You are on page 1of 44

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

1. “Văn minh” là khái niệm?


A. Thiên về giá trị tinh thần và có bề dày lịch sử => văn hiến
B. Thiên về giá trị vật chất – kỹ thuật và chỉ trình độ phát triển
C. Thiên về giá trị tinh thần và chỉ trình độ phát triển
D. Thiên về giá trị vật chất và có bề dày lịch sử => văn vật

2. Văn vật là khái niệm?


A. Thiên về vật chất và tinh thần, có bề dày lịch sử và có tính dân tộc
B. Thiên về vật chất, có bề dày lịch sử và có tính quốc tế
C. Thiên về vật chất, có bề dày lịch sử và có tính dân tộc
D. Thiên về vật chất và tinh thần, có bề dày lịch sử và có tính quốc tế

3. Tính chất nào sau đây quy định sự khác nhau giữa khái niệm “văn hóa” với “văn
hiến”, “văn vật”
A. Tính hệ thống
B. Tính giá trị
C. Tính nhân sinh
D. Tính lịch sử

4. Yếu tố nào sau đây mang tính quốc tế?


A. Văn hóa
B. Văn hiến
C. Văn minh
D. Văn vật

5. Các yếu tố mang tính văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc, thiên về giá trị tinh
thần gọi là?
A. Văn minh
B. Văn hiến
C. Văn hóa
D. Văn vật

6. Văn hóa Việt Nam thuộc loại hình văn hóa?


A. Gốc nông thôn
B. Gốc nông nghiệp trồng trọt
C. Gốc du mục
D. Gốc du mục và trồng trọt

7. Trong lối nhận thức, tư duy, loại hình văn hóa gốc nông nghiệp có đặc điểm?
A. Tư duy thiên về tổng hợp và biện chứng; cảm tính và thực nghiệm
B. Tư duy thiên về tổng hợp và biện chứng; ứng xử trọng tình, trọng kinh
nghiệm
C. Tư duy thiên về phân tích và trọng yếu tố cảm tính và trọng kinh nghiệm
D. Tư duy thiên về tổng hợp và trọng yếu tố lý tính và kinh nghiệm

6.1. Đặc tính cơ bản của tư duy người Việt => tính tổng hợp, lưỡng phân, linh hoạt
6.2. Loại hình VHVN có đặc điểm => linh hoạt, dân chủ, trọng tập thể (cảm tính, sống
định cư)

8. Đặc trưng nào của văn hóa là thước đo nhân bản của xã hội và con người?
A. Tính nhân sinh
B. Tính hệ thống
C. Tính giá trị
D. Tính lịch sử

9. Xét về tính giá trị sự khác nhau giữa văn hóa và văn minh là
A. Văn hóa gắn với phương đông nông nghiệp, văn minh gắn với phương Tây đô
thị
B. Văn minh chỉ trình độ phát triển, còn văn hóa có bề dày lịch sử
C. Văn minh thiên về vật chất – kỹ thuật, còn văn hóa thiên về vật chất lẫn
tinh thần
D. Văn hóa mang tính dân tộc, văn minh mang tính quốc tế

10. Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp hay du mục được xác định dựa trên điều kiện
gì?
A. Điều kiện địa lý, khí hậu
B. Môi trường sinh sống
C. Điều kiện tính cách
D. Điều kiện địa lý, khí hậu và môi trường sinh sống
11. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc trưng của loại hình văn hóa gốc nông
nghiệp?
A. Con người ưa sống theo nguyên tắc trọng tình
B. Con người có ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa hợp với tự nhiên
C. Con người luôn có tham vọng chinh phục tự nhiên
D. Lối sống linh hoạt, luôn biến báo cho hợp với hoàn cảnh

12. Khác nhau giữa hai loại hình văn hóa nông nghiệp trồng trọt và văn hóa gốc chăn
nuôi du mục là?
A. Văn hóa du mục coi trọng cá nhân, văn hóa nông nghiệp coi trọng cộng
đồng
B. Văn hóa du mục coi trọng cộng đồng, văn hóa nông nghiệp coi trọng cá nhân
C. Văn hóa nông nghiệp coi trọng sức mạnh, văn hóa du mục coi trọng tình
D. Văn hóa nông nghiệp độc đoán, văn hóa du mục hiền hòa

13. Người Việt truyền thống có tư cách tư duy thiên về?


A. Phân tích và trọng yếu tố chủ quan, cảm tính, kinh nghiệm
B. Tổng hợp và trọng quan hệ, chủ quan, cảm tính, kinh nghiệm
C. Tổng hợp và trọng yếu tố chủ quan, lý tính, kinh nghiệm
D. Phân tích trọng quan hệ
14. Đặc điểm của cư dân sống trong vùng văn hóa gốc nông nghiệp?
A. Thiên về tình cảm, sống du canh du cư
B. Thiên về tình cảm, sống định cư
C. Thiên về lý tính, sống định cư
D. Thiên về lý tính, sống du canh du cư

15. Nhận định nào sau đây đúng với cư dân ở vùng văn hóa gốc nông nghiệp Việt
Nam
A. Trọng cá nhân, dân chủ, linh hoạt
B. Trọng cá nhân, dân chủ, quyết đoán
C. Trọng tập thể, dân chủ, linh hoạt
D. Trọng tập thể, độc đoán, linh hoạt

16. Về phương diện tổ chức cộng đồng, người dân gốc nông nghiệp có đặc điểm?
A. Trọng tình
B. Trọng nam
C. Trọng cá nhân
D. Trọng nữ

17. Khí hậu đặc trưng của vùng cư dân văn hóa gốc nông nghiệp?
A. Nắng nóng
B. Mưa ẩm nhiều
C. Lắm sông ngòi
D. Đáp án khác

18. “Văn hóa” trong cụm từ “Văn hóa Việt Nam” là một khái niệm:
A. Đối lập với vũ lực
B. Đối lập với văn minh
C. Đối lập với cái tự nhiên
D. Đối lập với văn hiến

19. Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa gốc nông nghiệp có khuynh
hướng:
A. Tôn trọng và hòa hợp với tự nhiên
B. Thù nghịch với thiên nhiên
C. Chinh phục và chế ngự thiên nhiên
D. Coi thường thiên nhiên

20. Trong việc tổ chức cộng đồng, văn hóa gốc nông nghiệp có khuynh hướng:
A. Trọng lý, trọng sức mạnh, trọng nam
B. Trọng tình, trọng đạo đức, trọng phụ nữ
C. Trọng lý, trọng sức mạnh, trọng phụ nữ
D. Trọng tình, trọng đạo đức, trọng nam

21. Trong cách ứng xử với môi trường xã hội, văn hóa gốc nông nghiệp có khuynh
hướng:
A. Dung hợp trong tiếp nhận, cứng rắn trong đối phó
B. Độc tôn, chiếm đoạt, mềm dẻo hiền hòa trong đối phó
C. Độc tôn, chiếm đoạt, cứng rắn trong đối phó
D. Dung hợp trong tiếp nhận, mềm dẻo hiếu hòa trong đối phó

22. Truyện Lạc Long Quân và Âu Cơ:


A. Cho ta biết một cách chính xác về nguồn gốc dân tộc Việt
B. Không cho ta biết được gì về nguồn gốc của người Việt
C. Phản ánh bằng tư duy thần thoại về nguồn gốc của người Việt
D. Phản ánh quan niệm của nhà nho về nguồn gốc của người Việt

23. Văn minh phương Tây được hình thành trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của
các nền văn hóa nào?
A. Ai Cập và Lưỡng Hà
B. Lưỡng Hà
C. Hy Lạp
D. La Mã

24. Trong thời kỳ cổ đại, ở phương Đông và đông Bắc châu Phi có bốn trung tâm văn
minh lớn là:
A. Ai Cập, Lưỡng Hà, Hy Lạp, La Mã
B. Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc
C. Ấn Độ, Lưỡng Hà, Hy Lạp, La Mã
D. Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp, La Mã

25. Sự giao lưu và tiếp biến giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa phương Tây diễn ra
theo phương thức nào?
A. Giao lưu tự nguyện
B. Giao lưu cưỡng bức
C. Giao lưu cưỡng bức và tự nguyện
D. Đồng hóa văn hóa

26. Lịch sử văn minh nhân loại được hình thành vào khoảng thời gian nào?
A. Thiên niên kỷ thứ I TCN
B. Thiên niên kỷ thứ II TCN
C. Cuối thiên niên kỷ thứ IV TCN
D. Cuối thiên niên kỷ thứ V TCN

27. Sự giao lưu và tiếp biến giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa diễn ra theo
phương thức:
A. Giao lưu tự nguyện
B. Giao lưu cưỡng bức
C. Giao lưu cưỡng bức và tự nguyện
D. Đồng hóa văn hóa

28. Tính giá trị là một đặc trưng quan trọng của văn hóa. Sự phân biệt các giá trị văn
hóa theo thời gian cho phép ta nhận biết:
A. Giá trị sử dụng – Giá trị đạo đức
B. Giá trị thẩm mĩ – Giá trị tinh thần
C. Giá trị vật chất – Giá trị tinh thần
D. Giá trị vĩnh cửu – Giá trị nhất thời

