You are on page 1of 26

250 CÂU HỎI ÔN TẬP

CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM


1. “Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa
con người với môi trường tự nhiên và xã hội” là định nghĩa văn hóa của ai?
A. Hồ Chí Minh
B. Cao Xuân Hạo
C. Trần Ngọc Thêm
D. Phan Ngọc
2. Chức năng nào của văn hóa được xem như là một thứ “gen” xã hội di truyền
phẩm chất con người lại cho các thế hệ mai sau?
A. Chức năng giao tiếp
B. Chức năng tổ chức xã hội
C. Chức năng điều chỉnh xã hội
D. Chức năng giáo dục.
3. Lịch cổ truyền của Việt Nam là loại lịch nào?
A.Lịch thuần dương
B.Lịch thuần âm
C.Lịch âm dương
D.Âm lịch
4. Chức năng nào của văn hóa được xem như sợi dây nối liền giữa con người với
con người?
A. Chức năng điều chỉnh xã hội
B. Chức năng tổ chức xã hội
C. Chức năng giao tiếp
D. Chức năng giáo dục
5. Chức năng điều chỉnh xã hội tương ứng với đặc trưng nào của văn hóa?
A. Tính lịch sử
B. Tính giá trị
C. Tính nhân sinh
D. Tính hệ thống
6. Đặc trưng nào cho phép phân biệt văn hóa (như một hiện tượng xã hội do con
người tạo ra) với các giá trị tự nhiên (do thiên nhiên tạo ra)?
A. Tính lịch sử
B. Tính nhân sinh
C. Tính giá trị
D. Tính hệ thống.
7. Chức năng nào của văn hóa giúp xã hội định hướng các chuẩn mực và làm
động lực cho sự phát triển?
A. Chức năng tổ chức xã hội
B. Chức năng điều chỉnh xã hội
C. Chức năng giao tiếp
D. Chức năng giáo dục.
8. Chức năng điều chỉnh xã hội của văn hóa thể hiện ở:
A. Hình thành trong một quá trình và tích lũy qua nhiều thế hệ.
B. Giúp cho xã hội được trạng thái cân bằng động, không ngừng tự hoàn thiện,
động lực cho sự phát triển của xã hội.
C. Bảo đảm tính kế tục lịch sử của văn hóa.
D. Làm tăng độ ổn định, là nền tảng của xã hội.
9. Chức năng tổ chức của văn hóa thể hiện ở:
A. Hình thành trong một quá trình và tích lũy qua nhiều thế hệ.
B. Giúp cho xã hội được trạng thái cân bằng động, không ngừng tự hoàn thiện,
động lực cho sự phát triển của xã hội.
C. Bảo đảm tính kế tục lịch sử của văn hóa.
D. Làm tăng độ ổn định, là nền tảng của xã hội
1
10. Văn minh là khái niệm:
A. Thiên về giá trị tinh thần và chỉ trình độ phát triển
B. Thiên về giá trị tinh thần và có bề dày lịch sử
C. Thiên về giá trị vật chất-kỹ thuật và chỉ trình độ phát triển.
D. Thiên về giá trị vật chất và có bề dày lịch sử
11. Khái niệm nào sau đây mang tính quốc tế?
A. Văn hiến
B. Văn hóa
C. Văn vật
D. Văn minh.
12. Các yếu tố văn hóa truyền thống lâu đời và tốt đẹp của dân tộc, thiên về giá
trị tinh thần gọi là:
A. Văn hiến
B. Văn minh
C. Văn hóa
D. Văn vật
13. Sự đa dạng của môi trường tự nhiên và sự đa dạng của các tộc người trong
thành phần dân tộc đã tạo nên đặc điểm gì của văn hóa Việt Nam?
A. Mỗi vùng văn hóa có một bản sắc riêng, có tính thống nhất trong sự đa dạng.
B. Sự tương đồng giữa các vùng văn hóa
C. Sự khác biệt giữa các vùng văn hóa
D. Bản sắc chung của văn hóa
14. Trong lối nhận thức, tư duy, loại hình văn hoá gốc nông nghiệp có đặc điểm:
A. Tư duy thiên về tổng hợp và biện chứng; cách nhìn thiên về chủ quan, cảm
tính và kinh nghiệm.
B. Tư duy thiên về phân tích và trọng yếu tố; cách nhìn thiên về chủ quan, cảm
tính và kinh nghiệm
C. Tư duy thiên về tổng hợp và trọng yếu tố; cách nhìn thiên về chủ quan, lý
tính và kinh nghiệm
D. Tư duy thiên về tổng hợp và biện chứng; cách nhìn thiên về khách quan, cảm
tính và thực nghiệm
3
15. Trong quá trình giao lưu với các nền văn hóa phương Đông và phương Tây,
văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm nhất của nền văn hóa nào?
A. Ấn Độ
B. Trung Hoa
C. Mỹ
D. Pháp
16. Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp chứa các đặc trưng nào?
A. Linh hoạt.
B. Trọng tình cảm
C. Sống định cư
D. Cả 3 đều đúng
17. Đặc tính cơ bản trong tư duy người Việt là:
A. Tính tổng hợp và biện chứng, tư duy lưỡng phân, lưỡng hợp
B. Tính cộng đồng, tính dân chủ, tính linh hoạt.
C. Tính dân chủ, tính lưỡng phân, tính linh hoạt
D. Tính tổng hợp, tính linh hoạt, tính dân chủ.
18. Điểm khác nhau giữa hai loại hình văn hóa nông nghiệp lúa nước và văn hóa
gốc du mục là:
A. Văn hóa nông nghiệp coi trọng cá nhân, văn hóa du mục coi trọng cộng đồng.
B. Văn hóa nông nghiệp coi trọng cộng đồng, văn hóa du mục coi trọng cá nhân.
C. Văn hóa nông nghiệp coi trọng sức mạnh, văn hóa du mục coi trọng tình
nghĩa.
D. Văn hóa nông nghiệp độc đoán, văn hóa du mục hiền hòa.
19. Văn hiến và văn vật khác nhau về:
A. Tính lịch sử
B. Tính dân tộc
C. Tính hệ thống
D. Tính giá trị
20. Khác biệt của hai loại hình văn hóa gốc nông nghiệp và gốc du mục thể hiện
ở:
4
A. Kiến trúc nhà phương Đông không cao, ẩn mình, hòa vào thiên nhiên, kiến
trúc nhà phương Tây thường cao, nhiều cửa sổ.
B. Kiến trúc nhà phương Tây không cao, ẩn mình, hòa vào thiên nhiên, kiến trúc
nhà phương Đông thường cao, nhiều cửa sổ.
C. Thức ăn phương Đông thường là động vật, phương Tây thường là thực vật.
D. Kinh tế truyền thống của phương Đông là du mục, phương Tây là nông
nghiệp.
21. Theo Trần Ngọc Thêm, ăn, mặc, ở, đi lại là những yếu tố thuộc thành tố văn
hóa nào?
