You are on page 1of 36

Phần I: Tổng quan về Hy Lạp - La Mã cổ đại

1. Tổng quan Hy Lạp cổ đại

A. Địa lý và dân cư:

- Địa lý:

Hy Lạp cổ đại là một quốc gia nằm ở khu vực Địa Trung Hải trên
bán đảo Ban Căng. Vào khoảng thế kỷ VII - VII TCN, người Hy
Lạp gọi dân tộc mình là Helen và gọi quốc gia mình là Hèla.

- Lãnh thổ Hy Lạp cổ đại bao gồm:

+Miền Nam bán đảo Ban Căng.


+Các đảo trên biển Êgiê.
+Miền ven biển phía Tây tiểu Á.

+ Đất đai Hy Lạp không màu mỡ, phì nhiêu cho nên không thuận
lợi cho việc trồng cây lương thực, địa hình còn bị chia cắt thành
những vùng sinh thái nhỏ xen lẫn núi đồi, đồng bằng và bờ biển.
Nhưng bù lại Hy Lạp có nguồn khoáng sản quý giá như: sắt, đồng,
vàng, bạc,.. được chế tạo thành những vật phẩm, hàng hóa có giá
trị.

+ Bờ biển Hy Lạp có nhiều cảng vịnh tạo thuận lợi cho tàu bè đi lại
và trú ẩn. Chính vì thế ngay từ thời Hy Lạp cổ,nghề buôn bán
bằng đường thủy ở đây rất phát triển.

- Nằm giữa vùng tiếp giáp 3 châu lục, Hy Lạp đã có điều kiện
thuận lợi để phát triển công thương nghiệp, đồng thời tiếp thu và
kế thừa những thành tựu văn hóa rực rỡ của phương Đông.

- Cư dân:

+ Từ thiên niên kỷ III TCN, ở đây đã có con người sinh sống. Cuối
thiên niên kỷ III TCN, các cuộc di dân từ Ban Căng xuống đã tạo
nên những biến chuyển mới về kinh tế, chính trị, xã hội…

+ Ở Hy Lạp gồm những tộc người chính sau:

*Người Acheen và người Eolien định cư ở Trung Bộ Hy Lạp và


Tiểu Á.
*Người Eonien định cư ở các đảo ven biển Tiểu Á.
*Người Dorien định cư ở bán đảo Peloponnesus, đảo Crete và
một số đảo nhỏ khác ở phía Nam biển Êgiê.

Những điều kiện địa lý, cư dân với quá trình phát triển lịch sử đã
tạo ra những tiền đề vững chắc cho sự phát triển của nền văn
minh Hy Lạp cổ đại.

B. Sơ lược lịch sử Hy Lạp cổ đại

1. Thời kỳ Cret-Myxen: Thời kỳ đầu nền văn minh Hi Lạp với các
nhà nước tương đối hùng mạnh và nền kinh tế có nhiều điểm khác
biệt với nền văn hoá phương Đông.

-Crét là một hòn đảo lớn, nằm ở phía nam biển Eâgiê với những
thành thị nổi tiếng như Cnossos, Phaitos, Malia.....tồn tại trong
1800 năm từ đầu thế kỷ III –XII.TCN, trong đó thời kỳ phát triển
rực rỡ nhất vào khoảng thế kỷXVII –XIV.TCN.

-Văn minh Myxen nằm ở đồng bằng trên bán đảo Peloponnesus,
tồn tại khoảng năm 2000 đến thế kỷXII.TCN, phát triển rực rỡ nhất
vào thế kỷ XV –XII.

- Chủ nhân của nền văn hoá này là người Akeang. Và thời kỳ
Myxen tồn tại từ thế kỷ 16 đến 12.

-Ở đây đã xuất hiện những nhà nước tương đối hùng mạnh với
chế độ quân quyền. Đã có sự phân cấp trong xã hội rõ rệt, đặc
biệt trong xã hội Myxen, chúng ta có thể nhận ra những nhà quý
tộc, nhà điền chủ, và các quan lại, thư lại và nô lệ.

-Nền kinh tế của họ cũng tương đối phát triển với nền thủ công
nghiệp nhiều ngành nghề cùng những xưởng sử dụng nô lệ; nền
nông nghiệp chỉ sản xuất được ô liu, rượu mà một chút nông
nghiệp nên dựa vào nhập khẩu bên ngoài nhiều; đặc biệt là nền
thương mại hàng hóa từ thời này đã phát triển mạnh vì điều kiện
địa lý thuận lợi, thuyền bè có thể di chuyển hàng trăm dặm và đi
lại bằng thuyền nhanh hơn di chuyển lên xuống đồi.

-Hơn nữa, nhiều nhà khảo cổ đã tìm thấy minh chứng cho sự giàu
có của các vương quốc thời kỳ này. Từ thời Cret hầu như nhà dân
nào cũng có một món trang sức và đối với họ, nghệ thuật đã
không chỉ là một công cụ để ghi chép lại lịch sử mà trở thành một
thứ để thưởng thức.

- Cơ sở của hai nền văn hóa này đều là đồ đồng thau.

-Những thành tựu của các ngành khoa học đã khiến nền văn minh
Crét –Myxen phát triển rực rỡ.

===>Ta có thể nói nền kinh tế của Hi lạp thời kỳ này đã là một nền
kinh tế mở. Đây chính là điểm khác biệt chính với nền kinh tế của
các quốc gia phương đông cổ đại khác với nền kinh tế cục bộ ít
giao lưu với bên ngoài và mang tính tự cung tự cấp, nguồn cung
dựa chủ yếu vào trồng chọt và chăn nuôi gia súc, ít có sự phân
hoá lao động.

2. Thời kỳ Hôme: thời kỳ đen tối của nền văn minh Hi Lạp.

-Tồn tại từ XI-IX TCN, chủ nhân của thời kỳ này là người Dorian,
một tộc người khác nhưng cũng nói tiếng Hi Lạp.

-Hoàn cảnh xuất hiện của thời kỳ này: Vào thế kỷ XII TCN người
Doriantừ phía Bắc tràn xuống thôn tính người Myxen.

-Người Dorian chưa đạt được đến trình độ văn hoá của người
Myxen nên cuộc xâm lăng của họ làm văn minh Hi Lạp phát triển
chậm đến ba thế kỷ.

-Từ thời Cret đã xuất hiện hai loại chữ viết mà các nhà khoa học
vẫn chưa thể đọc được.

- Tuy nhiên đến thời kỳ Hôme thì các bút tích của người Hi Lạp
đều không được tìm thấy và nhiều người cho rằng đây là thời kỳ
dân Hi Lạp trở nên mù chữ cho đến khi họ mượn được chữ cái
vào VIII TCN.

-Tuy nhiên trong thời kỳ này đã xuất hiện hai tập sử thi Iliade và
Odysseus nổi tiếng và có ảnh hương lớn đến tận nền văn học hiện
lại.

- Hai bộ sử thi này đã kể lại chi tiết cuộc chiến tranh giữa Hi Lạp

thành Tơroa xảy ra cuối thời Myxen. Hai bản anh hùng ca này đã
đánh dấu sự chấm dứt của thời kỳ đen tối này.

- Hai ngành kinh tế quan trọng nhất là nông nghiệp và chăn nuôi,
trong đó chăn nuôi giữ vai trò chủ đạo. Thủ công nghiệp đang
trong quátrình chuyên môn hóa. Công cụ đồ sắt đã được sử dụng
nhưng chưa phổ biến bằng đồ đồng.

- Xã hội Hôme là giai đoạn mạt kì của chế độ công xã nguyên


thủy. Tổchức xã hội gồm có: thủ lĩnh quân sự, Đại hội nhân dân,
Hội đồng trưởng lão. Chế độ xã hội này còn được gọi là chế độ
dân chủ quân sự.

- Trong thời kỳ Home đã xuất hiện nô lệ, nhưng số lượng chưa


nhiều.

==> Có thể nói, nền văn minh Hi Lạp dưới thời của người Dorian
đã có sự tụt hậu nhiều so với thời kỳ trước. Nền văn minh Hi Lạp
thời này không có những bước tiến đáng kể trừ sự xuất hiện của
hai bộ sử thi Iliade và Odysseus.

