You are on page 1of 14

Link slide tham khảo: https://www.slideshare.

net/m21m/nn-vn-minh-hy-la-c-i

Link kiến thức đầy đủ ( rất dài) https://vi.kipkis.com/Nh%E1%BB%AFng_th%C3%A0nh_t%E1%BB


%B1u_ch%E1%BB%A7_y%E1%BA%BFu_c%E1%BB%A7a_v%C4%83n_minh_Hy-La_c%E1%BB%95_
%C4%91%E1%BA%A1i#a.29_S.E1.BB.AD_h.E1.BB.8Dc_Hy_L.E1.BA.A1p

Mục lục:

I. Tổng quan về Hy Lạp và La Mã cổ đại

1.Hy Lạp cổ đại

2.La Mã cổ đại

II. Những thành tựu chính của văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại

1. Văn học
2. Nghệ Thuật
3. Sử học
4. Triết học
5. Luật Pháp + tổng hợp slide
6. Khoa học tự nhiên
7. Đạo kito

I. Tổng quan về Hy Lạp và La Mã cổ đại

1.Hy Lạp cổ đại

a)Điều kiện tự nhiên và dân cư

– Lãnh thổ của Hy Lạp cổ đại rộng lớn hơn nước Hy Lạp ngày nay, bao gồm: miền Nam bán đảo Ban
căng, các đảo bên ngoài biển Êgiê và miền ven biển phía Tây Tiểu Á, trong đó quan trọng nhất là miền
Nam bán đảo Bancăng, tức là vùng lục địa Hy Lạp.

– Miền lục địa Hy Lạp về mặt địa hình chia làm 3 khu vực: Bắc, Trung và Nam Bộ. Từ Bắc xuống Trung Bộ
phải qua đèo hẹp Técmôphin. Trung Bộ tuy là vùng có nhiều dãy núi ngang, dọc nhưng cũng có những
đồng bằng trù phú như đồng bằng Atich và Bêôxi. Ở đây còn có nhiều thành phố quan trọng, nổi tiếng
nhất là Aten. Ranh giới giữa miền Trung và miền Nam là gò đất Coranh. Nam Bộ là một bán đảo hình bàn
tay 4 ngón – Pêlêpônedơ. Ở đây có nhiều vùng đồng bằng rộng và phì nhiêu, rất thuận lợi cho việc trồng
trọt.

– Vùng biển Êgiê phía tây của bán đảo Bancăng khúc khuỷu tạo nên nhiều vịnh và hải cảng, rất thuận lợi
cho việc phát triển hàng hải. Các đảo ở trên bờ biển Êgiê trở thành những trạm nghỉ chân cho thuyền bè
đi lại từ Hy Lạp đến Tiểu Á và Bắc Phi. Trong khi đó, biển Êgiê lại như một cái hồ lớn êm ả, sóng yên, gió
nhẹ, nên càng tạo điều kiện thuận lợi cho nghề đi biển trong điều kiện kĩ thuật còn thô sơ.
– Còn Tiểu Á là một vùng giàu có và là chiếc cầu nối Hy Lạp với các nước phương Đông cổ đại có nền văn
minh phát triển sớm.

– Điều kiện địa lí đó đã giúp cho Hy Lạp cổ đại trở thành nước có nền công thương nghiệp phát triển,
đồng thời có thể tiếp thu ảnh hưởng của văn minh cổ đại phương Đông.

– Cư dân của Hy Lạp cổ đại bao gồm nhiều tộc người: người Êôliêng chủ yếu cư trú ở phía Bắc bán đảo
Bancăng và một phần Trung Bộ (đồng bằng Bêôxi), người Êôliêng ở vùng Bắc bán đảo Pêlêpônedơ và
người Đô riêng ở Bắc bán đảo Pêlêpônedơ, đảo Cr ết và các đảo khác ở phía Nam biển Êgiê.

b)Sơ lược lịch sử cổ đại Hy Lạp

 Thời kì văn hóa Crét-Myxen và thời Hôme

Thời kì văn hóa Cret và Myxen: Từ sớm, vùng biển Êgiê mà trung tâm là đảo Cret và vùng Myxen ở bán
đảo Pêlêpônedơ đã từng tồn tại những nền văn minh rực rỡ. Ở đây có nhiều cung điện, thành quách và
có cả chữ viết (Đầu TNK III đến TK XII TCN).

Thời kì Hôme (thế kỉ XI-IX TCN) “thời đại anh hùng” => giai đoạn cuối của xã hội nguyên thủy: Được phản
ánh trong hai tập sử thi Iliat và Ôđixê của Hôme.

 Thời kì thành bang (thế kỉ VIII-IV TCN)

Đây là thời kì quan trọng nhất trong lịch sử Hy Lạp cổ đại. Do sự phát triển của các ngành kinh tế và sự
phân hóa dân cư thành 3 giai cấp: quý tộc, bình dân và nô lệ nên đến thế kỉ VIII TCN ở Hy Lạp một lần
nữa lại xuất hiện nhiều nhà nước nhỏ.

– Thành bang Xpac ở phía Nam bán đảo Pêlôpơnedơ, là nhà nước cộng hòa quý tộc nếu xét về
chế độ chính trị. Đứng đầu nhà nước là hai vua có quyền lực ngang nhau. Bên cạnh hai vua có
Hội đồng Trưởng lão gồm 30 người (kể cả 2 vua) từ 61 tuổi trở lên. Ngoài ra còn Hội nghị Nhân
dân gồm tất cả các đàn ông Xpac từ 30 tuổi trở lên.

– Thành bang Aten ở miền Trung Hy Lạp do người Iôniêng thành lập vào thế kỉ VIII TCN. Qua
nhiều lần cải cách, Aten trở thành thành bang có chế độ chính trị dân chủ nhất ở Hy Lạp cổ đại.
Đó là chế độ dân chủ chủ nô vì khoảng 4/5 dân cư Aten là nô lệ và ngoại kiều không được hưởng
quyền dân chủ.

c) Sự thiết lập quyền bá chủ ở Hy Lạp

– Năm 337 TCN, về hình thức, các thành bang Hy Lạp vẫn được độc lập nhưng thực chất đã biến thành
chư hầu của Makêđônia.

– Năm 168 TCN, Makêđônia bị La Mã tiêu diệt. Năm 148 TCN, Hy Lạp bị nhập vào đế quốc La Mã. Nhưng
quốc gia này do trình độ thấp hơn nên tiếp nhận ảnh hưởng văn hóa Hy Lạp và thời kì này gọi là “thời kì
Hy Lạp hóa”.

2.La Mã cổ đại (Roma, nước Ý ngày nay)

a)Điều kiện tự nhiên và dân cư


– La Mã (Rôma) là tên một quốc gia cổ đại, phát nguyên từ bán đảo Ý. Đây là một bán đảo dài và hẹp ở
Nam Âu, hình chiếc ủng vươn ra Địa Trung Hải, diện tích khoảng 300.000 km2 , phía Bắc có dãy Anpơ
ngăn cách Ý với châu Âu; phía Nam có đảo Xixin, phía Tây có đảo Coocxơ và đảo Xacdennhơ.

