You are on page 1of 12

1

-
1. Các quốc gia Hy Lạp và La mã ra đời ở đâu ? Điều kiện tự nhiên có thuận lợi và
khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế ở khu vực này ?
- Ở bán đảo Ban Căng và bán đảo I-ta-li-a
-xung quanh đều được biển bao bọc ;bờ biển có nhiều vịnh,cảng nên thuận lợi để phát
triển thương mại đường biển ;Lòng đất có nhiều khoáng sản nên thuận lợi cho phát triển
luyện kim ),điểm khác nhau (La Mã có nhiều đồng bằng rộng lớn nên thuận lợi cho trồng
trọt và chăn nuôi,còn Hy Lạp đồng bằng nhỏ hẹp và bị chia cắt nên không thuận lợi cho
phát triển nông nghiệp)
2. Thành tựu về văn hóa.
2

3.Vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á:


- Nằm trên con đường hàng hải nối liền giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương; là cầu
nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải.
-Địa hình bị chia cắt thành Đông Nam Á hải đảo và Đông Nam Á lục địa khác biệt
nhau.
-Yếu tố gió mùa, lượng mưa lớn mang lại những thuận lợi cho việc trồng cây lúa nước và
nhiều cây trồng khác

-Sự hình thành các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á từ khoảng thế kỉ VII TCN đến thế kỉ
VII:
+ Cơ sở hình thành: Là sự phát triển của nghề nông trồng lúa nước và 1 số nghề thủ
công gắn liền với các hoạt động giao lưu kinh tế, văn hóa với Trung Quốc và Ấn Độ
+ Một số quốc gia sơ kì trong khu vực: Văn Lang - Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam (thuộc
Việt Nam), các vương quốc ở hạ lưu sông Chao Phray-a (thuộc Thái Lan) và các đảo
thuộc In-đô-nê-xi-a ngày nay.
Nét nổi bật về kinh tế: Nông nghiệp trồng lúa nước, cây gia vị, buôn bán đường biển rất
phát đạt, xuất hiện nhiều thương cảng quốc tế như Óc Eo, Ta-cô-la...

Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án đúng
1. Vì sao khu vực Đông Nam Á có vị trí địa lí rất quan trọng?
A. Nằm giáp Trung Quốc.
B. Nằm giáp Ấn Độ.
C. Tiếp giáp với khu vực châu Á gió mùa.
D. Nằm trên con đường biển nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
2. Khu vực Đông Nam Á được coi là
3

A. Cầu nối giữa Trung Quốc và Ấn Độ.


B. “Ngã tư đường” của thế giới.
C. "Cái nôi” của thế giới.
D. Trung tâm của thế giới.
3. Đông Nam Á là quê hương của loại cây trồng nào?
A. Cây lúa.                                      B. Cây lúa nước.
C. Cây gia vị.                                  D. Các cây lương thực và gia vị.
4. Ý nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở hình thành của các quốc gia sơ kì ở Đông
Nam Á?
A. Nông nghiệp trồng lúa nước.
B. Giao lưu kinh tế - văn hoá với Trung Quốc và Ấn Độ.
C. Thương mại đường biển rất phát triển.
D. Thủ công nghiệp phát triển với các nghề rèn sắt, đúc đồng,...
5. Các quốc gia sơ kì Đông Nam Á ra đời vào khoảng thời gian nào?
A. Thiên niên kỉ II TCN.                   B. Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII
C. Thế kỉ VII TCN.                           D. Thế kỉ X TCN.
6. Đoạn tư liệu trong SGK (trang 52) chứng tỏ điều gì về tình hình kinh tế các quốc gia
sơ kì trong khu vực?
A. Đã có sự giao lưu buôn bán với nhiều nước khác.
B. Có mối quan hệ buôn bán với Trung Quốc.
C. Có mối quan hệ buôn bán với Ấn Độ.
D. Giao lưu buôn bán giữa các nước trong khu vực khá phát triển .
7. Theo em, nét tương đồng về kinh tế của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á so với Hy Lạp
và La Mã cổ đại là gì?
A. Kinh tế nông nghiệp phát triển.
B. Các nghề thủ công đúc đồng, rèn sắt giữ vị trí rất quan trọng.
C. Thương mại đường biển thông qua các hải cảng.
D. Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp giữ vai trò chủ đạo.
Đáp án
4