A. Văn hóa nhận thức
B. Văn hóa tổ chức cộng đồng
C. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
D. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
22. “Một xã hội của con người là một cộng đồng được tổ chức một cách bền
vững và ăn khớp với nền văn hóa của cộng đồng ấy”, chỉ mối quan hệ giữa:
A. Văn hóa và con người
B. Văn hóa và tự nhiên
C. Văn hóa và xã hội
D. Văn hóa và cộng đồng.
23. Lối ứng xử năng động và linh hoạt giúp người Việt thích nghi cao với mọi
tình huống, nhưng đồng thời cũng có mặt trái là:
A. Thói dựa dẫm, ỷ lại
B. Thói cào bằng, đố kỵ
C. Thói tùy tiện
D. Thói bè phái
24. Văn hóa giao tiếp trong cấu trúc văn hóa của Trần Ngọc Thêm là yếu tố
thuộc thành tố:
A. Văn hóa nhận thức
B. Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân
C. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
D. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
5
25. Trong cấu trúc văn hóa của Trần Ngọc Thêm, Triết lý âm dương thuộc về
thành tố:
A. Văn hóa nhận thức
B. Văn hóa tâm linh
C. Văn hóa tổ chức
D. Văn hóa ứng xử
26. Chủng Nam Á gồm các nhóm:
A. Môn - Khmer, Việt - Mường, Tày – Thái, Mèo - Dao.
B. Môn - Khmer, Việt - Mường, Chàm - Thái.
C. Môn - Khmer, Việt - Mường, Tày – Thái, Chàm - Dao.
D. Môn - Khmer, Việt - Mường, Chàm – Thái, Mèo - Dao.
27. Vùng nông nghiệp Đông Nam Á được nhiều học giả phương Tây gọi là:
A. Xứ sở mẫu hệ.
B. Xứ sở phụ hệ.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
D. Cả hai ý trên đều sai.
28. Vùng văn hóa nào lưu giữ được truyền thống văn hóa bản địa đậm nét, gần
gũi với văn hóa Đông
Sơn nhất?
A. Vùng văn hóa Việt Bắc
B. Vùng văn hóa Tây Bắc
C. Vùng văn hóa Bắc Bộ
D. Vùng văn hóa Tây Nguyên
29. Trong cấu trúc văn hóa của Trần Ngọc Thêm, Triết lý âm dương thuộc về
thành tố:
A. Văn hóa nhận thức
B. Văn hóa tâm linh
C. Văn hóa tổ chức
D. Văn hóa ứng xử
6
30. Xét về tính giá trị, sự khác nhau giữa văn hóa và văn minh là:
A. Văn hóa gắn với phương Đông nông nghiệp, văn minh gắn với phương Tây
đô thị
B. Văn minh chỉ trình độ phát triển, văn hóa có bề dày lịch sử
C. Văn minh thiên về vật chất-kỹ thuật, văn hóa thiên về vật chất lẫn tinh thần
D. Văn hóa mang tính dân tộc, văn minh mang tính quốc tế
31. Vùng văn hóa nào có truyền thống lâu đời và là cái nôi hình thành văn hóa,
văn minh của dân tộc
Việt?
A. Vùng văn hóa Trung Bộ
B. Vùng văn hóa Bắc Bộ
C. Vùng văn hóa Nam bộ
D. Vùng văn hóa Việt Bắc
32. Làng Đông Sơn – chiếc nôi của nền văn minh Đông Sơn trong lịch sử thuộc
vùng văn hóa nào sau đây?
A. Tây Bắc
B. Việt Bắc
C. Bắc Bộ
D. Đông Bắc
33. Thời kỳ 179TCN- 938 ứng với giai đoạn nào trong các tiến trình lịch sử của
văn hóa Việt Nam?
A. Giai đọan văn hoá tiền sử
B. Giai đoạn văn hóa Văn Lang- Âu Lạc
C. Giai đoạn văn hóa Bắc thuộc và chống Bắc thuộc
D. Giai đoạn văn hóa Đại Việt
34. Thành tựu nổi bật của giai đoạn văn hóa Văn Lang – Âu Lạc là:
A. Nghề thủ công mỹ nghệ
B. Kỹ thuật đúc đồng thau
C. Nghề trồng dâu nuôi tằm
D. Kỹ thuật chế tạo đồ sắt
7
35. Tín ngưỡng, phong tục tập quán trong cấu trúc văn hóa của Trần Ngọc
Thêm là yếu tố thuộc thành tố:
A. Văn hóa nhận thức
B. Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân
C. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
D. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
36. Trống đồng Đông Sơn là thành tựu thuộc giai đoạn văn hóa nào?
A. Giai đoạn văn hoá tiền sử
B. Giai đoạn văn hóa Văn Lang- Âu Lạc
C. Giai đoạn văn hóa Bắc thuộc và chống Bắc thuộc
D. Giai đoạn văn hóa Đại Việt
37. Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của giai đoạn văn hóa Việt Nam thời
kỳ Bắc thuộc và chống
Bắc thuộc là:
A. Giao lưu một cách cưỡng bức với văn hóa Ấn Độ
B. Tiếp biến văn hóa Trung Hoa và làm giàu văn hóa dân tộc
C. Giao lưu tự nhiên với văn hóa phương Tây
D. Văn hóa truyền thống của dân tộc bị đồng hóa.
38. Thời kỳ văn hóa Văn Lang - Âu Lạc có ba trung tâm văn hóa lớn là:
A. Văn hóa Đông Sơn – Văn hóa Sa Huỳnh – Văn hóa Óc Eo
B. Văn hóa Hòa Bình – Văn hóa Sơn Vi – Văn hóa Phùng Nguyên
C. Văn hóa Đông Sơn – Văn hóa Sa Huỳnh – Văn hóa Đồng Nai
D. Văn hóa châu thổ Bắc Bộ – Văn hóa Chămpa – Văn hóa Óc Eo
39. Điệu múa xòe là đặc trưng trong nghệ thuật biểu diễn của vùng văn hóa nào?
A. Vùng văn hóa Tây Bắc
B. Vùng văn hóa Bắc Bộ
C. Vùng văn hóa Việt Bắc
D. Vùng văn hóa Trung Bộ
8
40. Hệ thống “Mương – Phai – Lái – Lịn” là hệ thống tưới tiêu nông nghiệp đặc
trưng của:
A. Vùng văn hóa Trung Bộ
B. Vùng văn hóa Bắc Bộ
C. Vùng văn hóa Việt Bắc
D. Vùng văn hóa Tây Bắc
41. Sự tương đồng giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa khu vực Đông Nam Á
được hình thành từ:
A. Lớp văn hóa bản địa với nền của văn hóa Nam Á và Đông Nam Á
B. Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực
C. Lớp văn hóa giao lưu với phương Tây
D. Sự mở cửa giao lưu với các nền văn hóa trên toàn thế giới.
42. Mai táng bằng chum gốm (mộ chum) là phương thức đặc thù của cư dân
thuộc nền văn hóa nào?
A. Văn hóa Đông Sơn
B. Văn hóa Sa Huỳnh
C. Văn hóa Óc Eo
D. Văn hóa Đồng Nai
43. Kiểu nhà ở phổ biến vào thời kỳ văn hóa Văn Lang – Âu Lạc là:
A. Nhà thuyền
B. Nhà đất bằng
C. Nhà sàn
D. Nhà bè
44. Chế phẩm đặc thù của văn hóa Đồng Nai là:
A. Khuyên tai hai đầu thú
B. Mộ chum gốm
C. Trang sức bằng vàng
D. Đàn đá
45. Nền văn học chữ viết của người Việt chính thức xuất hiện vào thời kỳ nào?
A. Thời Bắc thuộc
9
B. Thời Lý – Trần
C. Thời Minh thuộc
D. Thời Hậu Lê
46. Các định lệ khuyến khích người đỗ đạt như lễ xướng danh, lễ vinh quy bái
tổ, lễ khắc tên lên bia tiến sĩ... được triều đình ban hành vào thời kỳ nào?
