You are on page 1of 8

4.

CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY


– HY LẠP VÀ RÔ MA

1. THIÊN NHIÊN VÀ ĐỜI SỐNG CỦA CON NGƯỜI


a. Điều kiện tự nhiên
Lãnh thổ của Rô ma cổ đại là một bán đảo dài và hẹp, có hình dáng nhận biết
giống với chiếc ủng vươn ra bờ biển Địa Trung Hải. Địa hình phần lớn là đồi núi,
tuy nhiên vẫn có những đồng bằng trù phú, những đồng cỏ thuận lợi cho việc trồng
trọt và chăn nuôi.

Lãnh thổ của Hi Lạp cổ đại bị phân tán thành nhiều vùng khác nhau. Địa hình khúc
khuỷu, tạo nên cho cư dân phương Tây, đặc biệt là Hi Lạp những vịnh và hải cảng,
thuận tiện cho việc giao lưu buôn bán, đặc biệt là buôn bán với hai nước Ai Cập và
Lưỡng Hà của nền văn minh cổ đại phương Đông.
Như vậy, điểm đầu tiên chúng ta có thể thấy về điều kiện tự nhiên của các quốc gia
cổ đại phương Tây là:
o Cư dân sinh sống ở ven biển Địa Trung Hải, nơi mà phần lớn lãnh thổ là núi
và cao nguyên.
Và từ những điều kiện tự nhiên như vậy, ta có thể đánh giá được những thuận lợi
và khó khăn như sau:
o Thuận lợi: Nhờ vị trí nằm gần biển mà nhiều hải cảng, giao thông trên biển
dễ dàng  tạo điều kiện cho ngành hàng hải sớm phát triển và đạt được
nhiều thành tựu.
Bên cạnh đó cư dân Địa Trung Hải cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn:
o Diện tích đất canh tác ít do phần lớn địa hình ở đây là đồi núi và đất xấu.
o Khác với các với các quốc gia cổ đại phương Đông, người dân Địa Trung
Hải không trồng lúa mà chuyển sang trồng các loại cây lâu năm. Đồng
nghĩa với việc đó, tình trạng thiếu lương thực đã xảy ra ở các quốc gia cổ
đại phương Tây. Tuy nhiên, do địa hình thuận lợi cho giao thông đường
biển, người dân nơi đây đã khắc phục vấn nạn thiếu lương thực bằng cách
nhập khẩu lương thực từ các quốc gia cổ đại phương Đông ví dụ như Ai
Cập và Lưỡng Hà.

b. Nền văn minh Hi Lạp và Rô ma


o Địa hình ở các quốc gia cổ đại phương Tây khắc nghiệt, chủ yếu là đồi núi
và rất ít diện tích đất canh tác, đất xấu và khô cằn. Chính vì vậy nên phải
đến đầu thiên niên kỉ thứ I TCN, nhiều công cụ bằng sắt xuất hiện, tạo nên
được những sản phẩm dư thừa trong xã hội, ngành trồng trọt bắt đầu có
những hiệu quả nhất định. Và từ đây, những giai cấp và nhà nước đã được
hình thành.
o Hai nền văn minh Hi Lạp và Rô ma được hình thành trên cơ sở trình độ phát
triển cao.

c. Đời sống con người


o Do vào địa hình nơi đây, các quốc gia cổ đại phương Tây không chú trọng
vào việc trồng lúa như các quốc gia cổ đại phương Đông. Các cư dân vùng
Địa Trung Hải chuyển sang trồng các cây công nghiệp lâu năm như nho, ô
liu, cam chanh,… Và từ những loại cây đó, họ có nguyên liệu để chế biến
những sản phẩm như rượu nho, dầu ô liu,… Những sản phẩm này đem lại
cho họ những hiệu quả lớn trong kinh tế.
o Không dừng lại ở đó, các cư dân cổ đại phương Tây cũng rất chú trọng đến
phát triển thủ công nghiệp, những xưởng thủ công đầu tiên đã ra đời.
Nhiều xưởng thủ công có quy mô khá lớn: có xưởng từ 10 – 15 người làm,
lại có xưởng sử dụng 10 – 100 nhân công, đặc biệt mỏ bạc ở Át-tích có tới
2000 lao động. Họ làm ra những sản phẩm nổi tiếng như đồ gốm với đủ các
loại bình, chum, bát,.. bằng gốm tráng men, trang trí hoa văn tinh xảo, kĩ
thuật đạt trình độ cao.

