You are on page 1of 8

HY LẠP HÓA

- Bối cảnh: Thời kỳ Hy Lạp hóa là một giai đoạn trong lịch sử Hy Lạp cổ đại và lịch sử Địa Trung Hải sau cái chết của
Alexandros Đại đế vào năm 323 TCN và sự xuất hiện của đế quốc La Mã, được báo hiệu bằng trận Actium năm 31 TCNvà
cuộc chinh phục nhà Ptolemaios Ai Cập năm 30 TCN ngay sau đó. Tại thời điểm này, ảnh hưởng văn hóa và bá quyền Hy
Lạp (Hy Lạp hóa) đang ở đỉnh cao của nó tại châu Âu, châu Phi và châu Á, trải qua sự thịnh vượng và tiến bộ trong nghệ
thuật, khám phá, văn học, ca kịch, kiến trúc, âm nhạc, toán học, triết học, và khoa học.
- Nhân tố thúc đẩy quá trình giao lưu Đ-T thời Hy lạp hóa:
 Cuộc Đông chinh của Alexander
 Sự bành trướng thế lực của đế chế La Mã
 Hoạt động thương mại
 Di dân
 Du hành, du học
- Kết quả quá trình giao lưu văn hóa Đ-T:
+ Thể chế nhà nước thành bang của Hy Lạp được truyền bá sang Phương Đông làm xuất hiện các quốc gia Hy Lạp hóa: Vừa
có đặc điểm của xã hội phương Đông cổ đại, vừa có đặc điểm của văn minh Hy Lạp.
+ Kinh tế: thúc đẩy quan hệ trao đổi hang hóa, buôn bán giữa các thương nhân phương Đông (Trung Hoa, Ấn Độ) với
phương Tây bắt đầu kết nối.
+ Văn hóa, giáo dục của Hy Lạp ảnh hưởng đến phương Đông và ngược lại. Nội dung của các tác phẩm văn học thời kỳ “Hy
Lạp hóa” cũng phản ánh rõ cuộc sống của các dân tộc khác nhau cùng sống chung trong một cộng đồng. Ở Ai Cập, nội dung
của những bài thơ ít liên quan đến Ai Cập mà chủ yếu lấy từ những “tích” của Hy Lạp - La Mã
+ Phong cách nghệ thuật (kiến trúc, điêu khắc) của Hy Lạp xuất hiện những xu hướng mới ở phương Đông. ở Ai Cập còn có
những đền thờ như: Kom-Ombo, Philae, Edfhi… không mái có rất nhiều hàng cột mang đậm nét kiến trúc Hy Lạp - La Mã.
+ Ngôn ngữ và chữ viết của người Hy Lạp cũng được học tập rộng rãi, ngoài ra còn có chữ Latinh và chữ Coptic
+ Những tác phẩm mang phong cách Hy Lạp được xây dựng khắp đế quốc Ma – xê – đô – ni – a
+ Tạo ra sự pha trộn chủng tộc giữa người Hy Lạp và các cư dân phương Đông cổ đại.
- Quá trình:
Các thành thị Hy lạp hóa:
- Sự ra đời của các thành thị cùng với sự sinh sống của người Hy Lạp và các dân tộc bản xứ ở phương Đông trong cùng một
môi trường xã hội đã là sợi dây vô hình gắn kết nền văn hóa của các dân tộc với nhau
- Thành thị “Hy Lạp hóa” được biểu hiện trên những mặt cụ thể trong đời sống như: hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa. Hy
Lạp đã trở nên thịnh vượng khi những người Hy Lạp đầy tham vọng di cư từ xứ sở quê hương của họ đến để sinh sống đem
thêm nguồn sinh lực đến cho các nền kinh tế ở Ai Cập và vùng Cận Đông
- Trên những vùng đất mới, nền nông nghiệp của cư dân phương Đông đã gắn bó chặt chẽ với nền kinh tế công thương
nghiệp của Hy Lạp
- Các thành thị “Hy Lạp hóa” là sự biểu hiện của sự kết hợp hài hòa và sự thâm nhập lẫn nhau giữa nền văn hóa cổ điển Hy
Lạp với những di sản quý báu của của nền văn minh cổ kính phương Đông.
Ngôn ngữ, chữ viết:
- Đến thời kỳ “Hy Lạp hóa” các nước phương Đông và phương Tây đẩy mạnh giao lưu kinh tế, văn hóa. Sự tiếp xúc mạnh
mẽ giữa hai nền văn hóa thời kỳ này đã tạo ra những biến đổi quan trọng trong từng lĩnh vực văn hóa mà ngôn ngữ, chữ viết
cũng không nằm ngoài sự thay đổi