3. Thời kỳ thành bang : thời kỳ quan trọng nhất trong lịch sử Hi


Lạp cổ đại. Tồn tại trong 4 thế kỷ, từ VIII-IV TCN và là sự xuất hiện
của nhiều nhà nước có bộ máy chính trị và đời sống người dân đa
dạng:

-Hoàn cảnh xuất hiện những thành bang: Do điều kiện địa lý đất
đai Hi Lạp có nhiều đồi núi nên xuất hiện nhiều vùng nhỏ riêng biệt
với đồng bằng ở giữa là trung tâm trở thành một quốc gia, được
gọi là các thành bang (polis). Các thành bang tồn tại độc lập
nhưng có sự giao lưu với nhau. Số lượng thành bang lớn nhất có
thể đạt đến vài trăm và số dân ở mỗi thành bang là không lớn so
với các quốc gia ngày nay.
-Mặc dù đều có chung nền văn hoá Hi Lạp cổ và đều nói chung
một ngôn ngữ nhưng các thành bang lại có đời sống chính trị vô
cùng khác nhau mà ta có thể thấy rõ ở hai nhà nước lớn là Athens
và Sparte.

a, Athens và Sparta, hai nhà nước có thể chế chính trị, nền kinh tế
và đời sống xã hội vô cùng khác nhau

*Sparta: bảo thủ, luôn sợ bị mất quyền lực.

-Sự phân hoá xã hội: chỉ 5-10% dân cư ở đây là công dân thực
sự, đây chính là giai cấp thống trị. Phần còn lại là người ngoại
tộc sinh sống ở đây (perioik) và nô lệ (holots).

-Hệ thống chính trị: có hai vua nhưng quyền lực chính lại nằm
trong tay giám sát quan do đại hội gồm tất cả những công dân
Sparta nam từ 30 tuổi trở lên bầu cử. Thêm vào đó còn có một hội
đồng gồm đại diện những gia tộc mạnh nhất ở đây.

-Tư tưởng chiến tranh hoàn toàn chi phối người Sparta: chính
quyền ở Sparta luôn lo sợ cách mạng vì vào thế kỷ thứ VII TCN họ
rất khó khắn để dẹp loạn các vụ nổi loạn của giới nông nô.

- Ta có thể thấy rõ điều này trong sự nuôi dạy con của người
Sparta và qua những chính sách giáo dục, quân sự, kinh tế,
thương mại của họ: trẻ con khi sinh ra ở Sparta nếu bị khám là
không khoẻ mạnh sẽ bị bỏ rơi trên núi cho chết. Hơn nữa những
đứa trẻ nam từ khi mới lớn đã phải theo kỷ luật quân sự từ nhỏ và
phải rời bố mẹ để học đọc, chạy đua và chiến đấu. Đến tuổi
trưởng thành con trai phải sống trong trại binh đến năm 30 tuổi và
phải ăn trong trại binh đến năm 60.

-Vì số binh sĩ ở Hi Lạp bị áp đảo bởi số nô lệ và người ngoại tộc


nên người Sparta cho gián điệp xâm nhập vào giới nông nô để
dẹp loạn mọi tư tưởng phản động. Hằng năm có một nghi lễ: quân
lính Sparta sẽ đánh nhau với nô lệ như một lời nhắc nhở họ rằng
nhà nước Sparta sẽ không khoan dung với sự nổi loạn.

-Hệ thống này cũng làm cho người Sparta không thích giao
thương với những nước khác. Họ không thích người ngoài vào đất
nước của họ và người Sparta cũng bị cấm khỏi những hoạt động
giao thương với nước ngoài vì họ sợ sự giàu sang sẽ làm lạc
hướng người dân khỏi việc làm lính.
-Bởi vì đa phần người dân tập trung tham gia quân đội nên nền
kinh tế của Sparta phụ thuộc vào người perioikoi ( ngoại tộc ở
Sparta được một số chính sách bảo vệ nhưng không hề có quyền
lực chính trị gì ở đây) và lực lượng lao động chính ở đây là nô lệ.

==> Như vậy, ta có thể thấy sự sợ hãi mất quyền lực của giới cầm
quyền ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống chính trị, giáo dục, nền
kinh tế và quân sự của Sparta.

b,Athens: theo chủ nghĩa thế giới và tự do

-Là một thị quốc thống trị hầu hết vùng Attique, Athens Trái ngược
với Sparta, lấy sự tự do làm căn nguyên cho hệ thống chính trị của
mình.

- Vào năm 600 TCN, Athens được cai trị bởi một hội đồng gồm 9
quý tộc gọi là Aréopage. Khi ấy ở đây đã có sự phân chia giai cấp
mạnh mẽ: Toàn bộ quyền lực chính trị đều rơi vào tay một phần
nhỏ tầng lớp quý tộc còn phần lớn người dân thì rơi vào hoàn
cảnh khó khăn, bị chịu những khoản nợ lớn và phải đi làm nô lệ.

-Sự mâu thuẫn giai cấp này đã dẫn đến sự đấu tranh không
những của người dân đòi lại quyền lợi của chính mình.

- Sau khi chiến tranh Hy Lạp –Ba Tư kết thúc (490 –479 TCN), các
thành bang Hy Lạp bước vào thời kỳ phát triển mới trong đó chế
độ chính trị ở Aten được coi là chuẩn mực hoàn hảo nhất của nền
dân chủ. Dưới sự cai trị của Pericles (461 –429 TCN), Aten bước
vào thời kỳ phát triển cực thịnh và đã có những cống hiến lớn lao
cho nền văn minh nhân loại.

-Qua sự trị vì của các nhà cầm quyền Drakon, Solon, Peisistratos,
Cleisthenes,… thì đến thế kỷ V TCN nền dân chủ của Athens đạt
đến cao trào, quyền lực không thuộc về giới quý tộc nữa mà thuộc
về người dân. Mỗi năm 10 lần có một đại hội được tổ chức để
quyết định những đạo luật và để đày đi một nhà cầm quyền mất uy
tín.

- Quyền hành pháp năm trong tay “Hội đồng 500” gồm 50 người,
vì không ai được tham gia Hội đồng quá 2 năm nên công dân nào
cũng được tham gia ít nhất một lần trong đời. Athens cũng có
những nhà cầm quyền nhưng được người dân bầu ra và họ chị
được làm mỗi lần một năm nhưng có quyền tái ứng cử hằng năm.

-Về pháp luật, Athens cũng vô cùng dân chủ, tất cả mọi quận đều
bầu ra 6000 người vừa làm thẩm phán vừa làm bồi phẩm. Người
dân ở đây tin rằng càng nhiều càng công bằng nên chỉ những vụ
án nhỏ cũng cần đến 201 thẩm phán và những vụ án lớn thì cần
đến 1501.

-Có thể nói nền dân chủ ở Athens chính là nền dân chủ trực tiếp
và những nhà cai trị ở đây không phải những nhà hành chính
chuyên nghiệp.

-Về kinh tế: Nền nông nghiệp ở Athens chủ yếu không trồng lúa mì
mà trồng ô liu và nho để làm dầu và rượi. Nền kinh tế của Athens
là nền kinh tế mở, dựa nhiều vào giao thương và ở đây đã có
đồng tiền in dấu riêng. Đến thế kỷ thứ 5 TCN Athens đã trở thành
một quốc gia giàu có, là nơi xuất khẩu đồ gốm, rượu vang và dầu
lớn nhất Hi Lạp.

Thành bang Aten

==> Có thể thấy rõ nhà nước ở Athens có sự giao thương rất lớn
với các thành bang khác, đề cao sự tự do và tiếng nói của ngừoi
dân. Đây chính là nền móng của nền dân chủ bây giờ.

*) Cuộc chiến tranh peloponnese: Sự kiệt quệ của những thành


bang Hi Lạp tạo điều kiện cho sự xâm lược của Mcedonia.