– Là vùng có nhiều đồng bằng màu mỡ và đồng cỏ thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc. Ý còn nhiều kim
loại như đồng, chì, sắt… để chế tạo công cụ sản xuất, vũ khí. Bờ biển phía Đông không thuận tiện cho tàu
bè đi lại nhưng phía Nam có nhiều vịnh và cảng tốt.

– Bán đảo Ý lớn gấp 5 lần bán đảo Hy Lạp. Sau khi làm chủ bán đảo Ý, La Mã còn xâm chiếm các vùng
bên ngoài, lập thành một đế quốc rộng lớn bao gồm đất đai của 3 châu: Âu, Á, Phi, bao quanh Địa Trung
Hải.

– Cư dân chủ yếu và có mặt sớm nhất ở bán đảo Ý gọi là người Ý (Italoes). Trong đó bộ phận sống ở vùng
Latium được gọi là người Latinh đã dựng lên thành La Mã trên sông Tibrơ, từ đó họ được gọi là người La
Mã. Ngoài ra còn có người Gôloa, người Etơruxcơ ở miền Bắc và miền Trung, còn người Hy Lạp thì ở các
thành phố ven biển phía Nam và đảo Xixin.

b) Sơ lược lịch sử La Mã cổ đại: Có 2 thời kì lớn

 Thời kì cộng hòa

– Nhà nước La Mã ra đời vào giữa thế kỉ VI TCN, có vua, Viện nguyên lão và Đại hội nhân dân. Vào
khoảng 510 TCN, người La Mã nổi dậy, bãi bỏ ngôi vua, thành lập chế độ cộng hòa. Bên trên Viện nguyên
lão và Đại hội nhân dân là 2 quan chấp chính có quyền ngang nhau, nhiệm kì một năm.

– Từ thế kỉ IV TCN, La Mã không ngừng tấn công bên ngoài, trải qua hơn một thế kỉ La Mã chinh phục
được toàn bộ bán đảo Ý, mở rộng lãnh thổ gồm vùng bờ biển Bắc Phi, miền Đông Tây Ban Nha, miền
Nam xứ Gôlơ, bán đảo Xácdennhơ, đảo Coocxơ. Đến giữa thế kỉ I TCN La Mã chiếm toàn bộ vùng đất đai
rộng lớn Địa Trung Hải, sát nhập Ai Cập vào bản đồ La Mã năm 30 TCN. La Mã trở thành đế quốc mênh
mông. Địa Trung Hải trở thành một cái hố nhỏ nằm gọn trong đế quốc La Mã.

 Thời kì quân chủ

Từ chế độ cộng hòa sang chế độ quân chủ

Từ thế kỉ I TCN, chế độ cộng hòa La Mã dần bị chế độ độc tài thay thế. Năm 82 TCN, Xila tuyên bố làm
độc tài suốt đời, nhưng đến năm 79 TCN vì ốm nặng phải từ chức và đến năm 78 TCN thì chết.

Sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa nô lệ Xpactacut ở La Mã đã xuất hiện chính quyền tay ba: Gratxut,
Pômpê, Xêda lần thứ nhất. Năm 43 TCN, La Mã xuất hiện chính quyền tay ba lần thứ hai: Antôniút,
Lêpiđút, Ốctavianaút. Cuối cùng chính quyền nằm trong tay Ốctavianút với danh hiệu là Ôgút-Đấng chí
tôn, tuy vẫn khoác cái áo chế độ cộng hòa nhưng thực chất đã chuyển sang chế độ chuyên chế.

 Sự suy vong của đế quốc La Mã

– Đến thời quân chủ, chế độ nô lệ La Mã ngày càng khủng hoảng trầm trọng. Năm 395, đế quốc La
Mã bị chia thành hai đế quốc: Đông La Mã đóng đô ở Cônxtantinốplơ và đế quốc Tây La Mã đóng đô
ở La Mã. Thế kỉ IV, người Giecman bao gồm nhiều tộc người đã di cư ồ ạt vào lãnh thổ của đế quốc
La Mã.
– Sang thế kỉ V, một số bộ lạc Giecman thành lập các vương quốc của mình trên đất đai của Tây La
Mã. Năm 476, thủ lĩnh quân đánh thuê người Giecman đã lật đổ ông vua cuối cùng của đế quốc Tây
La Mã rồi tự xưng là hoàng đế. Sự kiện đó đánh dấu sự diệt vong của đế quốc Tây La Mã đồng thời
chấm dứt chế độc chiếm hữu nô lệ.

– Còn đế quốc Đông La Mã thì vẫn tiếp tục tồn tại và đi dần vào con đường phong kiến hóa, được gọi
là đế quốc Bidantium đến 1459.

II. Những thành tựu chính của văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại

Hy Lạp và La Mã là hai quốc gia riêng biệt do các tộc khác nhau lập nên. Đến thế kỉ II TCN, Hy Lạp bị La
Mã chinh phục, nhưng trước đó rất lâu, La Mã đã tiếp thu nhiều thành tựu văn minh của Hy Lạp. Sau khi
Hy Lạp nhập vào đế quốc La Mã, ảnh hưởng của văn minh Hy Lạp đối với La Mã càng mạnh mẽ hơn.

Hy Lạp và La Mã là hai quốc gia riêng biệt do các dân tộc khác nhau lập nên. Nhà thơ La Mã là Hôratiut
đã nói: “Người Hy Lạp bị người La Mã chinh phục, nhưng người bị chinh phục ấy lại chinh phục trở lại kẻ
chinh phục mình. Văn học nghệ thuật Hy Lạp tràn sang đất Latinh hoang dã…” Vì vậy, văn minh Hy Lạp và
văn minh La Mã có cùng một phong cách và thường được gọi chung là văn minh Hy-La.

Nền văn minh Hy-La phát triển rất toàn diện, mỗi mặt đều có những thành tựu rực rỡ, trong đó quan
trọng nhất là các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, sử học, khoa học tự nhiên và triết học.

1. Văn học

a. Thần thoại Hy Lạp


Số lượng các vị thần trong thần thoại Hy Lạp là rất nhiều, nhưng nổi tiếng và quyền lực nhất, được coi trọng và nhắc đến nhiều
nhất vẫn là 12 vị thần trên đỉnh Olympus, 12 vị thần bao gồm: Thần Sấm sét Zeus, Hera (nữ thần hôn nhân và gia đình),
Poseidon (thần biển), Demeter (nữ thần sinh sản), Athena (thần trí tuệ), Hestia (nữ thần lửa và gia đình), Apollo (thần ánh
sáng), Artemis (nữ thần săn bắn), Ares (thần chiến tranh), Aphrodite (thần tình yêu), Hephaestus (thần thợ rèn) và Hermes
(người đưa tin cho các thần). Sau này, Dionysus (thần rượu, tiệc tùng và hoan lạc) thế chỗ cho Hestia.