A. Thời Bắc thuộc
B. Thời Lý – Trần
C. Thời Hậu Lê
D. Thời nhà Nguyễn
47. Theo quan niệm của đồng bào Giẻ (Triêng) ở Tây Nguyên, cồng chiêng là
biểu tượng cho:
A. Thần Sấm – tính Nam
B. Mặt trời – tính Nam
C. Mặt trăng – tính Nữ
D. Đất – tính Nữ
48. Kinh thành Thăng Long được chia thành 36 phố phường vào thời kỳ nào?
A. Thời Lý – Trần
B. Thời Minh thuộc
C. Thời Hậu Lê
D. Thời nhà Nguyễn
49. Dưới góc độ triết học, nội dung của triết lý âm dương bàn về:
A. Hai tố chất cơ bản tạo ra vũ trụ và vạn vật
B. Bản chất và sự chuyển hóa của vũ trụ và vạn vật.
C. Các cặp đối lập trong vũ trụ
D. Quy luật âm dương chuyển hóa
50. Vào thời nhà Nguyễn, Ki-tô giáo lại không được triều đình khuyến khích
phát triển vì:
A. Hoạt động truyền giáo tạo nguy cơ bất ổn về chính trị
B. Nhân dân không chấp nhận Ki-tô giáo
10
C. Bảo tồn truyền thống đạo đức và thuần phong mỹ tục
D. Đáp án a và c đúng
51. Xét dưới góc độ triết lý âm dương, loại hình văn hóa gốc nông nghiệp xếp
vào:
A. Văn hóa trọng dương
B. Văn hóa trọng âm
C. Cả hai ý trên đều đúng
D. Cả hai ý trên đều sai
52. Câu tục ngữ: “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời” phản ánh quy luật
nào của triết lý âm -
dương?
A. Quy luật về bản chất các thành tố
B. Quy luật âm dương xung khắc
C. Quy luật nhân quả
D. Quy luật âm dương chuyển hóa
53. Thời kỳ đầu, Ki-tô giáo không được người Việt đón nhận rộng rãi dù du
nhập vào Việt Nam vào thời điểm rất
thuận lợi vì:
A. Là tôn giáo của kẻ thù xâm lược
B. Tôn giáo có dính líu và thỏa hiệp với chính trị và quân sự
C. Tính chất và nội dung quá khác biệt, thậm chí mâu thuẫn với văn hóa Việt
Nam
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
54. Thành ngữ: “Trong cái rủi có cái may” phản ánh quy luật nào của triết lý âm
- dương?
A. Quy luật về bản chất các thành tố
B. Quy luật về quan hệ giữa các thành tố
C. Quy luật nhân quả
D. Quy luật chuyển hóa
55. Nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam ra đời vào giai đoạn văn hóa:
A. Văn Lang – Âu Lạc
B. Đại Việt
C. Đại Nam
11
D. Bắc thuộc
56. Biểu tượng âm dương truyền thống của người Việt là:
A. Công cha nghĩa mẹ
B. Con Rồng Cháu Tiên
C. Biểu tượng vuông tròn
D. Ông Tơ bà Nguyệt
57. Trong Ngũ hành, hành nào được đặt vào vị trí trung tâm, cai quản bốn
phương?
A. Hành Thổ
B. Hành Mộc
C. Hành Thủy
D. Hành Kim
58. Hành Hỏa tương khắc với hành nào trong Ngũ hành?
A. Hành Thổ
B. Hành Mộc
C. Hành Thủy
D. Hành Kim
59. Hành Thủy tương sinh với hành nào trong Ngũ hành?
A. Hành Thổ
B. Hành Mộc
C. Hành Kim
D. Hành Hoả
60. Theo quan niệm về hướng nhà, đâu là nơi được lựa chọn hàng đầu của người
Việt?
A. Đông
B. Tây
C. Nam
D. Bắc
12
61 Biểu tượng thể hiện đầy đủ cho triết lý âm dương và hai quy luật của triết lý
này là:
A. Trống đồng
B. Thái cực
C. Bát quái
D. Hà Đồ
56. Giáp là tổ chức nông thôn theo:
A. Địa bàn cư trú
B. Huyết thống nam giới
C. Nghề nghiệp, sở thích
D. Truyền thống trọng nam
57. Đặc trưng nào của văn hóa là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con
người?
A. Tính hệ thống B. Tính giá trị
C. Tính nhân sinh D. Tính lịch sử
58. Nguyên tắc tổ chức nông thôn theo huyết thống hình thành nên nhược điểm
nào trong tính cách
của người Việt?
A. Thói dựa dẫm, ỷ lại
B. Thói gia trưởng, tôn ti
C. Thói cào bằng, đố kị
D. Thủ tiêu ý thức về con người cá nhân
59. Tục “giã cối đón dâu” của người Việt trong nghi lễ hôn nhân cổ truyền có ý
nghĩa:
A. Cầu chúc cho đôi vợ chồng trẻ được đông con nhiều cháu
B. Cầu chúc cho lứa đôi hạnh phúc đến đầu bạc răng long
13
C. Cầu chúc cho đại gia đình trên thuận dưới hòa
D. Chúc cho cô dâu đảm đang, tháo vát, làm lợi cho gia đình nhà chồng
60. Hình ảnh nào là biểu tượng truyền thống của tính tự trị trong làng xã Việt
Nam?
A. Lũy tre
B. Sân đình
C. Bến nước
D. Cây đa
61. Trong tập tục hôn nhân cổ truyền của người Việt, khi hai họ tính chuyện
dựng vợ gả chồng cho con cái, yếu tố nào sau đây được quan tâm hàng đầu?
A. Quyền lợi của đôi nam nữ
B. Quyền lợi của gia tộc
C. Sự phù hợp của đôi trai gái
D. Sự phù hợp giữa mẹ chồng - nàng dâu
62. Cơ cấu bữa ăn của người Việt thiên về:
A. Động vật
B. Hải sản
C. Thực vật
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
63. Đâu là nữ thần có nguồn gốc từ tín ngưỡng của người Chăm?
a) Bà Đen b) Bà Thiên Y A Na
c) Bà Thiên Hậu d) Bà Mẹ Đất
14
64. Đặc trưng trong lối ăn của người Việt thể hiện:
A. Tính cộng đồng và tính dân chủ
B. Tính hài hòa và tính độc lập
C. Tính đoàn kết và tính bình đẳng
D. Tính tổng hợp và tính cộng đồng
65. Trong khái niệm văn hóa của Trần Ngọc Thêm có nhắc đến những đặc trưng
nào của văn hóa dưới đây:
A. Tính hệ thống, tính giá trị
B. Tính lịch sử, tính tự nhiên
C. Tính nhân sinh, tính phi giá trị
D. Tính tập hợp, tính lịch sử
66. Hình ảnh sông nước và chợ nổi được xem là biểu tượng của vùng văn hóa:
A. Trung Bộ
B. Bắc Bộ
C. Nam Bộ
D. Cả ba đều sai
67. Tông phái Phật giáo du nhập vào Việt Nam sớm nhất là:
A. Phật giáo nguyên thủy
B. Mật tông
C. Thiền tông
D. Tịnh độ tông
68. Hát Then là sản phẩm văn hóa của tộc người nào?
A. Người Chăm
15
B. Người Dao
C. Người Tày - Nùng
D. Người Thái
69. Chức năng của cồng chiêng trong lễ hội của các tộc người Tây Nguyên là:
A. Nhạc khí
B. Linh khí
C. Vũ khí
D. Vật trang trí
70. Triết lý Âm dương, mô hình Tam tài và Ngũ hành có nguồn gốc từ:
a) Phương Nam
b) Phương Bắc
c) Phương Đông
d) Phương Tây
71. Đặc điểm để phân biệt cồng và chiêng:
A. Cồng đánh bằng dùi, chiêng đánh bằng tay
B. Cồng to hơn, chiêng nhỏ hơn
C. Cồng có núm, chiêng không có núm
D. Chiêng có núm, cồng không có núm
72. Khẩu vị ăn uống đặc trưng của người miền Nam thiên về vị:
A. Mặn
B. Ngọt
C. Chua
D. Đắng
73. Quy luật của triết lý âm dương là:
16
A. Âm dương gắn bó mật thiết và chuyển hóa cho nhau: âm cực sinh dương và
dương cực sinh âm
B. Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trong âm có dương và
trong dương có âm
C. Đáp án A và B đều sai
D. Đáp án A và B đều đúng
74. Biểu hiện của triết lý Âm Dương thể hiện trong ẩm thực Việt Nam là:
A. Kết hợp các nguyên liệu món ăn dựa trên nguyên tắc cân bằng âm dương
B. Điều chỉnh tính âm dương trong thức ăn phù hợp với tình trạng âm dương
trong cơ thể
C. Điều chỉnh tính âm dương trong thức ăn phù hợp với đặc điểm môi trường tự
nhiên
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
75. Cơ sở hình thành mô hình Tam tài là
A. Tập hợp của ba yếu tố: Thiên, Địa và Nhân
B. Mối liên hệ giữa ba cặp đối lập: Trời – Người, Người – Đất, Đất – Trời
C. Lựa chọn ngẫu nhiên 3 cặp đôi: Trời – Người, Người – Đất, Đất – Trời
D. Truyền thống coi trọng số lẻ
76. Quan hệ tương sinh trong Ngũ hành:
A. Thủy  Mộc  Hỏa  Thổ  Kim  Thủy
B. Hỏa  Mộc  Kim  Thổ  Thủy  Hỏa
C. Thổ  Kim  Mộc  Thủy  Hỏa  Thổ
D. Mộc  Thổ  Thủy  Hỏa  Kim  Mộc

77. Quan hệ tương khắc trong Ngũ hành:


A. Hỏa >< Thổ >< Thủy >< Kim >< Mộc >< Hỏa
B. Thổ >< Thủy >< Mộc >< Hỏa >< Kim >< Thổ
C. Mộc >< Kim >< Hỏa >< Mộc >< Thổ >< Mộc
D. Thủy >< Hỏa >< Kim >< Mộc >< Thổ >< Thủy
17
78. Tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú là:
A. Phường và Hội
B. Xóm và làng
C. Thôn và xã
D. Giáp
79. Tính giá trị của văn hóa giúp ta cần lưu ý điều gì khi đi du lịch?
A.Tìm hiểu trước văn hóa bản địa
B. Yêu cầu bên nhà cung ứng dịch vụ hỗ trợ khi giao tiếp với cộng đồng địa
phương
C. Nhập gia tùy tục
D. Đáp án A và C đúng
80. Hai đặc trưng cơ bản của nông thôn Việt Nam là:
A. Tính cộng đồng và tính dân chủ
B. Tính tự trị và tính đoàn kết
C. Tính cộng đồng và tính tự trị
D. Tính dân chủ và tính bình đẳng
81. Đình làng được xem là:
A. Trung tâm kinh tế, tôn giáo, lễ hội
B. Trung tâm văn hóa, y tế, hành chính
C. Trung tâm tình cảm, văn hóa, tôn giáo, vui chơi
D. Trung tâm hành chính, văn hóa, tôn giáo, tình cảm
82. Người Chăm ở Duyên hải miền Trung hầu hết đều thuộc nhóm:
A. Chăm Bàlamôn
B. Chăm Bàni
C. Chăm Islam
D. Đáp án A và B đúng
1
83. Mukhalinga là loại linga
A. Thể hiện sự đồng nhất giữa Shiva (văn hóa Ấn Độ) – Linga (tín ngưỡng phồn
thực khu vực Đông Nam Á) – Vua (lãnh tụ của người Chăm)
B. Chỉ có linga
C.Có 3 phần
D. Tượng trưng cho thần Shiva
84. Người Chăm ở Nam Bộ hầu hết đều thuộc nhóm:
A. Chăm Bàlamôn
B. Chăm Bàni
C. Chăm Islam
D. Chăm H’roi
85. Đặc trưng của văn hóa Nam Bộ là:
A. Dương tính, hướng nội
B. Tính mở, năng động
C. Khép kín, hướng nội
D. Mạnh mẽ, hiếu chiến
86. Chủ thể văn hóa đại diện cho văn hóa vùng Đông Bắc (Việt Bắc) là tộc
người nào?
A. Tày – Thái
B. Nùng – Dao
C. Thái – H’mong
D. Tày – Nùng
87. Điệu múa đặc trưng của người Thái ở Tây Bắc là:
A. Múa quạt
B. Múa bóng
C. Múa xòe
19
D. Múa nón
88. Có những cách giải thích nào về niên hiệu Văn Lang?
A. Tổ tiên có tục xăm mình
B. Tổ tiên có tục nhuộm răng và ăn trầu
C. Cộng đồng người lập nghiệp bên lưu vực của các con sông
D. Cả ba ý trên
89. Lễ hội Ok Om Bok của người Khmer ở Nam Bộ còn gọi là:
A. Lễ hội cầu an
B. Lễ cúng trăng
C. Lễ mừng năm mới
D. Lễ cúng mặt trời
90. Tôn giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất vào thời Lý – Trần (Thế kỷ X – XIV)
là:
A. Nho giáo
B. Đạo giáo
C. Phật giáo
D. Thiên chúa giáo
91. Múa lâm thôn là điệu múa của tộc người nào?
A. Người Kinh
B. Người Chăm
C. Người Khmer
D. Người Hmong
92. Nếp sống dân chủ bình đẳng của làng xã nông thôn Việt Nam truyền thống
là biểu hiện của:
A. Tính tự trị
B. Tính đoàn kết
20
C. Tính cộng đồng
D. Tính hiếu hòa
93. Phương tiện di chuyển phổ biến truyền thống của người Việt là:
a) Xe ngựa
b) Đôi chân
c) Thuyền
d) Đáp án b và c đúng
94. Truyền thống văn hóa thể hiện đặc trưng nào của văn hóa? Tính lịch sử của
văn hóa được thể hiện qua:
A. Tính lịch sử
B. Tính hệ thống
C. Tính nhân sinh
D. Tính giá trị
95. Quy luật về quan hệ giữa các thành tố trong triết lý âm dương là:
A. Trong âm có dương, trong dương có âm
B. Âm cực sinh dương, dương cực sinh âm
C. Các cực đối lập luôn có xu hướng hướng đến sự cân bằng
D. Âm dương luôn đối lập, mâu thuẫn nhau
96. Thành tựu văn hóa nổi bật trong lĩnh vực mưu sinh của giai đoạn sơ sử (Văn
Lang – Âu Lạc) là:
a) Hình thành tín ngưỡng thờ thần mặt trời
b) Hình thành chữ viết cổ
c) Hình thành nông nghiệp lúa nước và nghề luyện kim đồng
d) Hình thành Nhà nước sơ khai
97. Các nữ thần cai quản các vùng được gọi Tam phủ bao gồm:
A. Mẫu Cửu Trùng, Thiên Yana, Bà Chúa Xứ
B. Bà Chúa Xứ, Bà Chúa Sông, Bà Chúa Lạch
C. Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải
D. Các đáp án trên đều sai
98. Tứ pháp là các nữ thần cai quản tự nhiên bao gồm:
A. Pháp Địa, Pháp Thủy, Pháp Thiên, Pháp Thoải
B. Pháp Vân, Pháp Thủy, Pháp Địa, Pháp Thiên
C. Pháp Địa, Pháp Điện, Pháp Thoải, Pháp Vân
D. Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện
99. Chức năng giao tiếp của văn hóa chỉ ra yêu cầu của người làm việc trong du
lịch nên:
A. Đa dạng hóa khả năng ngoại ngữ của bản thân
B. Trau dồi tri thức về các nền văn hóa
C. Sử dụng một số ngôn ngữ (tiếng nói/ chữ viết) của khách trong quá trình
giao tiếp với họ
D. Tất cả các đáp án trên đúng
100. Tôn giáo có nguồn gốc bản địa (tại Việt Nam), không phải là tôn giáo du
nhập từ bên ngoài:
A. Phật giáo, Cao Đài, Kito giáo
B. Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Bửu Sơn Kỳ Hương
C. Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo
D. Phật giáo Hòa Hảo, Đạo Hồi, Đạo Tin Lành
101. Đặc điểm tín ngưỡng của người Việt là:
A. Đề cao phụ nữ, tôn sùng thần thánh, gắn bó với con người
B. Đa thần, đề cao phụ nữ, gắn bó mật thiết với tự nhiên, tư duy cặp đôi
C. Độc tôn thần thánh, đề cao sức mạnh, chinh phục tự nhiên
D. Quy tắc chặt chẽ trong thờ cúng, đề cao nam giới, tư duy lưỡng phâ

102. Biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực là:


A. Thờ thần xứ sở
B. Thờ sinh thực khí
C. Thờ hành vi giao phối
D. Đáp án Bvà C đúng
103. Tín ngưỡng sùng bái con người thể hiện trong phạm vi gia đình người Việt
là:
A. Thờ Thần tài
B. Thờ cúng tổ tiên
C. Thờ bộ ba Táo quân
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
104. Cheo là gì?
A. Sính lễ nhà trai mang qua nhà gái
B. Tiệc nhà gái thết đãi nhà trai trong đám hỏi
C. “Lệ phí” nhà trai phải nộp cho làng xã
D. “Lệ phí” nhà gái phải nộp cho làng xã
105. Người Việt có truyền thống ăn chung là do:
A. Thích trò chuyện
B. Tính cộng đồng trong lối sống truyền thống
C. Tính tôn ti trong lối sống truyền thống
D. Tất cả các đáp án đều sai
106. Các tục lệ trong đám cưới của người Việt giúp quan hệ vợ chồng bền vững:
A. Vợ chồng ăn chung đĩa cơm nếp và uống chung chén rượu
B. Vợ chồng trao nhau nắm đất và gói muối
C. Sử dụng bánh su sê trong lễ vật cưới
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
107. Biểu hiện của Ngũ hành trong phong tục tang ma của người Việt là

A. Thứ tự chọn màu sắc tang phục lần lượt là trắng, vàng
B. Thứ tự chọn màu sắc tang phục lần lượt là trắng, đen
C. Mồ mả thường nằm ở phía tây
D. Đáp án B và C đúng
108. Biểu hiện của triết lý Âm dương trong phong tục tang ma của người Việt
là:
A. Những thứ liên quan đến người chết đều là số chẵn
B. Những thứ liên quan đến người chết đều là số dương
C. Những thứ liên quan đến người chết đều màu đỏ
D. Tất cả các đáp án trên đều sai
109. Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán trong văn hóa Việt Nam:
A. Dịp đoàn viên của cộng đồng
B. Dịp để phục hồi thể lực và tinh thần sau thời gian lao động vất vả
C. Lưu truyền giá trị các phong tục truyền thống
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
110. Có những cách nào để biến một thứ trong tự nhiên thành văn hóa
A. Đục đẽo thành các vật phẩm
B. Đặt tên
C. Xây dựng huyền thoại/ truyền thuyết liên quan
D. Tất cả các đáp án trên đúng
111. Những ngày Tết rằm (ngày 15 của tháng) quan trọng trong năm của người
Việt là:
A. Rằm tháng Giêng (Tết Thượng Nguyên), Tết Trung Nguyên (rằm tháng Bảy)
B. Rằm tháng Tám (Tết Trung Thu), Tết Hạ Nguyên (Rằm tháng Mười)
C. Tất cả các đáp án trên đều đúng
D. Tất cả các đáp án trên đều sai
112. Nghệ thuật thanh sắc (nghệ thuật biểu diễn) của Việt Nam khác với
phương Tây ở chỗ
A. Nội dung thiên về tình cảm hơn là chiến tranh, chú trọng các động tác tay
hơn các động tác chân, thiên về các biểu tượng ước lệ (tập trung diễn đạt cái nội
dung, cái cốt lõi thay vì hình thức và các chi tiết phụ trợ) hơn là tả thực
B. Nội dung thiên về chiến tranh hơn là tình cảm, chú trọng các động tác tay hơn
các động tác chân, thiên về các biểu tượng ước lệ (tập trung diễn đạt cái nội
dung, cái cốt lõi thay vì hình thức và các chi tiết phụ trợ) hơn là tả thực
C. Nội dung thiên về tình cảm hơn là chiến tranh, chú trọng các động tác chân
hơn các động tác tay, thiên về các biểu tượng ước lệ (tập trung diễn đạt cái nội
dung, cái cốt lõi thay vì hình thức và các chi tiết phụ trợ) hơn là tả thực
D. Nội dung thiên về tình cảm hơn là chiến tranh, chú trọng các động tác tay
hơn các động tác chân, thiên về các biểu tượng tả hơn là thực ước lệ (tập trung
diễn đạt cái nội dung, cái cốt lõi thay vì hình thức và các chi tiết phụ trợ)
113. Đôi đũa thể hiện cho:
A. Tinh thần đoàn kết
B. Triết lý Âm dương
C. Tính tổng hợp và linh hoạt
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
114. Áo dài tân thời là biểu hiện của:
A. Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây
B. Truyền thống văn hóa trang phục truyền thống của người Việt
C. Sự kết hợp giữa truyền thống dân tộc với ảnh hưởng phương Tây
D. Trang phục của người Việt thành thị thời Pháp thuộc
115. Sự khác biệt trong văn hóa mặc truyền thống của Việt Nam và phương Tây
là:
A. Màu sắc trang phục thiên về màu tối
B. Chất liệu trang phục có nguồn gốc từ thực vật
C. Ưa phong cách tế nhị, kín đáo, đặc biệt là ở nơi công cộng
D. Tất cả các phương án trên đều đúng
116. Tại sao người Việt lại có tục vẽ mắt cho thuyền?
A. Nhằm tránh thủy quái làm hại
B. Để trang trí cho thuyền
C. Giúp ngư phủ tìm được nhiều cá, bạn hàng tìm được bến bờ tài lộc
D. Đáp án A và C đúng
117. Nền tảng hình thành thuật phong thủy là:
A. Triết lý Âm dương và Ngũ hành
B. Kinh nghiệm xem hướng gió
C. Kinh nghiệm xem thế đất
D. Kinh nghiệm chọn hướng nhà
118. Các nguồn ảnh hưởng đến văn hóa Chăm là:
A. Văn hóa Ai Cập, văn hóa Trung Hoa, văn hóa Ấn Độ
B. Văn hóa bản địa, văn hóa khu vực Đông Nam Á, văn hóa Ấn Độ
C. Văn hóa Ấn Độ, văn hóa Phù Nam, văn hóa Việt Nam
D. Văn hóa Óc Eo, văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Đông Sơn
119. Vì sao tín đồ theo đạo Thiên Chúa giáo không được phá thai dù ở bất kỳ
giai đoạn nào trong thai kỳ?
