You are on page 1of 10

BÀI 3: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG,

CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY


1/ KHÁI QUÁT CÁC NỀN VĂN MINH CỔ ĐẠI
- Sau khi kết thúc thời kì nguyên thuỷ, con người bước sang thời kì cổ đại.
- Thời kì này có nhà nước, có nền văn minh, có tầng lớp và có giai cấp
- Từ địa bàn xuất hiện => điều kiện tự nhiên => ngành kinh tế chính => thể
chế chính trị của các quốc gia

Tiêu chí Phương Đông Phương Tây


Tên, thời gian, địa - Ai Cập: giữa thiên - Hi Lạp, La Mã (Roma)
bàn niên kỉ IV TCN, gắn liền - Thời gian: thiên niên kỉ I
với sông Nile. TCN
- Lưỡng Hà: thiên niên - Địa bàn: nam châu Âu, ven
kỉ thứ IV TCN, hình thành biển địa Trung Hải, khu vực bán
các nước nhỏ người Sumer, đảo Ý và Balkan
gắn liền với sông Tigris,
Euphrates
- Ấn Độ: thiên niên kỉ
thứ III TCN, gắn liền với
sông Ấn, sông Hằng
- Trung Quốc: cuối
thiên niên kỉ III TCN, gắn
liền với sông Hoàng Hà,
Trường Giang
- Thời gian: thiên niên
kỉ thứ IV đến thiên niên kỉ
thứ III TCN.
 Các quốc gia cổ đại phương Đông xuất hiện sớm hơn các quốc gia cổ đại phương
Tây
 Phương Đông: sẽ nhớ theo các mốc 3000 năm TCN, 4000 năm TCN (ngàn năm)
 Phương Tây: năm 800 TCN, năm 700 TCN (trăm năm)
Điều kiện tự nhiên Hình thành trên các dòng Đồng bằng nhỏ hẹp, đất canh tác
sông lớn, đồng bằng phù sa ít lại không màu mỡ, chủ yếu là
màu mỡ đất ven đồi, khô và rắn
Kinh tế Ngành kinh tế chính là nông Thủ công nghiệp, thương nghiệp
nghiệp trồng trọt, chủ yếu là
trồng lúa.
Chế độ chính trị: - Chế độ quân chủ
chuyên chế
- Đứng đầu là vua.
Giúp việc cho vua là bộ
máy hành chính quan liêu
gồm toàn quý tộc đứng đầu
là Vidia (Ai Cập) và Thừa
tướng (Trung Quốc)
- Giai cấp thống trị:
vua, quy tộc, quan lại, chủ
ruộng đất, tầng lớp tăng lữ
- Giai cấp bị tri: nông
dân công xã và nô lệ
- Nông dân công xã là
lực lượng lao đông chính
- Nô lệ là giai cấp thấp
nhất trong xã hội