Ngoài ra, Hades (thần cai quản địa ngục) cũng là một trong số những vị thần nổi tiếng nhất trong thần thoại Hy Lạp nhưng ông
không có vị trí trong thần điện của người Hy Lạp bởi phần lớn thời gian Hades sống ở âm phủ. Ngoài 12 vị thần tối cao trên,
thần thoại Hy Lạp cũng còn rất nhiều vị thần, nhiều anh hùng khác như: Heracles, Dionysus, Cupid, Selene, Persephone...

Thần thoại Hy Lạp bắt nguồn từ đâu?

Nói về nguồn gốc của thần thoại Hy Lạp, hiện nay có khá nhiều quan điểm được đưa ra nhưng hầu hết đều chưa thể khẳng định
được nguồn gốc của thần thoại Hy Lạp là từ đâu, có từ bao giờ... Theo Lý thuyết Kinh sách (Scriptural Theory), mọi huyền thoại
đều bắt nguồn từ các kinh sách tôn giáo, mặc dù các sự kiện thực đã bị che đậy và biến đổi. Theo Lý thuyết Lịch sử (Historical
Theory), tất cả các nhân vật được đề cập trong thần thoại đều là những người có thực, và các huyền thoại liên quan tới họ đơn
thuần là những thêm thắt của những thời đại sau.

Lý thuyết Ngụ ngôn (Allegorical Theory) đề xuất rằng những thần thoại cổ đại có tính ngụ ngôn và biểu tượng; trong khi Lý
thuyết Vật lý tán thành ý tưởng cho rằng các nguyên tố khí, lửa hay nước khởi nguồn là những đối tượng của sự sùng bái tôn
giáo, do đó các vị thần quan trọng là những hình ảnh nhân cách hóa của các lực lượng tự nhiên này.

Khảo cổ học và thần thoại học, mặt khác, đã chứng tỏ rằng những người Hy Lạp cổ được gây cảm hứng bởi một số nền văn
minh Tiểu Á và Cận Đông. Chẳng hạn, Adonis giống như một "bản sao" đậm tính Hy Lạp hơn của vị "thần hấp hối" ở Cận Đông.
Cybele bắt nguồn từ văn hóa Anatolia trong khi rất nhiều tranh tượng về Aphrodite nảy sinh từ các nữ thần Semit. Có thể quá
trình thương mại giữa Á - Âu cổ đại đã thúc đẩy sự giao thoa của hai nền văn hóa, từ đó có sự trao đổi, du nhập tín ngưỡng, tư
tưởng và tạo nên những hình tượng thánh thần tương tự nhau.
 Trong giai đoạn từ thế kỉ VIII-VI TCN, nhân dân đã sáng tạo ra một kho tàng thần thoại rất phong
phú về việc khai hóa đất đai, về các thần trong cuộc sống xã hội, về anh hùng, dũng sĩ và dần sắp
xếp các thần theo tôn ti trật tự.
 Thần thoại Hy Lạp phản ánh nguyện vọng của nhân dân trong việc giải thích và đấu tranh với tự
nhiên, đồng thời phản ánh cuộc sống lao động và hoạt động xã hội.

Do được tạo nên từ thực tế cuộc sống, các thần của Hy Lạp không phải là những lực lượng xa vời, có
quyền uy tuyệt đối và đáng sợ như các thần ở phương Đông mà là những hình tượng rất gần gũi với con
người. Thần Sấm sét Zeus, Hera (nữ thần hôn nhân và gia đình), Poseidon (thần biển), Demeter (nữ thần sinh sản), Athena
(thần trí tuệ), Hestia (nữ thần lửa và gia đình), Apollo (thần ánh sáng), Artemis (nữ thần săn bắn), Ares (thần chiến tranh),
Aphrodite (thần tình yêu), Hephaestus (thần thợ rèn) và Hermes (người đưa tin cho các thần). Sau này, Dionysus (thần rượu,
tiệc tùng và hoan lạc) thế chỗ cho Hestia.

 Thần thoại Hy Lạp có ảnh hưởng rất quan trọng đối với nền văn học nghệ thuật Hy Lạp, vì nó đã
cung cấp một kho đề tài và nguồn cảm hứng cho thơ, kịch, điêu khắc và hội họa của Hy Lạp cổ
đại.
 Người La Mã vốn có một hệ thống thần thoại riêng, những vị thần như Jupiter, Juno, Mercury…
đã tồn tại sẵn trong hệ thần thoại của họ. Khi giao thoa văn hóa với Hy Lạp, họ nhận thấy có
những vị thần của mình có nét tương đồng với các thần Hy Lạp, và họ kết nối những cái tên đó
với nhau:

 Jupiter = Zeus: nam thần tối cao, thần bầu trời và sấm sét
 Juno = Hera: nữ thần hôn nhân, gia đình, sinh nở
 Ceres = Demeter: nữ thần mùa màng
 Pluto = Hades: nam thần âm phủ
 Neptune = Poseidon: nam thần biển
 Vesta = Hestia: nữ thần tổ ấm và ngọn lửa

 Venus = Aphrodite: nữ thần tình yêu và sắc đẹp


 Apollo = Apollo: nam thần ánh sáng và nghệ thuật
 Diana = Artemis: nữ thần cung thủ
 Minerva = Athena: nữ thần trí tuệ
 Mars = Ares: nam thần chiến tranh
 Mercury = Hermes: nam thần đưa tin và trộm cắp
 Vulcan = Hephaestus: nam thần lửa và thợ rèn
 Bacchus = Dionysus: nam thần rượu nho và lạc thú

? Người La Mã có những vị thần đặc trưng riêng không ?


Người La Mã vẫn có những vị thần riêng đặc trưng của mình, chẳng hạn như
thần Janus (nguồn gốc của tháng January) – vị thần của khởi nguồn và kết
thúc, của sự chuyển giao giữa các giai đoạn; thần có hai khuôn mặt, một mặt
nhìn về quá khứ, một mặt nhìn về tương lai. Terminus là thần bảo vệ biên giới
lãnh thổ, hay Mithras, vị thần có nguồn gốc từ thần thoại Ba Tư, nhưng được
các chiến binh La Mã mang về đế chế mình tôn thờ trong các hội kín. Có
những vị thần trừu tượng hơn như Roma – nữ thần bảo hộ thành Rome, hay
Victoria – nữ thần chiến thắng.

Nữ thần của Persephone cũng là nữ thần của sự


Persephone /
Proserpina cõi chết / thế thay đổi các mùa; Proserpina là nữ
Kore
giới ngầm thần của mùa xuân.

b. Sử thi

 Thơ Hy Lạp có 2 tập sử thi nổi tiếng là Iliat và Ôđixê do Home, một nhà thơ mù sinh ra tại một
thành phố miền tiểu Á vào khoảng thế kỉ IX TCN. Hai tập sử thi này khai thác cuộc chiến tranh
giữa các quốc gia ở Hy Lạp với thành Tơroa Tiểu Á.Tập Iliat dài 15.683 29 câu, Ôđixê dài 12.110
câu. Hai tập Iliat và Ôđixê không những là hai tác phẩm quan trọng trong kho tàng văn học thế
giới mà còn có giá trị về lịch sử.