A. Vì quan điểm của Thiên Chúa giáo bào thai cũng là sự sống và phá thai là
giết người
B. Vì bào thai ở bất kỳ giai đoạn nào cũng đã là con người có nhân vị đầy đủ
C. Vì sự sống là quà tặng của Thiên Chúa
D. Cả 3 đều đúng
120. Tính tổng hợp của Phật giáo Việt Nam thể hiện ở:
A. Hệ thống chùa Tứ pháp
B. Vua quan và quý tộc phong kiến đi tu
C. Nhiều nhà sư biết sử dụng bùa chú
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
121. Tính giá trị trong văn hóa giúp người làm du lịch có thể:
A. Dự đoán trước những xu hướng du lịch
B. Bị chi phối bởi thành kiến của dư luận
C. Tránh những “lối mòn” trong tư duy và thiết kế sản phẩm/ dịch vụ
D. Nắm được quy luật cung – cầu
122. Một trong những khác biệt của Phật giáo Bắc tông Việt Nam so với các
quốc gia khác là:
A. Nhiều Phật Bà và chùa mang tên các bà
B. Chùa được xây dựng bề thế, quy mô
C. Các chùa chỉ thờ Phật Thích Ca
D. Tất cả các đáp án trên đều sai
123. Trong Phật giáo Ấn Độ có hai nhánh lớn là Mahayana và Hinayana, từ
“yana” có nghĩa là:
A. Bánh xe
B. Cỗ xe
C. Con thuyền
D. Cả ba đều sai
124. Trong 3 tông phái của Phật giáo Bắc tông từ Trung Hoa truyền vào Việt
Nam, tông phái chiếm đa số là:
A. Thiền tông
B. Tịnh độ tông
C. Mật tông
D. Cả 3 đều sai
125. Mái cong là kiến trúc có nguồn gốc từ:
A. Phương Bắc
B. Châu Âu
C. Phương Nam
D. Châu Mỹ
126. An Nam tứ đại khí là 4 công trình nghệ thuật Phật giáo bằng đồng thời Lý -
Trần bao gồm:
A. Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Vạc Phổ Minh, chùa Phật Tích, Tháp Sùng
Thiện Diên Linh
B. Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, Chùa Một Cột, tháp Báo Thiên, thành Thăng
Long
C. Đền Đồng Cổ, chuông Quy Điền, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tháp Vạn
Phong Thành Thiện
D. Tượng Phật chủa Quỳnh Lâm, Tháp Báo Thiên, Chuông Quy Điền, Vạc Phổ
Minh
127. Phật giáo Hòa Hảo là tôn giáo nội sinh kết hợp từ:
A. Phật giáo Bắc Tông, Phật giáo Nam Tông
B. Phật giáo Nam Tông, Đạo giáo
C. Phật giáo Nam Tông, tín ngưỡng thờ Mẫu
D. Phật giáo Bắc Tông, tín ngưỡng thờ ông bà tổ tiên
128. Đạo gia - triết thuyết cơ sở của Đạo giáo do:
A. Lão Tử khởi xướng và Trang Tử hoàn thiện
B. Khổng Tử khởi xướng và Mạnh Tử truyền bá
C. Trang Tử khởi xướng và Lão Tử hoàn thiện
D. Lão Tử khởi xướng và Khổng Tử hoàn thiện
129. Việc khai thác tài nguyên văn hóa vào du lịch theo kiểu “combo” và đồng
bộ là dựa trên đặc trưng nào của văn hóa?
A. Tính giá trị
B. Tính hệ thống
C. Tính phi lịch sử
D. Câu A và câu B đúng
130. Vô vi trong triết lý sống của Đạo gia là:
A. Sống tách biệt với tự nhiên
B. Chế ngự và chinh phục tự nhiên
C. Hòa nhập với tự nhiên, không làm gì thái quá
D. Khai thác và tận dụng tự nhiên
131. Nho giáo là học thuyết chủ yếu nhằm:
A. Tổ chức làng xã
B. Tạo cơ sở hình thành hệ thống pháp luật
C. Tổ chức quản lý xã hội
D. Rèn luyện sức mạnh con người
132. Chữ Nôm được hình thành trên cơ sở
A. Chữ Quốc Ngữ
B. Chữ Hán
C. Chữ Latinh
D. Chữ Phạn
133. Biểu hiện của Đạo giáo phù thủy Trung Hoa là:
A. Thiền
B. Hành xác
C. Cầu nguyện
D. Dùng phép thuật trừ tà trị bệnh
134. Biểu hiện của Đạo giáo phù thủy ở Việt Nam là:
A. Cầu cơ
B. Luyện thuốc trường sinh
C. Sử dụng bùa chú, ma thuật phù thủy làm vũ khí tinh thần để chống lại kẻ địch
D. Tu luyện thành tiên
135. Biểu hiện của Đạo giáo thần tiên ở Việt Nam là:
A. Khuynh hướng sống ẩn dật, tinh thần thanh thản trong khung cảnh thiên
nhiên trong lành khi về già
B. Lên đồng
29
C. Trừ tà ma
D. Tất cả các đáp án trên đều sai
136. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc trưng của loại hình văn hóa gốc
nông nghiệp:
A. Con người luôn có tham vọng chinh phục tự nhiên.
B. Con người ưa sống theo nguyên tắc trọng tình.
C. Lối sống linh hoạt, luôn biến báo cho thích hợp với hoàn cảnh.
D. Con người có ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa hợp với tự nhiên
137. Dấu ấn văn hóa dân tộc trong các công trình kiến trúc ảnh hưởng của văn
hóa phương Tây tại Việt Nam là:
A. Kiểu vòm bán cầu, mặt bằng chạy theo chiều ngang
B. Hệ thống mái ngói, bố cục tam quan, có mái hiên và mái che cửa sổ tránh
nắng chiếu và mưa hắt
C. Kiểu vòm nhọn với các cột chóp nhọn, tạo cảm giác về chiều cao cho công
trình
D. Tất cả các đáp án trên đều sai
138. Người có đóng góp lớn nhất cho sự ra đời của chữ Quốc ngữ là:
A. Pièrre Pigneaux de Béhaine (Cha Cả)
B. Alexandre de Rhodes
C. Nguyễn Bá Tòng
D. Antonio Barbosa
139. Đối tượng thờ chủ yếu và trên hết của tín đồ Cao Đài là:
A. Vũ trụ càn khôn
B. Thiên nhãn: Con mắt phải
C. Thiên nhãn: Con mắt trái
D. Nhật – Nguyệt - Tinh
140. Tính giá trị của văn hóa giúp người làm du lịch có thể:
a) Nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường và xu hướng du lịch
b) Sáng tạo ra các sản phẩm du lịch mới lạ
c) Có ứng xử phù hợp trong các môi trường văn hóa khác nhau
d) Tất cả các đáp án trên đều đúng
141. Ngũ chi đại đạo trong đạo Cao Đài bao gồm:
A. Nho đạo – Thánh đạo – Mẫu đạo – Tiên đạo – Nhân đạo
B. Phật đạo – Nhân đạo – Tiên đạo – Thánh đạo – Thần đạo
C. Thần đạo – Mẫu đạo – Phật đạo– Nhân đạo – Nho đạo
D. Tất cả các đáp án trên đều sai
142. Lăng tẩm được xây dựng khi:
A. Vua băng hà
B. Vua mới sinh ra
C. Vua còn tại vị
D. Hoàng tử lên ngôi vua
143.Quán/ Đền là cơ sở thờ tự của:
A. Đạo giáo
B. Nho giáo
C. Phật giáo
D. Thiên chúa giáo
144. Biểu tượng của tính cộng đồng trong mâm cơm của người Việt là:
A. Các món rau
B. Cái chén
C. Đôi đũa
D. Nồi cơm và chén nước mắm
145. Thánh thất là cơ sở thờ tự của đạo:
A. Cao Đài
B. Hòa Hảo
C. Nho giáo
D. Tin Lành
146. Đền Sóc (Hà Nội) là nơi thờ:
A. Chử Đồng Tử
B. Trần Hưng Đạo
C. Tản Viên Sơn Thánh
D. Thánh Gióng
147. Đền Kiếp Bạc ngoài là nơi thờ:
A. Liễu Hạnh
B. Chử Đồng Tử
C. Trần Hưng Đạo
D. Chúa Nguyễn
148. Cây đa đầu làng là biểu tượng cho:
A. Sự kết nối với bên của làng xã
B. Tính tự trị của làng xã
C. Nơi tụ họp của chị em phụ nữ trong làng
D.Tín ngưỡng tâm linh của làng
149. Tam cương, tam tòng, là những quan niệm trong:
A. Nho giáo nguyên thủy
B. Hán Nho
C. Đạo giáo
D. Phật giáo
150. Tết Ông Táo là ngày:
32
A. 23 tháng Chạp
B. 23 tháng Giêng
C. 15 tháng Chạp
D. 15 tháng Giêng
151. Tính cộng đồng và tính tự trị trong văn hóa làng xã Việt tạo nên 2 tính cách
đối lập trong giao
tiếp của người Việt:
A. Mạnh mẽ - nhút nhát
B. Xởi lởi – rụt rè
C. Tính toán – rộng lượng
D. E ngại – xởi lởi
152. Ngoài các vị thần có nguồn gốc Trung Hoa, Đạo giáo Việt Nam còn thờ:
A. Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo) và Bà Chúa Liễu (Liễu Hạnh)
B. Tam Bành, Độc Cước, Huyền Đàn, Ông Năm Dinh, Quan Lớn Tuần Tranh
C. Chử Đồng Tử
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
153. Câu tục ngữ: “Tốt danh hơn lành áo” nói lên tính gì của người Việt?
A. Trọng danh dự
B. Trọng vật chất
C. Trọng ăn mặc
D. Trọng tình
154. Đặc điểm ngôn từ của người Việt?
A. Biểu trưng – biểu cảm – linh hoạt
B. Thống nhất – dứt khoát – mạch lạc
C. Ngắn gọn – xúc tích – dễ hiểu
D. Cả 3 đều đúng
155. Chất liệu để làm giấy in tranh Đông Hồ được lấp lánh?
A. Bột kim tuyến
B. Vỏ sò điệp
C. Bột ngũ sắc
D. Vỏ ốc mài
156. Trong hệ thống thực vật dùng làm thức ăn, yếu tố nào đứng hàng đầu?
A. Lúa mì
B. Lúa mạch
C. Lúa gạo
D. Ngũ cốc
157. Đồ hút – uống truyền thống của người Việt?
A. Nước lọc, nước ép trái cây bốn mùa
B. Trầu cau, rượu gạo, nước chè, nước vối
C. Cà phê, trà xanh
D. Nước khoáng, nước trắng
158. Tiêu chuẩn truyền thống của người Việt Nam về mặt kiến trúc nhà cửa?
A. Nhà cao cửa rộng
B. Nhà thông minh
C. Nhà ống dài
D. Căn hộ cao cấp
159. Người Việt thích chọn hướng nào để làm nhà?
A. Đông
B. Tây
C. Nam
D. Bắc
160. Thợ mộc Việt truyền thống dùng dụng cụ nào sau đây trong đo đạc?
A. Thước Tây
B. Thước tầm
C. Sào mực
D. A và C đều đúng
161. Nguyên lý âm dương thể hiện ý muốn gì của người Việt?
A. Sống cân bằng
B. Sống mực thước
C. Sống hài hòa
D. Sống bình dân
162. Bộ ba yếu tố nổi bật trong văn hóa Chăm?
A. Thơ ca – diễn xuất – làm nhà
B. Tôn giáo – kiến trúc – điêu khắc
C. Ẩm thực – ăn mặc – nghi thức
D. Ngôn từ – kinh kệ – tín ngưỡng
163. Tên ba vị thần được thờ trong đền tháp của tộc người Chăm?
A. Kito – Ala – Giave
B. Ahraham – Isaac – Giacop
C. Brahma – Visnu – Siva
D. Ahrama – Visnu – Siva
164. Linga có nghĩa là?
A. Sinh thực khí nam
B. Sinh thực khí nữ
C. Hành vi giao phối
D. Tín ngưỡng thờ động vật
165. Yoni có nghĩa là?
A. Sinh thực khí nam
B. Sinh thực khí nữ
C. Hành vi giao phối
D. Tín ngưỡng vạn vật hữu linh
35
166. Tên người sáng lập ra đạo Phật?
A. Tất – Đạt - Đa
B. Sidharta
C. Thái tử Cổ Đàm
D. Cả 3 đều đúng
167. Thời kỳ nào ở Việt Nam, Phật giáo phát triển ở mức cực thịnh?
A. Trịnh – Nguyễn
B. Nguyễn – Trần
C. Lý – Trần
D. Nguyễn – Lê
168. Thời nhà Lê, quốc giáo của Việt Nam là:
A. Kito giáo
B. Phật giáo
C. Ấn Độ giáo
D. Nho giáo
169. Sự kết hợp linh hoạt giữa đạo Phật và đạo thờ ông bà tổ tiên đã tạo nên tôn
giáo mới nào?