BONUS:
- Người Phương Tây sớm biết chinh phục biển, đi buôn bán với hầu hết các
quốc gia ở khu vực biển địa trung hải.
- Lưỡng Hà (Mesopotamia - vùng đất giữa hai con sông) , Ấn Độ (India – bắt
nguồn từ sông Indus, người dân sống ở đấy gọi là Indai, bắt nguồn từ Napoleon),
Trung Quốc (China) là ba nền văn minh không có tên, về sau mới được người
phương Tây đặt tên.
- Chỉ có Ai Cập là nền văn minh có tên là Ptah (thần của những vị thần của Ai
Cập) về sau gọi theo kiểu tiếng anh là Egypt, nghĩa là ngôi nhà ca của thần.
1.1/ NỀN VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI:
- Sông Nile chảy theo hướng Nam Bắc, đổ ra biển Địa Trung Hải.
- Giữa tháng 7 đến giữa tháng 10: Mực nước sông Nile lên cao nhất => nước
tràn vào hai bên bờ, người dân không làm gì trong thời gian này
- Từ tháng 11 đến tháng 2 trở đi: nước bắt đầu rút => để lại hai bên bờ lượng
phù sa màu mỡ, người dân canh tác hai bên bờ và trồng cây ăn quả, cây lương
thực, trồng lúa mì
- Từ tháng 3 đến tháng 6: Các cây lúa sinh sôi phát triển nảy nở ra hoa các thứ
=> thu hoạch và tích trữ lương thực để cho ba tháng tiếp theo
- Điều kiện tự nhiên của Ai Cập gắn liền với con sông Nile nên nhà sử học
Herodotos, ông tổ ngành lịch sử thế giới đã nhận định: Ai Cập là tặng phẩm của
sông Nile tức là sự phát triển rực rỡ của Ai Cập gắn liền với sông Nile.
- Người Ai Cập, Lưỡng Hà trồng lúa mì. Đông Nam Á, phía Nam sông
Trường Giang trồng lúa nước
1.2/ NỀN VĂN MINH LƯỠNG HÀ:
- Lưỡng Hà cũng gắn liền với hai con sông là Tigris và Euphrates. Hiện nay
hai con sông này chảy qua lãnh thổ của Iraq.
- Những vùng đất được hai con sông này bồi đắp thì có thể canh tác nông
nghiệp, ngoài hai vùng đất đó là sa mạc, còn vùng màu tím là hạ lưu hai con sông,
nơi ra đời của thành thị, quốc gia của người Sumer => nôi của nền văn minh
Lưỡng Hà
- Người Lưỡng Hà luôn gắn liền với nạn đại hồng thuỷ. Lí do: Vào tháng 3, 4
tại khu vực thượng lưu của hai con sông sẽ đổ một lượng lớn nước về hạ lưu với
lớp phù sa màu đỏ đổ về => nạn đại hồng thuỷ.
- Năm 3200 TCN: các quốc gia thành thị của người Sumer được hình thành
tại hạ lưu hai con sông
- Năm 539 TCN: người Ba Tư xâm chiếm nền văn minh này và kể từ đó nền
văn minh Lưỡng Hà cổ đại coi như là biến mất và sáp nhập vào văn minh của
người Ba Tư.
- Ngoài người Sumer thì đây còn là một nền văn minh mở nên có nhiều cư
dân của nước khác đến và lập ra quốc gia của riêng mình như người Anh cát (?),
người Babylon, người Asibi (?)
1.3/ NỀN VĂN MINH HI LẠP, LA MÃ CỔ ĐẠI
- Nền văn minh không được tự nhiên ưu đãi, địa hình chủ yếu là đồi núi,
thung lũng nhỏ, đất đai khô cằn, không màu mỡ => chủ yếu sinh sống bằng nghề
buôn bán
- Lượng khoáng sản nhiều (Đồng, bạc, vàng) giúp ngành thủ công nghiệp
tương đối phát triển so với phương Đông.
- Thủ công nghiệp: chế tạo kim loại, đồ trang sức từ mỏ vàng, những nguồn
tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất
- Hi Lạp ra đời trước => phát triển => bị La Mã thôn tính