Cả hai sử thi Iliad và Odyssey đều bắt nguồn từ cuộc chiến tranh chiếm thành Troy, một đô
thành có thật và nổi tiếng giàu có thời cổ đại. Cuộc chiến tranh này xảy ra vào khoảng năm 1183
hoặc năm 1180 tr.CN. Hai bản sử thi này cũng được tắm mình trong không khí huyền thoại,
được đan dệt bằng truyền thuyết “quả táo vànq”, “quá táo bất hoà” nổi tiếng. Khi Pariss, người
đàn ông đẹp nhất trần gian được mời làm chủ khảo cho cuộc “thi hoa hậu thế giới đầu tiên”
được tổ chức tại Olimpus và khi Aphrodite, nữ thần sắc đẹp được chàng trao quả táo vàng mang
dòng chữ “tặng người đẹp nhất”, thì nữ thần phái thực hiện lời hứa với Pariss, người đã đem lại
cho nữ thần vinh quang bất tử, bàng cách trao Helen, người đàn bà đẹp nhất trần gian cho anh
la. Helen đã có chồng và Pariss phải mất công tìm đến Sparte để chiếm người đẹp. Cuộc chiến
tranh Troy đã được châm ngòi.
Iliad gồm 24 khúc ca với độ dài 15 693 câu thơ, kể lại câu chuyện xảy ra đối với liên quân Hi
Lạp trong năm thứ mười của cuộc chiến tranh Hi Lạp – Troy. Đó lừ “cơn giận của Acliilles”, do bị
chủ tướng Agamemnon xúc phạm. Do lòng tham lam, viên chủ tướng đã giành lấy phần thưởng
mà Achilles phải được hưởng do công lao của anh ta. Achilles tức giận vì sự tham lam vô sỉ đó,
đã quyết dinh không tham gia chiến trận. Quân Troy thừa thế đã liên tiếp tấn công, gây cho
quân Hi Lạp nhiều tổn thất. Dũng tướng Hector, người chỉ huy quân dội Troy, trong một trận
chiến dấu dũng cảm, đã giết chốt Patrocle, bạn thân thiết của Achilles. Đau đớn vì mất bạn,
Achilles quvết định trở lại chiến trường, ì Sự xuất hiện của Achilỉes đã khiến quân Troy xiêu hồn
bạt vía.
Achilles đã giết chết Hector, đã trả thù cho người bạn của mình. Sử thi Iliad kết thúc bằng
cảnh tang lễ trọng thế của nhân dân thành Troy, an táng người anh hùng Hector của thành bang
mình. Bản sử thi này tạo ra một bài ca anh hùng và chiến tranh bộ lạc. Ở đây Achilles tượng
trưng cho sửc mạnh thể xác, sức mạnh vật chất của người Hi Lạp. Lí tưởng lập công vì tập thể
được các anh hùng của cả hai cuộc bốn tuân thủ. Nhờ bút pháp miêu tả khách quan mà cuộc
chiến Troy trở lại thành một mẫu mực điển hình của nghệ thuật miêu tả chiến tranh thời bên cổ
đại. Homer đã đưa ra trong Iliad hàng trăm gương mặt của các tướng đầy lĩnh hai phe và điều kì
diệu là không ai giống ai, tất cả đều có nét riêng không trộn lẫn vào nhau được. Cái chung của họ
là khí thế lập công tập thể phấn dấu dể lưu danh muôn dời. Lí tưởng tập thể bao trùm tất cả. “
Nếu dưới đất quân dội và tướng lĩnh hai bên tất tả, bận rộn, hăng hái, nhiệt tình thì ở đỉnh
Olimpus các thần cũng tất bật không kém
 Thơ La Mã: phát triển nhất dưới thời Ốctaviaút: nhóm tao đàn do Mêxen được thành lập,
Mêxen là một thân cận của Ốctaviaút đã đứng ra bảo vệ các thi sĩ. Trong nhóm này có các nhà
thơ nổi tiếng như: Viêcgian, Hôratiut, Ôviđiút. Những nhà thơ xuất phát từ nhiều nguồn gốc:
nhân dân, nô lệ và kẻ sĩ…
 Sử thi Aeneid: Kể về hành trình của người anh hùng thành Troy Aeneas, con
trai của hoàng tử Anchises (anh họ của vua Priam thành Troy) và nữ thần
Venus. Aeneas là tổ tiên của Romulus và Remus, những người sẽ sáng lập
thành Rome. Câu chuyện này được ‘đặt hàng’ bởi Hoàng đế Augustus, ông
muốn có một pho sử thi đồ sộ thể hiện sự vĩ đại của thành Rome, và tác giả
Vergil đã vay mượn khá nhiều chất liệu từ các pho sử thi Illiad và Odyssey của
thần thoại Hy Lạp.
 Nếu so sánh Aeneid và Iliad, Odyssey, nhận thấy rằng mặc dù Aeneid có kế thừa kết
cấu, cốt truyện, mô phỏng kiểu mẫu của Homer, nhưng vẫn có thể nhìn thấy ở đó
một thế giới gắn liền với tinh thần La Mã, thuộc về hiện thực La Mã. Không chỉ vậy,
nhà thơ huyền thoại của La Mã đã đóng góp một giá trị hoàn toàn mới: Nhân vật
Dido – hình tượng người phụ nữ 2 lần bị phản bội bởi khát vọng công danh của
“những kẻ anh hùng”, một tinh thần nhân văn sâu sắc trong tiếng thơ La Mã còn
ngân vang mãi đến muôn đời.

c. Kịch

Nghệ thuật kịch của Hy Lạp bắt nguồn từ các hình thức thơ ca múa, hóa trang trong các ngày lễ hội, nhất
là lễ hội thần rượu nho Điônxốt. Trong những ngày lễ hội này người ta múa hóa trang, khoác da cừu,
đeo mặt nạ, diễn lại những sự tích trong thần thoại. Bắt đầu có đối đáp, cơ sở của kịch bắt đầu xuất
hiện. Sau khi kịch xuất hiện, người ta xây dựng sân khấu ngoài trời rất lớn. Ví dụ: sân khấu Aten chứa
được 17.000 người, sân khấu ở Megalôpôlít (ở trung tâm bán đảo Pêlôpônedơ) chứa được 44.000
người. Đồng thời chính quyền thường tổ chức những cuộc thi diễn kịch, còn phát triển cho công nhân
mua vé xem kịch, nghệ thuật kịch phát triển nhanh. Kịch Hy Lạp có hai loại: bi kịch và hài kịch, có những
nhà soạn kịch nổi tiếng như: Etsin, Xôphốc, Ơripit.