29. Nói “văn hóa là một thứ “gen xã hội”, di truyền phẩm chất cộng đồng người
lại cho các thế hệ mai sau” là muốn nhấn mạnh đến chức năng nào của văn hóa?
A. Chức năng tổ chức xã hội
B. Chức năng điều chỉnh xã hội
C. Chức năng giao tiếp
D. Chức năng giáo dục

30. Văn hóa giao tiếp là yếu tố thuộc thành tố văn hóa nào?
A. Văn hóa nhận thức
B. Văn hóa tổ chức xã hội
C. Văn hóa vật chất
D. Văn hóa tinh thần
E. Văn hóa tổ chức cộng đồng

31. Vùng văn hóa nào là cái nôi hình thành văn hóa, văn minh của dân tộc Việt?
A. Vùng văn hóa Tây Bắc
B. Vùng văn hóa Bắc Bộ
C. Vùng văn hóa Tây Nguyên
D. Vùng văn hóa Nam Bộ

32. Trong hệ thống các vùng văn hóa Việt Nam, vùng văn hóa nào sớm có sự tiếp cận
và đi đầu trong quá trình giao lưu và hội nhập với văn hóa phương Tây?
A. Vùng văn hóa Bắc Bộ
B. Vùng văn hóa Trung Bộ
C. Vùng văn hóa Tây Nguyên
D. Vùng văn hóa Nam Bộ
33. Biểu tượng có tính đặc trưng nhất của vùng văn hóa Tây Bắc?
A. Đờn ca tài tử
B. Trống đồng Đông Sơn
C. Hệ thống mương phai
D. Lễ hội đâm trâu

34. Biểu tượng có tính đặc trưng nhất của vùng văn hóa Việt Bắc?
A. Một vùng trung du
B. Các loại nhạc cụ bộ hơi
C. Lễ hội đâm trâu
D. Lễ hội lồng tồng

35. Biểu tượng có tính đặc trưng nhất của vùng văn hóa Bắc Bộ?
A. Những điệu múa xòe
B. Trống đồng Đông Sơn
C. Hệ thống mương phai
D. Lễ hội đâm trâu

36. Biểu tượng có tính đặc trưng nhất của vùng văn hóa Trung Bộ
A. Những trường ca
B. Những tháp Chăm
C. Hệ thống chữ Nôm
D. Lễ hội lồng tồng

37. Biểu tượng có tính đặc trưng nhất của vùng văn hóa Tây Nguyên
A. Lễ hội lồng tồng
B. Nhạc cụ bộ hơi
C. Những dàn cồng chiêng
D. Hệ thống mương phai

38. Biểu tượng có tính đặc trưng nhất của vùng văn hóa Nam Bộ
A. Lễ hội chọi trâu => Đồ Sơn, Hải Phòng
B. Nhạc cụ bộ gõ => Tây Bắc
C. Những trường ca => Tây Nguyên
D. Tín ngưỡng, tôn giáo phong phú, đa dạng
39. Các lớp lịch sử văn hóa Việt Nam bao gồm?
A. Lớp văn hóa tiền sử, lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa, lớp văn hóa giao lưu
với phương Tây
B. Lớp văn hóa bản địa, Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa - Ấn Độ, lớp
văn hóa giao lưu với phương Tây
C. Lớp văn hóa tiền sử, lớp văn hóa chống Bắc thuộc, lớp văn hóa giao lưu với
Pháp
D. Lớp văn hóa bản địa, lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa, lớp văn hóa giao lưu
với Nhật Bản

40. Thành tựu lớn nhất của giai đoạn văn hóa tiền sử Việt Nam là?
A. Sự hình thành nghề nông nghiệp lúa nước
B. Kỹ thuật luyện kim, đúc đồng
C. Phát minh ra nhà sàn
D. Làm đê chắn sóng biển

41. Kỹ thuật luyện kim, đúc đồng là thành tựu nổi bật nhất của giai đoạn văn hóa?
A. Tiền sử
B. Văn Lang – Âu Lạc
C. Đại Nam
D. Chống Bắc thuộc

42. Đặc điểm nổi bật của giai đoạn văn hóa Đại Nam là?
A. Sự phát triển của giáo dục
B. Phật giáo lại khởi sắc
C. Nho giáo được phục hồi làm quốc giáo
D. Sự truyền đạo Kitô

43. Đặc điểm nổi bật của giai đoạn văn hóa Đại Việt là?
A. Sự hưng thịnh của Phật giáo
B. Nho giáo được phục hồi làm quốc giáo
C. Sự phát triển của nông nghiệp
D. Sự phát triển của nghề thủ công

44. Các giai đoạn tiếp nối của văn hóa Đại Việt là?
A. Sự hưng thịnh của Phật giáo
B. Nho giáo được phục hồi làm quốc giáo
C. Sự phát triển của nông nghiệp
D. Sự phát triển của nghề thủ công

45. Các giai đoạn tiếp nối của văn hóa Việt Nam gồm?
A. Đông Sơn – Hòa Bình – Đại Nam – Đại Việt – Việt Nam
B. Hòa Bình - Đông Sơn - Đại Việt – Việt Nam
C. Đông Sơn - Đại Việt - Đại Nam - Việt Nam
D. Đông Sơn - Đại Nam - Đại Việt – Việt Nam

46. Trống đồng Đông Sơn là thành tựu của giai đoạn văn hóa nào?
A. Giai đoạn văn hóa tiền sử
B. Giai đoạn văn hóa Đại Việt
C. Giai đoạn văn hóa thời kỳ chống Bắc thuộc
D. Giai đoạn văn hóa Văn Lang – Âu Lạc

47. Đặc trưng của văn hóa Sa Huỳnh là gì?


A. Hình thức mai táng bằng mộ chum
B. Chủ động khai phá, cải biến tự nhiên
C. Dấu vết của yếu tố rừng và biển rất phổ biến
D. Chủ động khai phá tự nhiên, phổ biến yếu tố rừng và biển, mai táng bằng
mộ chum

48. Sự tương đồng giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa các dân tộc Đông Nam Á được
hình thành từ?
A. Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực
B. Lớp văn hóa bản địa với nền văn hóa Nam Á và Đông Nam Á
C. Lớp văn hóa giao lưu với phương Tây
D. Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và phương Tây

49. Văn hóa Đông Sơn với những giai đoạn tiếp nối gồm?
A. Núi Đọ - Sơn Vi – Hòa Bình – Đông Sơn
B. Núi Đọ - Hòa Bình - Sơn Vi - Đông Sơn
C. Núi Đọ - Hòa Bình – Sa Huỳnh - Đông Sơn
D. Núi Đọ - Óc Eo - Sa Huỳnh - Đông Sơn
50. Văn hóa Việt Nam thời sơ sử gồm có:
A. Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Sa Huỳnh, Văn hóa Đồng Nai
B. Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Sa Huỳnh, Văn hóa Óc Eo
C. Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Sa Huỳnh, Văn hóa Champa
D. Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Champa, Văn hóa Óc Eo

51. Văn hóa Sa Huỳnh có những dấu hiệu đáng chú ý sau đây:
A. Lúa nước, đồ sắt, mộ chum
B. Lúa nước, đồ đồng, đàn đá
C. Đồ thủy tinh, ăn trầu, trống đồng
D. Tất cả những thứ trên

52. Văn hóa Sa Huỳnh tạo nền cho:


A. Văn hóa Đông Sơn
B. Văn hóa Champa
C. Văn hóa Óc Eo
D. Văn hóa Phù Nam

53. Văn hóa Đồng Nai tạo nền cho:


A. Văn hóa Đông Sơn
B. Văn hóa Champa
C. Văn hóa Óc Eo
D. Văn hóa Đại Việt

54. Văn hóa vật chất thời Đông Sơn có những biểu hiện như:
A. Kỹ thuật trồng lúa nước, đồ đồng tinh xảo, tục xăm mình, ăn trầu, nhuộm
răng đen
B. Kỹ thuật trồng ngũ cốc trên đất phù sa cổ, đồ đá tinh xảo, tục xăm mình, ăn
trầu, nhuộm răng đen
C. Kỹ thuật trồng lúa nước, đồ đồng tinh xảo, tóc búi tó, mặc áo dài khăn đóng
D. Kỹ thuật trồng ngũ cốc trên đất phù sa cổ, đồ đá tinh xảo, tóc búi tó, mặc áo dài
khăn đóng

55. Tín ngưỡng người Việt thời Đông Sơn gồm có


A. Sùng bái tự nhiên
B. Tín ngưỡng phồn thực
C. Thờ cúng tổ tiên, sùng bái anh hùng và thủ lĩnh
D. Thờ cúng tổ tiên, anh hùng, thủ lĩnh; Sùng bái tự nhiên; Tín ngưỡng phồn
thực

56. Các dân tộc Bách Việt (theo cách gọi của người Trung Hoa) chính là chủng người:
A. Austro-asiatic (Nam Á)
B. Indonesia (cổ Mã Lai)
C. Autronesien (Nam Đảo)
D. Mongoloid phương Nam