-Hoàn cảnh: Sau cuộc chiến tranh đánh thắng Ba Tư Athén bước
vào thời kỳ cường thịnh. Năm 478 TCN, Athens lôi kéo được gần
200 thành bang tạo được khối đồng minh gọi là Đồng minh Delos.
Sự lớn mạnh của Athen khiến các thành bang Hy Lạp khác, đặc
biệt là Sparta cảm thấy lo ngại. Những mâu thuẫn về thể chế
chính trị cũng như về kinh tế giữa Aten và Sparta đã dẫn đến sự
ra đời của 2 liên minh đối lập: đồng minh Delos do Athen đứng
đầu, đồng minh Pêlôpônedơdo Sparta lãnh đạo. Do đường lối
chính trị và kinh tế khác nhau nên hai liên minh này đã xảy ra cuộc
chiến tranh gọi là cuộc chiến Peloponnese.
-Kết quả: Athens thất bại Sparta và phải ký kết hiệp định đầu hàng
nhưng sau cuộc chiến Sparta trở thành bá chủ Hi Lạp nhưng lại
không gìn giữ được hoà bình bao lâu. Nhiều cuộc chiến nhỏ liên
miên đã diễn ra làm nền kinh tế trở nên kiệt quệ, dân chúng bất
mãn.
==> Tình hình lúc đó rất thuận lợi cho kẻ ngoại xâm Macédoine ở
phương Bắc.
c,Thời kỳ phát triển của Macédoine và quá trình thống nhất các
thành bang.
-Macédoine là một thành bang nhỏ với nền kinh tế không phát
triển. Mãi đến khi, vua Philipine nắm quyền mới có hàng loạt
những chính sách đổi mới làm cho nơi đây có sự phát triển vượt
bậc. Ông có dã tâm muốn thống nhất toàn bộ Hi Lạp nhưng chưa
đạt được điều này đã bị ám sát năm 336.
-Con trai ông là Alexandre sau đấy lên nắm quyền khi mới 20 tuổi
và tiếp tục nguyện vọng của cha.
-Trong thời gian trị vì của mình Alexandre đã chiếm được Syria,
Palestine, Ai Cập, thành Babylone và tiến quân mãi đến tận biên
giới Ấn độ. Tuy sống không đủ lâu để có thể cai trị một vùng đất
rộng lớn nhưng ông đã có hoài bãi muốn cai trị mỗi nước theo
truyền thống của nước ấy và lấy văn hoá Hi Lạp làm liên hệ chung
cho cả đế quốc. Alexandre đã mơ đến một thế giới thống nhất
nhưng những người kế vị ông đã không nghĩ như vậy.
-Sau năm 323 TCN khi Alexandre mất, các cuộc chiến dành quyền
lực xảy ra liên tục. Đến thế kỷ thứ III TCN thì Macédoine bị chia ra
làm ba nước lớn: Macédoine và Hi Lạp, Xini và Ai Cập.
- Những nước này dần dần bị tiêu diệt đến giữa thế kỷ II TCN
hoặc bị nhập vào đế quốc La Mã, chấm dứt thời kỳ nền văn minh
Hi Lạp cổ đại.
- Do sự truyền bá rộng rãi của văn hóa Hy Lạp ở các nước này
mà chúng còn được gọi là các quốc gia Hy Lạp hóa. Thời đại Hy
Lạp hóa kéo dài từ năm 334 – 30 TCN khi La Mã chinh phục Ai
Cập.

Alếchxăngđrơ đại đế

2. Tổng quan La Mã cổ đại:

A. Địa lý và dân cư:

+) Địa lý:

- La Mã là 1 đế chế bắt nguồn từ 1 ngôi làng nhỏ ( có tài liệu ghi là


bắt nguồn từ 7 ngọn đồi ) ở trung tâm Italy. Đây là 1 mảnh đất dài
và hẹp giống hình chiếc ủng vươn dài từ lục địa ra biển Địa Trung
Hải với diện tích khoảng 300.000 km2.

- Dãy núi Apennines như chiếc xương sống chạy dọc theo bán
đảo từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Phía bắc bán đảo có dãy núi
Alpes, một biên giới tự nhiên ngăn cách ý với châu âu; ba phía
Tây, nam và Đông đều tiếp giáp với biển. Ngoài ra, ở vùng biển
phía Nam còn có đảo Scicile, vùng biển phía tây là đảo
Xácđennhơ.

- Bán đảo Ý không bị chia cắt thành những vùng biệt lập. Ở đây có
khá nhiều đồng bằng màu mỡ, phân bố đều ở cả đất liền và hải
đảo: đồng bằng sông Pô ở miền bắc, đồng bằng sông Tibres ở
miền trung và 1 số đồng bằng trên đảo Scicile...

- Đặc biệt, ở bán đảo Ý, nhất là miền nam có nhiều đồng cỏ rộng
lớn thuận lợi cho phát triển chăn nuôi, nông nghiệp. Song song đó,
diện tích rừng núi khá lớn tạo nên nguồn tài nguyên rừng khá
phong phú.

- Về khoáng sản, La mã có 1 số kim loại quý như vàng, đồng, chì


sắt... Các vùng bờ biển phía Tây và Nam tương đối khúc khuỷu
thuận lợi hình thành các hải cảng và hoạt động mậu dịch hàng hải

- Với biên giới 3 mặt giáp biển, khí hậu ở đây quanh năm ấm áp
ôn hòa. Vì vậy người dân có thể hoạt động sản xuất quanh năm,
tàu thuyền thuận lợi đi lại - 1 điều lý tưởng để phát triển kinh tế.
Cũng như nhiều quốc gia cổ đại khác, điều kiện tự nhiên đã tác
động rất lớn tới khuynh hướng phát triển kinh tế và hình thức tổ
chức nhà nước của La mã trong lịch sử
+ Cư dân:
-Người Italoes (người đầu tiên xuất hiện trên mảnh đất này)
-Người Gôloa( phía Bắc),
-Người Êtơruxơ( miền Bắc và miền Trung)
-Người Hi Lạp ( các thành phố ven miền Nam và đảo Xixin)

B. Sơ lược lịch sử La Mã cổ đại:

1. Thời kì vương chính (753 TCN-510TCN) – regal

-Nhiều nhà sử học cho rằng thời kì vương chính trong lịch sử
Roma chính là giai đoạn mạt kì(hậu kì) của chế độ thị tộc Roma,
giai đoạn tồn tại của tổ chức dân chủ quân sự - giai đoạn quá độ
từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp nhà nước.

-Quản lí xã hội thị tộc của người Roma trong thời kì lịch sử này
gồm 3 cơ quan : viện nguyên lão, đại hội nhân dân và vua.Trong
đó vua do đại hội bầu ra, không được cha truyền con nối và cũng
có thể bị đại hội bãi miễn( khác với một số nước phương Đông-
Trung Quốc)

-Ở giai đoạn cuối thời kì Vương chính, xã hội Roma có những biến
động đáng kể khi vào khoảng năm 510 TCN người La Mã nổi dậy
lật đổ vua Tacscanh đã dẫn đến sự giải thể của xã hội thị tộc mở
đường cho một xã hội có giai cấp, nhà nước xuất hiện.
2. Thời kì cộng hòa (509 TCN-29TCN) – Republican

-Tuy chế độ cộng hòa đã được thiết lập nhưng sự cách biệt giữa
quý tộc và bình dân vẫn rất lớn

+ Quý tộc(dân tự do) gồm quan lại và chỉ nô( giai cấp bóc lột)là
công dân được pháp luật bảo vệ.

+ Bình dân chưa là công dân nhưng cũng không phải nô lệ. Họ
nhiều lần đấu tranh đòi quyền bình đẳng và giành được những
thắng lợi nhất định

+ Nô lệ chiếm số lượng đông đảo nhưng không được thừa nhận


về thân phận, bị xem là tài sản của chủ nô , là công cụ lao động
biết đi biết nói

==> Vậy có thể thấy mâu thuẫn cơ bản xuất hiện trong xã hội là
chủ nô và nô lệ. Nhà triết gia Karl Marx gọi đây là chế độ chiếm
hữu nô lệ điển hình.