2. Nghệ thuật

Nghệ thuật Hy Lạp và La Mã bao gồm 3 mặt chủ yếu: kiến trúc, điêu khắc và hội họa. Lúc đầu vào thế kỉ
VIII-VII TCN, người Hy Lạp cũng học tập nghệ thuật cổ của người Ai Cập và Cret. Nhưng đến thế kỉ V, IV
TCN, do những điều kiện về kinh tế, xã hội chi phối, nghệ thuật Hy Lạp đã khắc phục được những tính
chất trừu tượng, chủ nghĩa công thức, vươn tới chủ nghĩa hiện thực và đã đạt được những thành tựu vô
cùng rực rỡ.

a. Kiến trúc

– Trong thành bang Hy Lạp, Aten là nơi có nhiều công trình kiến trúc tiêu biểu: đền miếu, rạp hát, sân
vận động.
Trong các công trình tiêu biểu nhất, đẹp nhất là đền Páctênông, xây dựng vào thời Pêriclet (TK VI TCN).
Ngôi đền này xây dựng bằng đá trắng, xung quanh có hành lang, có 46 cột tròn trang trí rất đẹp. Trên các
tường dài 276 m có những bức phù điêu dựa theo các đề tài thần thoại và sinh hoạt xã hội của Aten lúc
bấy giờ. Trong đền có tượng nữ thần Atêna, vị thần phù hộ của Aten.

Ngoài Aten, các nơi khác cũng có những công trình 30 kiến trúc đẹp như đền Dớt ở Ơlempi, các đền thờ
ở mốt số thành phố Hy Lạp trên đảo Xixin.

Thức cột Doric là một trong 3 cột cơ bản và được sử dụng nhiều nhất trong hệ thống thức cột cổ điển
của kiến trúc Hy Lạp cổ đại, hai cột còn lại là Ionic và Corinth. Thức cột Doric được xem là thức cột được
tạo ra đầu tiên, vào khoảng thế kỉ 7 trước Công nguyên và hoàn thiện vào thế kỷ 5 và được sử dụng ở
đền Parthenon và đền Propylaea ở Athena, Hy Lạp.

Thức cột Ionic được bắt đầu sử dụng ở Hy Lạp từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên.

Cột Corinth là 1 trong 3 cột cơ bản của kiến trúc Hi Lạp và La Mã cổ. Là cột hoa mỹ nhất với những rãnh
nhỏ và đầu cột được trang trí cầu kỳ với những lá ô rô và đường xoắn ốc. 2 côt kia là Doric và Ionic. Khi
kiến trúc cổ đại hồi sinh suốt thời Renaissance, 2 cột nữa được thêm vào là Tuscan và Composite.

– Thành tựu về kiến trúc của La Mã lại càng rực rỡ. Những kiến trúc La Mã cổ đại thường là những kiến
trúc đồ sộ, to lớn, được thiết kế với vật liệu chủ yếu là bê tông, kết hợp với những phát minh vĩ đại trong
kiến trúc xây dựng để tạo thành công trình vĩ đại nhất. Rất nhiều công trình kiến trúc La Mã cổ đại cho
đến nay vẫn được sử dụng nhưng mục đích sử dụng có chút thay đổi nhờ sự thay đổi của thời thế.

Người La Mã có rất nhiều sáng tạo các công trình kiến trúc như: tường thành, đền miếu, cung điện, rạp
hát, khải hoàn môn, cầu đường, ống dẫn nước… Trong đó, các công trình kiến trúc ở La Mã nổi tiếng
nhất là đền Păngtêông, rạp hát, các khải hoàn môn.

Trong kiến trúc La Mã, thức cột Doric ít được sử dụng trong các công trình công cộng hơn kiến trúc Hy
Lạp, có lẽ vì người La Mã thích vẻ đẹp giàu sang và tinh tế của các thức cột Ionicvà thức cột Corinthian.
Và vì vậy, trong phiên bản của kiến trúc La Mã, thức cột Doric thường có một vài sửa đổi như thêm phần
đế cột và một vài chi tiết ở đầu cột.

Pont du Gard có vai trò dẫn nước từ Vzes ở phía Bắc đến thành phố Nimes ở phía Nam nước
Pháp. Tại Vzes có một dòng suối bắt nguồn từ vùng núi cao, đây chính là nguồn cung cấp
nước dồi dào cho thành phố Nimes lúc bấy giờ. Vào thời đó, thành phố Nemausus, tên gọi
khác của Nimes là thành phố đặt dưới sự cai quản của người La Mã. Sự gia tăng dân số của
thành phố khiến nguồn nước phục vụ cho các công trình dân sự và công cộng như vòi phun
nước bị thiếu hụt trầm trọng, do đó việc dẫn nước từ Vzes đến Nimes là rất cần thiết. Tuy
nhiên, người ta đã không thể xây dựng hệ thống dẫn nước theo đường thẳng từ Vzes đến
Nimes vì gặp trở ngại bởi địa lý. Do đó, một đường vòng dài 50 km dùng để dẫn nước đã được
xây dựng.
Trên tầng thứ nhất của khung vòng cung được sử dụng làm đường lưu thông thuận tiện bắc
qua sông Gard. Tầng trên cùng được sử dụng giống như rãnh dẫn nước hiệu quả của thời La
Mã. Cầu có thể cung cấp một lượng nước khổng lồ với khoảng 20.000 m3/ngày. Toàn bộ máng
dẫn nước của Pont du Gard được thiết kế theo một độ dốc thoai thoải giữa 2 vách tường thấp
giúp việc vận chuyển nước một cách dễ dàng...
Hai nền kiến trúc La Mã cổ đại và Hy Lạp đều được tạo dựng với những công trình
kiến trúc đặc sắc, mang những điểm đặc trưng tương đồng nhau, tuy nhiên hai nền
kiến trúc này vẫn có nhiều điểm khác biệt nhau.

Giống nhau
Ở hai nền kiến trúc này những thiết kế xây dựng thường có các cột trụ được tạo thành
với sự vững chắc và kiên cố để chống đỡ cho phần mái và các thiết trúc của tòa nhà.
Hai lối kiến trúc đều có những ảnh hưởng sâu sắc đến nền kiến trúc ngày nay.

Khác nhau
Hy Lạp
Đối với nền kiến trúc Hy Lạp điểm đặc trưng trong thiết kế là sử dụng những cột Doric,
Lonic, Corinth để thể hiện sự tinh tế, ứng dụng vào từng công trình với những loại cột
đặc trưng riêng.

 La Mã
Kiến trúc La Mã cổ đại ra đời sau kiến trúc Hy Lạp nên cũng sử dụng những cột trụ, tuy
nhiên họ đã phát minh ra những loại cột mới là Toscan và Composite với những hoa
văn đẹp mắt và tạo sự thu hút.

Kiến trúc La Mã cổ đại là dấu ấn của một nền văn minh thời xa xưa với những tiến bộ
về phong cách thiết kế, xây dựng các công trình kiến trúc mang những đặc trưng riêng
biệt và thể hiện những điểm nổi bật, đặc sắc trong các thiết kế của mình.

b. Điêu khắc

Nghệ thuật Hy Lạp cổ đại đã đóng góp vào nền văn minh nhân loại những tác phẩm lớn trong lĩnh vực
điêu khắc và kiến trúc. Phong cách nghệ thuật đặc trưng này đã có sức cho đến tận hôm nay. Tượng
điêu khắc của người Hy Lạp thường tập trung vào nét đẹp hình thể của con người. Những tác phẩm đều
cho thấy khát khao vươn tới cái hoàn hảo toàn mỹ của nghệ sĩ và con người Hy Lạp đương thời. Mọi chi
tiết trong tác phẩm đều được chú ý mài dũa để tạo ra những đường cong tự nhiên nhất ảnh hưởng đến
nghệ thuật khắp thế giới.