57. Sơ đồ nào sau đây thuộc về việc hình thành dân tộc Việt Nam là chính xác:
A. Mongoloid + Austro-asiatic (Nam Á) -> Indonesia nguyên thủy hóa) ->
(Mongoloid hóa) ->Melanesien -> Nam Á hiện nay
B. Indonesia nguyên thủy + Melanesien -> Mongoloid -> (Mongoloid hóa) ->
Austro-asiatic (Nam Á) -> Nam Á hiện nay
C. Mongoloid + Melanesien -> Indonesia nguyên thủy -> Austro-asiatic
(Nam Á) -> (Mongoloid hóa) -> Nam Á hiện nay
D. Mongoloid + Indonesia nguyên thủy -> Melanesien -> (Mongoloid hóa) ->
Austro-asiatic (Nam Á) -> Nam Á hiện nay

58. Kết luận nào sau đây về nguồn gốc của người Việt là đúng nhất:
A. Người Hán là tổ tiên của người Việt
B. Người Bách Việt chỉ là tổ tiên của người Việt mà thôi
C. Người Bách Việt là tổ tiên của người Việt và nhiều dân tộc khác nữa
D. Người Hán là tổ tiên của người Việt và nhiều dân tộc khác nữa

59. Người Bách Việt cư trú chủ yếu ở:


A. Phía Nam sông Dương Tử đến Bắc Đông Dương
B. Lưu vực sông Hồng và sông Mã
C. Phía Bắc sông Dương Tử đến phía nam sông Hoàng Hà
D. Lưu vực sông Hoàng Hà

60. Văn hóa Sa Huỳnh tồn tại:


A. Cách nay 3000-4000 năm đến đầu công nguyên, phân bố trong khu vực từ
Quảng Bình đến Đồng Nai
B. Cách nay 4000 – 5000 năm đến đầu công nguyên, phân bố trong khu vực Đông
Nam Bộ và Tây Nam Bộ
C. Từ TK.III đến cuối TK.XV, phân bố trong khu vực từ Quảng Bình đến Đồng
Nai
D. Từ đầu công nguyên đến TK.VI, phân bố trong khu vực Đông Nam Bộ và Tây
Nam Bộ

61. Văn hóa Đông Sơn tương ứng với thời nào trong lịch sử:
A. Thời đại Hùng Vương
B. Thời Bắc thuộc
C. Thời nước Nam Việt của Triệu Đà
D. Thời Lạc Long Quân và Âu Cơ

62. Vật tổ (tôtem) của người Việt cổ là:


A. Rồng
B. Chim và Rắn (Rồng)
C. Chim
D. Tiên

63. Các nhân vật Lịch sử của nước ta thời Bắc thuộc sắp xếp theo trình tự thời gian thế
nào là đúng:
A. Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bôn, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Phùng
Hưng
B. Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Lý
Bôn
C. Hai Bà Trưng, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Bà Triệu, Lý Bôn, Triệu Quang
Phục
D. Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bôn, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan,
Phùng Hưng

64. Ngũ hành là gì?


A. 5 yếu tố
B. 5 loại vận động
C. 5 quan hệ
D. 5 tín ngưỡng
65. Trong ngũ hành, quan hệ giữa hành Kim và hành Mộc là?
A. Tương sinh
B. Tương hỗ
C. Tương khắc
D. Tương trợ

66. Trong ngũ hành, hành Mộc sinh ra?


A. Hành Thổ
B. Hành Thủy
C. Hành Kim
D. Hành Hỏa

67. Trong ngũ hành, hành Kim sinh ra?


A. Hành Thổ
B. Hành Thủy
C. Mộc
D. Hành Hỏa

68. Trong ngũ hành, hành Thủy sinh ra?


A. Hành Thổ
B. Hỏa
C. Hành Kim
D. Hành Mộc

69. Trong ngũ hành, hành Hỏa khắc?


A. Hành Thổ
B. Hành Thủy
C. Hành Kim
D. Mộc

70. Trong ngũ hành, hành Thổ khắc?


A. Mộc
B. Hành Thủy
C. Hành Kim
D. Hành Hỏa
71. Theo triết lý Âm dương, mọi vật đều có?
A. Số chẵn – số lẻ
B. Trời – Đất
C. Cha – Mẹ
D. Âm – Dương

72. Triết lý âm dương là khái niệm chỉ?


A. Hai mặt đối lập vốn có trong các sự vật, hiện tượng
B. Hai tố chất cơ bản tạo ra vũ trụ và vạn vật
C. Quy luật âm dương chuyển hóa
D. Quy luật âm dương bổ sung cho nhau

Dưới góc độ triết học, nội dung của triết lý âm dương bàn về:
A. Hai tố chất cơ bản tạo ra vũ trụ và vạn vật
B. Bản chất chuyển hóa của vũ trụ và vạn vật
C. Các cặp đối lập trong vũ trụ
D. Quy luật âm dương chuyển hóa

73. Nhóm các yếu tố nào sau đây có thuộc tính Dương?
A. Vuông, dài, cao, nhiều, nóng
B. Tròn, dài, cao, nhiều, nóng
C. Dài, tròn, ít, nóng, lạnh
D. Vuông, dài, cao, ít, nóng

74. Nhóm các yếu tố nào sau đây thuộc tính Âm?
A. Nhỏ, ngắn, mềm, mỏng, cao, vuông
B. Nhỏ, ngắn, tròn, cao, yếu, lạnh
C. Nhỏ, ngắn, nóng, cao, nhiều
D. Nhỏ, ngắn, mềm, lạnh, thấp, ít

75. Trong cách tính thời gian, hệ Can gồm có bao nhiêu yếu tố?
A. 5 yếu tố
B. 12 yếu tố
C. 6 yếu tố
D. 10 yếu tố
76. Lịch Á Đông là lịch
A. Lịch dương
B. Lịch âm
C. Lịch âm dương
D. Ngũ hành

77. Theo lịch âm dương, các tiết trong năm thuộc?


A. Dương lịch
B. Âm lịch
C. Ngày chẵn
D. Ngày lẻ

78. Theo lịch âm dương, các ngày trong năm thuộc?


A. Dương lịch
B. Lịch âm
C. Lịch âm dương
D. Ngũ hành

79. Lịch cổ truyền Việt Nam là loại lịch nào?


A. Lịch thuần dương
B. Lịch thuần âm
C. Lịch âm dương
D. Âm lịch

80. Lịch âm dương được xây dựng dựa trên cơ sở?


A. Phản ánh chu kỳ chuyển động của mặt trời
B. Phản ánh chu kỳ hoạt động của mặt trăng
C. Phản ánh sự biến động thời tiết có tính chu kỳ của vũ trụ
D. Kết hợp cả chu kỳ hoạt động của mặt trăng lẫn mặt trời

81. Theo lịch âm dương, trong khoảng bao nhiêu năm thì có một năm nhuận?
A. 4 năm
B. Gần 4 năm
C. 3 năm
D. Gần 3 năm
82. Khái niệm “xuân phân” về thời tiết chỉ?
A. Cách thức phân chia các mùa
B. Thời điểm bắt đầu mùa xuân
C. Thời điểm giữa mùa xuân
D. Thời điểm cuối xuân đầu hạ

83. Một năm dương lịch có nhiều hơn năm âm lịch bao nhiêu ngày?
A. 7 ngày
B. 9 ngày
C. 10 ngày
D. 11 ngày

84. Trong hệ đếm can chi, giờ khởi đầu của một ngày là giờ nào?
A. Giờ Thân
B. Giờ Sửu
C. Giờ Tý
D. Giờ Tuất

85. Trong lịch Á Đông cổ truyền, việc xác định các tháng trong năm thường dựa theo?
A. Chu kỳ hoạt động của mặt trăng
B. Chu kỳ hoạt động của mặt trời
C. Sự biến động thời tiết của vũ trụ
D. Hiện tượng thủy triều
86. Trong lịch Á Đông cổ truyền, việc xác định các ngày trong tháng thường dựa
theo?
A. Chu kỳ hoạt động của mặt trăng
B. Chu kỳ hoạt động của mặt trời
C. Sự biến động thời tết của vũ trụ
D. Hiện tượng thủy triều

87. Trong ngũ hành, tương khắc với hành Thủy là?
A. Hành Thổ
B. Mộc
C. Hành Kim
D. Hành Hỏa
88. Tín ngưỡng là?
A. Niềm tin, sự ngưỡng mộ mang tính tâm linh
B. Sự mê tín dị đoan
C. Sự tin tưởng vào thế giới thực
D. Là hành vi thờ cúng tổ tiên

89. Tín ngưỡng phồn thực được hình thành từ?


A. Nhu cầu sản sinh sức người và sức của
B. Nhu cầu cuộc sống
C. Nhu cầu ăn, mặc, ở
D. Nhu cầu sống nâng cao

90. Biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực là?


A. Thờ cơ quan sinh dục
B. Thờ hành vi giao phối
C. Thờ hành vi sinh sản
D. Thờ cơ quan sinh dục và hành vi giao phối

91. Ý nghĩa của tín ngưỡng phồn thực là?