- Ngôn ngữ Hy Lạp trở thành phương tiện giao tiếp văn hóa của mọi dân tộc Địa Trung Hải: “Nhân dân từ Marseille đến Ba
Tư nói tiếng mẹ đẻ của mình, nhưng đều hiểu biết tiếng Hy Lạp”
- Để đáp ứng nhu cầu trao đổi buôn bán và nhu cầu học thuật việc giao lưu, trao đổi ngôn ngữ và chữ viết giữa các dân tộc đã
diễn ra mạnh mẽ. Đó là việc sử dụng phổ biến ngôn ngữ và chữ Hy Lạp, chữ Latinh, chữ Coptic trong các văn bản của các
quốc gia “Hy Lạp hóa”
Văn học
- Trong thời kỳ “Hy Lạp hóa”, ngôn ngữ và chữ viết Đông - Tây được hòa trộn mạnh mẽ thì các tác phẩm văn học thời kỳ
này cũng phản ánh rõ sự giao lưu giữa con người với con người và giữa các nền văn hóa với nhau
- Trong bối cảnh những cuộc chiến tranh diễn ra liên miên giữa sự hỗn loạn của các tầng lớp cư dân hay sự giao hòa giữa con
người với con người đã tạo cảm hứng trong văn chương của mỗi nhà văn, nhà thơ thời kỳ này
→ Các tác giả cảm nhận thế giới theo khuynh hướng cá nhân chủ nghĩa
- Nội dung của các tác phẩm văn học thời kỳ “Hy Lạp hóa” cũng phản ánh rõ cuộc sống của các dân tộc khác nhau cùng sống
chung trong một cộng đồng
Tín ngưỡng, tôn giáo
- Alexander khi đặt chân đến vùng đất của Ai Cập đã tự xưng mình là con của thần Amôn (thần mặt trời). Bởi Alexander luôn
mong muốn cái tư tưởng của Hy Lạp sẽ được hòa trộn với nền văn hóa cổ kính ở phương Đông.
- Năm 326, Alexander Đại đế đem quân xâm lược Ấn Độ → người Hy Lạp đã có những mối quan hệ gắn kết với cư dân bản
địa Ấn Độ qua những tôn giáo lớn ở Ấn Độ như đạo Hinđu, đạo Phật, đạo Jain → Hinđu giáo đã “đồng hóa” được người Hy
Lạp thì Phật giáo cũng giữ một vai trò quan trọng trong mối quan hệ với nền văn minh Hy Lạp - La Mã
→ Suốt thời kỳ “Hy Lạp hóa” đã chứng kiến sự hòa trộn mạnh mẽ giữa những tín ngưỡng, tôn giáo ở phương Đông và
phương Tây, góp phần làm cho đời sống văn hóa tinh thần, đời sống tâm linh của cư dân thêm phong phú và đa dạng hơn.
Triết học
- Tất cả các học thuyết của các trường phái triết học chủ yếu đều mang đặc điểm của các nền văn hóa hội tụ phương Đông -
phương Tây
- Sự đan quyện độc đáo giữa tín ngưỡng, tôn giáo của phương Đông và phương Tây cũng đã ảnh hưởng đến tư tưởng của triết
học phương Đông và phương Tây.
→ Như vậy, trên một khía cạnh nào đó các nhà triết học phương Đông và phương Tây đã gặp gỡ và trao đổi với nhau góp
phần vào sự phát triển chung của triết học thời kỳ “Hy Lạp hóa”.
Nghệ thuật
- Thời kỳ “Hy Lạp hóa” nghệ thuật của Hy Lạp chủ yếu là điêu khắc
- Qua các trường phái nghệ thuật trên đã bộc lộ rõ, nghệ thuật điêu khắc thời kỳ này phát triển hoàn thiện hơn, có sự hư cấu,
chú ý nhiều đến hình thức, tạo ra một không gian rộng lớn, nét chạm khắc điêu luyện.
- Do sự tiếp xúc với nhiều dân tộc khác nhau, khiến cho quan niệm về thế giới được mở rộng hơn nên đề tài và phong cách
trong nghệ thuật điêu khắc cũng mang màu sắc mới.
Khoa học tự nhiên
- Trong lĩnh vực y học: qua việc trao đổi với người phương Đông về tri thức y học người Hy Lạp - La Mã cũng đã đạt được
những thành tựu nhất định trong lĩnh vực y học. Đầu thế kỷ III TCN nhà giải phẫu học Hy Lạp Herophin căn cứ vào những tri
thức về cơ thể cũng như y học mà ông thu lượm được từ người Ai Cập cổ đại mà “chứng minh rằng bộ não của con người là
cái khí quan tư duy. Mọi cảm giác đều do hệ thần kinh truyền đạt…”