Đến thế kỉ V TCN, có rất nhiều kiệt tác gắn liền với tên tuổi những nghệ sĩ tài năng như Mirông, Phiđiát,
Pôliclét với những kiệt tác như: lực sĩ ném đĩa, nữ thần Atêna, người chỉ huy chiến đấu, người cầm giáo,
nữ chiến sĩ Amadông bị thương”, thần Hêra…

Điêu khắc La Mã đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi Hy Lạp. Đó là một số bản sao của La Mã là những tri thức
gốc của Hy Lạp được bảo tồn. Một ví dụ của việc này là tại Bảo tàng Anh, bản sao La Mã của một bức
tượng của Venus được trưng bày, trong khi đó bản gốc tương tự nó là từ 500 TCN. Còn bức tượng Hy
Lạp tại Louvre là thiếu cánh tay của thần Vệ nữ.
Chân dung tác phẩm điêu khắc từ thời Cộng hòa có khuynh hướng hơi khiêm nhường hơn, thực tế, và tự
nhiên so với các công trình Đế quốc sớm. Một tác phẩm tiêu biểu có thể là một người giống như các con
số đứng “Một quý tộc La Mã với những bức tượng bán thân của tổ tiên của ông”.

Ở thời kì đế quốc, mặc dù họ thường miêu tả thực tế của cơ thể con người, chân dung tác phẩm điêu
khắc của các hoàng đế la mã được thường được sử dụng cho mục đích tuyên truyền và đưa các thông
điệp về ý thức hệ trong tư thế hay trang phục của các nhân vật.

http://redsvn.net/tong-quan-ve-nen-nghe-thuat-tao-hinh-la-ma-co-dai2/

3. Sử học

a. Sử học Hy Lạp

Trước kia người ta biết được lịch sử xa xưa của Hy Lạp chủ yếu nhờ truyền thuyết và sử thi. Đến thế kỷ V
TCN, Hy Lạp mới chính thức có lịch sử thành văn. Những nhà sử học nổi tiếng của Hy Lạp là Hêrôđốt,
Tuxiđít, Xênôphôn.

Hêrôđốt (484 - 425 TCN) là nhà sử học đầu tiên của Hy Lạp, là người được gọi là “người cha của nền sử
học phương Tây”. Ông vốn là người ngoại kiều đến ngụ cư ở Aten. Để viết sử, ông đã đi du lịch nhiều
nơi, sang tận Ai Cập, Babilon, Tiểu Á. Mục đích viết sử của ông là “để cho công lao của con người không
bị phai nhạt trong ký ức của chúng ta”.

Tác phẩm của Hêrôđốt gồm có 9 quyển, viết về lịch sử Hy Lạp và các nước phương Đông như Atxiri,
Babilon, Ai Cập, nhưng trong đó quan trọng nhất là bộ “Lịch sử của chiến tranh Hy Lạp - Ba Tư”. Trong
tác phẩm này ông đã chứng minh tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Ba Tư của Hy Lạp và
hết sức ca ngợi những chiến công oanh liệt của người Hy Lạp ở Maratông, Técmôpin.

Tuy nhiên, tác phẩm của Hêrôđốt còn hạn chế ở chỗ là ông đã ghi chép tất cả những chuyện ông được
nghe kể lại, thậm chí có khi còn tự tạo ra sự kiện lịch sử. Mặc dầu vậy, tác phẩm của ông vẫn đáng được
trân trọng vì nó có nhiều tài liệu lịch sử quý giá, và bản thân ông vẫn xứng đáng với tư cách là người đặt
nền móng cho nền sử học phương Tây.

Tuxiđít (460 - 395 TCN) cũng là một nhà sử học có vị trí quan trọng của Hy Lạp cổ đại. Năm 431 TCN, khi
cuộc chiến tranh Pêlôpônedơ bùng nổ, ông là một nhà chỉ huy quân sự trong quân đội Aten. Vì vậy bản
thân ông đã từng thấy thắng lợi cũng như thất bại của Aten. Bằng những điều mắt thấy tai nghe và bằng
việc điều tra nghiên cứu nghiêm túc, ông đã viết tác phẩm Cuộc chiến tranh Pêlôpônedơ nhằm mục đích
để cho đời sau “biết rõ ràng về quá khứ”.

Nếu như Hêrôđốt là người đầu tiên đặt nền móng cho sử học phương Tây thì Tuxiđít là người đầu tiên ở
phương Tây đã viết về sử một cách nghiêm túc. Ông nói: “Tôi không đồng ý với nhiệm vụ của mình là ghi
chép lại cái tôi biết khi bắt gặp lần đầu hay là cái mà tôi có thể giả thiết được, mà chỉ ghi chép những sự
kiện mà chính tôi mục kích hay là cái mà tôi nghe ở người khác sau khi đã nghiên cứu chính xác đến một
chừng mực nào đó từng sự kiện riêng biệt”.

Ông còn chú ý phê phán nhận định các sự kiện lịch sử và giải thích các sự kiện bằng bối cảnh của nó như
điều kiện tự nhiên, điều kiện vật chất, chế độ xã hội... Đồng thời ông cho rằng tác phẩm lịch sử phải có
tác dụng giáo dục. Ông nói: “Phải giương cao ngọn đuốc lịch sử lên để hướng dẫn loài người đang dò
dẫm con đường đi”.

Do phương pháp chép sử của ông cẩn thận như vậy nên tác phẩm của ông có giá trị rất quý báu, đúng
như ông nói, ông viết sử “không phải để mong được một tiếng khen nhất thời mà là để tạo thành một
kho tài liệu muôn đời quý báu của loài người”.

Dự định của Tuxiđít là viết toàn bộ cuộc chiến tranh Pêlôpônedơ, nhưng ông chỉ viết đến năm 411 TCN
tức là năm 20 của cuộc chiến tranh[1] thì cái chết của ông đã làm tác phẩm bị bỏ dở.

Xênôphôn (430 - 359 TCN) xuất thân từ một gia đình giàu có ở Aten. Trong số các tác phẩm của ông,
quyển “Lịch sử Hy Lạp” là quan trọng nhất. Để viết tiếp lịch sử Hy Lạp mà Tuxiđít đang bỏ dở, Xênôphôn
đã ghi thêm những sự kiện xảy ra từ năm 411 - 362 TCN, tuy mong muốn kế tục sự nghiệp của Tuxiđit
nhưng về phương pháp khảo cứu cũng như về bút pháp, Xênôphôn kém xa Tuxiđít.