Nhờ việc thiết lập thể chế cộng hòa và quy chế công dân Roma,
thành bang Roma bên bờ Tibro đã có thêm sức mạnh. Nền kinh tế
đã phát triển, an ninh xã hội ổn định, lực lượng quân sự hùng hậu,
cộng vào đó nhu cầu về ruộng đất cũng tăng lên . Thực tế đó cùng
với tham vọng mở rộng uy lực của tầng lớp quý tộc Roma, đã đặt
Roma trước một đòi hỏi khẩn thiết : bành trướng và mở rộng lãnh
thổ

*Quá trình bành chướng của Roma đã diễn ra trong suốt gần 200
năm và trải qua 2 thời kì: Thời kì Roma thống nhất bán đảo Italia
và thời kì vươn ra khống chế, làm chủ cả khu vực Địa Trung Hải

a. Thời kì Roma thống nhất bán đảo Italia:

- Khi mới thành lập Roma mới chỉ là một thành bang nhỏ ở miền
Trung bán đảo Ý. Từ thế kỉ IV TCN, La Mã không ngừng xâm lược
ra bên ngoài, trong hơn một thế kỉ sau,La Mã đã chinh phục được
toàn bộ bán đảo Ý.

- Vùng đất đầu tiên mà người Roma để mắt tới là những vùng đất
đai của người Êtoruxco giữa Acsno và Tibro. Họ đã suy yếu
nhưng vẫn kháng cự quyết liệt để bảo toàn lãnh thổ. Trận chiến
cuối cùng giữa người Êtoruxco và quân Roma diễn ra ở thành
Vience

- Trong trận chiến đẫm máu cuối cùng diễn ra ở Benevento năm
275 TCN, liên quân Tarentum lọt vào tay người Roma và các
thành bang khác của người Hi Lạp ở nam Italia cũng lần lượt quy
thuận. Roma đã làm chủ phần đất rộng lớn cuối cùng của bán đảo
Italia.

- Năm 275 TCN được đánh dấu là năm hoàn thành chinh phục
toàn bộ Italia của Roma.

b. Thời kì vươn ra khống chế, làm chủ cả khu vực Địa Trung Hải
nơi La Mã chinh phục người Hi Lạp, Ai Cập và Carthaginians.

-Quân đội La Mã có sức mạnh chưa từng có, họ xâm chiến và làm
chủ toàn bộ Italia, Roma chiếm thêm được nhiều vùng đất đai, đáp
ứng quyền bình đẳng về ruộng đất của các công dân, chiếm thêm
được nhiều hải cảng quan trọng ở miền Nam. Nhờ học hỏi
được kĩ thuật đóng thuyền của người Hi Lạp, lần đầu tiên Roma
đã xây dựng được lực lượng hải quân của mình với 120 chiến
thuyền trọng tải lớn. Sức đang mạnh, thế đang lên, Roma đã
không dừng lại tham vọng mở rộng lãnh thổ của mình.

- Các cuộc chinh phạt sau này giúp ích cho La Mã chinh phục
những vùng đất xa xôi như Anh và Iraq.

- Tuy nhiên người Roma đã vấp phải trở ngại: Phía Tây Địa Trung
Hải là Cacstago, phía Đông là những thế lực hùng mạnh của
người Makedonia, Xiri. Những cuộc chiến tranh lớn kéo dài nhiều
năm giữa các thế lực đã và đang muốn làm bá chủ khu vực Địa
Trung Hải đã bùng nổ.

-Trong đó phải kể đến chiến tranh giữa Roma – Cactago mà lịch


sử quen gọi là chiến tranh Punic đã kéo dài 120 năm (264 - 146
TCN) và là cuộc chiến gian khổ tốn kém nhất của Roma.

c. Sự phát triển kinh tế và chế độ chiếm nô của Roma thời cộng


Hòa.

- Những cuộc chinh chiến và thắng lợi liên tiếp của Roma trong
các cuộc chiến đã đem lại cho Roma những nguồn lợi khổng lồ và
quyền bá chủ trên vùng biển Địa Trung Hải, quyền ưu đãi của các
thuyền buôn Roma trong các hải cảng. Chiến lợi phẩm mà Roma
thu được hết sức lớn lao, vàng bạc châu báu đếm không xuể cùng
những vùng đất đai màu mỡ.

- Tất cả tạo nên biến động sâu sắc trong đời sống kinh tế và xã hội
Roma, tạo tiền đề thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và chế độ
chiếm nô của Roma trong thời kì này:

+ Nét nổi bật của kinh tế nông nghiệp là việc tập trung ruộng đất
vào tay giai cấp chủ nô.

+Mặc dù nông nghiệp chiếm vai trò lớn trong hoạt động kinh tế
của người Roma nhưng kinh tế thủ công nghiệp và và hoạt động
buôn bán nội và ngoại thương cũng rất phát triển có tác động lớn
về thúc đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp nói riêng và Kinh Tế Roma nói
chung.Đặc biệt là hoạt động ngoại thương diễn ra trên địa bàn
rộng phải kể đến Đêliốt- trung tâm buôn bán quan trọng nhất, hội
tụ các thương nhân của hầu hết các miền ven Địa Trung Hải.

+ Việc buôn bán nô lệ cũng trở thành nghề phát đạt, thu nhiều lợi
nhuận. Nguồn cung nô lệ quan trọng nhất là tù binh, nguồn thứ hai
là vì nợ mặc dù theo đạo luật Peteliuxo năm 326 TCN, Roma đã
bãi bỏ chế độ nô lệ này nhưng đạo luật này chỉ áp dụng cho cư
dân Italia còn ở các tỉnh của Roma tình trạng người nghèo bị
cưỡng đoạt ruộng đất, nợ phải gán mình và gia đình làm nô lệ cho
chủ vẫn là hiện tượng phổ biến. Nguồn thứ ba là những người bị
hải tặc hoạt động trắng trợn ở vùng biển Địa Trung Hải cướp tàu
thuyền, cướp của, bán người làm nô lệ. Nguồn nô lệ thứ tư là nô
lệ do nữ nô sinh ra mặc dù số lượng không nhiều song chủ nô
không phải bỏ tiền ra mua, dễ sai khiến nên có một số vùng chủ
nô đã tiến hành kinh doanh lập trại để chuyên nuôi nữ nô sinh đẻ.
Ngoài 4 nguồn kể trên còn có đóng góp số lượng đáng kể
trẻ mồ côi lang thang cơ nhỡ được gia chủ đem về nuôi biến thành
nô lệ.

=> Vậy có thể nhận xét nguồn nô lệ ở Roma khá phức tạp : có nô
lệ là người nước ngoài, có nô lệ người Roma, nguồn cung nô lệ
cũng không ổn định và đồng đều.Không ở đâu lao động của nô lệ
lại được sử dụng với quy mô lớn và trên một bình diện rộng trong
tất cả các hoạt động kinh tế, xã hội như ở Roma.

• Tình trạng tập trung đông đảo nô lệ và bóc lột thậm tệ sức lao
động của họ đã làm cho mâu thuẫn chủ nô- nô lệ ngày càng quyết
liệt, gay gắt.Ách thống trị của La Mã với nô lệ và các dân tộc đã
làm bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa. Bắt đầu từ hình thức giản
đơn, tự phát như phá hoại công cụ sản xuất, mùa màng đến khởi
nghĩa vũ trang trên bình diện rộng và quy mô lớn làm lao đao giới
thống trị Roma.

• Đáng kể là cuộc khởi nghĩa 136-132 TCN và 104-99 TCN trên


đảo Xixin. Nguyên nhân trực tiếp là thái độ đối xử tàn bạo của chủ
nô Đômophilot thành Enna.Nô lệ xin quần áo mặc để lao động, tên
này không cho còn đánh đập và lăng nhục.Ngoài ra còn khởi
nghĩa Xpactacut nổ ra năm 73-71 TCN.

• Chính sự đấu tranh của giai cấp nô lệ là nguyên nhân quan trọng
làm cho La Mã càng lún sâu vào khủng hoảng về mọi mặt.

IV.THỜI KÌ QUÂN CHỦ(IMPERIAL)(27TCN-476)

- Từ thế kỉ I TCN, chế độ cộng hòa dần bị chế độ độc tài thay
thế.Do bất đồng trong việc giải quyết việc nước, các phe phái chủ
nô La Mã, tạo điều kiện cho các tướng lĩnh bước lên vũ đài chính
trị.

- Người giành quyền độc tài đầu tiên là Xila, ông tuyên bố làm độc
tài suốt đời nhưng vì bệnh nặng nên đã từ chức và năm 78TCN và
mất.

- Sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa Xpactacut, ở La Mã xuất hiện


chính quyền tay ba lần thứ nhất là Cratxut, Pompe, Xeda.