- La Mã thôn tính hầu như toàn bộ vùng đất đai ở ven biển Địa Trung Hải
- Đầu Công nguyên, lãnh thổ của La Mã trông như hình bên dưới.
2/ XÃ HỘI VÀ THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ CÁC NỀN VĂN MINH CỔ ĐẠI:
- Phương Đông: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc, từ thiên niên kỉ III
đến thiên niên kỉ IV TCN, bên lưu vực các con sông lớn, nông nghiệp trồng trọt và
trồng LÚA MÌ
- Phương Tây: Hi Lạp, La Mã, thiên niên kỉ thứ I TCN, nam châu Âu và ven
biển Địa Trung Hải, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, ngành kinh tế là: thủ công
nghiệp vì có nhiều khoáng sản và ngành kinh tế quan trọng nhất là thương nghiệp
=> công thương nghiệp
- Phương đông: làm nông nghiệp => cần nhiều người => cần người lãnh đạo
=> chuyên chế cổ đại:
 đứng đầu là vua
 dưới vua sẽ có bộ máy quan lại giúp đỡ cho nhà vua
 nông dân công xã – tầng lớp lao động chính
 quý tộc và bản thân vua cũng chính là quý tộc: tầng lớp thống trị
 quan lại, tăng lữ (người phục vụ cho việc thờ cúng)
 tầng lớp thấp nhất là nô lệ: ít, không có vai trò trong sản xuất
- Phương Tây: ngành kinh tế chính là thương nghiệp, tức là thương mại đi
buôn bán ở biển Địa Trung Hải => không cần người đứng đầu, không cần quá
nhiều người:
 Không có vua, nhưng tên gọi lại khác nhau (Hi Lạp là chế độ dân chủ, nổi
bật nhất ở thành bang Athens, còn La Mã là chế độ Cộng Hoà)
 Nhiều nô lệ, lực lượng sản xuất chính
 Chủ nô, những người có nô lệ
 Tầng lớp nhỏ nhỏ: bình dân
- Ở Hi Lạp thời cổ đại có thị quốc hay còn được gọi là thành bang, điều kiện
tự nhiên bị chia cắt thành những dãy núi (vd: thành bang Athens, thành bang
Sparta). Khi có chiến tranh xảy ra thì các thành bang sẽ liên kết với nhau còn nếu
không thì mỗi thành bang sẽ phát triển theo một hướng riêng, thậm chí còn xảy ra
xung đột giữa các thành bang
3/ VĂN HOÁ CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY:
(THIÊN VĂN HỌC VÀ LỊCH, CHỮ VIẾT, KHOA HỌC TỰ NHIÊN, KIẾN
TRÚC VÀ NGHỆ THUẬT)
3.1/ Thiên văn học (Phương Đông chỉ nói về Lưỡng Hà và Ai Cập)
3.1.1/ Lưỡng Hà:
- Điều kiện tự nhiên: khí hậu tương đối khô và nóng => bầu trời trong sáng
suốt 8 tháng/năm => rất quan tâm đến thiên văn => xây công trình kiến trúc (vd:
Đài chiêm tinh Ziggurat, xây theo hình trôn ốc, đáy rộng, càng lên cao càng nhỏ)
- Từ đỉnh cao của đài chiêm tinh Ziggurat, người Babylon đã quan sát và phân
biệt được các chòm sao và sau này người Hi Lạp đã tạo ra 12 cung hoàng đạo dựa
trên bản đồ thiên thể của người Lưỡng Hà.
- Người Lưỡng Hà biết đến sự chuyển động của Mặt Trăng, Mặt Trời và biết
đến sự xuất hiện của nhật thực và nguyệt thực
- Sáng tạo lịch dựa trên sự chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất hay
còn gọi là âm lịch (chia một năm thành 12 tháng, xen kẽ 1 tháng có 30 ngày sẽ là 1
tháng có 29 ngày, tổng là 354 ngày. Dưới thời vua Hammurabi ông đã cho xây
dựng đạo luật để khắc phục điều đó là thêm tháng nhuận => lịch Lưỡng Hà ngày
càng trở nên hoàn chỉnh hơn)