4. Con đường Tơ lụa trên bộ và con đường Tơ lụa trên biển: Quá trình hình thành, các giai đoạn phát triển.

* Khái niệm: con đường tơ lụa là mạng lưới của các tuyến giao thương kết nối với phương Đông với phương Tây, cả trên
bộ và trên biển
* Con đường tơ lụa trên biển:
- Sự ra đời: từ các thế kỉ tiếp giáp công nguyên, hệ thống buôn bán đường biển kết nối Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương với
biển Đông và Trung Quốc dần được xác lập: con đường tơ lụa trên biển. Tới thế kỉ XVII, hệ thống này đã được kết nối hoàn
chỉnh, tạo ra các mạng lưới trao đổi từ Địa Trung Hải qua biển Đỏ sang Ấn Độ Dương, đi qua vịnh Bengal vào Đông Nam
TQ, Nhật Bản.
- Sự phát triển:
o Thế kỉ VII – XV: Con đường tơ lụa trên biển phát triển mạnh dưới vai trò của các thương nhân Islam và nhu cầu
thương mại của thị trường TQ. Phát triển liên tục, kĩ thuật hàng hải, đóng tàu phát triển -> xuất hiện la bàn -> thương
mại ven bờ ra thương mại đại dương -> kỉ nguyên thương mại hàng hải trên biển của con đường tơ lụa bắt đầu (con
tàu ưu thế hơn lạc đà) -> nhu cầu kết nối tăng -> từ hàng hóa xa xỉ sang hàng hóa phổ thông (gốm sứ, đồng đồng) ->
quy mô và tính chất thay đổi. Ở Ấn Độ, TK XIII vương triều Hồi giáo Đêli -> người Hồi giáo thống trị toàn bộ Ấn
Độ Dương
o Những cuộc phát kiến địa lí từ TK XV đưa những người phương Tây tham gia trực tiếp, mở ra mạng lưới thương mại
toàn cầu trên các đại dương. Thúc đẩy hàng hóa phát triển ở phương Tây, thúc đẩy giao lưu văn hóa Đông – Tây ->
quy mô, tính chất, mức độ, cường độ, tầm ảnh hưởng, lĩnh vực ảnh hưởng (ăn mặc, trang phục, ẩm thực, kĩ thuật
công nghệ,...). Tuy nhiên, hoạt động thương mại của con đường tơ lụa suy giảm nhanh chóng vì các quốc gia phương
Tây thay vì đến buôn bán với các quốc gia phương Đông thì họ lần lượt biến các nước này thành thuộc địa để độc
quyền khai thác. Đến khi người Anh tiến hành cuộc Chiến tranh Nha phiến với nhà Thanh lần thứ nhất (1840 – 1843)
thì về cơ bản con đường tơ lụa trên biển kết thúc.
o Sau 3 TK hưng thịnh, đến TK XVIII, “con đường đường tơ lụa trên biển” dần suy yếu và lụi tàn vào TK XIX với sự
bùng nổ của cuộc chiến tranh Nha phiến. Từ TK XIX từ vận chuyển hàng phổ thông sang nguyên liệu và nhiên liệu
(thời kì khai thác thuộc địa) -> Tuy vậy, đến TK XXI, TQ lại 1 lần nữa muốn hồi sinh “Con đường tơ lụa trên biển”
với chiến lược “Một vành đai một con đường của mình” của Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình
với mục tiêu đưa TQ vươn lên trở thành một lãnh đạo khu vực châu Á và một cường quốc thế giới.
- Kết quả của quá trình giao lưu văn hóa Đông – Tây thông qua con đường tơ lụa trên biển:
+ Kinh tế: giao lưu thương mại, kinh tế hàng hóa