 Thúc đẩy thương nghiệp phát triển, hoạt động trao đổi, giao lưu buôn bán,
đặc biệt bằng đường thủy phát triển mạnh mẽ.
 Thúc đẩy mở rộng lưu thông tiền tệ. Cư dân Địa Trung Hải đã bắt đầu sử
dụng những đồng tiền riêng của mình cho việc trao đổi, giao lưu buôn bán
không chỉ với các vùng trong nước mà còn với cả bên ngoài.

o Họ bán ra những sản phẩm họ làm ra từ ngành trồng trọt và thủ công, và
nhập khẩu và thu về cho mình lương thực và những đồ xa xỉ của nền văn
minh cổ đại phương Đông.
 Sản phẩm mua về lúa mì, súc vật lông thú (Hắc Hải, Ai Cập); tơ lụa, hương
liệu, xa xỉ phẩm từ phương Đông.
 Đê lốt, Pi rê là trung tâm buôn bán nô lệ lớn của thế giới cổ đại..
 Thương mại phát đạt,thúc đẩy sự lưu thông tiền tệ (tiền cổ của Rôma và A
ten).
 Hi Lạp, Rôma trở thành các quốc gia giàu mạnh.
(Trình bày ý nghĩa của việc xuất hiện những công cụ bằng sắt đối với vùng Địa
Trung Hải.
Công cụ bằng sắt ra đời có ý nghĩa rất lớn đối với khu vực Địa Trung Hải: khai
phá đất đai làm diện tích canh tác tăng, việc trồng trọt có kết quả cao hơn, sản
xuất thủ công và kinh tế hàng hóa tiền tệ phát triển.)
(Hãy trình bày vai trò của thủ công nghiệp trong nền kinh tế của các quốc gia cổ
đại Hi Lạp và Rô – ma?
Sự phát triển của thủ công nghiệp làm cho sản xuất hàng hóa tăng nhanh, quan hệ
thương mại mở rộng. Thương mại phát đạt đã thúc đẩy mở rộng lưu thông tiền tệ,
tạo điều kiện cho kinh tế các nhà nước Địa Trung Hải phát triển mau lẹ.)

2. THỊ QUỐC ĐỊA TRUNG HẢI


a. Nhà nước thành bang (Thị quốc)
(Ta hiểu thế nào là thị quốc?
Thị trong thành thị, Quốc trong quốc gia  Thành thị là quốc gia.
Ở Địa Trung Hải, mỗi vùng, mỗi mỏm bán đảo là một giang sơn của bộ lạc.
Khi xã hội có giai cấp hình thành thì đây cũng là một nước. Nước nhỏ, nghề
buôn bán phát triển nên cư dân sống tập trung chủ yếu ở thành thị được gọi là
các thị quốc.)
o Nguyên nhân ra đời:
Cư dân Địa Trung Hải sống ở địa hình đồi núi, khô cằn, đất đai phân tán nhỏ.
Chính vì vậy, cư dân ở đây tập trung sản xuất ngành công thương nghiệp.
Những hoạt động kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp không đòi hỏi phải
có sự liên kết để làm những công việc chung trong cộng đồng. Những hoạt
động kinh tế này phát triển rất mạnh mẽ trong các thành thị, thế nên ta thấy rằng
nhà nước của các quốc gia cổ đại phương Tây là thành thị.
o Thị quốc của Hy Lạp: cũng giống như những quốc gia bình thường, có
lâu đài, có đường xá, có hoạt động kinh tế…
o Tổ chức của thị quốc:
 Về đơn vị hành chính, thị quốc là một quốc gia, một đất nước.
 Ở thị quốc có những công trình như lâu đài, phố xá, sân vận động, bến
cảng… Thành thị là môt thành phần chủ yếu trong nhà nước.