A. Cầu mong sự may mắn, no đủ cho cả năm
B. Làm ma thuật để truyền sinh cho mùa màng
C. Cầu cho đông con, nhiều cháu
D. Cầu cho mùa màng và con người sinh sôi nảy nở

92. Tín ngưỡng phồn thực phổ biến trong nền văn hóa nào?
A. Nền văn hóa nông nghiệp
B. Nền văn hóa công nghiệp
C. Nền văn hóa nông - công nghiệp
D. Nền văn hóa thương nghiệp

93. Đối tượng thờ cúng của tín ngưỡng phồn thực là?
A. Linga và Yoni
B. Biểu tượng về sinh thực khí
C. Hành vi giao phối
D. Sinh thực khí và hành vi giao phối
94. Điệu múa “Tùng dí” ở lễ hội đền Hùng thể hiện tín ngưỡng?
A. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
B. Tín ngưỡng phồn thực
C. Tín ngưỡng sùng bái con người
D. Tín ngưỡng thờ mẫu

95. Đối tượng thờ trong tín ngưỡng sùng bái tự nhiên ở Việt Nam là?
A. Thờ động vật
B. Thờ thực vật
C. Thờ các hiện tượng tự nhiên
D. Tất cả các phương án trên

96. Trong tín ngưỡng sùng bái tự nhiên của người Việt, loài thực vật nào được tôn
sùng và thờ cúng nhiều nhất?
A. Cây đa
B. Cây dâu
C. Cây bầu
D. Cây lúa

97. “Nguyên lý mẹ” ăn sâu vào tâm trí và tính cách của người Việt, thể hiện độc đáo
trong đời sống tâm linh qua?
A. Tín ngưỡng phồn thực
B. Tín ngưỡng thờ Mẫu
C. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
D. Tục thờ tứ bất tử

98. Hát chầu văn, múa bóng, hầu bóng, lên đồng là những nghi thức hành lễ của tín
ngưỡng nào?
A. Tín ngưỡng phồn thực
B. Tín ngưỡng thờ Mẫu
C. Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng
D. Tục thờ tứ bất tử

99. Hệ thống chùa Tứ Pháp của Việt Nam vốn là những đền miếu dân gian thờ các vị
thần cai quản các hiện tượng tự nhiên, gồm:
A. Thần Mây – Thần Mây – Thần Gió – Thần Sấm
B. Thần Mây – Thần Mưa – Thần Sấm – Thần Chớp
C. Bà Trời – Bà Đất – Bà Nước – Bà Chúa Xứ
D. Thần Mây – Thần Mưa – Thần Sấm – Thần Gió

100. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, Mẫu Thượng Thiên là hình ảnh của?
A. Bà Trời
B. Bà Đất
C. Bà Mây
D. Bà Nước

101. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, Mẫu Thượng Ngàn là hình ảnh của?
A. Bà Trời
B. Bà Đất
C. Bà Mây
D. Bà Nước

102. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, Mẫu Thoải là hình ảnh của?
A. Bà Trời
B. Bà Đất
C. Bà Mây
D. Bà Nước

103. Trong dịp Tết Ông Công – Ông Táo cổ truyền, người ta thường cúng?
A. Gà
B. Lợn
C. Cá chép
D. Ngũ quả

104. Trong gia đình Việt Nam truyền thống, vị Thổ Công được thờ ở?
A. Gian giữa
B. Gian bên trái
C. Gian bên phải
D. Gian bếp

105. Theo tín ngưỡng dân gian, vị thần nào canh giữ nhà cửa, chống lại ma quỷ quấy
nhiễu và may mắn đến cho gia đình?
A. Thổ Công
B. Thành Hoàng
C. Tổ Sư
D. Thần Tài

106. Tục thờ tứ bất tử trong Việt, thờ những đại diện nào?
A. Vua Hùng, Thành Hoàng, Thổ Công, Thổ Địa
B. Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện
C. Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh
D. Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Địa

107. Trong tục thờ tứ bất tử, Chử Đồng Tử là biểu tượng cho ước mơ gì của người
Việt?
A. Sức mạnh đoàn kết ứng phó với môi trường tự nhiên
B. Sức mạnh đoàn kết chống giặc ngoại xâm
C. Xây dựng cuộc sống phồn vinh về vật chất
D. Xây dựng cuộc sống hạnh phúc về tinh thần

108. Trong tục thờ tứ bất tử, Thánh Gióng là biểu tượng cho ước mơ gì của người
Việt?
A. Sức mạnh đoàn kết ứng phó với môi trường tự nhiên
B. Sức mạnh đoàn kết chống giặc ngoại xâm
C. Xây dựng cuộc sống phồn vinh về vật chất
D. Xây dựng cuộc sống hạnh phúc về tinh thần

109. Trong tục thờ tứ bất tử, Liễu Hạnh là biểu tượng cho ước mơ gì của người Việt?
A. Sức mạnh đoàn kết ứng phó với môi trường tự nhiên
B. Sức mạnh đoàn kết chống giặc ngoại xâm
C. Xây dựng cuộc sống phồn vinh về vật chất
D. Xây dựng cuộc sống hạnh phúc về tinh thần

110. Trong tục thờ tứ bất tử, Tản Viên là biểu tượng cho ước mơ gì của người Việt?
A. Sức mạnh đoàn kết ứng phó với môi trường tự nhiên
B. Sức mạnh đoàn kết chống giặc ngoại xâm
C. Xây dựng cuộc sống phồn vinh về vật chất
D. Xây dựng cuộc sống hạnh phúc về tinh thần
111. Trong cơ cấu tổ chức xã hội Việt Nam truyền thống, lĩnh vực nào đóng vai trò
quan trọng, chi phối cả diện mạo xã hội lẫn tính cách con người?
A. Tổ chức gia tộc
B. Tổ chức làng xã
C. Tổ chức đô thị
D. Tổ chức quốc gia

112. Hình thức tổ chức xã hội có thể lưu trữ, bảo tồn được những giá trị văn hóa cổ
truyền, mang đậm bản sắc văn hóa Việt chính là:
A. Tổ chức gia tộc
B. Tổ chức làng xã
C. Tổ chức đô thị
D. Tổ chức quốc gia

113. Hình thức tổ chức nông thôn theo lớp tuổi của nam giới, là môi trường tiến thân
theo tuổi tác trong làng xã, tạo nên đơn vị xã hội, gọi là:
A. Phường
B. Giáp
C. Hội
D. Gia tộc

114. Việc phân biệt dân chính cư và dân ngụ cư trong tổ chức nông thôn Việt Nam
cổ truyền nhằm mục đích:
A. Buộc người dân đời đời kiếp kiếp gắn bó với quê cha đất tổ
B. Hạn chế không cho người dân bỏ làng đi ra ngoài
C. Hạn chế không cho người ngoài vào sống ở làng
D. Duy trì sự ổn định của làng xã

115. Trong cơ cấu tổ chức làng xã Việt Nam truyền thống, dân chính cư thường được
chia làm mấy hạng?
A. 2 hạng
B. 3 hạng
C. 4 hạng
D. 5 hạng
116. Chức sắc trong làng xã Việt Nam là những người:
A. Cao tuổi, thuộc hạng lão trong làng
B. Chịu trách nhiệm quản lý làng xã
C. Đỗ đạt, có phẩm hàm
D. Đóng vai trò tư vấn cho làng xã

117. Hình ảnh nào là biểu tượng truyền thống của tính tự trị trong làng xã Việt
Nam?
A. Lũy tre
B. Sân Đình
C. Bến nước
D. Cây đa

118. Mối quan hệ dân chủ đặc biệt giữa nhà nước phong kiến với làng xã Việt Nam
được thể hiện trong tình trạng:
A. Phép vua thua lệ làng
B. Đóng cửa bảo nhau khi có sai phạm
C. Thánh làng nào làng nấy thờ
D. Cha chung không ai khóc

119. Những tập tục, quy tắc, lề thói... do dân làng đặt ra được ghi chép thành văn bản
và có giá trị như một bộ luật riêng của làng, được gọi là:
A. Hương hỏa
B. Gia lễ
C. Hương ước
D. Gia pháp

120. Nói về làng Nam Bộ, nhận xét nào sau đây là không đúng?
A. Thôn ấp ở Nam Bộ trải dài dọc theo các kênh rạch, các trục giao thông thuận
tiện...
B. Làng Nam Bộ không có đình làng và tín ngưỡng thờ Thành Hoàng.
C. Dân cư của làng Nam Bộ thường biến động bởi người dân hay rời làng đi nơi
khác
D. Làng Nam Bộ có tính mở
121. Câu “Khôn độc không bằng ngốc đàn” là biểu hiện của đặc điểm gì trong tính
cách người Việt?
A. Tính cộng đồng
B. Tính dân chủ
C. Thói dựa dẫm
D. Thói cào bằng

122. Đặc điểm nào sau đây thể hiện tính cộng đồng trong tính cách của người Việt?
A. Tinh thần tự lập
B. Nếp sống tự cấp tự túc
C. Nếp sống dân chủ, bình đẳng
D. Tinh thần lao động cần cù