o Hoạt động thương mại nhộn nhịp, các thành thị trở nên sầm uất, các cảng biển xuất hiện ngày càng nhiều -> Việc
buôn bán được mở rộng trên phạm vi thế giới, thương nhân phương Tây chuyên chở hàng hóa công nghiệp (len
dạ, vải lụa, rượu vang, đồ mĩ phẩm,…) sang bán ở các thị trường phương Đông và mua từ những nơi đó các
loại sản phẩm địa phương (gạo, bông, thuốc lá, hồ tiêu,cacao, cà phê, hương liệu,…) chở về châu Âu.
o Người phương Tây xuất hiện đã thay đổi thương mại trên biển không chỉ buôn bán hàng hóa mà còn buôn bán
nguyên liệu => tính chất giao lưu thay đổi: chuyển từ buôn bán hàng hóa sa xỉ sang hàng hóa bình dân.
o Hàng hóa ngày càng nhiều với nhiều chủng loại khác nhau, tơ lụa và gốm sứ là hai loại hàng hóa không thể
thiếu, bên cạnh đó là các nguyên liệu như trà, hồ tiêu, trầm hương,…
+ Chính trị:

o Giới hạn lãnh thổ Trung Quốc thời cổ đại chỉ hạn chế ở lưu vực sông Hoàng Hà, sau này nhờ những cuộc viễn
chinh, thôn tính các tiểu quốc xung quanh, quốc gia này ngày càng mở rộng và lớn mạnh. Do con đường tơ lụa
mà nhiều nước có sự ảnh hưởng, học tập lẫn nhau khi hình thành thể chế chính trị mới. Minh chứng cho điều
này đó là màu sắc của chế độ chính trị phong kiến ở nhiều quốc gia phương Đông chịu ảnh hưởng lớn bởi chế
độ phong kiến của Trung Hoa.
o Ví dụ: Một số quốc gia như Đại Việt, Champa, Phù Nam hệ thức chính trị Phật giáo, Nho giáo
+ Ngoại giao:
o Quan hệ ngoại giao của Trung Quốc với các nước ngày càng được đẩy mạnh, tăng cường chính nhờ sự xuất hiện của
con đường tơ lụa trên biển này. VD: Trong chuyến đi sứ của Trịnh Hòa, triều đình nhà Minh đã thiết lập được quan
hệ ngoại giao, buôn bán với các quốc gia Đông Nam Á, Nam Á, bán đảo Ả Rập, bờ biển phía Đông châu Phi.
o Nhiều quốc gia phương Tây như Ý, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha cũng tích cực mở rộng quan hệ ngoại giao
buôn bán sang phương Đông. Và một số nước phương Đông cũng thi hành chính sách mở của với ngoại thương. VD:
Thời kì Việt Nam đã bị chia cắt thành hai vùng: Đàng Ngoài và Đàng Trong. Chính quyền ở cả hai vùng này đều
thực thi chính sách mở cửa đối với ngoại thương, bằng việc thiết lập một hệ thống thương cảng quan trọng, cho phép
tàu buôn nước ngoài đến buôn bán và trung chuyển hàng hóa giữa Việt Nam với các nước trong và ngoài khu vực.
+ Tôn giáo – tư tưởng:
o TK VII, Hồi giáo đưuocj lan truyền rộng rãi và thương nhân Hồi giáo đóng vâi trò quan trọng trong quá trình truyền bá
tôn giáo này
o Phật giáo và Hindu giáo được truyền bá vào ĐNA. Phương Tây mở rộng giao lưu và truyền bá Kito giáo -> phương