- Năm 43 TCN , xuất hiện chính quyền tay ba lần 2 là Antoniut,


Lepidut,Octavianut.

-Đến thời quân chủ, chế độ nô lệ ở La Mã ngày càng khủng hoảng


trầm trọng. Để thay đổi tình trạng đó, chủ nô đã thay đổi cách bóc
lột dẫn tới sự ra đời tầng lớp xã hội mới gọi là lệ nông- tiền thân
nông nô thời trung đại sau này.

- Thế kỉ I,II nền văn minh La Mã đạt mức cực thịnh.

- Thế kỉ III, công thương nghiệp phát triển một thời cũng nhanh
chóng suy sụp, thành thị điêu tàn,…
-Thế kỉ IV nhiều bộ lạc bên ngoài xâm nhập, đế quốc La Mã chia
tàn xẻ nghé

- Thập kỉ 70 thế kỉ V đế quốc Tây La Mã chỉ còn lại một vùng nhỏ
bé mà chính quyền đã nằm trong tay các tướng lĩnh người
Giécmanh.

- Năm 476 SCN, thủ lĩnh đánh thuê người Giecman là Ôđôacrơ đã
lật đổ hoàng đế cuối cùng của đế quốc Tây La Mã là Rômulút
Ôguxtulơ và lên ngôi hoàng đế => đánh dấu sự diệt vong của đế
quốc này cũng như chế độ chiếm hữu nô lệ 

- Đông La Mã tiếp tục con đường phong kiến hoá với tên gọi
Bidantium và bị diệt vong vào năm 1453 bởi Thổ Nhĩ Kì.

II. Những thành tựu của Hy Lạp và La Mã cổ đại

1. Hy Lạp cổ đại:

I. Chữ viết
Chữ viết xuất hiện từ thời Crét – Myxen. Có thể chia chúng thành:
 Loại tượng hình thuần túy, ghi lại hình người, động vật, cây cỏ và đồ vật. Đó
là loại chữ cổ nhất, xuất hiện vào khoảng đầu thiên niên kỷ II TCN.
 Loại thứ 2 bao gồm những chữ có dạng thức đơn giản, được cấu tạo bởi một
số đường nét ngắn gọn khá đều đặn, thống nhất về kiểu thức.
 Sau khi bị người Dorien thống trị, loại chữ trên bị mai một đến cuối thế kỷ
VIII TCN người Hy Lạp khôi phục lại chữ viết của mình.
Trên cơ sở văn tự của người Phoenicia, đến năm 403 TCN Nhà nước Aten hùng
mạnh chính thức thống nhất quy định thể thức chữ viết từ trái sang phải và giảm từ
40 chữ cái xuống 27 chữ (sau này rút còn 24 chữ).
Đây là một trong những cống hiến lớn lao của người Hy Lạp vào kho tàng văn hóa
chung của nhân loại.
Hệ thống mẫu tự này chính là nguồn gốc của hệ thống chữ viết Slav và chữ cái
Latinh ngày nay.
Chöõvieát Hy Lạp döïa theo vaên töïcuûa ngöôøi Phoenicia
II. Văn học
1.Thần thoại
Kho tàng thần thoại Hy Lạp vô cùng phong phú , ra đời trong giai đoạn thế kỉ VIII
– VI TCN.
Những câu chuyện thần thoại vừa mang tính lịch sử xác thực phản ánh thực trạng
xã hội, vừa đậm đà chất hoang đường, duy lí, triết lí. Thần thoại Hy Lạp phản ánh
nguyện vọng của nhân dân trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên, giải thích các
hiện tượng tự nhiên, phản ánh cuộc sống lao động đời thường của người dân.
Thần thoại Hy Lạp có ảnh hưởng rất quan trọng đối với nền văn học nghệ thuật
Hy Lạp, là đề tài, nguồn ảnh hưởng cho thơ ca, điêu khắc, hội họa.

*) Thần thoại Hy Lạp là 1 tập chuyện kể dân gian truyền miệng ra


đời trước khi có chữ viết

1. LỊCH:
Về lịch, thuật ngữ "Lịch La Mã" dùng để chỉ tất cả các loại lịch do
người La Mã sáng tạo và sử dụng cho tới trước thời kỳ Julius
Caesar (năm 45 trước Công Nguyên), Lịch La Mã được Romulus
(người sáng lập thành Roma, khoảng 753 TCN) tạo ra dựa trên hệ
thống âm lịch do người Hy Lạp sử dụng,lịch này bao gồm 10
tháng, bắt đầu từ ngày chứa điểm xuân phân (vernal equinox -
khoảng ngày 21 tháng 3 dương lịch hiện nay), tức thời điểm mà độ
dài ngày và đêm bằng nhau bắt đầu mùa xuân (phân biệt với điểm
thu phân, autumnal equinox, cũng có ngày và đêm dài bằng nhau
nhưng bắt đầu cho mùa thu). Tổng cộng 10 tháng này bao gồm
304 (hay 305) ngày, số ngày còn lại được bổ sung vào các tháng
cuối của năm. Tháng đầu tiên tên Martius, tôn vinh vị thần Chiến
tranh Mars của người La Mã. Tháng này có 31 ngày.Aprilis, tôn
vinh nữ thần Hy Lạp Aphrodite (tức thần Vệ nữ, hay Venus trong
thần thoại La Mã), tượng trưng cho sự sinh sôi, tình yêu, niềm
hoan lạc và sắc đẹp. Tháng này có 30 ngày.

Maius, có 2 giả thiết:

1. tôn vinh các vị nguyên lão La Mã (maiores)

2. tôn vinh nữ thần Maia trong thần thoại Hy Lạp, nữ thần lớn
nhất, đẹp nhất, cũng là nữ thần Đất đai, lấy thần Zeus và sinh ra
Hermes, rồi nuôi Arcas, con trai riêng của Zeus, để che mắt bà vợ
Hera hay ghen tuông của ông ta.

Vào thời kỳ Cộng hoà La Mã (khoảng 450 TCN), hai tháng


Februarius và Ianuarius được đảo ngược, có lẽ để "làm vui lòng"
vị thần Janus, còn tháng chênh lệch mens intercalaris được
chuyển xuống cuối năm và đổi tên thành Mercedonius, rút xuống
còn 27 ngày nhưng đồng thời cũng rút ngắn khoảng cách xuống 2
năm thay vì 4 năm như trước. Chữ mercedonius có nguồn gốc từ
merces, tức là "tiền công" mà công nhân được lãnh vào thời điểm
này trong năm.

Do đó, theo lịch Cộng hoà La Mã, cứ 2 năm lại có 1 tháng


Mercedonius 27 ngày, và tháng Februarius liền trước đó rút ngắn
xuống còn 23 hoặc 24 ngày (xen kẽ). Và số ngày trong năm tiến
gần tới số ngày của năm thiên văn hơn: 2 năm có tháng
Mercedonius gồm 377 và 378 ngày, 2 năm còn lại có 355 ngày.
Tính bình quân trong 4 năm, mỗi năm theo lịch Cộng hoà La Mã
có 366,25 ngày. Trong thời kỳ này, một tuần lễ được tính có 8
ngày.Người Hy Lạp  có hiểu biết chính xác hơn về trái đất và hệ
mặt trời , người Rô Ma tính một năm là  365 ngày ¼ ,định ra một
tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày rất
gần với hiểu biết ngày nay. Lịch La Mã bị trật khớp khi các viên
chức nhà nước bắt đầu bổ sung thêm những tháng mới nữa. Tại
sao ư? Thỉnh thoảng họ làm thế để tại chức được lâu hơn hoặc
hoãn bầu cử. Cuối cùng, vào năm 45 tCN, hoàng đế Julius Caesar
đã phê chuẩn lấy dương lịch Ai Cập dùng cho Đế chế La Mã. Ông
gọi nó là lịch Julian để tự tôn vinh mình. Nó có một năm 365 ngày
và mỗi bốn năm – năm nhuận – bổ sung thêm một ngày. Lịch
Julian rất chính xác. Nó chỉ dài hơn năm mặt trời 11 phút 14 giây.

