từ Tây Âu qua Tây Á sang phương Đông bị người Thổ Nhĩ Kì độc
chiếm
B. Khoa học – kĩ thuật, đặc biệt là ngành hàng hải, có những tiến bộ đáng kể,
C. Thương nhân châu Âu có đủ kinh nghiệm cho các chuyến đi xa
D. Do quyết định của các triều đình phong kiến Tây Âu
Câu 6. Tiền đề quan trọng nhất để các cuộc phát kiến địa lí có thể thực hiện được là
A. Sự tài trợ về tài chính của chính phủ các nước Tây Âu
B. Ước mơ chinh phục tự nhiên, lòng ham hiểu biết của con người
C. Khoa học – kĩ thuật, đặc biệt ngành hàng hải, có những tiến bộ đáng kể
D. Thương nhân châu Âu tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong các cuộc hành trình sang
phương Đông
Câu 7. Quốc gia nào đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí?
A. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha B. Hi Lạp, Italia
C. Anh, Hà Lan D. Tây Ban Nha, Anh
Câu 8. Người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới là
A. Ph.Magienlan B. C.Côlômbô
C. B.Điaxơ D. Vaxco đơ Gama
Câu 9. Người tìm ra châu lục mới – Châu Mĩ là
A. Vexpuchi B. Hoàng tử Henri
C. Vaxco đơ Gama D. C.Côlômbô
Câu 10. Hệ quả quan trọng nhất của phát kiến địa lí đối với Tây Âu thời hậu kì trung đại là
A. Tìm được nguồn hương liệu và thị trường mới, đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất
B. Đem lại những hiểu biết về các vùng đất mới, dân tộc mới
C. Mở mang nhận thức khoa học cho con người
D. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ sản xuất phong kiến và sự ra đời của
chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
Câu 11. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào Văn hóa Phục hưng là gì?
A. Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng của giai cấp tư sản
chống chế độ phong kiến lỗi thời
B. Cố vũ, mở đường cho văn hóa châu Âu phát triển
C. Tạo ra sự phát triển vượt bậc của khoa học – kĩ thuật
D. Tạo ra “những người khổng lồ”
Câu 12. Nguyên nhân khiến giai cấp tư sản chống lại Giáo hội thời hậu kì trung đại là
A. Giáo hội chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội
B. Giáo hội cũng là một thế lực phong kiến thực sự
C. Giáo hội là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất của chế độ phong kiến
D. Giáo hội ngày càng có xu hướng ngăn cản, chống lại các phong trào của giai cấp tư sản
Câu 13. Ý nào không phải là đặc điểm nổi bật của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á
A. Các quốc gia nhỏ, phân tán trên địa bàn hẹp
B. Hình thành tương đối sớm
C. Sống riêng rẽ, nhiều khi xảy ra tranh chấp với nhau
D. Sớm phải đương đầu với làn sóng thiên di từ phương Bắc xuống
Câu 14. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự suy thoái của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam
Á chính là
A. Vẫn duy trì phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu, lỗi thời
B. Sự bùng phát của các cuộc khởi nghĩa nông dân
C. Sự xâm lược của thực dân phương Tây
D. Sự chia rẽ về sắc tộc và tôn giáo của các quốc gia trong khu vực
II. TỰ LUẬN (40%)
Câu 1. Thời kì phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được biểu hiện
như thế nào?
Câu 2. Thời kì suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được biểu hiện như thế
nào?
Câu 3. Lãnh địa phong kiến là gì? Nêu đặc điểm kinh tế, chính trị của lãnh địa?
Câu 4. Trình bày đời sống của lãnh chúa và nông nô trong lãnh địa?
Câu 5. Nguyên nhân nào dẫn đến xuất hiện thành thị? Trình bày những hoạt động kinh tế chính
và vai trò của thành thị ở châu Âu thời trung đại?