123. Đặc điểm nào sau đây là hệ quả do tính cộng đồng mang lại?
A. Sự thủ tiêu vai trò cá nhân
B. Nếp sống tự cấp tự túc
C. Tinh thần tự lập
D. Tinh thần lao động cần cù

124. Thời Hùng Vương, làng được gọi là:


A. Kẻ chạ
B. Bản
C. Buôn
D. Mường

125. Trong làng xã Việt Nam cổ truyền, phường là sản phẩm của tổ chức nông thôn
theo:
A. Hành chính
B. Nghề nghiệp
C. Lớp tuổi của nam giới
D. Địa bàn cư trú

126. Trong làng xã Việt Nam cổ truyền, giáp là sản phẩm của tổ chức nông thôn
theo:
A. Hành chính
B. Nghề nghiệp
C. Lớp tuổi của nam giới
D. Địa bàn cư trú

127. Trong làng xã Việt Nam cổ truyền, xóm và làng là sản phẩm của tổ chức nông
thôn theo:
A. Hành chính
B. Nghề nghiệp
C. Lớp tuổi của nam giới
D. Địa bàn cư trú

128. Việc quản lý làng xã do hàng ngũ quan viên đảm trách. Quan viên làng xã gồm
có:
A. Tiên chỉ và Thử chỉ
B. Lý trưởng, phó lý, hương trưởng, trương tuần
C. Hội đồng kỳ mục, nhóm kỳ dịch và nhóm kỳ lão
D. Tiên chỉ, Thử chỉ và Tứ trụ

129. Phương diện quản lý hành chính của làng xã trước đây chủ yếu là:
A Sổ đinh
B. Sổ điền
C. Hương ước
D. Sổ đinh và Sổ điền

130. Ở các dân tộc thiểu số, hương ước thường được gọi là:
A. Hương biên
B. Lệ làng
C. Luật tục
D. Hội ước

131. Những quy ước về việc duy tu đê đập sử dụng nguồn nước, cấm sát sinh trâu
bò... thuộc nhóm quy ước nào trong hương ước?
A. Những quy ước về chế độ ruộng đất
B. Những quy ước về khuyến nông, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường
C. Những quy ước về tổ chức xã hội và trách nhiệm của chức dịch trong làng
D. Những quy ước về văn hóa tinh thần và tín ngưỡng.
132. Trong hương ước, nhóm quy ước nào có tầm quan trọng hàng đầu?
A. Những quy ước về chế độ ruộng đất
B. Những quy ước về khuyến nông, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường
C. Những quy ước về tổ chức xã hội và trách nhiệm của chức dịch trong làng.
D. Những quy ước về văn hóa tinh thần và tín ngưỡng

133. Ưu điểm nào sau đây có nguồn gốc từ tính cộng đồng của làng xã Việt Nam?
A. Tinh thần tự lập
B. Ý thức cần cù, chịu khó
C. Nếp sống tự cấp tự túc
D. Luôn sẵn sàng đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau

134. Nhược điểm nào sau đây có nguồn gốc từ tính tự trị của làng xã Việt Nam?
A. Óc tư hữu, ích kỷ, chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân
B. Thói quen dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể
C. Tư tưởng an phận thủ thường, cả nể
D. Ý thức về vai trò cá nhân bị thủ tiêu

135. Nói về làng Nam Bộ, nhận xét nào sau đây là không đúng?
A. Thôn ấp ở Nam Bộ trải dài dọc theo các kênh rạch, các trục giao thông thuận
tiện...
B. Tính cách người Nam Bộ phóng khoáng, dễ tiếp nhận những ảnh hưởng từ bên
ngoài
C. Dân cư của làng Nam Bộ không bị gắn chặt với quê cha đất tổ như người Bắc
Bộ.
D. Giao thương buôn bán kém phát triển, bị gò bó trong tình trạng tự cung
tự cấp.

136. Thành ngữ “Phép vua thua lệ làng” phản ánh đặc điểm gì của làng xã Việt
Nam?
A. Tính cộng đồng
B. Tính tự trị và tính dân chủ của làng xã
C. Cơ chế quản lý thời phong kiến
D. Tính cộng đồng, tính tự trị và tính dẫn chủ làng xã
137. Câu ca dao: “Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn” phản ánh đặc
điểm gì trong tính cách của người Việt?
A. Tinh thần đoàn kết
B. Tinh thần tự lập
C. Óc bè phái, địa phương
D. Thói quen dựa dẫm vào tập thể

138. Những tên làng như Đặng Xá, Ngô Xá, Đỗ Xá... là sản phẩm của hình thức tổ
chức nông thôn theo:
A. Huyết thống
B. Nghề nghiệp
C. Lớp tuổi của nam giới
D. Cơ cấu hành chính

139. Thành ngữ “Sống lâu lên lão làng” phản ánh đặc điểm gì trong văn hóa tổ chức
nông thôn của người Việt?
A. Tính tôn ti trật tự
B. Tính gia trưởng
C. Thói bè phái
D. Thói dựa dẫm, ỷ lại

140. Trong bộ máy quản lý làng xã, nhóm quan viên nào quan trọng nhất, đóng vai
trò như một cơ quan lập pháp, có trách nhiệm bàn bạc và quyết định những công
việc của làng xã?
A. Hội đồng kỳ mục
B. Nhóm kỳ lão
C. Nhóm kỳ dịch
D. Lý trưởng

141. Trong bộ máy quản lý làng xã, nhóm quan viên nào đóng vai trò cơ quan hành
pháp, có trách nhiệm thực thi những quyết định của làng xã?
A. Hội đồng kỳ mục
B. Nhóm kỳ lão
C. Nhóm kỳ dịch
D. Lý trưởng
142. Làng xã Nam Bộ không có tổ chức chặt chẽ, ổn định, bền vững như làng xã Bắc
Bộ là do:
A. Làng xã Nam Bộ không có lũy tre bao quanh như làng xã Bắc Bộ
B. Làng xã Nam Bộ không có đất công để ban cấp cho người dân
C. Cư dân Nam Bộ là lưu dân tứ xứ tới khai hoang lập nghiệp
D. Tính cách người Nam Bộ phóng khoáng, cởi mở

143. Truyền thống “Khách đến nhà không gà thì gỏi” thể hiện đặc điểm nào trong
giao tiếp của người Việt?
A. Tính hiếu khách
B. Trọng danh dự
C. Trọng tình nghĩa
D. Tế nhị, ý tứ

144. Người Việt Nam đặc biệt coi trọng giao tiếp và rất thích giao tiếp, đặc điểm này
thể hiện trong thói quen?
A. Thích thăm viếng, hiếu khách
B. Ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá đối tượng giao tiếp
C. Tế nhị, ý tứ trong giao tiếp
D. Xem trọng nghi thức giao tiếp

145. Thói quen “vòng vo tam quốc” luôn đắn đo cân nhắc kỹ càng khi nói, phản ánh
đặc điểm gì trong văn hóa giao tiếp của người Việt?
A. Trọng danh dự
B. Tế nhị, ý tứ
C. Trọng tình cảm
D. Trọng nghi thức

146. Nhận định nào sau đây là không đúng về hệ thống xưng hô của người Việt?
A. Có tính thân mật hóa cao (Trọng tình cảm)
B. Có tính chất cộng đồng hóa
C. Chỉ sử dụng một ngôi duy nhất
D. Thể hiện tính tôn ti kỹ lưỡng

147. Trong giao tiếp của người Việt, việc quá coi trọng danh dự dẫn đến nhược
điểm?
A. Rụt rè
B. Tự cao
C. Thiếu tính quyết đoán
D. Bệnh sĩ diện

148. Trong các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của Việt Nam, loại hình
nào chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây sớm nhất?
A. Chèo
B. Tuồng
C. Múa rối
D. Cải lương

149. Trong các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của Việt Nam, loại hình
nào chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa sớm nhất?
A. Chèo
B. Tuồng
C. Múa rối
D. Cải lương

150. Loại hình sân khấu dân gian đặc sắc gắn liền với thiên nhiên, phản ánh quá
trình thích ứng với tự nhiên của người Việt trong đời sống nông nghiệp là?
A. Chèo
B. Tuồng
C. Múa rối
D. Cải lương

151. Loại hình nghệ thuật truyền thống đầu tiên ở Việt Nam được UNESCO công
nhận là Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại là?
A. Nhã nhạc cung đình Huế
B. Dân ca quan họ Bắc Ninh
C. Ca trù
D. Đờn ca tài tử Nam Bộ

152. Bộ tứ linh Long – Lân – Quy - Phụng được sử dụng phổ biến trong hội họa,
điêu khắc truyền thống với nhiều ý nghĩa sâu sắc. Trong đó, hình tượng con lân
mang ý nghĩa?
A. Biểu trưng cho ước vọng thái bình
B. Biểu trưng cho uy lực
C. Biểu trưng cho sự sống lâu
D. Biểu trưng cho hạnh phúc

153. Thủ pháp nghệ thuật chủ đạo của bức tranh dân gian Đông Hồ “đám cưới
chuột” là?
A. Biểu trưng kiểu lược bỏ các chi tiết
B. Biểu trưng kiểu lược bỏ tỉ lệ các bộ phận
C. Biểu trưng kiểu thay thế các tỉ lệ nhân vật
D. Biểu trưng kiểu thay đổi tỉ lệ các bộ phận