b. Chính trị
o Mô hình chính trị của các quốc gia cổ đại phương Tây mang tính dân chủ.
o Tình hình chính trị không tồn tại vua, mọi cơ quan nhà nước được thành lập
dưới hình thức bầu cử.
(Thể chế dân chủ cổ đại biểu hiện ở chỗ nào?
Hơn 3 vạn công nhân hợp thành đại hội công dân, bầu và cử ra cơ quan nhà
nước, quyết định mọi công việc của nhà nước.
Người ta khong chấp nhận có vua. Có 50 phường, mỗi phường cử 10 người làm
thành Hội đồng 500 có vai trò như “quốc hội” thay mặt dân quyết định mọi
việc. Hằng năm mọi công dân đều họp một lần ở quảng trường có quyền phát
biểu và biểu quyết các vấn đề lớn của cả nước.
Thế chế dân chủ cổ địa phát triển nhất ở Aten.)
 Trong nhà nước A-ten (Hy Lạp) có tồn tại Hội nghị công dân. Hội nghị công
dân có quyền bầu ra những cơ quan chính của nhà nước và tiến hành thông
qua những quyết định, những vấn đề quan trọng. Hội nghị công dân của A-
ten chỉ dành cho nam giới từ 18 tuổi trở lên. Đối với phụ nữ, nô lệ, kiều dân
những quyền công dân này không được thực hiện.
 Nhà nước La Mã cổ đại: cũng giống như A-ten, họ tồn tại đại hội công dân.
Tuy nhiên, ở đại hội công dân lại không có vị trí quan trọng trong việc bầu
ra những cơ quan chính của nhà nước, mà quyền quyết định chính trong nhà
nước thuộc về Viện nguyên lão. Viện nguyên lão xuất thân từ những tầng
lớp quý tộc rất giàu có, bộ phận này sẽ đưa ra những quyết định cho những
vấn đề lớn trong xã hội.

 Đối với nhà nước A-ten cổ đại, thể chế chính trị là thể chế Cộng hòa dân chủ
A-ten.
 Đối với nhà nước La Mã cổ đại, thể chế chính trị là thể chế Cộng hòa quý
tộc La Mã.
(Bản chất của nền dân chủ cổ đại là gì?
Bản chất của tình hình chính trị đó là nền dân chủ của giai cấp chủ nô, dựa trên
sự bóc lột tàn bạo của chủ nô đối với nô lệ.

c. Xã hội

Ch


Bình dân
(Công dân và
Kiều dân)

Nô lệ

o Đối với tầng lớp chủ nô: chủ nô là những người chủ xưởng của các xưởng
thủ công, hay là những nhà buôn bán rất phát triển, giàu có ở trong xã hội,
họ có nhiều quyền lực và sống một cuộc sống rất sung sướng, khá giả.
o Đối với tầng lớp bình dân: Tầng lớp bình dân có 2 bộ phận, đó là những
người công dân tự do và kiều dân:
 Công dân tự do: có quyền dân chủ
 Kiều dân (những người từ nơi khác đến để sinh sống): họ vẫn có quyền tự
do, nhưng với các quyền dân chủ thì họ không có.
 Quyền dân chủ ở đây là quyền được tham gia bầu cử, bầu cử ra những cơ
quan nhà nước. Vậy thì, bộ phận có quyền tham gia bầu cử những cơ quan
của nhà nước của các quốc gia cổ đại phương Tây chỉ là một bộ phận nhỏ ở
tầng lớp bình dân trong xã hội, là những người công dân tự do.
o Tầng lớp nô lệ chiếm số lượng đông đảo, họ bị bóc lột rất thậm tệ, không có
quyền công dân, là tài sản của chủ nô. Nô lệ sẽ làm những công việc nặng
nhọc, có vai trò nuôi sống xã hội. Thậm chí, họ còn là lực lượng mua vui
cho các tầng lớp quý tộc quan lại.

 Xã hội chiếm hữu nô lệ.

You might also like