Câu 6. Hãy cho biết nguyên nhân, điều kiện, hệ quả của những cuộc phát kiến lớn về địa lí?
Câu 7. Lập bảng thống kê các cuộc phát kiến lớn về địa lí theo các tiêu chí sau: Thời gian; tên
nhà thám hiểm; hành trình và kết quả của từng cuộc phát kiến địa lí.
-----HẾT-----
GỢI Ý
Câu 1. Thời kì phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được biểu hiện
như thế nào?
- Từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII là thời kì phát triển nhất của các quốc
gia Đông Nam Á.
+ Kinh tế: hình thành trung tâm kinh tế lớn, cung cấp khối lượng lớn lúa gạo, sản phẩm thủ
công (vải, đồ sứ), nhiều lái buôn của các nước trên thế giới đến buôn bán.
+ Chính trị: tổ chức bộ máy chặt chẽ, kiện toàn từ trung ương đến địa phương.
+ Văn hóa: xây dựng được một nền văn hóa riêng của mình với những nét độc đáo.
Câu 3. Lãnh địa phong kiến là gì? Nêu đặc điểm kinh tế, chính trị của lãnh địa?
- Khái niệm lãnh địa phong kiến:
+ Đến giữa thế kỉ IX, phần lớn đất đai đã được các quý tộc và nhà thờ chia nhau chiếm đoạt
xong, những vùng đất đai rộng lớn đó đã nhanh chóng bị họ biến thành khu đất của mình gọi là
lãnh địa phong kiến.
- Đặc điểm kinh tế, chính trị của lãnh địa:
+ Kinh tế: một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cung, tự cấp, tự túc.
+ Chính trị: một đơn vị chính trị độc lập, có quân đội, tòa án, pháp luật riêng, chế độ thuế khóa,
tiền tệ riêng.
Câu 4. Trình bày đời sống của lãnh chúa và nông nô trong lãnh địa?
+ Lãnh chúa: có cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa, sung sướng bằng việc bóc lột tô thuế và sức lao
động của nông nô
+ Nông nô: lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa. Họ bị gắn chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa
Câu 5. Nguyên nhân nào dẫn đến xuất hiện thành thị? Trình bày những hoạt động kinh tế chính
và vai trò của thành thị ở châu Âu thời trung đại?
- Nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại Tây Âu:
+ Sản xuất phát triển.
+ Thị trường buôn bán tự do.
+ Thủ công nghiệp diễn ra quá trình chuyên môn hóa.
- Hoạt động kinh tế chính:
+ Cư dân chủ yếu là thợ thủ công, thương nhân
+ Phường hội, thương hội giữ độc quyền sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
+ Thương nhân tổ chức các hội chợ
- Vai trò của thành thị trung đại ở Tây Âu:
+ Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển.
+ Góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền.
+ Mang lại không khí tự do cho xã hội phong kiến Tây Âu.
Câu 6. Hãy cho biết nguyên nhân, điều kiện, hệ quả của những cuộc phát kiến lớn về địa lí?
* Nguyên nhân:
- Nhu cầu về hương liệu, vàng và thị trường cao
- Con đường buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc chiếm
* Điều kiện: Khoa học – kĩ thuật có bước tiến quan trọng
* Hệ quả
- Tích cực
+ Đem lại những hiểu biết mới về trái đất
+ Thị trường thế giới mở rộng
+ Thúc đẩy sự ra đời của chủ nghĩa tư bản
- Tiêu cực
+ Cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ
Câu 7. Lập bảng thống kê các cuộc phát kiến lớn về địa lí theo các tiêu chí sau: Thời gian; tên
nhà thám hiểm; hành trình và kết quả của từng cuộc phát kiến địa lí.

Nhà thám hiểm Thời gian Hành trình và kết quả

Điaxơ 1487 Đến mũi cực Nam châu Phi, đặt tên mũi Bão Tố (mũi Hảo
Vọng)

Côlômbô 1492 Đi theo hướng Tây, tìm ra châu Mĩ

Va-xcô đơ Ga-ma 1497 Đi về hướng Đông, tìm được con đường biển đến Ấn Độ

Ma-gien-lan 1519 – 1522 Đi vòng qua cực Nam của Nam Mĩ, đi vòng quanh thế giới

You might also like