You are on page 1of 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH ĐỀ THI HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2019-2020


TRƯỜNG PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU Môn thi: VẬT LÝ - Lớp 11 cơ sở 1
Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian phát đề

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 Điểm).


Câu 1: Chọn phát biểu sai về từ trường:
A. Từ trường tác dụng lực lên mọi vật liệu.
B. Từ trường có thể được tạo ra từ dòng điện.
C. Khung dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường có thể chịu tác dụng một mômen lực.
D. Đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường có thể chịu tác dụng một lực từ.
Câu 2: Chọn phát biểu đúng: Từ thông qua diện tích S của khung dây đặt trong từ trường đều đạt giá trị cực
đại khi các đường sức từ
A. vuông góc với mặt phẳng khung dây. B. song song với mặt phẳng khung dây.
C. hợp với mặt phẳng khung dây góc 600. D. hợp với mặt phẳng khung dây góc 450.
Câu 3: Khi chiếu xiên tia sáng từ không khí vào nước thì góc khúc xạ luôn
A. nhỏ hơn góc tới. B. lớn hơn góc tới.
C. bằng góc tới. D. không phụ thuộc góc tới.
N
Câu 4: Một vòng dây kim loại được giữ cố định như hình vẽ (mặt nhìn thấy là mặt
trên của vòng dây). Xác định chiều dòng điện cảm ứng trong vòng dây khi nam châm S
(có cực Nam phía dưới, cực Bắc phía trên) đang rơi thẳng đứng về phía tâm vòng
dây. v
A. Cùng chiều kim đồng hồ.
B. Ngược chiều kim đồng hồ.
C. Không có dòng điện cảm ứng trong vòng dây.
D. Dòng điện cảm ứng có chiều tùy ý.
Câu 5: Hiện tượng khi tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia
sáng không truyền thẳng mà bị gãy khúc tại mặt phân giới gọi là hiện tượng
A. khúc xạ ánh sáng. B. phản xạ toàn phần. C. phản xạ ánh sáng. D. tán xạ ánh sáng.
Câu 6: Một lăng kính có tiết diện thẳng là tam giác ABC, góc chiết quang A. Chiếu chùm tia sáng hẹp nằm
trong mặt phẳng tiết diện ngang, tới mặt bên AB và ló ra mặt bên AC của lăng kính. So với tia tới thì tia ló
A. lệch về đáy của lăng kính. B. có phương không xác định.
C. lệch về phía đỉnh A của lăng kính. D. đi ra song song với tia tới.
Câu 7: Ảnh của vật sáng (vật thật) qua thấu kính phân kì là:
A. Ảnh ảo và nhỏ hơn vật. B. Ảnh thật và nhỏ hơn vật.
C. Ảnh thật và lớn hơn vật. D. Ảnh ảo và lớn hơn vật.
Câu 8: Một thấu kính có độ tụ +5 dp. Thấu kính này là:
A. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 20 cm. B. Thấu kính phân kì có tiêu cự -20 cm.
C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 0,2 cm. D. Thấu kính phân kì có tiêu cự -0,2 cm.
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 Điểm).
Câu 1:(3điểm) Đặt vật sáng AB cao 2 mm vuông góc với trục chính của một thấu kính và cách thấu kính
10 cm. Người ta thu được một ảnh trên màn cao 8 mm. Hãy:
a. Vẽ hình sự tạo ảnh của vật qua thấu kính (không bắt buộc vẽ đúng kích thước) và cho biết tính chất (thật
hay ảo) của ảnh.
b. Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính. Tính khoảng cách từ vật đến màn.
c. Tính tiêu cự của thấu kính trên và cho biết đây là thấu kính hội tụ hay thấu kính phân kỳ?
Câu 2:( 3điểm) Một khung dây hình chữ nhật gồm 10 vòng dây có diện tích mỗi vòng là 20 cm2, tạo thành
mạch kín có điện trở cả khung dây là 0,2 Ω. Khung được đặt trong từ trường đều có véc tơ cảm ứng từ có độ
lớn là 0,04 T, hợp với pháp tuyến của mặt phẳng khung dây một góc bằng 100.
a. Tính độ lớn của từ thông qua diện tích mỗi vòng dây.
b. Cho cảm ứng từ B giảm đều từ 0,04 T về 0 T trong khoảng thời gian 0,01s. Tính suất điện động cảm ứng
xuất hiện trong khung dây.
c. Xác định độ lớn của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây trong thời gian trên. Hãy vẽ hình và tự
chọn chiều của véc tơ cảm ứng từ. Vẽ chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây kín trên.

You might also like