154. Bức tranh “Lợn đàn” (Tranh Đông Hồ) được ưa chuộng và dùng để treo Tết vì?
A. Người Việt yêu thích vật nuôi, gia súc, gia cầm
B. Bức tranh này khuyến khích chăn nuôi
C. Bức tranh này thể hiện ước vọng phồn thực, no đủ
D. Bức tranh này có màu sắc sặc sỡ vui

155. Muốn chuyển thành dân chính cư, dân ngụ cư phải thỏa mãn điều kiện nào sau
đây?
A. Đã cư trú lâu năm ở làng và phải có nhiều tài sản
B. Đã cư trú ở làng 3 đời trở lên, đã có một ít điền sản trong làng
C. Đã kết hôn với người trong làng và có cuộc sống ổn định
D. Đã tham gia vào hội đồng kỳ mục của làng

156. Chế độ thị tộc phụ quyền xuất hiện trong xã hội Việt Nam vào thời kỳ văn hóa
nào?
A. Văn hóa thời kỳ tiền sử
B. Văn hóa Văn Lang – Âu Lạc
C. Văn hóa thời kỳ Bắc thuộc
D. Văn hóa Đại Việt

157. Dưới thời các vua Hùng, kinh đô của nhà nước Văn Lang được đặt ở đâu?
A. Cổ Loa
B. Phong Châu
C. Mê Linh
D. Vạn An

158. Quốc hiệu Đại Việt được sử dụng ở nước ta vào thời kỳ nào?
A. Thời nhà Đinh
B. Thời nhà Lý
C. Thời nhà Hồ
D. Thời nhà Nguyễn

159. Năm Ất Mão, vua Lý Nhân Tông cho mở khoa thi đầu tiên để tuyển lựa nhân
tài. Người đỗ đầu trong kỳ thi đó là nhà Nho:
A. Lê Văn Hưu
B. Chu Văn An
C. Lê Văn Thịnh
D. Nguyễn Hiền

160. Tam khôi là danh hiệu để chỉ ba nho sĩ giỏi nhất, đỗ đầu trong kỳ:
A. Thi Hương
B. Thi Hội
C. Thi Đình
D. Tam giáp (cả ba kỳ thi)

161. Ông Đồ là tên gọi dân gian dành cho những người:
A. Có học hành
B. Có tham dự vào các kỳ thi của triều đình
C. Thi đỗ ba kỳ thi Hương (đỗ Tam trường)
D. Thi đỗ bốn kỳ thi Hương (đỗ Tứ trường)

162. Từ sau năm 1829, học vị dành cho những người thi đỗ cả bốn kỳ thi (tứ trường)
trong khoa thi Hương là:
A. Sinh đồ
B. Tú tài
C. Hương Cống
D. Cử nhân

163. Để đảm bảo sự công minh chính trực của hệ thống quan lại, triều đình phong
kiến đã đặt ra nhiều điều lệ để chế tài các quan. Điều lệ nào sau đây là không đúng:
A. Quan lại không được nhậm chức ở địa phương bản quán của mình
B. Quan lại không được giao du với đàn bà con gái nơi mình trấn nhậm
C. Quan lại không được tậu ruộng vườn, nhà cửa nơi mình trấn nhậm
D. Quan lại về hưu vẫn phải lui tới công đường để giúp đỡ cho vị quan mới

164. Thời Lý – Trần, Tăng quan và Đạo quan là chức quan:


A. Lo việc quốc phòng, luyện tập binh lính
B. Lo việc hành chính, tổ chức, lễ nghi
C. Lo việc bên trong hậu cung
D. Làm cố vấn chính trị cho triều đình

165. Bàn về quan niệm ăn uống của người Việt, nhận định nào sau đây là không
đúng:
A. Người Việt coi trọng việc ăn uống, mọi hành động đều lấy ăn làm đầu.
B. Người Việt coi ăn uống là văn hóa, thể hiện nghệ thuật sống và phẩm giá con
người.
C. Người Việt coi ăn uống là chuyện tầm thường không đáng nói.
D. Từ “ăn” trong tiếng Việt cực kỳ lý thú, phản ánh quá trình nhận thức đặc biệt
của người Việt về hiện tượng “ăn”

166. Cơ cấu bữa ăn truyền thống của người Việt là:


A. Cơm – rau – tương
B. Cơm – mắm – cá – rau
C. Lúa gạo – Rau quả - Thịt cá – Tương cà
D. Cơm – rau – cá – thịt

167. Thú uống rượu cần của người vùng cao là biểu hiện của:
A. Tính cộng đồng
B. Tính tự trị
C. Tính đoàn kết
D. Tính nông nghiệp

168. Nhận định nào sau đây là không đúng?


A. Miếng trầu là biểu hiện của nghi lễ trong các dịp cưới hỏi, tang ma, cúng giỗ...
B. Miếng trầu là biểu hiện của tình nghĩa keo sơn gắn bó trong quan hệ lứa đôi
C. Ăn cau trầu có tác dụng bảo quản răng và trị chứng hôi miệng, sâu răng...
D. Ăn trầu cau là tập tục cổ truyền chỉ có ở Việt Nam.

169. Trong văn hóa ẩm thực, để đảm bảo tính quân bình âm dương giữa con người
và môi trường, người Việt có thói quen:
A. Tuân thủ nghiêm ngặt luật âm-dương bù trừ và chuyển hóa khi chế biến
B. Ăn uống theo vùng khí hậu, theo mùa
C. Sử dụng thức ăn như những vị thuốc
D. Sử dụng gia vị để điều hòa âm-dương, thủy-hỏa của thức ăn

170. Theo quan niệm của người Việt, thức ăn dạng bao tử (trứng lộn, nhộng, heo
sữa...) là những thức ăn bổ dưỡng vì:
A. Đó là thức ăn quý truyền thống, dùng để đãi khách.
B. Thức ăn dạng bao tử góp phần điều chỉnh sự cân bằng âm dương trong cơ thể.
C. Thức ăn dạng bao tử đang ở đúng thời điểm có giá trị (đang trong quá
trình âm dương chuyển hóa) nên giàu chất dinh dưỡng.
D. Thức ăn dạng bao tử có giá trị dinh dưỡng cao, bổ sung đủ ngũ chất: bột -
nước-khoáng-đạm-béo.

171. Mùa đông, để giúp cơ thể chống lạnh, người Việt thường chọn ăn:
A. Những thức ăn có sự hài hòa âm-dương
B. Những thức ăn có tác dụng kích thích dịch vị
C. Những thức ăn âm tính như rau quả, tôm cá...
D. Những thức ăn dương tính như thịt, mỡ...

172. Thói quen “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” thể hiện đặc tính gì trong văn
hóa ẩm thực của người Việt?
A. Tính tổng hợp
B. Tính mực thước
C. Tính linh hoạt
D. Tính biện chứng

173. Tục ăn trầu cau, truyền thuyết trầu cau... thể hiện tính chất nào trong văn hóa
Việt:
A. Linh hoạt
B. Biện chứng
C. Tổng hợp
D. Linh hoạt và biện chứng

174. Tập quán dùng gia vị trong ăn uống của người Việt có tác dụng:
A. Điều hòa âm dương trong cơ thể
B. Điều hòa âm dương giữa con người với môi trường tự nhiên
C. Điều hòa âm dương, thủy-hỏa của thức ăn
D. Điều hòa âm dương giữa cơ thể với khí hậu

175. Mùa hè, để giúp cơ thể giải nhiệt, người Việt thường chọn ăn:
A. Những thức ăn có sự hài hòa âm-dương
B. Những thức ăn có tác dụng kích thích dịch vị
C. Những thức ăn âm tính (rau quả, tôm cá...), chế biến với nhiều nước và vị
chua.
D. Những thức ăn dương tính thịt, mỡ...) được chế biến khô (rim, xào, rán...)