Ngoài lịch sử Hy Lạp, Xênôphôn còn có một số tác phẩm khác như Nền chính trị của Xpác, Hồi ức về
Xôcrát, v.v... Tuy tác phẩm của Xênôphôn có nhiều hạn chế nhưng trong đó đã ghi lại những tư liệu quý
giá.

b. Sử học La Mã

Từ khoảng giữa thế kỷ V TCN, ở La Mã đã có những tài liệu tương tự như lịch sử biên niên gọi là Niên đại
ký (Annales), nhưng nền sử học thật sự của La Mã đến cuối thế kỷ III TCN mới xuất hiện, và người được
coi là nhà sử học đầu tiên của La Mã cũng là nhà soạn kịch Nơviút. Ông đã tham gia cuộc chiến tranh
Puních lần thứ nhất, nhờ đó ông đã viết tập sử thi Cuộc chiến tranh Puních, nhưng tác phẩm này chỉ còn
một số đoạn mà thôi.

Người đầu tiên viết lịch sử La Mã bằng văn xuôi là Phabiút (sinh năm 254 TCN). Ông viết lịch sử La Mã từ
thời thần thoại cho đến thời kỳ của ông. Ngôn ngữ ông sử dụng viết tác phẩm này là tiếng Hy Lạp, điều
đó chứng tỏ rằng lúc bấy giờ văn xuôi La Mã chưa xuất hiện.

Người đầu tiên dùng văn xuôi Latinh để viết sử là Catông (234 - 149 TCN). Tác phẩm của ông nhan đề là
Nguồn gốc, gồm 7 chương, trong đó 3 chương đầu ghi chép các truyền thuyết của Hy Lạp và các địa
phương khác nói về La Mã. Các chương tiếp theo viết lịch sử La Mã cho tới thời kỳ của ông. Phương
pháp viết sử của ông là không theo niên đại mà trình bày theo vấn đề. Vì vậy có thể coi ông là nhà sử học
thực sự đầu tiên của La Mã. Tác phẩm của ông nay chỉ còn một số đoạn.

Từ Catông về sau, La Mã có nhiều nhà sử học xuất sắc, Pôlibiút, Titút Liviút, Taxitút, Plutác.

Pôlibiút (205 - 125 TCN) là người Hy Lạp, bị đưa sang La Mã làm con tin. Tác phẩm của ông là bộ Thông
sử gồm 40 quyển viết về lịch sử Hy Lạp, La Mã và các nước phía Đông Địa Trung Hải từ năm 264 - 146
TCN. Trong tác phẩm của mình, ông có ý thức chú ý đến tác dụng giáo dục của sử học đối với cuộc sống.
Ông nói: “Sử học là một thứ triết học lấy sự việc thật để dạy người đời”. Ngày nay tác phẩm của Pôlibiút
không còn giữ lại được đầy đủ.

Titút Liviút (59 TCN - 17 CN) là nhà sử học xuất sắc của La Mã trong thời kỳ trị vì của Ôctavianút. Tác
phẩm sử học lớn nhất của ông là “Lịch sử La Mã từ khi xây thành tới nay”. Sách này gồm 142 chương,
trình bày lịch sử La Mã từ đầu đến năm 9 TCN.

Đặc điểm của phương pháp sử học của Liviút là:

- Nêu cao chủ nghĩa yêu nước trong việc viết sử, đề cao quá khứ vinh quang của La Mã, ca ngợi sự anh
dũng của nhân dân La Mã.

- Chú ý đến tác dụng giáo dục của sử học: nhấn mạnh các phong tục tốt đẹp ngày xưa, đem những tập
quán tốt đẹp ấy so sánh với hiện tượng đồi phong bại tục lúc bấy giờ.

Tác phẩm của Liviút nay chỉ còn lại 35 chương, trong đó có giá trị lớn là 10 chương đầu, vì nhờ phần này
mà đời sau biết được lịch sử liên tục của La Mã.

Taxitút sống vào cuối thế kỷ I đầu thế kỷ II. Tác phẩm của ông là Lịch sử biên niên viết về lịch sử thời kỳ
đầu của đế quốc La Mã. Trong tác phẩm này, tác giả đã vạch trần sự thối nát của chính thể chuyên chế ở
La Mã.

Plutác, người Hy Lạp, sống cùng thời với Taxitút. Tác phẩm quan trọng của ông là Tiểu sử so sánh, trong
đó ông đã so sánh từng đôi một các danh nhân Hy Lạp và La Mã.

Phương pháp sử học của ông là làm cho độc giả có thể tìm thấy những chỗ đáng học tập và những chỗ
đáng tránh trong các truyện ký của ông. Khi đánh giá con người ông cho rằng không phải dựa vào địa vị
xã hội mà phải dựa vào phẩm chất và hành động của họ. Chính vì vậy, trong tác phẩm của mình ông đề
cao Xpactacút, thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa của nô lệ ở La Mã.

Tác phẩm của Plutác viết theo thể truyện ký vừa có giá trị sử học vừa có giá trị văn học.

Những thành tựu nói trên của sử học Hy Lạp và La Mã đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền
sử học thế giới.

4. Khoa học tự nhiên https://vi.kipkis.com/Nh%E1%BB%AFng_th%C3%A0nh_t%E1%BB%B1u_ch


%E1%BB%A7_y%E1%BA%BFu_c%E1%BB%A7a_v%C4%83n_minh_Hy-La_c%E1%BB%95_
%C4%91%E1%BA%A1i#a.29_S.E1.BB.AD_h.E1.BB.8Dc_Hy_L.E1.BA.A1p

Hy Lạp cổ đại có những cống hiến quan trọng về các mặt toán học, thiên văn học, vật lí học, y học…
Những thành tựu ấy gắn liền với tên tuổi của nhiều nhà khoa học nổi tiếng như: Talet, Ơclit, Acsimet,
Arixtot, Êratôtxten. Thành tựu khoa học rất lớn của Hy Lạp đặt cơ sở cho sự phát triển của khoa học kĩ
thuật thế giới và tiền đề quan trọng cho sự phát triển của xã hội văn minh thế giới.

 Người Hy Lạp và La Mã đã sáng tạo ra hệ chữ cái La-tinh (A, B, C,...) và chữ số La Mã mà ngày nay
chúng ta đang sử dụng.
 Từ những hiểu biết khoa học của nguời phương Đông có đại, nguời Hy Lạp đã khái quát thành
những định lý, định đề, đặt nền mỏng cho sự ra đời của các khoa học sau này như định Lý Pi-ta-
go,định lí Ta-lét, định luật Ác-si-mét.
 Người Hy Lạp và La Mã đã biết làm lịch dựa trên sự di chuyển của Trái Đất xung quanh Mặt Trời
Đó là dương lịch.
 Ngoài ra, còn có một số nhà khoa học nổi tiếng Eratơxten, Piliniut, Hipôcrat (ông tổ thầy thuốc
của y học phương Đông…)

Tóm lại, cách đây trên dưới 2.000 năm, nền khoa học của Hy Lạp và La Mã cổ đại đã có những thành tựu
rất lớn. Những thành tựu ấy đã đặt cơ sở cho sự phát triển của khoa học thời cận hiện đại, đồng thời là
một tiền đề quan trọng của sự phát triển triết học Hy Lạp.