tiện để các nước phương Tây mở rộng chiến tranh
+ Khoa học – Kĩ thuật:
o Phương Tây tiếp thu nhiều thành tựu Trung Quốc như kĩ thuật chăm tằm, ươm tơ, đệt lụa, làm giấy, đồ gốm sứ, kĩ thuật
in, thuốc súng,.. ảnh hưởng nhất định đến sự đa dạng của văn hóa phương Tây.
o Đến thế kỉ XIX, các thành tựu kĩ thuật đóng tàu và kiến thức hàng hải ở phương Tây phát triển vượt bậc, sự giao
thương phương Tây diễn ra rộng lớn hơn, số lượng hàng hóa lớn hơn và phong phú hơn về chủng loại -> điều này
cũng góp phần quan trọng vào những chuyến đi vượt đại dương của các nhà thám hiểm châu Âu
o Biết sử dụng la bàn của người Trung Quốc, bản đồ của người Hy Lạp, tàu biển của người Ả Rập
+ Văn hóa:
o Những cuộc di dân là sự tăng cường giao lưu văn hóa giữa cư dân các châu lục, dân tộc: trao đổi về giống cây trồng
(cacao, chè, thuốc lá, cà phê, khoai tây,…), kĩ thuật sản xuất (nông nghiệp, thủ công nghiệp), các hình thức sinh hoạt
văn hóa (lễ hội, phong tục, các điệu múa, nhạc,…)
o Trong quá trình giao lưu văn hóa – kinh tế, các tinh hoa văn hóa của Ả Rập như y học, thiên văn học, tôn giáo, triết
học, văn học, nghệ thuật học đã được truyền vào Trung Quốc. Trong đó hương dược Ả Rập đã chiếm một tỉ lệ lớn
trong y học cận lâm sàng và lâm sàng Trung Quốc
+ Tiêu cực: chiến tranh, dịch bệnh,...
o Các cuộc tranh chấp, cướp biển của hải tặc diễn ra phổ biến trên bờ biển. Do tầm quan trọng của nó cho nên các tàu
thuyền qua lại nơi đây từ lâu đã trở thành mục tiêu của các vụ tấn công cướp biển cũng như các vụ khủng bố.
o Theo thống kê, eo biển Malacca chiếm tới 1/3 các vụ cướp biển trên thế giới. Số lượng các vụ cướp tăng gấp ba lần
trong ba thập kỷ qua. Trong năm 1994 xảy ra 25 vụ tấn công thì đến năm 2000 đã có 220 vụ tấn công được ghi nhận.
o Những tên cướp biển chủ yếu là những người dân Indonesia bị bần cùng hoá sau khủng hoảng tài chính năm 1997,
hoặc là những phiến quân của tỉnh Aceh (Indonesia), nằm ở phía Bắc eo biển. Chúng có xu hướng cướp các tàu
thuyền cỡ nhỏ hay bắt giữ các thủy thủ đoàn để đòi tiền chuộc.
o Vào thế kỷ XIV, một loạt các cuộc khủng hoảng và biến đổi khí hậu xảy ra đã khiến Trung Quốc và các nước Tây Á
giảm sút thương mại, trao đổi ngoại thương sụt giảm mạnh. Đồng thời, ở châu Âu lúc này một đại dịch hạch “Cái
chết đen” đã khiến cho khoảng 30% dân số châu Âu lúc đó thiệt mạng và sau đó nó đã lan sang Tây Á. Điều đó đã
khiến cho thương mại của con đường tơ lụa trên biển sụt giảm trong 1 khoảng thời gian.