2. THIÊN VĂN
Về thiên văn, kế thừa những thành tựu của thiên văn học Lưỡng
Hà, người Hy Lạp cổ đại đã có bước phát triển quan trọng trong lý
thuyết và phương pháp tính toán để đưa thiên văn học tiến một
bước dài. Những gì mà họ tạo ra sau này đã được người Ả
Rập và châu Âu tiếp tục sử dụng.
Vào buổi sơ khai, người Ai Cập cổ đại quan niệm vũ trụ được mặt
đất chia thành hai phần, phần trên là bầu trời sáng láng còn phía
dưới là địa ngục tối tăm. Ban ngày Thần Mặt trời cưỡi cỗ xe rực
lửa chạy khắp bầu trời và ban đêm bơi trên một cái chén vàng
theo đại dương bao quanh mặt đất.
Vào thế kỷ 6 TCN, Thales (khoảng 624 TCN – khoảng 546 TCN)
đã dự báo chính xác nhật thực xảy ra vào ngày 28 tháng
5 năm 585 TCN khi quan sát nhật thực lớn vào 18 tháng
5 năm 603 TCN, một tiến bộ quan trọng lúc đó.Ông chứng tỏ rằng
các ngôi sao phát sáng nhờ ánh sáng của mình, trong khi Mặt
Trăng được chiếu sáng nhờ ánh sáng Mặt Trời. Theo Thales, mặt
đất là một chiếc ván phẳng bơi trên mặt nước.
Học trò của ông - Anaximander (khoảng 611 TCN – khoảng 546
TCN) đã đưa ra một mô hình vũ trụ theo thuyết địa tâm đầu tiên
trong lịch sử thiên văn học. Theo đó Trái Đất là trung tâm và bao
quanh bởi ba vòng cầu lửa, vòng gần Trái Đất nhất có nhiều lỗ
thủng nhỏ chính là những ngôi sao, vòng xa hơn có một lỗ thủng
lớn - Mặt Trăng và vòng xa nhất có một lỗ thủng lớn nhất - Mặt
Trời. Đó là một bước phát triển quan trọng bởi trước ông, những
nghiên cứu thiên văn học chỉ dựa trên quan sát chứ không phải
suy luận. Không những thế ông còn tìm cách giải thích nguồn gốc
của vũ trụ: cái không giới hạn (Apeiron) là khởi đầu của tồn tại; vũ
trụ sinh ra, trưởng thành rồi chết đi và lại sinh ra theo vòng tuần
hoàn. Sau khi La Mã xâm chiếm Hy Lạp, các nhà thiên văn học
người Hy Lạp vẫn tiếp tục hành trình khám phá của mình. Ngoài
việc dùng phương pháp đo góc để tính toán khoảng cách tương
đối từ Trái Đất đến Mặt Trăng và Mặt Trời, Aristarchus (310 TCN -
khoảng 230 TCN) còn là người đầu tiên trình bày một cách rõ ràng
và có hệ thống về thuyết nhật tâm. Theo đó, Mặt Trăng quay
quanh Trái Đất, Trái Đất quay quanh trục của nó và các hành tinh
quay quanh Mặt Trời.

-Các con thú trên hoàng đạo theo thiên văn học Hy Lạp cổ


đại, viện bảo tàng Louv

3. CHỮ VIẾT:
Bảng chữ cái Hy Lạp là hệ thống 24 ký tự được dùng để viết tiếng
Hy Lạp từ cuối thế kỷ thứ 9 trước Công nguyên hoặc đầu thế
kỷthứ 8 trước Công nguyên. Theo nghĩa hẹp đây là bảng chữ cái
đầu tiên và lâu đời ghi mỗi nguyên âm và phụ âm bằng một biểu
tượng riêng.Nó cũng được sử dụng như vậy cho đến ngày nay.
Những chữ cái này cũng được dùng trong bảng số Hy Lạp từ thế
kỷ thứ 2 trước Công nguyên.Bảng chữ cái Hy Lạp được kế thừa
từ Bảng chữ cái Phoenician, và nó không hề liên quan đến hệ
thống chữ viết trước của Hy Lạp là Linear B hay Cypriot. Nó cũng
là nền tảng cho nhiều bảng chữ cái khác ở châu Âu và Trung
Đông, bao gồm cả bảng chữ cái Latinh. Ngoài việc được sử dụng
để viết tiếng Hy Lạp hiện đại, ngày nay các chữ cái này cũng được
dùng như những biểu tượng Toán và khoa học, Vật lý hạt trong
Vật lý, hay tên các ngôi sao, tên của các cơn bão nhiệt đới siêu
cấp và trong những mục đích khác.
Còn về Roma cổ đại do ngôn ngữ chính thức của họ là tiếng Latin,
thuộc nhóm gốc Ý của hệ Ấn-Âu. Với bảng mẫu tự chữ cái trên cơ
sở của bảng chữ cái Hy Lạp. Tuy vậy, bảng chữ cái Latin lại có
đời sống rộng rãi và trường tồn cùng với các bước phát triển văn
học. Ngôn ngữ Latin được xem như là thứ ngôn ngữ của sự tao
nhã, lãng mạn và được phát triển lên một tầm cao mới vào thế kỷ
1 TCN. Thực tế, ngôn ngữ của Đế quốc La Mã là thứ tiếng Latin
dân dã (vulgar Latin), khác nhiều với ngôn ngữ Latin kinh điển
ở ngữ pháp và từ vựng và cách phát âm.

-Bản khắc có từ thế kỷ 6 TCN được xem như nguồn gốc chữ viết
của La Mã.

4. VĂN HỌC:
Thời kỳ Hy Lạp cổ đại trong mỹ thuật luôn được ca tụng là buổi
bình minh tuyệt vời của mỹ thuật loài người, là Vương quốc của cái
đẹp, là khi khoa học và triết học lần đầu tiên thức tỉnh. Ở đó, cái
Đẹp trở thành mực thước, không chỉ thể hiện ở hình thể mà còn ở
đề tài. Cái đẹp trong đề tài chính là miêu tả các vị thần, các vị anh
hùng, các câu chuyện trong thần thoại Hy Lạp. Những vị thần đó
luôn được biểu hiện bằng hình thể mẫu mực, hướng tới một vẻ
đẹp hoàn mỹ. Có thể khẳng định rằng, thần thoại Hy Lạp chính là
nền tảng của nghệ thuật phương Tây. Vai trò nền tảng này không
chỉ ở thời kỳ xa xưa đó, mà còn kéo dài, xuyên suốt lịch sử châu
Âu, từ Phục Hưng, Tân cổ điển đến hiện đại. Mảng đề tài này còn
xuất hiện trong rất nhiều trường phái mỹ thuật.
Văn học cổ điển được viết dưới thời Hy Lạp cổ xưa từ thế kỷ thứ
4 và phát triển lên trong thời Đế chế Byzantine. Vào thời kỳ đầu,
Hy Lạp có 2 tác phẩm đồ sộ của Homer, Iliad và Odyssey. Một
nhà thơ vĩ đại của thời kỳ này là Hesiodos (Ησίοδος). Ông có hai
tác phẩm trường tồn là Works and Days và Theogonia.
Chiếm vị trí quan trọng trong văn học Hy Lạp cổ đại phải kể
đến “thần thoại Hy Lạp”. Thần thoại Hy Lạp khá phong phú và thể
hiện trong đó cách giải thích của người Hy Lạp về tự nhiên, nguồn
gốc loài người đồng thời nêu lên những kinh nghiệm của cuộc
sống lao động và ước vọng của mình. Các nhân vật trong thần
thoại từ vũ trụ, thần thánh tới các bậc anh hùng dũng sĩ. Từ khối
hỗn mang (gọi là Chaos), xuất hiện nữ thần đất Gaia rồi thần ái
tình Eros nhờ đó Chaos và Gaia lấy nhau sinh ra đêm tối, ánh
sáng, sao trời, biển cả, núi non, sông ngòi, sấm chớp... Bàn tay
khéo léo của Prometheus đã nặn ra loài người từ đất sét và lấy
trộm lửa mang đến cho loài người. Dưới sự điều khiển của thần
Zeus, vị thần tối cao của các thần ngự trị trên đỉnh Olympus quanh
năm tuyết phủ đã can thiệp vào mọi lĩnh vực đời sống con người.
Thần thánh vừa thể hiện sức mạnh của trần gian vừa thể hiện sự
lao động sáng tạo của con người như: thần trồng nho Dionysus,
nữ thần nông nghiệp Demeter, thần thợ rèn Hephaistos, nữ thần
anh hùng Calios, nữ thần múa Ternexiso...
Nhiều bài thơ trữ tình cũng được sáng tác ở thời kỳ này là
của Sappho và Pindarus. Những người Hy Lạp còn nổi tiếng với
các tác phẩm kịch sân khấu và các trường ca bất hủ. Có khoảng
100 vở bi kịch được trình diễn trong suốt thời gian dài, về sau chỉ
còn ba kịch gia được xem là tồn tại lâu hơn
cả: Aeschylus, Sophocles và Euripides. Trên cơ sở truyện dân
gian, ra đời truyền thuyết về thành Troia.
Giống như các vở bi kịch, thể loại kịch nói cũng được thể hiện
trong các dịp trang trọng tại nhà hát Dionysus tại Athena, nhưng ở
đây vở diễn bao hàm đầy đủ các yếu tố như tục tĩu, chửi bới và
lăng nhục. Một tác phẩm kịch trường tồn của Aristophanes là một
kho tàng của thể loại hài hước. Menanderus là nhà văn đã đề xuất
thể loại kịch Hy Lạp theo trào lưu mới.
Tác phẩm văn xuôi vĩ đại của thế kỷ thứ 4 là viết về triết học. Thời
kỳ này xuất hiện rất nhiều triết gia Hy Lạp, nhưng có ba triết gia
nổi tiếng: Socrates, Platon và Aristotle. Trong suốt chiều dài lịch
sử của nhân loại, Platon là người hầu như không có đối thủ.

5. NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC:


Kiến trúc Hy Lạp cổ đại ra đời và hình thành trên một vùng đất đai
rộng lớn, bao gồm miền Nam bán đảo Balkans, các đảo nhỏ ở
vùng biển Aegaeum, khu vực Tiểu Á, vùng ven biển Hắc Hải, Ý,
Sicilia, Pháp, Tây Ban Nha và Ai Cập.
 
Phần lớn các tác phẩm mỹ thuật của thời kỳ Hy Lạp cổ đại đã bị
phá hủy
sau bao cuộc chiến tranh thôn tính và tôn giáo. Phần lớn những
bức tượng trong các bảo tàng ngày nay chỉ là những bản sao từ
thời kỳ La Mã cổ đại được dùng làm khuôn mẫu cho những đồ lưu
niệm, đồ trang trí trong nhà và ngoài trời. Tuy nhiên, phải nhờ có
những bản sao chép của người La Mã đó mà con người thời nay ít
ra có được một ý khái niệm mờ nhạt
về những tuyệt tác của người Hy Lạp cổ đại.

Các quần thể kiến trúc bao gồm kiến trúc thánh địa và kiến trúc
dân dụng Hy Lạp cổ đại.
 
Ở những công trình kiến trúc có tính chất "công cộng" như vậy,
người ta thường tổ chức các lễ hội, tiến hành thi đấu thể thao,
bình luận văn chương, diễn thuyết, ngâm thơ và biểu diễn kịch,
ngoài ra còn có thể trao đổi, mua bán. Do đó, về sau người ta đã
xây thêm xung quanh các quần thể này những sân bãi thi đấu,
quán trọ, hội trường, các hành lang cột và các loại đền đài.

Hai quần thể kiến trúc công cộng phổ biến trong đô thị cổ đại lúc
bấy giờ là Agora (quảng trường công cộng, mang tính dân dụng)
và Acropol (là những quần thể kiến trúc với nhiều đền đài, được
xây dựng trên những khu đồi cao).
 
 
Diện tích các Agora chiếm khoảng 5% diện tích đất thành phố.
Những Agora "đời đầu" có hình dạng bất quy tắc nhưng từ cuối
thế kỷ 4 TCN trở đi, nó có dạng hình học nhất định và được bao
vây bởi các hàng cột thức hai tầng. Ở giữa Agora có đặt bàn thờ
và tượng thần. Các Agora quan trọng có thể kể ra
là Agora ở Miletus, Megalopolis, ở Asoss và Knid.

Agora ở Miletus.
 
Các Acropol được xây dựng thêm các nhà hát ngoài trời có thềm
dốc bậc ở các khu vực chân núi. Các Acropol nổi tiếng nhất
là Acropol ở Athena ( hay còn gọi là Acropolis), ở Bergama  và ở
Paestum.
 

Quần thể Acropol.


 
Các loại đền đài Hy Lạp cổ đại
 
Đền thờ Hy Lạp cổ đại có đặc điểm là nhiều cột chạy vòng phía
bên ngoài, hay nói vui là "bị ám ảnh bởi các loại cột". Các loại hình
đền đài này có những dạng nhất định, tùy vào mức độ "dày đặc"
của cột.

Những gì còn sót lại của đền thờ Themis.


Loại đền cổ nhất có dạng hình chữ nhật, lối vào chính ở cạnh
ngắn và có hai cột ở chính cạnh ngắn này, gọi là dạng cột đôi ở
hiên (distyle); ví dụ như ngôi đền thờ thần Themis ở Rhamnus.
 
Loại đền cổ thứ hai có dạng tương tự như trên, một dạng biến thể
của distyle có thêm hai cột ở cạnh ngắn phía sau nữa, gọi là
dạng cột đôi ở hiên cả 2 phía. Ví dụ điển hình là đền thờ
thần Artemis ở Ephesus.
 

Đền thờ Artemis.


 
Loại đền thứ 3 giống loại đền thứ nhất, nhưng thay vì hai cột mà là
bốn cột ở phía trước, gọi là dạng hàng cột mặt trước (Prostyle). Ví
dụ như ngôi đền ở Selinus.
 
Đền Silinus.
 
Loại đền tiếp theo giống loại đền thứ hai, nhưng có bốn cột ở cạnh
ngắn phía trước và bốn cột ở cạnh ngắn phía sau, gọi là loại hàng
cột cả hai đầu (Amphi-Prostyle) (tiền tố "amphi" có nghĩa là "cả hai
phía").
 
Loại đền hình tròn, vành ngoài có hàng cột vòng quanh gọi
là Tholos. Ví dụ đền Tholos ở Epidaurus.
 
 

Tái hiện lại đền Tholos.


 
Loại đền hình chữ nhật có tường chịu lực là chính, nhưng mặt
ngoài tường ghép thêm các cột, gọi là loại đền Pseudo-
Peripteral. Ví dụ như đền thờ thần Zeus ở Olympia.
 
Đền thần Zeus.
 
Loại đền hình chữ nhật có một hàng cột chạy ở vành ngoài chu vi
công trình, gọi là loại đền có các hàng cột bao quanh (Peripteral).
Ví dụ đền Hephaestos và đền Parthenon ở Athena.
 

Đền Parthenon.
 
Loại đền hình chữ nhật, có hai hàng cột chạy bao xung quanh
công trình, có tên gọi là đền Dipteral.
Ví dụ đền Olympeion ở Athena, đền thờ Apollo ở Miletos.
 
Mặt bằng đền thờ Hy Lạp cổ đại được tạo thành bởi ba thành
phần chính: pronaos (tiền sảnh), naos(gian thờ)
và pathenon (phòng để châu báu). Ngoài ra, trong một số đền còn
có thêmopisthodomos(sảnh ở phía sau).
Vẻ đẹp của đền đài Hy Lạp cổ đại gắn liền với sự ra đời và phát
triển của các loại thức cột.
Sự hình thành và phát triển của các loại cột
 
Cột ở các công trinhg kiến trúc Hy Lạp cổ đại là hệ thống của sự tỷ
lệ và cách thức trang trí cột. Đây là cách người Hy Lạp cổ đại tìm
kiếm đến cái đẹp lý tưởng.
 
Có 3 loại thức cột cơ bản trong kiến trúc Hy Lạp: cột Doric, cột
Ionic và cột Corinth. Những kiểu cột Hy Lạp đã mang đến cho
kiến trúc một sức sống, chịu đựng được thử thách của thời gian,
biểu trưng cho vẻ đẹp và sự tinh tế của kiến trúc cổ điển. Thiết kế
cột trong các công trình Hy Lạp cổ đại được xem như một biểu
tượng của kiến trúc cổ điển.
 