176. Người Việt có tập quán ăn uống theo khí hậu, “mùa nào thức ấy”. Thói quen
này nhằm:
A. Đảm bảo sự hài hòa âm dương của thức ăn
B. Đảm bảo sự quân bình âm dương trong cơ thể
C. Đảm bảo sự quân bình âm dương giữa con người và môi trường
D. Điều chỉnh sự mất cân bằng âm dương trong cơ thể

177. Y phục truyền thống của người Việt bị chi phối bởi hai yếu tố chính là:
A. Khí hậu nhiệt đới nóng bức và nghề trồng lúa nước
B. Ứng phó với môi trường tự nhiên và khắc phục những nhược điểm của cơ
thể
C. Sử dụng chất liệu có nguồn gốc thực vật và sự linh hoạt trong cách mặc
D. Trang phục lao động và trang phục lễ hội

178. Màu sắc trang phục truyền thống được ưa thích của người bình dân ở miền Bắc
là:
A. Màu nâu, gụ
B. Màu đen
C. Màu tím
D. Màu hồng, đỏ, vàng
179. Màu sắc trang phục truyền thống được ưa thích của người bình dân ở miền Nam
là:
A.Màu nâu, gụ
B. Màu đen
C. Màu tím
D.Màu hồng, đỏ, vàng

180. Chất liệu may mặc truyền thống và thông dụng của người Việt là:
A. Lụa tơ tằm
B. Vải tơ chuối
C. Vải bông
D. Các chất liệu mỏng, nhẹ, thoáng

181. Cư dân Việt cổ thường có tục xăm mình với mục đích:
A. Làm đẹp
B. Tránh bị thủy quái làm hại
C. Làm bùa trừ tà
D. Trừ lam sơn chướng khí

182. Chiếc yếm là trang phục truyền thống đặc thù của phụ nữ Việt xưa. Phụ nữ
thanh nhàn ở thành thị thường mặc:
A. Yếm nâu
B. Yếm hồng
C. Yếm thắm
D. Yếm trắng

183. Trang phục áo dài được xem là biểu tượng độc đáo của văn hóa trang phục
Việt?
A. Áo dài
B. Chiếc yếm
C. Nón quai thao
D. Áo tứ thân

184. Điền vào chỗ trống cho câu tục ngữ hoàn chỉnh: “Đàn ông... đuôi lươn, đàn bà...
hở lườn mới xinh”
A. Đóng khố/ Mặc yếm
B. Đóng khố/ Yếm thắm
C. Mặc khố/ mặc yếm
D. Mặc khố/ yếm thắm

185. Chiếc quần trong trang phục của người Việt có nguồn gốc từ:
A. Ấn Độ
B. Đông Nam Á
C. Trung Hoa
D. Trang phục bản địa

186. Người có công khai sáng và định hình cho chiếc áo dài truyền thống Việt Nam
là:
A. Vua Minh Mạng
B. Chúa Nguyễn Phúc Khoát
C. Họa sĩ Cát Tường
D. Họa sĩ Lê Phổ

187. Trang phục nào đã đi vào ca dao, dân ca Việt Nam và trở thành biểu tượng đẹp
của tình yêu nam nữ?
A. Áo dài
B. Chiếc yếm
C. Nón quai thao
D. Áo tứ thân

188. Trong kiến trúc, hình thức tổ chức không gian phổ biến của những ngôi nhà
Việt truyền thống là:
A. Nhà ba gian
B. Nhà gạch
C. Nhà tre lợp lá
D. Nhà tranh vách đất

189. Tiêu chuẩn truyền thống của ngôi nhà Việt Nam về mặt cấu trúc là:
A. Nhà cao cửa rộng
B. Ứng phó với môi trường sông nước ngập lụt quanh năm
C. Đón gió mát và tránh nóng
D. Tạo không gian thoáng mát , giao hòa với tự nhiên
190. Theo các tiêu chí truyền thống đã được xác định và công nhận, những ngôi nhà
của người Việt thường quay về hướng:
A. Đông
B. Tây
C. Nam
D. Bắc

191. Ngôi nhà truyền thống của người Việt thường được làm với chiếc mái cong mô
phỏng hình con thuyền, nhằm mục đích:
A. Tạo cảm giác trang nghiêm, đường bệ
B. Tạo dáng vẻ thanh thoát và cảm giác bay bổng cho ngôi nhà
C. Tạo độ dốc khiến nước thoát nhanh, tránh hư mục mái
D. Tạo không gian thoáng mát, giao hòa với tự nhiên

192. Con vật nào sau đây được người Việt cổ chọn làm hình xăm trên mình?
A. Con hổ
B. Cá sấu
C. Con thuồng luồng
D. Con rồng

193. Theo phong thủy, tấm bình phong trong kiến trúc truyền thống của người Việt
có tác dụng:
A. Che chắn không cho gió độc lùa vào nhà
B. Ngăn không để con đường trước mặt đâm thẳng vào nhà
C. Ngăn chặn khí xấu và các yếu tố bất lợi cho gia chủ
D. Giữ cho ngôi nhà ấm cúng và kín đáo

194. Hiếu phục là trang phục mặc trong dịp nào?


A. Lễ hội
B. Tang ma
C. Giỗ chạp
D. Cúng đình
195. Ở nông thôn, hàng rào giữa hai nhà thường được là một rặng cây xén thấp để
hai bên dễ nói chuyện với nhau, khi cần có thể “lách rào” đi tắt sang nhà nhau.
Điều này thể hiện đặc điểm gì trong truyền thống văn hóa dân tộc
A. Tính cộng đồng
B. Tính tự trị
C. Tính dân chủ
D. Tính trọng tình

196. Người Việt phân biệt thức ăn theo 5 mức âm dương, ứng với Ngũ Hành. Theo
đó, gừng thuộc vị:
A. Hàn
B. Nhiệt
C. Ôn
D. Lương

197. Tục vẽ mắt thuyền xuất hiện ở nước ta vào thời kỳ nào?
A. Trước công nguyên
B. Thời Lý-Trần
C. Thời Hậu Lê
D. Thời nhà Nguyễn

198. Học thuyết Phật giáo là học thuyết về nỗi đau khổ và sự giải thoát con người
khỏi nỗi đau khổ. Cốt lõi của học thuyết này được thể hiện qua:
A. Khổ đế
B. Nhân đế
C. Đạo đế
D. Tứ diệu đế

199. Toàn bộ giáo lý của Phật giáo được xếp thành mấy tạng?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

200. Sau khi truyền vào Việt Nam, Phật giáo phát triển cực thịnh và trở thành quốc
giáo vào thời kỳ nào trong lịch sử Việt Nam?
A. Trước Công nguyên
B. Thời Bắc thuộc
C. Thời Lý-Trần
D. Thời nhà Lê

201. Vua Trần Nhân Tông là vị vua Việt Nam đầu tiên xuất gia tu tập và lập ra Thiền
phái:
A. Tì-ni-đa-lưu-chi
B. Vô ngôn thông
C. Thảo đường
D. Trúc Lâm

202. Từ Trung Hoa, có ba tông phái Phật giáo được truyền vào Việt Nam là:
A. Tiểu Thừa – Đại Thừa – Đại Chúng
B. Ti-ni-đa-lưu-chi - Vô ngôn thông - Thảo đường
C. Thiền tông – Tịnh Độ Tông – Mật Tông
D. Bắc Tông – Nam Tông – Mật Tông

203. Chủ trương tu tập của phái Thiền Tông – Phật giáo Việt Nam là:
A. Dựa vào sự giúp đỡ từ bên ngoài để cứu chúng sinh thoát khổ (đi chùa lễ Phật,
thường xuyên tụng niệm...)
B. Đề cao cái “Tâm”, tập trung trí tuệ suy nghĩ (thiền) để tự mình tìm ra
chân lý
C. Sử dụng những phép tu huyền bí để mau chóng đạt đến giác ngộ và giải thoát
D. Không cố chấp theo kinh điển, khoan dung đại lượng trong thực hiện giáo luật

204. Chủ trương tu tập của phái Tịnh Độ Tông – Phật giáo Việt Nam là:
A. Dựa vào sự giúp đỡ từ bên ngoài để cứu chúng sinh thoát khổ (đi chùa lễ Phật,
thường xuyên tụng niệm...)
B. Đề cao cái “Tâm”, tập trung trí tuệ suy nghĩ (thiền) để tự mình tìm ra chân lý
C. Sử dụng những phép tu huyền bí để mau chóng đạt đến giác ngộ và giải
thoát
D. Không cố chấp theo kinh điển, khoan dung đại lượng trong thực hiện giáo luật

205. Phật giáo Hòa Hảo là sự cải biến linh hoạt của Phật giáo Nam Bộ trên cơ sở
tổng hợp đạo Phật với:
A. Đạo ông bà
B. Đạo giáo
C. Nho giáo
D. Kiô giáo

206. Phật giáo Hòa Hảo lấy pháp môn Tịnh độ tông làm căn bản, kết hợp với đạo lý
truyền thống của dân tộc đề ra thuyết Tứ ân (ơn). Trong bốn ơn đó, ơn tổ tiên cha
mẹ được xếp vào:
A. Hàng thứ nhất
B. Hàng thứ hai
C. Hàng thứ ba
D. Hàng thứ tư

207. “An Nam tứ đại khí” là bốn công trình nghệ thuật lớn được truyền tụng trong
lịch sử, gồm có:
A. Chùa Một Cột – Chùa Phật Tích – Chùa Dạm – Chùa Quỳnh Lâm
B. Chùa Một Cột – Tháp Bút - Chùa Dạm – Chùa Pháp Vân
C. Chùa Một Cột – Tháp Báo Thiên – Chuông Quy Điền – Vạc Phổ Minh
D. Tượng phật Chùa Quỳnh Lâm - Tháp Báo Thiên - Chuông Quy Điền -
Vạc Phổ Minh

208. Phật giáo cho rằng con đường diệt khổ, giải thoát và giác ngộ đòi hỏi phải rèn
luyện đạo đức (giới), tư tưởng (định) và khai sáng trí tuệ (tuệ). Trong giáo lý của
đạo Phật, chân lý chỉ ra con đường để diệt khổ là:
A. Khổ đế
B. Nhân đế
C. Diệt đế
D. Đạo đế