- Sự phát triển con đường tơ lụa trên bộ:


- Những kết quả chính của quá trình giao lưu văn hóa Đông – Tây thông qua con đường tơ lụa trên bộ:
+ Về kinh tế: Trao đổi hang hóa giữa các khu vực (tơ lụa, hàng xa xỉ,…)
o Các mặt hàng quý giá như lụa, gốm sứ, gia vị, thuốc lá và đá quý đã được trao đổi và kinh doanh trên tuyến đường này
-> tạo ra một sự phát triển KT và làm giàu cho các vùng lân cận
o Con đường tơ lụa dần được hình thành người Trung Hoa mang vải, gấm vóc, sa,... Đến Ba Tư và La Mã, đồng thời các
thương nhân vùng khác cũng tìm đến với Trung Hoa.
o Từ Trung Quốc ngoài lụa thương nhân còn mang theo hương liệu, dược liệu, đồ sứ, lông thú, ngọc thạch, đồ đồng...
Các thương nhân Trung Quốc còn về từ tây phương rất nhiều hàng hóa con cấp như: ngà voi, vàng, đá quý, pha lê...
+ Chính trị:
o Con đường tơ lụa đã tạo ra sự giao lưu chính trị giữa các quốc gia. Sự di chuyển của các nhà cai trị, đại sứ và nhà ngoại
giao đã thúc đẩy việc thiết lập các liên minh chính trị và hòa bình giữa các quốc gia.
o Ví dụ: thế chế bộ máy nhà nước của vương quốc Phù Nam là nhà nước chuyên chế phương Đông cổ đại, chịu ảnh
hưởng của văn minh Ấn Độ
+ Về khoa học kĩ thuật: Kĩ thuật sx nông nghiệp, thủ công nghiệp (tơ lụa, la bàn, giấy,…)
o Qua con đường tơ lụa, các quốc gia đã có cơ hội trao đổi kiến thức và kỹ thuật trong các lĩnh vực như y học, chế tạo,
nông nghiệp và kiến trúc. Điều này đã ảnh hưởng đến sự ohast triển khoa học và công nghệ ở cả Đông Á và Tây Á
+ Về tôn giáo – tư tưởng: truyền bá tôn giáo (Islam giáo, phật giáo,…)
o Con đường tơ lụa đã góp phần truyền bá các tôn giáo và triết học như Đạo Hồi, đạo Phật và đạo Do Thái. Các điểm
dừng chân trên con đường tơ lụa thương có các đề đài, chùa, nhà thờ và các nơi tín ngưỡng quan trọng
+ Kết nối thế giới, mở rộng hiểu biết con người về các khu vực khác. Các thành phố và thị trấn nằm dọc con đường tơ lụa
có các công trình kiến trúc độc đáo, như tháp, cung điện, đền đài, nhà thờ và chùa. Ví dụ như Chùa Bạch Mã tại Trung Quốc,
Lăng mộ Tamerlane tại Uzbekistan.
+ Giao lưu ngôn ngữ, tộc người : Con đường tơ lụa đã truyền bá ngôn ngữ và chữ viết trong các khu vực đi qua, ảnh hưởng
lớn đến văn học và triết học. Nó đã truyền bá phương pháp sản xuất và chế tác các sản phẩm tơ lụa, đồ gốm, thủ công mỹ
nghệ và các kỹ thuật nghề nghiệp khác.
+ Tiêu cực: Chiến tranh, bệnh dịch, xung đột,…
o Chiến tranh Hung Nô: diễn ra từ TK II TCN – TK I SCN giữa nhà Hán và người xâm lược Hung Nô với mục đích
kiểm soát con đường tơ lụa
o Cuộc chinh phục của Thánh Cát Tư Hãn trong TK XIII: Thành Cát Tư Hãn và quân đội Mông Cổ đã dẹp tan những đế
quốc trên con đường tơ lụa, thiết lập đế quốc lớn nhất trong lịch sử và mở rộng vùng thương mại trên tuyến đường
này
o Cuộc chinh phục Tamerlane: Vua Tamerlane đã xâm lược các quốc gia trên con đường tơ lụa và chiếm đóng nhiều
vùng lãnh thổ.
- Đánh giá vai trò của các con đường Tơ lụa đối với giao lưu văn hóa Đông Tây thời cổ trung đại:
+ Kinh tế: mở rộng trao đổi hàng hóa giữa các khu vực (tơ lụa, hàng xa xỉ, nhiều sản phẩm khác,…)
+ Khoa học – kĩ thuật: Thúc đẩy trao đổi kĩ thuật sx nông nghiệp, thủ công nghiệp. (tơ lụa, la bàn, giấy,...)
+ Tôn giáo – tư tưởng: truyền bá tôn giáo, tư tưởng (Islam giáo, Phật giáo…)
+ Kết nối thế giới, mở rộng hiểu biết con người về các khu vực khác.
+ Thúc đẩy giao lưu tôn giáo, tộc người
+ Tiêu cực: chiến tranh, dịch bệnh, xung đột,...
- So sánh con đường Tơ lụa trên bộ và trên biển:
+ Khái quát về “CĐTL trên bộ” và “CĐTL trên biển” cùng những giá trị kết nối văn hóa Đ – T được ra đời bởi chúng:
+ Giống nhau: Đều là những con đường giao thương buôn bán, kết nối trao đổi hàng hóa giữa phương Đông và phương Tây
thời cổ trung đại, để lại nhiều di sản văn hóa cho nhận loại.
+ Khác nhau:

Khác nhau về CĐTL trên biển CĐTL trên bộ


Thời gian ra đời Hình thành từ các thế kỉ tiếp giáp công nguyên Hình thành từ thời Tây
nhưng phát triển mạnh mẽ dưới thời nhà Hán (TK II TCN)
Đường
Thời gian kết thúc Chuyển hóa thành các mạng lưới thương mại TK XV
toàn cầu trên các đại dương từ TK XVI
Phương thức kết Trên biển Trên bộ
nốt Cách thức trao đổi, dịch chuyển,… Cách thức trao đổi, dịch
chuyển,…
Mặt hàng trao đổi Gốm sứ và các loại hàng hóa cồng kềnh ngoài Tơ lụa và các hàng xa xỉ
chủ yếu ra còn có nhiều loại hàng hóa khác,…

- Liên hệ vị trí của Đông Nam Á và Việt Nam trên con đường Tơ lụa trên biển.

+ Việt Nam tuy không nằm trên con đường tơ lụa trên đất liền, nhưng lại là một mắt xích của “Con đường tơ lụa trên biển”.
Trong một thời gian dài, người ta đã coi con đường tơ lụa đơn thuần chỉ là một con đường thương mại. Thông qua việc buôn
bán, lần đầu tiên hai nền văn minh Đông - Tây gặp gỡ nhau, tất yếu đã dẫn đến sự giao thoa văn hóa.