3.1.2/ Ai Cập:
- Hiểu biết nhiều về thiên văn từ sớm do đời sống nông nghiệp buộc họ phải
thường xuyên quan sát bầu trời
- Họ phát hiện được các chòm sao và tự vẽ được các bản đồ thiên thể còn tồn
tại trên các trần của những đền đài cổ.
- Họ biết được kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ
- Họ nắm được mực nước lên xuống của sông Nile
- Họ nắm được quy luật thời gian, biết tính năm, tháng, ngày, giờ
- Lịch được sáng tạo dựa trên sự chuyển động của sao Thiên Lang: một năm
có 365 ngày (thời gian giữa hai lần sao Thiên Lang xuất hiện giữa đường chân
trời), chia một năm làm ba mùa, mỗi mùa có 4 tháng, mỗi tháng có 30 ngày và 5
ngày cuối cùng là 5 ngày nghỉ lễ => khá giống với dương lịch
- Nông lịch là sự kết hợp giữa âm lịch và dương lịch, ra đời gắn liền với sự
sản xuất nông nghiệp
3.2/ CHỮ VIẾT: thành tựu quan trọng nói lên nền văn minh của con người
3.2.1/ PHƯƠNG ĐÔNG:
- Giống nhau về cách viết vì đều là chữ tượng hình.
- Chữ của người Lưỡng Hà (thiên niên kỉ III TCN), Ai Cập, Trung Quốc.
- Ngoại trừ chữ viết Trung Quốc còn được cải tiến qua nhiều thời đại
- Chữ của người Lưỡng Hà và chữ của người Ai Cập đến khoảng đầu Công
nguyên thì trở thành ngôn ngữ chết hay còn gọi là tử ngữ vì
 cách viết khó
 không phổ biến
 cũng như sự biểu đạt ý nghĩ không giúp các chữ được ghép lại với nhau để
biểu đạt lời nói của con người
- Chữ của người Lưỡng Hà được gọi là chữ hình nêm, chữ hình đinh vì nó
được viết trên các tấm đất sét ướt => đem đi phơi khô hoặc nung và người ta viết
bằng cách vót nhọt các cây sậy và vẽ những hình ảnh biểu đạt ngôn ngữ của mình.
- Chữ của người Ai Cập cũng là chữ tượng hình nhưng họ viết trên giấy được
làm từ những cây cói dọc hai bên bờ của sông Nile (cây Papyrus), trên tường lăng
mộ, đền thờ và những báo cáo về thuế của quan lại Ai Cập cổ đại.
- Chữ của người Trung Quốc thời kì đầu được viết trên mai rùa, xương cốt thì
được gọi là giáp cốt văn.
3.2.2/ PHƯƠNG TÂY:
- Chữ của người Phương Tây thì đơn giản hơn do ngành kinh tế chính là
thương nghiệp => cần hệ chữ cái đơn giản, dễ hiểu và có thể ghép được với nhau
để biểu đạt lời nói. => chọn bảng chữ cái người Phoenician
- Dân tộc Phoenician sống ở phía Bắc châu Phi và ven biển Địa Trung Hải
- Chữ cái Phoenician được sáng tạo lại thành chữ cái người Hi Lạp cổ =>
bảng chữ cái gồm 24 chữ => có vai trò quan trọng => người La Mã sáng tạo ra
bảng chữ cái La tinh còn người châu Âu sáng tạo ra bảng chữ cái Slave (Nga,
Ukraine, Ba Lan)
3.3/ KHOA HỌC TỰ NHIÊN:
3.3.1/ PHƯƠNG ĐÔNG:
- Người Ai Cập giỏi về hình học, vd: Kim Tự Tháp
- Người Lưỡng Hà giỏi về Số học
- Người Ấn Độ tạo ra chữ số 0
3.3.2/ PHƯƠNG TÂY:
- Những nhà khoa học tiêu biểu: Archimedes, Euclid, Pythagoras biến những
kiến thức của phương Đông cổ đại thành những định lí, tiên đề,…
3.4/ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC VÀ NGHỆ THUẬT:
- Lăng mộ của vua Mausolus ở Lưỡng Hà, khu vực Tiểu Á
- Vườn treo Babylon ở Lưỡng Hà
- Tượng thần Mặt Trời trên đảo Rhodes ở Hi Lạp
- Đền Artemis ở Hi Lạp giờ thuộc Thổ Nhĩ Kì
- Hải đăng Alexandria ở Ai Cập, ngọn hải đăng cao nhất thế giới thời cổ đại
- Khu lăng mộ giza, kim tự tháp có 8 mặt, ban đầu kim tự tháp có màu trắng
của đá vôi
- Tượng thần Zeus ở Olympia, toàn bộ đều làm bằng vàng

You might also like