You are on page 1of 2

CƠ SỞ HÌNH THÀNH NỀN VĂN MINH PHƯƠNG TÂY

Hy Lạp:
Người Hy Lạp được coi là những kẻ tiên phong đặt nền tảng cho sự hình thành
nền văn minh phương Tây. Hy Lạp cổ đại được coi là nơi sản sinh ra nhiều yếu
tố của văn hoá phương Tây, với hệ thống chính phủ dân chủ đầu tiên trên thế
giới và những tiến bộ lớn trong triết học, khoa học và thể chế cấu thành nền văn
phương Tây.

- Dân cư: Những người Hy Lạp cổ đại đến từ mọi phương trời: từ Tây Á, từ
những hòn đảo ở biển Aegea, từ Crét, Ai Cập, và bán đảo Bancăng, một số
người thậm chí còn đến từ miền Nam nước Nga. Họ chăn cừu, làm đất, trao đổi
buôn bán, xây dựng những ngôi làng và thị trấn, chiến đấu trong các cuộc chiến
tranh, và thần phục những tù trưởng hoặc vua.
- Mở rộng lãnh thổ: Trong 6 thế kỷ, bất kể là trốn chạy khỏi các cuộc xâm lăng
hoặc để giảm nhẹ gánh nặng tăng trưởng dân số của chính họ, người Hy Lạp đã
gửi những nhóm dân dôi dư đi thiết lập các vùng định cư của người Hy Lạp ở
nhiều nơi (phương Bắc, phương Đông, dọc những bãi biển…).
- Nền văn minh của người Myxen rất có thể bắt nguồn từ Crét và Ai Cập, trong
khi những khu định cư của miền Đông Hy Lạp có vẻ đã du nhập các yếu tố
văn hoá từ Tây Á và các hòn đảo ở biển Êgiê.
 Nền tảng sinh học của Hy Lạp là sự hoà trộn giữa cái tinh vi của người châu
Á và người Crét, cái tao nhã của người Ai Cập và sức sống của những bộ tộc
đến từ phương Bắc.
*Một trong những cống hiến quan trọng của Hy Lạp trong sự hình thành và phát
triển văn minh phương Tây chính là sức ảnh hưởng mạnh mẽ của nó lên Đế chế
La Mã.

La Mã:
La Mã cổ đại là một nền văn minh phát triển từ một bộ phận dân cư sống bằng
nông nghiệp trên bờ sông Tiber thế kỉ 10 TCN.
- Dân cư: Những người La Mã cổ đại là những bộ tộc bản địa – người Umbria,
người Sabine, người Latinh… cày cấy và chiến đấu bên trong và xung quanh
Rome. Họ đã từng là những người dân nhập cư dày dạn đến từ Trung Âu, vượt
qua dãy Alps và mở rộng vùng sinh sống qua vùng hồ vào trong thung lũng Po
màu mỡ. Một số người có thể từng là những nhà thám hiểm từ Tiểu Á, những
người dần hoà nhập với người bản địa để trở thành tộc người Êtơruxcơ ít người
biến đến.
- Bờ biển phía Nam có nhiều vịnh và cảng tốt, do đó có quan hệ sớm với Hy Lạp.
Biển Địa Trung Hải bên cạnh là con đường truyền bá các tư tưởng chính trị và
tôn giáo giữa châu Á, châu Phi và châu Âu thì còn là đường dây hàng hải giao
thương đáng tin cậy cho các nguyên liệu thô như gỗ, đồng, thiếc, vàng, bạc cũng
như các sản phẩm nông nghiệp khác. Đây đồng thời cũng đóng vai trò là cầu nối
văn hoá giữa các kinh đô cổ đại như Athens, Jerusalem, và Rôma, hay chính là
bệ phóng cho Đế chế La Mã giành quyền bá chủ ở khu vực Địa Trung Hải.
*Vai trò của Cônxtantinút Đại Đế trong sự hình thành văn hoá La Mã:
Cônxtantinút là hoàng đế La Mã đầu tiên theo Kitô giáo nên đến cuối thế kỉ IV,
đạo Kitô chính thức được thừa nhận là quốc giáo của đế quốc La Mã.

You might also like