5. Triết học https://vi.kipkis.com/Nh%E1%BB%AFng_th%C3%A0nh_t%E1%BB%B1u_ch%E1%BB%A7_y


%E1%BA%BFu_c%E1%BB%A7a_v%C4%83n_minh_Hy-La_c%E1%BB%95_%C4%91%E1%BA
%A1i#a.29_S.E1.BB.AD_h.E1.BB.8Dc_Hy_L.E1.BA.A1p

Hy Lạp và La Mã được coi là quê hương của triết học phương Tây. Trên cơ sở của chế độ nô lệ, quan
điểm của các nhà triết học Hy-La rất đa dạng, có thể chia thành hai phái chính là triết học duy vật và triết
học duy tâm.

– Triết học duy vật: đại diện là Talet, Hêraclit, Empêdốctơ, Đêmôclit, Equiquya…

– Triết học duy tâm: với những tên tuổi như Xôcrát, Platon, Arixtốt…

6. Luật pháp

https://vi.kipkis.com/Nh%E1%BB%AFng_th%C3%A0nh_t%E1%BB%B1u_ch%E1%BB%A7_y%E1%BA
%BFu_c%E1%BB%A7a_v%C4%83n_minh_Hy-La_c%E1%BB%95_%C4%91%E1%BA
%A1i#a.29_S.E1.BB.AD_h.E1.BB.8Dc_Hy_L.E1.BA.A1p

a. Luật pháp của Hy Lạp cổ đại

Điển hình là luật Dracông, pháp lệnh của Xôlông, pháp lệnh của Clixten, pháp lệnh của ephinantét và
Pêriclét. Từ Xôlông đến Pêriclét tính chất dân chủ của luật pháp Aten ngày càng triệt để. Tuy vậy, hạn
chế lớn nhất là chỉ những người có quyền công dân mới được hưởng quyền dân chủ, số người đó rất ít,
chỉ chiếm khoảng 20% tổng số dân cư. Còn phụ nữ những người tự do, nhưng mẹ không phải là người
Aten kiều dân, nô lệ đều không được hưởng quyền công dân.

b. Luật pháp La Mã cổ đại

– Luật 12 bảng: Nội dung đề cập đến nhiều mặt trong đời sống xã hội như thể lệ tố tụng, xét xử, việc kế
thừa tài sản, việc cho vay nợ, quan hệ gia đình, địa vị phụ nữ…Tinh thần chủ yếu của bộ luật là bảo vệ
tính mạng, tài sản và danh dự cho mọi người.

Luật 12 bảng đề cập đến 1 số mặt quan trọng trong đời sống xã hội,nhiều mức hình phạt quy định quá
khắc nghiệt, nhưng nó có tác dụng hạn chế sự xét xử độc đoán của quý tộc, đồng thời đặt cơ sở cho sự
phát triển của luật pháp ở La Mã cổ đại.

– Những pháp lệnh khác: Luật 12 bảng vẫn còn nhiều hạn chế nên giữa thế kỉ V TCN, nhà nước La Mã
phải ban hành nhiều pháp lệnh bổ sung: pháp lệnh cho phép bình dân được kết hôn với quý tộc, bình
dân được bầu làm tư lệnh quân đoàn có quyền lực ngang cơ quan chấp chính (445 TCN); Những món nợ
bình dân vay nếu trả cả lãi phải coi như được trả gốc, số còn thiếu sẽ trả hết trong 3 năm; Không ai được
chiếm quá 500 Jujiera đất công (bằng khoảng 125 ha); Bỏ chức tư lệnh quân đoàn, khôi phục chế độ bầu
quan chấp chính hằng năm (367 TCN).

7. Đạo Ki tô

Từ năm 63 TCN, La Mã thôn tính vùng Patextin, nơi mà từ thế kỉ VI TCN cư dân đã theo đạo Do Thái. Đạo
này thờ chúa Giêhôva và tin rằng người Do Thái là dân chọn lọc của chúa. Kinh thánh của đạo Do thái
gồm 3 phần là luật pháp, tiên tri và ghi chép thành tích. Về sau, đạo Kitô kế thừa kinh thánh của đạo Do
thái và gọi 3 bộ phận ấy là Kinh cựu ước.

Ba nguồn gốc dẫn đến hình thành đạo Kitô: Giáo lý của đạo Do thái, Tư tưởng của phái khắc kỷ, Đời sống
cực khổ không lối thoát của nhân dân.

Theo truyền thuyết, người sáng lập ra đạo Kitô là chúa Giêsu Crit, con của chúa trời đầu thai vào người
con gái đồng trinh Maria và được sinh ra ở Bétlôem vùng Palextin (lúc bấy giờ nằm trong lãnh thổ đế
quốc La Mã) vào khoảng năm V hoặc IV TCN. Đến năm 3 tuổi, chúa Giêsu vừa truyền đạo vừa chữa bệnh,
có nhiều phép lạ, có thể làm cho người chết sống lại.

Đạo Kitô cho rằng: chúa trời sáng tạo ra tất cả, kể cả loài người. Song họ đưa ra thuyết tam vị nhất thể,
tức là chúa trời (chúa cha), chúa Giêsu ( chúa con) và thần thánh, tuy là 3 nhưng vốn là một.

Đạo Kitô cũng quan niệm về thiên đường địa ngục, long hồn bất thể, thiên thần, ma quỷ. Kinh thánh của
đạo Kitô gồm 2 phần là cựu ước và tân ước. Cựu ước là kinh thánh của đạo Do thái mà đạo Kitô tiếp
nhận, còn tân ước là kinh thánh thực sự của đạo Kitô vốn viết bằng tiếng Hy Lạp. Luật lệ chủ yếu của đạo
Kitô thể hiện ở 10 điều răn.

Sau khi ra đời, đạo Kitô bị chính quyền La Mã thẳng tay đàn áp. Đến năm 33, các Hoàng đế La Mã đã ra
lệnh ngừng sát hại tín đồ đạo Kitô. Năm 343, hai Hoàng đế Cônxtantinut và Lixiniút ban hành sắc lệnh
Milanơ chính thúc công nhân địa vị hợp pháp của đạo Kitô.

Đến cuối thế kỉ IV, đạo Kitô chính thức được thừa nhận là quốc giáo của đế quốc La Mã. Sau đó Giêrôma
(340-420) đã dịch kinh cựu ước và tân ước từ tiếng Hy Lạp ra Latinh. Tác phẩm này được coi là bộ kinh
thánh chính thức của đạo Kitô.

Nền văn minh Hy Lạp-La Mã rực rỡ và phát triển nhiều lĩnh vực khác nhau trong văn minh Hy Lạp, là cơ
sở đầu tiên và cũng là mẫu mực của nền văn minh phương Tây sau này. Awngghen nói: “Không có văn
minh Hy Lạp và đế quốc La Mã thì không có Châu Âu hiện đại được” (Chống Duy Rinh)./.

You might also like