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7


D B B C B A C

4. Quá trình hình thành các vương quốc phong kiến:


+ Thời gian: Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X.
+ Một số quốc gia phong kiến:Đại Cồ Việt (Bắc Việt Nam)
Vương quốc Sri Kse-tra của người Môn và Pa-gan của người Miến (ở lưu vực sông I-ra-
oa-đi);
Vương quốc Sri Vi-giay-a của người Mã Lai (trên đảo Xu-ma-tra

Nền kinh tế các vương quốc phong kiến Đông Nam Á tiếp tục phát triển:
+ Nông nghiệp vẫn là nến tảng chủ yếu.
+ Thương mại biển thịnh đạt hơn, tạo nền tảng cho sự kết nối buôn bán châu Á và châu
Âu, mà sau này gọi là Con đường gia vị. Nhiều vương quốc phong kiến trở thành những
đế quốc hàng hải như Phù Nam, Sri Vi-giay-a,...

THỰC HÀNH

Câu 1. Các vương quốc phong kiến ở khu vực Đông Nam Á được hình thành vào khoảng
thời gian nào?
A. Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII
B. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X
C. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV
D. Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII
Câu 2. Quốc gia phong kiến nào ở Đông Nam Á phát triển mạnh về hoạt động buôn bán
đường biển?
A. Chân Lạp B. Pa – gan
C. Cam – pu – chia D. Sri Vi – giay – a
Câu 3. Trong các vương quốc dưới đây, đâu không phải là vương quốc phong kiến ờ
Đông Nam Á xuất hiện trong giai đoạn thế kỉ VII – X?
A. Sri Kse-tra B. Pa-gan
5

C. Đra-ra-va-ti D. Lan Xang


Câu 4. Nhận định nào sau đâu là đúng?
A. Nền kinh tế của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á bị phụ thuộc nặng nề vào
việc giao lưu với bên ngoài
B. Giao lưu thương mại với nước ngoài thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa của các
vương quốc phong kiến Đông Nam Á
C. Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á chỉ giao lưu buôn bán với thương nhân
Ấn Độ.
D. Các thương cảng nổi tiếng thời trung đại ở Đông Nam Á đều thuộc các quốc gia
Đông Nam Á hải đảo.
Câu 5. Nguồn sản vật nổi tiếng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là:
A. Gia vị B. Nho
C. Chà là D. Ô liu
Câu 6. Ý nào sau đây Không phù hợp để đền vào chỗ trống (…) trong câu sau: Các
vương quốc phong kiến Đông Nam Á đã phát huy những lợi thế để phát triển kinh tế đó
là…
A. Vị trí địa lí thuận lợi
B. Điều kiện tự nhiện thuận lợi
C. Khí hậu ôn đới, thuận lợi cho các cây trồng lâu năm phát triển
D. Điểm đến hấp dẫn của thương nhân các nước Ả Rập, Hy Lạp, La Mã
Câu 7. Yếu tố nào dưới đây đóng vai trò quyết định đối với sự hình thành các vương
quốc cổ ở Đông Nam Á?
A. Công cụ đồ sắt xuất hiện
B. Sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp
C. Sự giao lưu buôn bán giữa các nước Đông Nam Á
D. Ảnh hưởng của các nền văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc
Câu 8. Dựa vào yếu tố tự nhiên nào, cư dân Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và
nhiều loại cây ăn quả, ăn củ khác?
A. Khí hậu mát, ẩm B. Gió mùa kèm theo mưa
6

C. Mùa mưa tương đối nóng D. Mùa khô tương đối lạnh, mát
Câu 9. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, ở Đông Nam Á hình thành các quốc gia phong kiến
dân tộc. Vậy quốc gia phong kiến dân tộc là gì?
A. Quốc gia có nhiều dân tộc
B. Quốc gia có nhiều mâu thuẫn giữa các dân tộc
C. Quốc gia thực hiện chính sách hòa hợp dân tộc
D. Quốc gia mà dân tộc chiếm đa số nắm quyền thống trị, lôi kéo các dân tộc khác vào
lãnh thổ của mình
Câu 10. Những thế kỉ đầu công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng kim loại
gì?
A. Sắt B. Đồng

Câu 1.
Ở Đông Nam Á, trong khoảng thời gian từ thế kỉ X đã hình thành một số quốc gia phong
kiến. Quan sát hình 1 (trang 52, SGK), em hãy hoàn thiện bảng sau:
Tên vương quốc phong kiến Tên quốc gia ngày nay

Trả lời:
Tên vương quốc phong kiến Tên quốc gia ngày nay
Cham – pa Việt Nam
Cam – pu – chia, Ăng – co Cam – pu – chia
Pa – gan Mi – an – ma
Sri Vi – giay – a In – đô – nê – xia
7

Ma – ta – ram In – đô – nê – xia
Câu 2. Hoạt động giao lưu thương mại đã tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế
của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á?
- Thúc đẩy sự phát triển của các vương quốc/ các quốc gia trong khu vực.
- Xuất hiện nhiều thương cảng sầm uất.
- Là tiền đề cho sự giao thoa văn hóa giữa các quốc gia trong khu vực.