Cột Doric:
 
Cột Doric là loại cột cổ nhất và đơn giản nhất trong hệ thống
các kiểu cột cổ điển. Doric hình thành từ một trụ thẳng đứng
phình to ở đáy. Kiểu cột này không có phần đế cột và cũng không
có phần đầu cột.
 
 
Vẻ đẹp thức cột này thường được so sánh với vẻ đẹp khỏe mạnh
của người đàn ông cường tráng. Kiểu cột này được sử dụng ở
tầng dưới cùng của đấu trường Colosseum của người La Mã vì có
khả năng chịu lực cao nhất.
 
Cột Ionic
 
Trái với kiểu cột Doric, cột Ionic mang dáng dấp nữ tính, mảnh dẻ
và giàu tính trang trí hơn cột Doric. Cột Ionic có 24 gờ sống đứng
trong khi cột Doric chỉ có 20 gờ, tỷ lệ đường kính cột trên chiều
cao cột là 1:9.
 
 
Ngoài ra, cột này có thêm đế cột ở phía dưới và đầu cột có hình
đệm nhỏ, phía trên có hình xoắn ốc loe ra rồi cuộn vào trong. Các
dầm ngang của cột Ionic được phân vị theo chiều ngang thành ba
dải. Các ngôi đền có cột này là đền Artemis ở Ephesus, đền
thờ Apollo ở Bassae, đền Erecteyon ở Athena.
 
Cột Corinth
 
Cột Corinth ra đời sau hai cột trên, vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước
Công nguyên, cũng là loại cột giàu tính trang trí, đầu cột có nhiều
chi tiết hoa lệ, giống như một lẵng hoa với nhiều đường uốn lượn.
Cột này do kiến trúc sư Callimachus sáng tạo ra. Cột này có ưu
điểm hơn hai cột trên là đối xứng nhiều chiều và có thể cảm nhận
được trong không gian. Có thể thấy công trình sử dụng loại cột
này tại đền Olympeion ở Athena và đền Apollo ở Bassae.
 
Kiến trúc La Mã được tôn vinh là bậc thầy của thế giới. Nền kiến
trúc này không chỉ truyền bá nghệ thuật Hy Lạp, mà còn mang đến
những bài học phong phú đôi khi trái ngược với nghệ thuật Hy
Lạp. Một trong những giá trị của kiến trúc đền Hy Lạp là sự đơn
giản nhưng vững chắc, xây bằng đá cẩm thạch, có thể tránh được
phần nào mối lo hoả hoạn. Cấu trúc lắp ghép các bộ phận của
công trình không quá cầu kỳ tính toán, nhưng đảm bảo sự an toàn
và có khả năng thu hút mắt nhìn. Các đền Hy Lạp là vị trí thiêng
liêng, không phải là nơi hội tụ quần chúng. Những nghi lễ chỉ diễn
ra ở bên ngoài. Người ta nhận thấy rằng kiến trúc La Mã cũng
quay lại những cách thức xây dựng phù hợp với nhu cầu của các
thành phố lớn. Sự đổi mới được ghi nhận trong kiến trúc La Mã là
việc sử dụng những nguyên vật liệu khác nhau có thành phần kết
dính gần như không thể phá huỷ, tăng sự vững chắc cho công
trình. Các kiến trúc kiểu hình vòm cung hay vòm bát úp phát huy
hết tác dụng. Loại nguyên vật liệu trên cho phép thực hiện hiệu
quả những công trình kiến trúc đồ sộ. Tuy nhiên, vữa lại có màu
ghi xám mang cảm giác u ám.
- đấu trường La Mã -
Rome, một thành phố luôn say mê với những nét tráng lệ, làm
sao có thể chấp nhận được sự kém hoa mỹ này. Vì thế, người ta
bao phủ ra ngoài bức tường đó các mảng đá hoa hoặc các bức
tranh tường. Cũng tại La Mã, việc sử dụng các nguyên vật liệu
cứng và bền, đều có khả năng chịu được lửa cũng như sự thất
thường của thời tiết, khiến cho các công trình xây dựng có khả
năng tồn tại với thời gian. Kiến trúc La Mã cho thấy sự phát triển
kiểu kiến trúc vòm cuốn có nửa hình tròn ở phía trên các ô cửa,
điểm này gần như xa lạ với kiến trúc Hy Lạp. Ngoài ra, người ta
còn giảm bớt tính nặng nề của lanh tô các cánh cửa. Đền Ai Cập,
kiên quyết làm hẹp các cánh cửa bằng cách sử dụng các khối đá
trụ khổng lồ, nặng nhiều tấn. ở cửa thành Mycène (Hy Lạp) có
những con sư tử đứng trên các tảng đá khổng lồ. Ngược lại, hình
dáng kiến trúc vòm cuốn mang tới sự tự do thoáng đãng, tách các
cột trụ, tạo không gian và nhịp điệu, phù hợp với các cạnh và vòm
tam gíac ở phía trong của công trình kiến trúc, đồng thời an toàn
hơn nếu có hoả hoạn. Cũng phong cách đó, người ta cho xây
dựng những giáo đường rộng mênh mông. Hiện nay còn lại dấu
tích hùng vĩ của giáo đường Colisée ở Rome (thủ đô ý) được
Vespasien khởi công xây dựng năm 72 sau Công nguyên, và
Domitien hoàn thành nốt. Giáo đường Colisée (trước gọi là Nhà
hát Flavien) có đường kính khoảng 188 mét, nơi đây có thể chứa
được hơn năm trăm nghìn khán giả. Nhà tắm khổng lồ Dioclétien
và một số nhà thờ, bảo tàng, học viện cũng có những nét kiến trúc
tương tự.
Những sáng tạo của nghệ thuật La Mã đã có uy tín đến tận bây
giờ, nhất là hai kiểu kiến trúc sau. Thứ nhất là kiến trúc kiểu basilia
(basilique): ban đầu là một gian phòng được chia ra bởi hai hàng
cột nhưng không giống các đền, miếu, kiểu cách xây đơn giản trên
mặt phẳng chữ nhật. Đây là địa điểm lý tưởng cho các cuộc họp
về chính trị, thương mại hay toà án. Các nhà thờ kiểu basilia đầu
tiên xây vào khoảng năm 184 trước Công nguyên, dần dần vẻ đẹp
của chúng đạt được vị thế quan trọng nhờ vào kiến trúc các vòm
cong (opus caementicum). Khi đạo Cơ đốc thống trị, nơi đây
thường được chuyển thành nơi thờ cúng. Đó là kiểu kiến trúc lý
tưởng cho những nhà thơ Cơ đốc giáo đầu tiên.

-đền Panthéon-
Thứ hai là kiểu kiến trúc của ngôi đền do Hadrien xây dựng lại
hoàn toàn vào năm 118 và 120 sau Công nguyên, sau hai vụ hoả
hoạn. Ngôi đền này ngày nay được gọi là Panthéon, nó đánh dấu
sự cắt đứt hoàn toàn với các dáng hình kiến trúc và tinh thần của
Hy Lạp. Nối tiếp trán tường hình tam giác như truyền thống là
những chiếc cột khổng lồ bằng pofia và các cánh cửa rộng mở.
Kiến trúc sư không phải tính toán vị trí trên một khoang tượng, mà
là suy nghĩ lo toan một không gian tròn rộng lớn phía trong công
trình. Khoảng không gian tròn này được đặt trên vòm bát úp, ngày
xưa được trang trí bởi các cửa sổ nhỏ (oculu) và những hình trang
trí hoa hồng bằng đồng. Việc bảo quản công trình này là mối bận
tâm của các thế hệ kiến trúc sư bởi người ta đánh giá rằng
Panthéon là một trong những công trình kiến trúc tuyệt hảo nhất
nhân loại, các kiểu kiến trúc vòm được xây dựng về sau ở Châu
phi hay ở Châu Âu, cho dù được khởi công dưới bàn tay của
Brunelleschi ở Florence hay Michel - Angel ở Vatican, dù mô
phỏng ít hay nhiều theo kiểu cách của Panthéon nhưng cũng
không thể nào đạt được sự thành công rực rỡ như vậy.

You might also like