+ Hải trình đi qua các nước Đông Nam Á sau: Thái Lan vòng xuống eo Malacca để vào vùng biển Thái Bình Dương; biển
Việt Nam qua các cảng: Côn Đảo - Cù Lao Chàm - Hội An; quần đảo Indonexia, Philippine;… như vậy có thể thấy Đông
Nam Á có vị trí quan trọng trên con đường tơ lụa trên biển

+ Hải trình của con đường này có một ngả men theo vùng biển Việt Nam qua các cảng: Côn Đảo - Cù Lao Chàm - Hội An -
vào vùng biển Nam Trung Hoa rồi qua nam Nhật Bản. Như vậy, Việt Nam là một chặng dừng chân của con đường tơ lụa trên
biển. Nhiều cảng thị Việt Nam đã góp phần vào sự hình thành con đường tơ lụa trên biển.

+ Chỉ có giao thông đường biển người phương Tây mới có thể xác lập được mối quan hệ với các quốc gia ở khu vực Đông
Nam Á - vốn giàu có hương liệu và quê hương của những đồ gốm men tuyệt đẹp mà thế giới phương Tây chưa hề biết đến.
- Vai trò của Trung Quốc đối với sự ra đời và phát triển của các con đường Tơ lụa:
+ Khái quát về “CĐTL” và vai trò kết nối văn hóa Đ – T của nó trong lịch sử
+ Vai trò:
o Là 1 trong các đầu mối quan trọng nhất cung cập các mặt hàng trao đổi chủ đạo trên những tuyến đường buôn bán
Đông – Tây
o Là nơi khởi đầu của con đường tơ lụa trên bộ
o Chi phối rất lớn đến sự thịnh suy của các con đường Tơ lụa chính bởi sự thăng trầm kinh tế, chính trị của các triều đại
TQ.
o Là nhân tố quan trọng thúc đẩy giao lưu văn hóa Đông - Tây thông qua Con đường Tơ lụa (ví dụ…)

- Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của chính phủ Trung Quốc:

Khái niệm Sáng kiến “Vành đai, Con đường”:

+ Cơ sở của Sáng kiến “Vành đai, Con đường”: Vai trò của Trung Quốc trong kết nối văn hóa Á – Âu thời cổ - trung đại
thông qua Con đường Tơ lụa trên bộ và trên biển.

+ Mục đích của Sáng kiến: khôi phục trở lại vai trò của TQ trong việc kết nối kinh tế - chính trị - văn hóa giữa Á và Âu, phần
nào thể hiện “giấc mộng Trung Hoa”

+ Đánh giá:

o Tạo ra những kết nối có giá trị to lớn giữa các khu vực và các quốc gia
o Khó tránh khỏi những hệ lụy như phụ thuộc kinh tế và nguy cơ mát bản sắc văn hóa dân tộc cua những dân tộc, quốc
gia nhỏ
- Mối quan hệ giữa đế chế và các con đường Tơ lụa. Chọn và phân tích vai trò của một đế chế đối với sự phát triển của
các con đường Tơ lụa.
Mông Cổ:
Trước khi đội quân Mông Cổ giành được quyền kiểm soát toàn bộ tuyến đường, Con đường Tơ lụa từng là một nơi rất nguy
hiểm đối với du khách cũng như thương nhân. Khi đội quân Mông Cổ bảo vệ được toàn bộ tuyến đường vào năm 1227,
không có bất cứ ai có thể thách thức họ, vì vậy mối đe dọa tiềm tàng đối với du khách đã không còn là vấn đề. Sự bảo trợ này
đã cho phép một lượng lớn hàng hóa giao thương đi lại giữa châu Âu và châu Á, bao gồm đồ trang sức, ngựa, bột súng và
không có gì đáng ngạc nhiên, tơ lụa. Không chỉ hàng hóa được trao đổi mà những thương nhân như Marco Polo còn quay trở
lại châu Âu với những câu chuyện về những gì họ đã gặp phải ở châu Á. Trong khi sự kiểm soát của Mông Cổ đối với Con
đường Tơ lụa đã dẫn đến một số thời kỳ thịnh vượng cho những con người sống ở hai đầu của con đường thương mại huyền
thoại.

You might also like