209. Phật giáo cho rằng trạng thái buồn phiền phổ biến của con người là do sinh, lão,
bệnh, tử, do ham muốn không được thỏa mãn... Trong giáo lý của đạo Phật, chân lý
chỉ ra bản chất nỗi khổ của cõi đời là:
A. Khổ đế
B. Nhân đế
C. Diệt đế
D. Đạo đế
210. Vào Việt Nam, Đức Phật gần gũi với hình ảnh ông Bụt, rất nhiều khi được
đồng nhất những vị thần trong tín ngưỡng truyền thống, có khả năng cứu giúp
người lành thoát khỏi tai họa, ban lộc để làm ăn, cứu độ siêu sinh cho người chết...
Điều này thể hiện đặc điểm gì của Phật giáo Việt Nam?
A. Tính linh hoạt
B. Tính nhập thế
C. Tính tổng hợp
D. Tính cộng đồng

211. Phật giáo Việt Nam kết hợp chặt chẽ việc đạo và việc đời: các cao tăng tham
gia vào chính sự, đấu tranh đòi hòa bình và độc lập dân tộc, tham gia vào các hoạt
động từ thiện xã hội... Điều này thể hiện đặc điểm gì của Phật giáo Việt Nam?
A. Tính linh hoạt
B. Tính nhập thế
C. Tính tổng hợp
D. Khuynh hướng thiên về nữ tính

212. Nội dung của học thuyết Phật giáo là:


A. Chân lý về nỗi đau khổ và sự giải thoát con người khỏi nỗi khổ
B. Bàn về đường lối trị nước và đạo đức làm người
C. Dạy tu tiên, luyện đan, cầu trường sinh bất tử
D. Coi trọng việc sống phúc đức, trung thực, từ bi hỉ xả

213. Thời gian đầu, khi được truyền trực tiếp từ Ấn Độ vào Việt Nam, Phật giáo
Giao Châu lúc này thuộc trường phái:
A. Đại thừa Bắc Tông
B. Đại thừa Nam Tông
C. Tiểu thừa Nam Tông
D. Tiểu thừa Bắc Tông

214. Hiện tượng “Tam giáo đồng nguyên”, “Tam giáo đồng quy” trong văn hóa Việt
phản ánh đặc điểm gì của Phật giáo Việt Nam?
A. Sự tổng hợp giữa các tông phái Phật giáo với nhau
B. Sự tổng hợp giữa Phật giáo và các tín ngưỡng truyền thống
C. Sự tổng hợp giữa Phật giáo và các tôn giáo khác
D. Khuynh hướng “tu tại gia”, “Phật tại tâm” trong dân gian

215. Người Việt thường quan niệm rằng: “Tu đâu cho bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ
mới là chân tu”. Quan niệm này phản ánh đặc điểm gì của Phật giáo Việt Nam?
A. Tính nhập thế
B. Tính linh hoạt
C. Tính tổng hợp
D. Tính linh hoạt và tính tổng hợp

216. Suốt thời Bắc thuộc, Nho giáo không được xã hội Việt Nam tiếp nhận rộng rãi
vì:
A. Nho giáo phục vụ mưu đồ Hán hóa và nô dịch dân Việt
B. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” của Nho giáo không phù hợp với tư duy trọng
nữ truyền thống.
C. Nội dung truyền bá của Nho giáo thời kỳ này vừa hạn hẹp, vừa mang tính áp
đặt.
D. Nho giáo được truyền bá chủ yếu bởi nho sĩ Trung Hoa

217. Người sáng lập ra Nho giáo là:


A. Mạnh Tử
B. Khổng Tử
C. Lão Tử
D. Trang Tử

218. Ở Việt Nam, Nho giáo phát triển cực thịnh, chiếm địa vị độc tôn và trở thành
quốc giáo vào:
A. Thời Bắc thuộc
B. Thời Lý-Trần
C. Thời Hậu Lê
D. Thời nhà Nguyễn

219. Nội dung của học thuyết Nho giáo là:


A. Chân lý về nỗi đau khổ và sự giải thoát con người khỏi nỗi khổ
B. Bàn về đường lối trị nước và đạo đức làm người
C. Dạy tu tiên, luyện đan, cầu trường sinh bất tử
D. Coi trọng việc sống phúc đức, trung thực, từ bi hỉ xả
220. Năm đức tính cơ bản của người quân tử được Nho giáo đề cao là:
A. Trí – Tín – Nhân – Dũng – Trực
B. Trung – Hiếu- Tín – Nhân –Dũng
C. Nhân – Nghĩa – Lễ - Trí – Tín
D. Trung – Lễ - Dũng – Tín – Kiêm

221. Tài đảm đang, vén khéo của người phụ nữ trong công việc nội trợ là đức nào
trong “Tứ đức”?
A. Công
B. Dung
C. Ngôn
D. Hạnh

222. Theo quan niệm Nho giáo, kim chỉ nam cho mọi hành động của người quân tử
trong công việc cai trị là phương châm:
A. Trung quân –Hiếu đạo
B. Nhân trị - Chính danh
C. Tam cương – Ngũ thường
D. Đạt “đạo” – Đạt “đức”

223. Để giữ gìn tôn ti trật tự trong xã hội, Nho giáo đòi hỏi mỗi người phải hành xử
đúng với vị trí, vai trò, trách nhiệm, bổn phận của mình. Đó là nội dung chính của
thuyết:
A. Tam cương
B. Chính danh
C. Ngũ thường
D. Nhân trị

224. Thời phong kiến, pháp luật Việt Nam luôn hướng tới mục đích trau dồi đạo đức,
nhân cách, chú trọng duy trì thuần phong mỹ tục... là do chịu ảnh hưởng của tư
tưởng:
A. Tu thân
B. Chính danh
C. Ngũ thường
D. Nhân trị
225. Về phương diện đạo đức, đóng góp quan trọng nhất của Nho giáo ở Việt Nam
là:
A. Tạo nên truyền thống hiếu học trong văn hóa Việt
B. Chú trọng việc giáo dục, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cá nhân
C. Tư tưởng nhân trị, dân bản trở thành đường lối trị nước của vua quan Việt
Nam.
D. Giúp triều đình tổ chức và quản lý đất nước

226. Ý nghĩa tích cực của tư tưởng “chính danh” trong Nho giáo là:
A. Cai trị bằng tình người, yêu người như bản thân mình
B. Làm cho con người ý thức được vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình một
cách rõ ràng.
C. Đòi hỏi người quân tử phải có vốn văn hóa toàn diện
D. Đòi hỏi người quân tử phải đem tài đức ra giúp đời, giúp nước

227. Ngôi chùa có lịch sử hình thành sớm nhất trên đất Việt, được xem là Pháp
Nguyên Tổ Đình của Phật giáo Việt Nam là:
A. Chùa Một Cột (Thăng Long)
B. Chùa Quan Sứ (Thăng Long)
C. Chùa Bút Tháp (Bắc Ninh)
D. Chùa Pháp Vân (Thuận Thành – Bắc Ninh)

228. Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ là người lập nên Phật giáo Hòa Hảo. Tên gọi “Hòa
Hảo” có ý nghĩa là:
A. Chỉ địa danh quê hương của giáo chủ
B. Thể hiện tinh thần hiếu hòa và giao hảo
C. Thể hiện tinh thần tốt đời – đẹp đạo
D. Địa danh quê hương của giáo chủ và tinh thần hiếu hòa và giao hảo

229. Trong tác phẩm “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu có câu “Thà đui mà
giữ đạo nhà. Còn hơn sáng mắt ông cha không thờ”. Theo quan niệm dân gian
truyền thống của thời kỳ này, Đạo nhà trong câu thơ trên là đạo nào?
A. Đạo Phật
B. Đạo thờ cúng tổ tiên
C. Đạo Hòa hảo
D. Đạo Cao Đài

230. Trong bộ “Tứ thư” của Nho gia, cuốn nào tập trung bàn về quan niệm sống
dung hòa, không thái quá, không bất cập?
A. Luận ngữ
B. Đại học
C. Trung dung
D. Mạnh Tử

231. Trong bộ “Tứ thư” của Nho gia, cuốn nào dạy phép làm người để trở thành bậc
quân tử?
A. Luận ngữ
B. Đại học
C. Trung dung
D. Mạnh Tử

232. Tiến sĩ (hay Thái học sinh) là danh hiệu dành cho những sĩ tử thi đỗ trong kỳ thi
nào?
A. Thi Hương
B. Thi Hội
C. Thi Đình
D. Cả ba kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình (tam giác)

233. Thời nhà Lê, trong kỳ thi Hương, sĩ tử thường phải trải qua 4 trường thi với 4
môn khác nhau. Môn thi bàn về sách lược của tiền nhân (Trung Hoa), hỏi về những
điểm khác nhau giữa Ngũ Kinh và Tứ Thư cùng chính sự xấu, tốt của các đời trước
gọi là kỳ thi:
A. Kinh nghĩa, thư nghĩa
B. Chiếu, chế, biểu
C. Thơ phú
D. Văn sách

You might also like