A. Phật giáo Đại Thừa
B. Phật giáo Hòa Hảo
C. Phật giáo Nam Tông
D. Phật giáo Tiểu Thừa
170. Theo Nho giáo, người quân tử phải biết gì?
A. Công – dung – ngôn – hạnh
B. Thi – thư – lễ – nhạc
C. Công – dung – ngôn – lễ
D. Thi – thư – nhạc – họa
171. Niên hiệu Âu Lạc được hiểu là
A. Chim Âu và chim Lạc – hai loài chim di trú có khả năng bay cao và bay xa
mà tổ tiên ta tôn thờ
B. Âu Việt và Lạc Việt – hai cộng đồng dân cư cùng chung sống lâu đời và có
sự giao lưu văn hóa tại vùng
đất này
C. Cả hai đáp án trên đều sai
D. Cả hai đáp án trên đều đúng
172. Phương châm Chính danh là của tôn giáo nào?
A. Phật giáo
B. Lão giáo
C. Đạo ông bà
D. Nho giáo
173. Hai ngày lễ quan trọng hàng đầu của đạo Công giáo?
A. Lễ Giáng Sinh và lễ Phục Sinh
B. Lễ Chúa Nhật và lễ thứ 5 hàng tuần
C. Lễ Rửa Chân và lễ Vượt qua
D. Lễ đầu năm và lễ kết thúc năm cầu bình an
174. Ẩm thực được xếp vào:
A. Văn hóa vật thể
B. Văn hóa vật chất
C. Văn hóa phi vật thể
D. Đáp án A và B đúng
175. Người Công giáo ăn chay vào dịp lễ nào trong năm?
A. Mùa Giáng Sinh
B. Mùa Vọng Giáng Sinh
C. Thứ 4 lễ tro và thứ 6 tuần Thánh
D. Tam nhật vượt qua
176. Hướng phát triển của triết lý âm dương theo tư duy phương Nam là:
A. Hỗn Mang  Âm Dương  Tam Tài  Ngũ Hành

B. Hỗn Mang  Lưỡng Nghi  Tam Tài  Bát Quái


C. Thái cực  Lưỡng Nghi  Tứ tượng  Bát Quái
D. Thái cực  Âm Dương  Tam Tài  Bát quái
177. Hiện nay, người theo đạo Thiên Chúa không thờ ông bà tổ tiên?
A. Đúng
B. Sai
C. Tùy từng người
D. Không quy định rõ, tín đồ tự ý thực hiện
178. Biểu hiện của Đạo giáo thần tiên Trung Hoa là:
A. Luyện kim đan/ linh đan
B) Tập dưỡng sinh
C) luyện khí công
D) Tất cả các đáp án trên đều đúng
179. Câu thành ngữ: “Nam di chu, Bắc di mã” nghĩa là:
A) Miền Nam chủ yếu di chuyển bằng chân, miền Bắc chủ yếu di chuyển bằng
ngựa
B) Phương Nam (Việt Nam trước đây) chủ yếu di chuyển bằng thuyền, phương
Bắc (Trung Hoa trước đây) chủ yếu di chuyển bằng ngựa
C) Miền Nam chủ yếu di chuyển bằng xe, miền Bắc chủ yếu di chuyển bằng
ngựa
D) Phương Nam (Việt Nam trước đây) chủ yếu di chuyển bằng xe, phương Bắc
(Trung Hoa trước đây) chủ yếu di chuyển bằng ngựa
180. Theo luật của đạo Công giáo, các tín đồ khi kết hôn có được ly hôn bỏ
vợ/chồng không?
A. Được nhưng phải có lý do chính đáng
B. Không được dù bất cứ lý do nào, tuy nhiên trong một số trường hợp sẽ xem
xét cho ly thân
C. Không quy định
D. Được nếu cả hai tự nguyện
181. Điều gì dẫn tới đặc tính gia trưởng trong gia đình Việt xưa?
A. Tính thích chiếm đoạt của công
B. Tính làng xã
38
C. Tính tôn ti
D. Tính tiểu thương
182. Trong làng xã xưa có sự phân biệt gay gắt giữa dân chính cư và dân ngụ cư.
Vì sao?
A. Nhằm đảo bảo sự ổn định cho làng xã
B. Nhằm tăng mức độ thu thuế cho trưởng làng
C. Nhằm phân định rõ dân giàu và dân nghèo
D. Nhằm thể hiện quyền lực của bộ máy cai trị
183. Chức năng của tính cộng đồng trong làng xã cổ truyền?
A. Tạo ra bộ máy cai trị chặt chẽ đảm bảo sự ổn định của làng
B. Đảm bảo các thành viên trong làng đều no cơm ấm áo
C. Phục vụ cho quyền lợi của chế độ phong kiến
D. Liên kết gắn bó các thành viên trong làng
184. Chức năng và biểu tượng của tính tự trị trong làng xã cổ truyền?
A. Xác định sự độc lập của làng – biểu tượng là bến đình
B. Xác định sự độc lập của làng – biểu tượng là cây đa
C. Xác định sự độc lập của làng – biểu tượng là lũy tre
D. Xác định sự độc lập của làng – biểu tượng là giếng nước đầu làng
185. Chất liệu truyền thống trong trang phục của người Việt xưa là gì?
A. Lụa tơ tằm
B. Cát len
C. Vải sợi tổng hợp
D. Lông thú
186. Sự khác biệt trong cách ăn chay của người Công giáo?
A. Chỉ kiêng thịt, được ăn cá và các loài lưỡng cư bò sát khác. Giảm bớt lượng
đồ ăn sáng và tối. Mục đích của ăn chay: hãm mình và dành phần tiền đó làm
việc bác ái.
B. Một năm chỉ ăn chay 2 lần theo luật buộc
C. Người từ 14 tuổi trở lên thì buộc kiêng thịt mà không cần giảm khẩu phần ăn.
Người từ 18-60 tuổi bị buộc ăn chay theo luật, trừ người bệnh.
D. Tất cả đều đúng.
187. Những hoạt động tôn giáo mang tính tương đồng ở Phật giáo và Kito giáo?
A. Lễ Phật Đản – Lễ Giáng Sinh
B. Lễ cầu siêu cho thai nhi – Lễ cầu nguyện cho các thai nhi bị bỏ rơi
C. Các khóa tu tập ngắn hạn- Các khóa tĩnh tâm, linh thao. Buổi pháp thoại
giảng về triết lý nhà Phật – buổi
chia sẻ Tin Mừng - lời Chúa
D. Tất cả đều đúng
188. Tòa Thánh Tây Ninh – cơ sở thờ tự của đạo nào và đó có phải tòa thánh lớn
nhất Việt Nam không?
A. Tòa thánh Tây Ninh là cơ sở thờ tự của Đạo Cao Đài – Tòa thánh nơi đây
chính là thánh thất lớn nhất Việt Nam
B. Tòa thánh Tây Ninh là cơ sở thờ tự của Đạo Cao Đài – Tòa thánh nơi đây
KHÔNG là thánh thất lớn nhất Việt Nam
C. Tòa thánh Tây Ninh là cơ sở thờ tự của Phật Giáo Hòa Hảo – Tòa thánh nơi
đây chính là thánh thất lớn nhất Việt Nam
D. Tòa thánh Tây Ninh là cơ sở thờ tự của Phật Giáo Hòa Hảo – Tòa thánh nơi
đây KHÔNG là thánh thất lớn nhất Việt Nam
189. Đối tượng nào bị khinh rẻ trong xã hội xưa và vì sao?
A. Đào hát – vì họ đóng nhiều vai trong lúc diễn xuất, như vậy được coi là
không chuẩn mực theo quan điểm Nho giáo
B. Tiểu nông – vì nghèo
C. Tiểu thương – vì bị cho rằng buôn gian bán lận
D. A và C đúng
190. Thành phần nào được coi trong nhất trong xã hội Việt Nam xưa? Vì sao?
A. Thương nhân – làm giàu cho nước nhà
B. Quan quân – bảo vệ an ninh cho đất nước
C. Những người là nghề cổ truyền – bảo toàn văn hóa dân tộc
D. Sỹ: tầng lớp trí thức – XH cổ truyền coi trọng việc học hành, thi cử

You might also like