- Đông Nam Á có nhiều tín ngưỡng dân gian:


+ Tín ngưỡng phồn thực
+ Thờ cúng tổ tiên.
+ Tục cầu mư+Tín ngưỡng Thần Vua.
- Chịu ảnh hưởng văn hoá Ấn Độ, Trung Quốc  Đa dạng, phong phú.
chữ viết
- Các cư dân Đông Nam Á tạo ra nhiều loại chữ viết trên cơ sở tiếp thu chữ Phạn của
người Ấn Độ (chữ Chăm cổ TK VI, chữ Môn cổ, chữ Mã Lai cổ). Riêng người Việt thì
tiếp thu chữ Hán của người Trung Quốc
- Văn học của các quốc gia Đông Nam Á cũng tiếp thu văn học Ấn Độ(tiêu biểu bộ sử
thi Ma-ha-bra-ta, Ra-ma-y-a-na ) để sáng tạo bộ sử thi của dân tộc mình...

- Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Đông Nam Á chịu ảnh hưởng đậm nét của các tôn
giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo.
- Với các loại hình chủ yếu là phù điêu, các bức chạm nổi, tượng thần, phật…

5.Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào?


- Vào khoảng thế kỉ VII TCN, Nhà nước Văn Lang ra đời
- Địa bàn: chủ yếu ở lưu vực các dòng sông thuộc Bắc và Bắc Trung Bộ ngày nay

- Điều kiện ra đời:


+ Sự biến đổi trong sản xuất
+ Nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm
8

6 .Nước Âu Lạc ra đời vào thời gian nào?


9

- Thời gian thành lập: khoảng năm 208 TCN

- Phạm vi không gian lãnh thổ của nước Âu Lạc: mỏ’ rộng hơn so với nước Văn

Lang.
- Tổ chức nhà nước: không có nhiều thay đổi so với Nhà nước Văn Lang; quyền lực
nhà vua được mở rộng hơn.
- Có quân đội mạnh, vũ khí tốt, đặc biệt có thành Cổ Loa.

- Chuyển kinh đô xuống vùng Cổ Loa (Hà Nội).

THỰC HÀNH
Câu 1. Khi quân Tần đánh xuống phương Nam, nước Văn Lang đang ở trong hoàn
cảnh như thế nào?
A. Gặp nhiều khó khăn.
B. Đang trong thời kì phát triển.
C. Vừa thoát khỏi khó khăn trong nước.
D. Vua Hùng đang cho quân đi xâm lược nước khác.
Câu 2. Sau khi đánh thắng quân Tần, hai vùng đất của người Tây Âu và Lạc Việt
hợp thành một nước mới có tên là
A. Văn Lang. B. Đại Việt. C. Âu Lạc. D. Đại Cồ Việt.
Câu 3. Nước Âu Lạc tồn tại trong khoảng thời gian nào?
A. Từ thế kỉ VII TCN đến năm 179 TCN.
B. Từ năm 258 TCN đến năm 179 TCN.
C. Từ năm 208 TCN đến năm 179 TCN.
D. Từ năm 208 TCN đến năm 43.
Câu 4: Sau khi lên ngôi vua, Thục Phán đóng đô ở
A. Cổ Loa D. Hoa Lư B. Phong Châu C. Thăng Long
Câu 5. Thời kì An Dương Vương gắn với câu chuyện, sự tích nổi tiếng nào trong lịch
sử dân tộc?
A. Thánh Gióng. B. Mị Châu – Trọng Thủy.
C. Âu Cơ – Lạc Long Quân. D. Bánh chưng – bánh giầy.
10

Câu 6. Người cai quản các làng, chạ được gọi là


A. Lạc hầu. B. Lạc tướng. C. Bồ chính. D. Quan lang.
Câu 7. Ý nào đưới đây không thể hiện đúng sự khác biệt giữa Nhà nước Âu Lạc
so với Nhà nước Văn Lang?
A. Có thành trì vững chắc.
B. Quân đội mạnh, vũ khí tốt.
C. Thời gian tồn tại lâu dài hơn.
D. Kinh đô chuyển về vùng đồng bằng.
Câu 8. Ý nào dưới đây thể hiện điểm khác biệt trong tổ chức bộ máy nhà nước thời
An Dương Vương so với thời Hùng Vương?
A. Giúp việc cho vua có các lạc hầu, lạc tướng.
B. Vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.
C. Cả nước chia thành nhiều bộ, do lạc tướng đứng đầu.
D. Nhà nước được tổ chức chặt chẽ hơn, vua có quyền hơn trong việc trị nước

a.Đời sống vật chất

- Nền “nông nghiệp dùng cày”, sống chủ yếu bằng trồng lúa nước ngoài ra còn trồng hoa
màu,...
- Nghề luyện kim với kĩ thuật đúc đồng phát triển và rèn sắt phát triển đạt hiều thành tựu
rực rỡ (trống, thạp đồng)
- Ở nhà sàn, đi thuyền, thức ăn chính là gạo nếp, gạo tẻ,...
- Để tóc ngang vang, búi tó hoặc tết tóc đuôi sam; nam đóng khố, cởi trần, nữ mặc váy và
yếm.
b.Đời sống tinh thần
- Tín ngưỡng: thờ cúng tổ tiên và thờ các vị thần trong tự nhiên.
- Phong tục: xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, gói bánh chưng, bánh giầy….
- Các lễ hội gắn với nông nghiệp trồng lúa nước.
- Đời sống tinh thần khá phong phú, sinh động với nhiều hoạt động ca hát, nhảy múa.
11

-> Góp phần tạo dựng nền tảng của bản sắc văn hóa dân tộc.

7. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc
a.Về bộ máy cai trị
-Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc
-Chia nước ta thành:
Châu-quận->huyện->xã.Từ cấp Huyện trở lên do người Hán nắm giữ.
-Xây đắp thành lũy,bố trí quân đồn trú.
-Áp dụng luật hà khắc,đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân

bVề kinh tế:


-Chiếm ruộng đất của dân ta
-Thu tô thuế nặng nề
-Nắm độc quyền về sắt và muối
-Bắt dân ta phải cống nạp sản vật quý.
=>Vơ vét,bóc lột tàn bạo
c.Về văn hóa-xã hội:
Thực hiện chính sách đồng hóa
->Xóa bỏ văn hóa của người Việt->nhằm xóa bỏ nước ta trên bản đồ thế giới.

1. Địa danh nào dưới đây không phải là trị sở của các triều đại phong kiến phương Bắc
trong thời kì Bắc thuộc?
A. Thành Cổ Loa.                                B. Thành Luy Lâu.
C. Thành Tống Bình.                           D. Thành Đại La.
2. Đứng đầu chính quyền đô hộ của nhà Hán ở các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam
là:
A. Thứ sử.          B. Thái thú.          C. Huyện lệnh.        D. Tiết độ sứ.
3. Chính quyền đô hộ dủa người Hán được thiết lập tới tận cấp huyện từ thời kì nào?
A. Nhà Triệu.        B. Nhà Hán.            C. Nhà Ngô.         D. Nhà Đường.
4. Ý nào dưới đây không thể hiện đúng chính sách cai trị về kinh tế của các triều đại
phong kiến phương Bác?
12

A. Chiếm ruộng đất của Âu Lạc lập thành ấp, trại.


B. Áp đặt chính sách tô, thuế nặng nề.
C. Cho phép nhân dân bản địa sản xuất muối và sắt.
D. Bắt nhân dân ta cống nạp các sản vật quý trên rừng, dưới biến.
Bài tập 2:Hãy lựa chọn từ/cụm từ cho sẵn: đồng hoá dân tộc, nhà Đường, tập quán, khởi
nghĩa, người Hán đề điền vào chỗ trống (...) trong đoạn sau.
Các triều đại phương Bắc từ nhà Hán đến (1) ..................... đều thi hành chính sách cai trị
hà khắc. Chính quyền đô hộ còn thẳng tay đàn áp các cuộc (2) ........................ của nhân
đân ta. Chúng còn thực hiện chính sách (3) ...................... đưa (4) ...................... sang ở
lẫn với dân Việt, tìm mọi cách xoá bỏ những (5) ...................... lâu đời của người Việt.

You might also like